Ở quê em mới lắp được cái in tơ nét, ngứa nghế nhảy ngay lên nhà các bác chơi mà vắng thế này ?
Tự xướng về máy đồng hồ tí,
Máy ĐH dùng để đích xác định thời gian (giây, phút, giờ, ngày, thứ .. tháng, (có thể có cả lịch mặt trăng) và thực hiện một số chức năng khác như bấm giờ suy ra tốc độ…bao gồm vỏ đồng hồ và máy đồng hồ (bọn em hay gọi là củ đồng hồ), bao gồm các phần cơ bản là bệ đỡ, các bánh răng chính, các modun kết nối (cầu/bridge) các chức năng, hệ thông lưu giữ năng lượng (do con người tác động, có thể sử dụng năng lượng phin hoặc năng lượng mặt trời chuyển thành điện năng) phục vụ cho việc chuyển động của các bánh răng.. dùng để di chuyển các kim của đồng hồ cho mục đích đích xác định thời gian ( giây, phút, giời, ngày, thứ, tháng và các chức năng khác. Máy đồng hồ cho phép ta dồn vào đó bao nhiêu năng lượng dự trữ để đồng hồ vận hành (chạy) và các bánh răng được tính toán kỹ lưỡng khớp với nhau từng Micromet để giữu thời gian được chính xác. Máy đồng hồ ví như là trái tim, là khối óc của một chiếc đồng hồ.
Phần lớn các loại đồng hồ máy đồng hồ đều có chung nguyên lý vận hành. Vậy tại sao các đồng hồ của các hãng khác nhau với tính năng tương đồng lại có những giá trị quá chênh lệch nhau tới vậy, như một chiếc Rolex có giá thấp nhất cũng khoản 5.000 USD, trong khi những chiếc CITIZEN chỉ có giá vài trăm USD với loại tốt.
Mặc dù cùng chung nguyên lý vận hành nhưng các thiết kế khác nhau sẽ mang lại sự khác biệt.
Bên trái là ổ cót và dây cót của máy ETA 2892.A2 bên phải là ổ cót của Rolex, dây cót có độ dài hơn (phần chất liệu sẽ đề cập sau)
Cầu tự động có cùng chức năng là lên dây nhờ sự chuyển động của búa tự động nhưng có kết cấu hoàn toàn khác nhau sẽ mang lại những kết quả khác nhau
Một số hãng đồng hồ lớn như Rolex, Jaeger-LeCoultre, Seiko, chỉ sử dụng bộ máy đồng hồ của họ và liên tục phát triển các bộ máy đồng hồ này
Tuy nhiên một số hãng như Omega, IWC hay Doxa thường mua máy ETA (Omega và ETA cùng nằm trong tập đoàn Swatch), tấy cả các đồng hồ có lắp máy ETA được cài tiến đi nữa vẫn không được coi là máy của Omega và ở đây chỉ có thể coi là máy trong một dòng họ mở rộng mà thôi.
Hình trên cho thấy máy ETA 2892.A2 được nâng cấp thành máy Omega 1120 nhưng việc nâng cấp này rất ít chỉ ở bộ phận búa tự động, một số bánh xe trong bộ phân cầu tự động, giảm khoản cách và thêm 2 chân kính vào ổ cót. Việc thay đổi này chỉ giúp bộ máy ETA ổn định hơn, chạy nhẹ nhàng và chính xác hơn đồng thời tăng được 2h dự trữ năng lượng của cót.
Nhưng máy Omega 8500 thì lại hoàn toàn khác, mặc dù có nguồn gốc từ ETA 2892 nhưng nó đã được thay đổi hoàn toàn và có chất lượng vượt xa loại máy ETA tốt nhất và có thể coi là máy do Omega chế tạo.
(Với hai ổ cót, balance đã hoàn toàn khác, 39 chân kinh, máy ETA chỉ có 21 chân kính)
Với IWC thì họ sử dụng hoàn toàn kết cấu của máy ETA nhưng được nâng cấp, thay thế các bộ phận chính yếu của máy đồng hồ để tăng ổng định của kết cấu bộ máy, tăng tuổi thọ và độ chính xác cao hơn nhất nhiều máy ETA nguyên bản. Ở đây được hiểu như máy của Mec mà độ AMG cũng tốt mà.
Ở các tiêu chuẩn thấp hơn như Tag Heur chẳng hạn, họ dùng nguyên bản máy ETA và đôi khi Tag Huer vẫn giữ nguyên số máy ETA khi lắp vào đồng hồ của mình.
Sự khác biệt là các hãng đồng hồ khác nhau sẽ có những điểm đặc chưng với cấu trúc máy đồng hồ mà họ chế tạo, công nghệ và sự tinh tế trong công việc chế tạo, đặc chưng chính của bộ máy đồng hồ của họ và những vật liệu chế tạo ra bộ máy đồng hồ này như máy ETA sẽ dùng đồng để làm bệ máy, bệ máy của Rolex làm bằng thép và bệ máy của các hãng nổi tiếng hơn dùng niken để làm bệ máy (rõ là độ bền sẽ rất khác nhau)
(Ta không tính ruby hay kim cương bằng bao nhiêu karat, phân hay lạng mà là sự chế tác, khoan một lỗ rất nhỏ bằng đầu sợi tóc trên mẩu kim cương hay ruby làm ổ đỡ của chân kính và đánh bóng nó thì khó biết nhường nào)
Ngày ngay, khi nhiều người đã biết được giá trị của những bộ máy đồng hồ và có sự phân biệt và định lượng giá trị rõ giữa máy điện tử và máy cơ, đồng thời sự đánh giá thứ bậc của các hãng đồng hồ dựa trên năng lực của hãng đồng hồ đó như anh có tự soản xuất được máy của mình không ? Nếu có thì ở thứ hạng cao, nếu không thì ở thứ hạng thấp hơn nên phấn lớn các hãng lớn lại quay trở về với máy tự làm.
Rolex daytona 1528S vào những năm 1990 sử dụng máy zenit El Primero lừng danh nhưng nay cũng đã bỏ để quay về với máy tự làm.
( Máy rolex daytona dùng chung với máy của Zenit El Primero 31 chân kính)
(Máy do Rolex tự làm với 44 chân kính)
Một hãng đồng hồ có máy riêng tạo bản sắc khác biệt lớn với các hãng sử dụng chung một bộ máy.