Máy ETA có thể được lắp trong các vỏ đồng hồ longines hoặc tissot hoặc seiko.
Cái này là "có thể" thôi, chứ không phải chắc chắn 100%, mỗi dòng máy có chiều ngang (diameter) và chiều cao (heigh) khác nhau, không phải thích lắp máy ETA vào vỏ Seiko là được. Vỏ rộng hơn máy thì OK, phải chế thêm movement spacer, còn vỏ bé hơn máy thì chịu.
Các hãng đồng hồ danh tiếng luôn có bộ máy riêng của mình, những hãng đồng hồ như omega,.... thường đặt máy ETA về dập logo của mình lên và lắp vào trong vỏ đồng hồ. Do vậy, cơ bản là các loại máy ETA lắp cho các hãng đồng hồ khác nhau, có cùng số máy sẽ lắp lẫn được với nhau.
Các bác mua đồng hồ, khi tháo máy ra thì đầu tiên nhìn trên máy sẽ thấy tên của hãng đồng hồ, nhìn vào khung máy.. phía dưới sẽ có chữ ETA rất nhỏ và số hiệu của số máy..Một số hãng còn cao hơn thế có thể mua nguyên bản máy ETA về cải tiến và nâng cấp thành máy đồng hồ của mình.
Cái này thì ko có gì cần bàn, nếu một hãng đồng hồ muốn dùng máy ETA hẳn người ta sẽ tìm hiểu các chỉ số kỹ thuật của máy trước khi chế tạo vỏ.
Việc lắp chung một loại máy cho nhiều loại đồng hồ sẽ làm mất đi tính độc đáo của những chiếc đồng hồ đó ( đối với người chới thì ĐH phải có đặc thù và sự khác biệt, ưu và nhược điểm của từng bộ máy của mỗi chiếc đồng hồ)
Tính độc đáo của đồng hồ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kiểu dáng vỏ (square, round, oval...), kiểu dây đeo (bracelet, strap...), chất liệu chế tạo (gold, steel...), chủng loại đồng hồ (dress, sport, diver...)
Nếu tầm tiền của bác dưới $2,000 thì chỉ có ETA là lựa chọn tối ưu, nếu không thì mua Rolex, Omega 2nd hand.
Omega cũng ko phải 100% in-house, caliber 1120 có gốc từ ETA, Co-ax 2500 cũng gốc ETA, Co-ax 8500 thì do ETA chế tạo, bác đừng vội giơ Omega ra bảo 100% in-house người ta cười chết.
Về tần số giao động của balance thì có nhiều mức giao động khác nhau có thể là 18000 lần/giời có thể la 22000 hay 28000 lần/giời và cao nhất là 36000 lần/giờ...Tuy nhiên tần số giao động cao (high beat) chưa hẳng là độ chính xác cao... ví như những năm 2000 longines đã lắp loại máy có tần số giao động đên 36000 lần/giời những vẫn không thể chính xác bằng chiếc rolex có tần số giao động 28800 lần/giờ (với ĐH date just 31 chân kính) và cũng không bằng luôn đồng hồ rolex 18000 lần/giời ( ĐH Rolex Datejust 24 chân kính). Vì độ chính xác của đồng hồ còn nhiều yếu tố khác nữa.
Mối liên quan giữa beat-rate / accuracy là một vấn đề thú vị, ko thể tranh luận bằng một hai bài viết được, nếu có dịp chúng ta bàn chi tiết sau.
Về nguyên tắc mà nói thì giả sử hai đồng hồ có máy y chang nhau chỉ khác nhau về beat-rate thì cái nào có beat-rate cao hơn sẽ chạy chính xác hơn do nó có sai số nhỏ hơn. Nếu một cái Rolex 28,800bph mà chạy tốt hơn một cái Zenith 36,000bph thì chắc hẳn phải tính tới các tham số khác.
Về lịch nhảy nhanh hay chậm thì việc này rất không khó đối với công nghệ soản xuất máy đồng hồ. Rất rễ nhận biết là những chiếc Omega với máy Omega của hãng (không phải là omega lắp ETA) sẽ bắt đầu nhảy giời từ 22h ( tức là 10h tối), Tuy nhiên những chiếc rolex từ những năm 1950 đã nhảy lịch đúng 24h giời (12h đêm) nghe tăng cái, thế là xong. Tuy nhiên, rất nhiều hãng vẫn giữ nguyên cách nhảy lịch sớm vì lịch bắt đầu chuyển động sớm sẽ làm cho bộ phận kéo lịch chuyển động nhẹ nhàng hơn (không bị nén mạnh) làm ổn định bộ chuyển động, tăng độ chính xác và tuổi thọ của đồng hồ. Như hãng Vacheron Constantin đối với những đồng hồ day-date thì lịch day bao giời cũng sẽ nhảy lịch sau 24h (12h đêm) và quá trình nhảy lịch diễn ra trong 30 phút.
Bác nói đùa hay sao ý chứ, vấn đề không phải dễ hay khó mà là phải thay đổi toàn bộ dây chuyền sản xuất nếu thay đổi thiết kế, sau đó phải đào tạo lại các thợ đồng hồ, update tài liệu... không phải điều dễ làm. Đối với những hãng sản xuất hàng triệu đồng hồ mỗi năm như Seiko thì một sự thay đổi dù nhỏ nhất trong thiết kế có khi phải mất nhiều năm để thực hiện dù rằng thay đổi đó trên bản vẽ chỉ mất vài ngày.
Ngoài ra việc cho ra một sản phẩm mới đại trà sẽ làm cho các sản phẩm cũ đang tồn kho bị ế, nguy cơ phải bán lỗ rất cao, ai dại gì mà làm vậy.