[Funland] Thầy nói hay quá !

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Trong Bà la môn giáo thì Tăng lữ là cao quý nhất, muôn kiếp nô bộc vẫn chỉ là nô bộc. Thầy chùa ngày nay thích theo Bà la môn giáo hơn là ngài Thích Ca.
Bữa tiệc giáo chứ :))
Ní nuận, cử chỉ, trang bị kiến thức, oánh chén, sinh hoạt ...thì đúng là dư thế rồi còn gì
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Trong Bà la môn giáo thì Tăng lữ là cao quý nhất, muôn kiếp nô bộc vẫn chỉ là nô bộc. Thầy chùa ngày nay thích theo Bà la môn giáo hơn là ngài Thích Ca.
Hạy ạ :D
Và các khái niệm đánh đồng Phật giáo là Balamon giáo, cho rằng PG là 1 nhánh của Balamon giáo làm cho nhưng người chưa hiểu về Phật giáo như cụ Aslat09 từng viết ở trên bị định hướng giống cụ người cao nguyên vừa mô tả :D
 

suhao8

Xe buýt
Biển số
OF-567109
Ngày cấp bằng
3/5/18
Số km
570
Động cơ
153,024 Mã lực
Nơi ở
Kinh Bắc city
Cháu thì cháu nghe cho vui các cụ ah
Chứ dù sao có đức tin vẫn tốt hơn, có điều là tìm một nơi để trao gửi đức tin trong xã hội bây h thật là ko hề dễ

Được gửi từ sent from mobile device - Otofun
 

ô tô phun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-377506
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
4,399
Động cơ
275,337 Mã lực
Tuổi
44
Ko tạo thêm giá trị thặng dư cho cuộc sống là em ứ thích.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Hạy ạ :D
Và các khái niệm đánh đồng Phật giáo là Balamon giáo, cho rằng PG là 1 nhánh của Balamon giáo làm cho nhưng người chưa hiểu về Phật giáo như cụ Aslat09 từng viết ở trên bị định hướng giống cụ người cao nguyên vừa mô tả :D
cụ đừng xỏ xiên em như thế.
Phật giáo phát triển từ nền tảng bà la môn giáo, bất cứ ai có chút kiến thức về Phật giáo đều sẽ biết điều này
 

honganh255

Xe hơi
Biển số
OF-337971
Ngày cấp bằng
9/10/14
Số km
150
Động cơ
277,850 Mã lực
Như Huyễn thiền sư bàn về tiến sĩ phật học

 
Chỉnh sửa cuối:

thienthanmudo

Xe tăng
Biển số
OF-425212
Ngày cấp bằng
26/5/16
Số km
1,917
Động cơ
232,667 Mã lực
Website
kynangbongda.com
Chuẩn mà cụ. Chuyện các tôn giáo tồn tại song song là chuyện rất bình thường nhưng để phân biệt được chánh/tà ko phải là quá khó.
Chốt lại có 02 thước đo sau đây để phân biệt 1 tôn giáo, đạo giáo là đúng/sai, tốt/xấu :
1. Có giúp mình nâng cao tình yêu thương giữa con người và con người hay ko. (dẹp bỏ bàn thờ tổ tiên rất có thể là ko yêu thương gì đến gia tộc dòng họ bố mẹ ông bà ; mang bom đi giết người cho đẹp lòng thánh thì hẳn ko yêu thương gì người khác)
2. Có phù hợp với luật nhân quả và đạo đức hay ko (mang nửa cân quýt thắp hương mà xin từ sức khỏe gia đình công việc rồi cả trúng lô trúng đề thì ko đúng với luật nhân quả)
Đành rằng hiện nay 10 chùa thì đến 9 chùa có vấn đề. 10 sư thầy thì đến 9 rưỡi thầy ko tu chân chính. Nhưng như thế ko có nghĩa là chúng ta tự đánh mất lòng tin vào lẽ phải vào điều thiện.
Với những cụ ko có lòng tin vào tôn giáo hoặc bị dị ứng với tôn giáo hoặc luôn có thái độ tiêu cực, thái độ bất cần hay chán ghét cuộc đời thì ko nên vào topic này comment làm gì mất công.
Em hỏi thật cụ, vậy mang nửa cân quýt thắp hương thì có thể xin đc những gì ạ?
 

moonlife

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
8,710
Động cơ
367,698 Mã lực
Em hỏi thật cụ, vậy mang nửa cân quýt thắp hương thì có thể xin đc những gì ạ?
Xin cho tự biết lỗi sai của mình, xin cho mình yêu thương được cả người ghét mình, xin cho con người với con người yêu thương nhau nhiều hơn...
Mấu chốt là đừng xin những gì mà tính chất "ích kỷ" hay vì "lòng tham" của mình.
Nếu cụ chỉ định fun xin vui lòng bỏ qua còm này của em ạ.
 

nhunhungngongio

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566568
Ngày cấp bằng
29/4/18
Số km
582
Động cơ
150,940 Mã lực
Tuổi
48
Phân biệt Phật giáo và Bà la môn giáo

http://www.tuvienquangduc.com.au/triet/66pgvbalamon.html

Bà La Môn giáo khai triển nền giáo lý và triết học trên nền tảng kinh Vệ Đà, tìm hiểu thêm về tự ngã và tự thể của con người và mối liên hệ của chúng với bản thể tuyệt đối của vũ trụ vạn vật. Nội dung căn bản cho rằng con người, cũng như mọi chúng sinh đều có một tự thể bất sinh, bất diệt, thường tịch và vô trụ như Bản thể tuyệt đối, thường được gọi là Atman hay Tiểu ngã (một linh hồn bất diệt). Khi tự ngã của con người hay của chúng sinh chưa hoà nhập với Bản thể tuyệt đối (Brahman, đấng Phạm Thiên hay Đại Ngã), thì Tự ngã của con người vẫn còn phải luân hồi trong vòng sinh tử. Họ chủ trương “Brahma-Atman đồng nhất” và con người giải thoát là con người hoà đồng vào bản thể của vũ trụ. Tiểu Ngã hoà đồng với Đại Ngã vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu.

Trên địa hạt xã hội, dân chúng Ấn Độ hồi đó được phân chia thành bốn giai cấp: (1) Hàng Tăng lữ thuộc giai cấp Bà La Môn (Brahman), (2) Vua chúa thuộc giai cấp Sát Đế Lỵ, (3) Thương buôn, nông phu và thợ thuyền thuộc giai cấp Phệ Xá (Vaisya), và (4) Tiện dân bần cùng thuộc giai cấp Thủ Đà La (Sùdra). Hệ thống giai cấp này theo chế độ cha truyền con nối, các người khác giai cấp không được cưới nhau, không được cùng nhau hành lễ tế tự và không được ăn chung bàn. Giai cấp Thủ Đà La là giai cấp cùng đinh bị khinh miệt và bị hành hạ, nên đời đời làm nô lệ phục vụ cho ba giai cấp trên. Giai cấp này bị khinh bỉ đến nỗi một người Thủ Đà La đến gần một giếng nước, thời giếng nước ấy xem như đã trở thành dơ bẩn, không dùng được cho ba giai cấp trên và người Thủ Đà La nào vi phạm tội ấy có thể bị ném đá cho đến chết. Chính sự kỳ thị này đã gây ra một tổ chức xã hội cực kỳ bất công. Cho đến cuối thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch đẳng cấp Bà La Môn hoàn toàn ngự trị trên toàn thể dân chúng Ấn, họ hợp nhất quyền lực chính trị vào quyền lực tôn giáo, đặt thêm nhiều nghi lễ tế tự phiền toái để trói buộc dân chúng nhằm củng cố giai cấp thống trị. Thời kỳ này có nhiều luận chấp về Tự Ngã và nảy sinh nhiều phe phái, từ những luận chấp về quá khứ, về tương lai, cho đến luận chấp về hiện tại Niết Bàn. Tất cả các luận chấp này đều dựa vào sự xúc đối phân biệt của sáu giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức). [1]

Trong khung cảnh ấy, nền giáo lý đạo Phật ra đời như một luồng gió mới, một cuộc cách mạng giải phóng con người ra khỏi tình trạng bất công hà khắc về giai cấp xã hội, thoát khỏi ngục tù nô lệ tư tưởng, khỏi những nghi lễ tế tự phiền toái của hàng giáo sĩ độc tôn Bà La Môn. Còn về nội dung giáo lý thì có nhiều điểm dị biệt với Bà La Môn Giáo, như trong khi kinh Vệ Đà thường ca ngợi vẻ huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm của cuộc sống thì đức Phật, trong giáo lý Tứ Đế, Ngài nói rằng cuộc đời là bể khổ. Lời tuyên bố này là cơ sở xuất phát ra nền giáo lý đạo Phật. Song điểm khác biệt độc đáo là giáo lý Vô Ngã của Phật, tương phản với giáo lý Ngã của Vệ Đà. Đây là điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa Phật Giáo và Bà La Môn Giáo. Một đằng chủ trương các thuyết liên hệ đến Ngã, một đằng chủ trương hết thẩy các pháp là Vô Ngã, và cho rằng phải phá chấp ngã, vì chấp ngã là nguồn gốc sinh ra vô minh, mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử và khổ đau của con người.

Một điểm khác biệt nữa ở mặt hiện tượng xã hội rất dễ nhận thấy, đó là Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn. Bình đẳng không chỉ thể hiện trong việc giao tiếp xã hội mà còn thể hiện trong tâm của mỗi người. Trong thời Đức Phật còn tại thế, hai sự thành công rõ nét nhất tại Ấn Độ là sự bãi bỏ chế độ giai cấp và sự thiết lập Giáo hội Tỳ Kheo Ni.

Dù bất cứ một bộ phái hay tông phái Phật Giáo nào từ trước cho đến ngày nay cũng đều phải thừa nhận đó là hai nét nền tảng khác biệt giữa Phật Giáo và Bà La Môn Giáo. Chính vì hai điểm khác biệt này mà có một số tín đồ và đạo sĩ Bà La Môn Giáo cho đến nay vẫn xem Phật Giáo như là thù nghịch, cho rằng chính Đức Thế Tôn đã đả phá tôn giáo của họ, đã làm đảo lộn truyền thống tôn ti trật tự xã hội của họ.

Trong suốt chiều dài của lịch sử Phật Giáo, tính cách đồng nhất trong khác biệt là một đặc tính nổi bật. Mặc dù các nhà Phật Giáo Nguyên Thuỷ và Phật Giáo Đại Thừa không đồng quan điểm với nhau về một số vấn đề, nhưng cả hai đều công nhận giáo lý Vô Ngã và Duyên Khởi là giáo lý nền tảng của đạo Phật, là giáo lý chung cho tất cả các bộ phái hay tông phái Phật giáo.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
thầy nói bao giờ chả hay
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Phân biệt Phật giáo và Bà la môn giáo

http://www.tuvienquangduc.com.au/triet/66pgvbalamon.html

Bà La Môn giáo khai triển nền giáo lý và triết học trên nền tảng kinh Vệ Đà, tìm hiểu thêm về tự ngã và tự thể của con người và mối liên hệ của chúng với bản thể tuyệt đối của vũ trụ vạn vật. Nội dung căn bản cho rằng con người, cũng như mọi chúng sinh đều có một tự thể bất sinh, bất diệt, thường tịch và vô trụ như Bản thể tuyệt đối, thường được gọi là Atman hay Tiểu ngã (một linh hồn bất diệt). Khi tự ngã của con người hay của chúng sinh chưa hoà nhập với Bản thể tuyệt đối (Brahman, đấng Phạm Thiên hay Đại Ngã), thì Tự ngã của con người vẫn còn phải luân hồi trong vòng sinh tử. Họ chủ trương “Brahma-Atman đồng nhất” và con người giải thoát là con người hoà đồng vào bản thể của vũ trụ. Tiểu Ngã hoà đồng với Đại Ngã vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu.

Trên địa hạt xã hội, dân chúng Ấn Độ hồi đó được phân chia thành bốn giai cấp: (1) Hàng Tăng lữ thuộc giai cấp Bà La Môn (Brahman), (2) Vua chúa thuộc giai cấp Sát Đế Lỵ, (3) Thương buôn, nông phu và thợ thuyền thuộc giai cấp Phệ Xá (Vaisya), và (4) Tiện dân bần cùng thuộc giai cấp Thủ Đà La (Sùdra). Hệ thống giai cấp này theo chế độ cha truyền con nối, các người khác giai cấp không được cưới nhau, không được cùng nhau hành lễ tế tự và không được ăn chung bàn. Giai cấp Thủ Đà La là giai cấp cùng đinh bị khinh miệt và bị hành hạ, nên đời đời làm nô lệ phục vụ cho ba giai cấp trên. Giai cấp này bị khinh bỉ đến nỗi một người Thủ Đà La đến gần một giếng nước, thời giếng nước ấy xem như đã trở thành dơ bẩn, không dùng được cho ba giai cấp trên và người Thủ Đà La nào vi phạm tội ấy có thể bị ném đá cho đến chết. Chính sự kỳ thị này đã gây ra một tổ chức xã hội cực kỳ bất công. Cho đến cuối thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch đẳng cấp Bà La Môn hoàn toàn ngự trị trên toàn thể dân chúng Ấn, họ hợp nhất quyền lực chính trị vào quyền lực tôn giáo, đặt thêm nhiều nghi lễ tế tự phiền toái để trói buộc dân chúng nhằm củng cố giai cấp thống trị. Thời kỳ này có nhiều luận chấp về Tự Ngã và nảy sinh nhiều phe phái, từ những luận chấp về quá khứ, về tương lai, cho đến luận chấp về hiện tại Niết Bàn. Tất cả các luận chấp này đều dựa vào sự xúc đối phân biệt của sáu giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức). [1]

Trong khung cảnh ấy, nền giáo lý đạo Phật ra đời như một luồng gió mới, một cuộc cách mạng giải phóng con người ra khỏi tình trạng bất công hà khắc về giai cấp xã hội, thoát khỏi ngục tù nô lệ tư tưởng, khỏi những nghi lễ tế tự phiền toái của hàng giáo sĩ độc tôn Bà La Môn. Còn về nội dung giáo lý thì có nhiều điểm dị biệt với Bà La Môn Giáo, như trong khi kinh Vệ Đà thường ca ngợi vẻ huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm của cuộc sống thì đức Phật, trong giáo lý Tứ Đế, Ngài nói rằng cuộc đời là bể khổ. Lời tuyên bố này là cơ sở xuất phát ra nền giáo lý đạo Phật. Song điểm khác biệt độc đáo là giáo lý Vô Ngã của Phật, tương phản với giáo lý Ngã của Vệ Đà. Đây là điểm khác biệt quan yếu có tính cách nền tảng giữa Phật Giáo và Bà La Môn Giáo. Một đằng chủ trương các thuyết liên hệ đến Ngã, một đằng chủ trương hết thẩy các pháp là Vô Ngã, và cho rằng phải phá chấp ngã, vì chấp ngã là nguồn gốc sinh ra vô minh, mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử và khổ đau của con người.

Một điểm khác biệt nữa ở mặt hiện tượng xã hội rất dễ nhận thấy, đó là Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn. Bình đẳng không chỉ thể hiện trong việc giao tiếp xã hội mà còn thể hiện trong tâm của mỗi người. Trong thời Đức Phật còn tại thế, hai sự thành công rõ nét nhất tại Ấn Độ là sự bãi bỏ chế độ giai cấp và sự thiết lập Giáo hội Tỳ Kheo Ni.

Dù bất cứ một bộ phái hay tông phái Phật Giáo nào từ trước cho đến ngày nay cũng đều phải thừa nhận đó là hai nét nền tảng khác biệt giữa Phật Giáo và Bà La Môn Giáo. Chính vì hai điểm khác biệt này mà có một số tín đồ và đạo sĩ Bà La Môn Giáo cho đến nay vẫn xem Phật Giáo như là thù nghịch, cho rằng chính Đức Thế Tôn đã đả phá tôn giáo của họ, đã làm đảo lộn truyền thống tôn ti trật tự xã hội của họ.

Trong suốt chiều dài của lịch sử Phật Giáo, tính cách đồng nhất trong khác biệt là một đặc tính nổi bật. Mặc dù các nhà Phật Giáo Nguyên Thuỷ và Phật Giáo Đại Thừa không đồng quan điểm với nhau về một số vấn đề, nhưng cả hai đều công nhận giáo lý Vô Ngã và Duyên Khởi là giáo lý nền tảng của đạo Phật, là giáo lý chung cho tất cả các bộ phái hay tông phái Phật giáo.
Đây là điểm tương đồng giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo
khi đi sâu vào nội dung của Phật giáo ta rất dễ dàng tìm thấy nhiều yếu tố của Bà-la-môn giáo mà chính xác hơn là của Veda. Và điểm chung nhất mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong giáo lý Phật giáo so với Bà-la-môn giáo là sự xu hướng của quan niệm là tư tưởng luân hồi khổ đau và tìm cầu giải thoát. Có thể nói đây là hai phạm trù không riêng gì giáo phái nào mà hầu như tất cả những trào lưu tư tưởng Ấn đều đặc biệt quan tâm và luôn tìm cách tiếp cận. Và do xuất phát từ xu hướng đó mà gần như những danh từ, những thuộc tính, những phương pháp thi thiết của cả hai giáo phái đều có biểu hiện cho thấy nó rất gần gũi mà đã không ít người gần như khôngcòn phân biệt được đâu là của Phật giáo, đâu là của Bà-la-môn giáo. Về điểm này, Kimura Taken đã nhận xét như sau:

Khi Phật đối đáp với người Bà-La-Môn, Ngài không thể gạt hẳn tín ngưỡng của họ ra một bên; vả lại, đứng trên lập trường thần thoại mà nói thì Phạm Thiên cũng luôn luôn được biểu hiện trong Phật giáo, lý do chính là ở đó. Hơn nữa, theo sự suy định của tôi, tín ngưỡng Văn Thù, Quan Âm của Đại thừa Phật giáo sau này phần lớn cũng do thần thoại Phạm Thiênmà ra, về sau đã đóng vai trò rất trọng yếu trong Phật giáo về mọi phương diện. Do đó khi nói đến Phạm Thiên là vị nhân - cách - thần trung tâm ở thời đại Phật đã hàm ngụ một ý nghĩa rất trọng yếu trong bề mặt nghiên cứu Phật giáo sử Ấn Độ.

Một điểm nữa cho thấy rằng tư tưởngPhật giáo có quan hệ gần gũi với Bà-la-môn giáo, đó là việc Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ khai sáng Đạo Phật, là một người được giáo dục trong môi trường của Veda. Từ khi sinh ra, lớn lên và thậm chí cả khi đi xuất gia tu hành, ngài cũng trang bị cho bản thân bằng những kinh nghiệm đã được hấp thu từ nền giáo dục của truyền thống Veda. Sự tham cầu học và đạt được những kết quả tối cao trong phương pháp của hai đạo sĩA-la-la và Uất-đầu-ca, sự tìm cầu giải thoát bằng đường hướng khổ hạnh khốc liệt,... đã cho thấy rõ điều đó. Và mặc dầu, khi đã giác ngộ được con đườnggiải thoát hoàn toàn khác với giáo lýVeda, nhưng để diễn đạt được những gì mà ngài đã tìm được sau hơn 6 năm tìm kiếm đến với chúng sanh thì bắt buộc ngài phải sử dụng những thuộc từ phổ thông cho dù theo truyền thống của Veda thì nó có thể được hiểu ở nghĩa khác.

Tóm lại, từ những sự tương đồng và dị biệt cơ bản trên cho thấy giữa Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự liên hệ hết sức mật thiết về cả ngôn ngữ lẫn tư tưởng triết lý. Chỉ có điều cần phải nhắc lại rằng, bất cứ sự đánh đồng nào giữa hai tư tưởng này đều không có nghĩa là nó thuộc về nhau. Vì sao? Vì ngay trong mục đích căn bản mà mỗi xu hướng đều cho thấy nó hoàn toàn không phải là một hay có sự vay mượn nào cả, ngoại trừ sau này, khi Hindu giáo được chấn chỉnhthì mới có sự tổ hợp một số tư tưởng phi Veda, như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo. . . được đưa vào và giải thíchtheo phong cách của Hindu để có thể hiểu được như là một khía cạnh chính thống của Veda. Một Phật giáo chủ trương vô thật ngã và xây dựng nền đạo học trên cơ sở ấy, còn một bên là Bà-la-môn giáo thừa kế tư tưởng đề cao Bản Ngã tuyệt đối và tìm cách lý giải về điều đó thì làm sao có thể là một hay vay mượn tư tưởng được. Và nếu có đi nữa thì cũng chỉ là giao thoa trên bình diện ngôn ngữ mà thôi.
Vậy Phật giáo kế thừa một số tư tưởng của Bà La Môn giáo về nghiệp báo luân hồi về hệ thống thần linh vũ trụ quan địa ngục từ Bà La môn giáo là có cơ sở
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Cụ có liên tưởng nào giữa đạo Phật thời này và giai đoạn cuối thời Trần không?
Khá giống cuối thời lý cụ ạ.
Xây quá nhiều đền chùa dân làm sư quá nửa
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
cụ đừng xỏ xiên em như thế.
Phật giáo phát triển từ nền tảng bà la môn giáo, bất cứ ai có chút kiến thức về Phật giáo đều sẽ biết điều này
Cụ sai hoàn toàn rồi. Cụ nên tìm hiểu thêm về Phật Giáo và Bà la Môn. PHật giáo ra sau nhưng ko có tí nền tảng nào từ Bà la môn cả, Phật giáo tién bộ hơn nhiều, khác hoàn toàn Bà La môn, Phật giáo ko phân chia giai cấp, ai cũng có thể thành Phật, Bà La môn củng cố vị thế giai tầng nên là mầm mống của bất bình đẳng xã hội và kìm chế con người phát triển vươn lên và như vậy kìm hãm XH phát triẻn. Đấu tranh giai cấp là trò bẩn thỉu mà Phật giáo đã vượt hẳn lên trên.
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,563 Mã lực
Em hỏi thật cụ, vậy mang nửa cân quýt thắp hương thì có thể xin đc những gì ạ?
Không phải xin mà là sám vì chưa giác ngộ nên không gieo những điều thiện. Nén hương cũng đc, nửa cân quýt quá nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top