[Funland] Thầy nói hay quá !

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Cụ sai hoàn toàn rồi. Cụ nên tìm hiểu thêm về Phật Giáo và Bà la Môn. PHật giáo ra sau nhưng ko có tí nền tảng nào từ Bà la môn cả, Phật giáo tién bộ hơn nhiều, khác hoàn toàn Bà La môn, Phật giáo ko phân chia giai cấp, ai cũng có thể thành Phật, Bà La môn củng cố vị thế giai tầng nên là mầm mống của bất bình đẳng xã hội và kìm chế con người phát triển vươn lên và như vậy kìm hãm XH phát triẻn. Đấu tranh giai cấp là trò bẩn thỉu mà Phật giáo đã vượt hẳn lên trên.
Những cái cụ nói là khác nhau.
Vậy cụ giải thích thế nào về luân hồi nghiệp báo nhân quả vũ trụ quan cũng như là hệ thống thần linh địa ngục của Phật giáo?
Những điều này từ kinh Veda có hết nhé
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Những cái cụ nói là khác nhau.
Vậy cụ giải thích thế nào về luân hồi nghiệp báo nhân quả vũ trụ quan cũng như là hệ thống thần linh địa ngục của Phật giáo?
Những điều này từ kinh Veda có hết nhé
Chùa nhiều khi thờ đa thần giáo nên người ta nhầm tưởng những thần linh kia của Phật giáo nhưng ko phải vậy.
 

nhunhungngongio

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566568
Ngày cấp bằng
29/4/18
Số km
582
Động cơ
150,940 Mã lực
Tuổi
48
http://www.worldspirituality.org/religion-india.html

Buddha was the great reformer of the religious system of the Hindus, although he lived nearly fifteen hundred or two thousand years after the earliest Brahmanical ascendency. It was the object of Buddha to break the yoke of the Brahmans, and to release his countrymen from the austerities, the sacrifices, and the rigid sacerdotalism which these ancient priests imposed, without essentially subverting ancient religious ideas. He was a moralist and reformer, rather than the founder of a religion.

Đức Phật là một nhà cải cách lớn cho hệ thống tôn giáo Hindu, dù ông sống vào thời mà Bà la môn giáo đã tồn tại vững chắc được 1500-2000 năm. Mục tiêu của Đức Phật là pá bỏ gông cùm của Bà la môn, giải phóng người dân khỏi sự khắc nghiệt, hiến tế và áp đạt thần quyền hà khắc của tầng lớp tăng lữ cổ, mà không nhất thiết phải phá bỏ những ý niệm tôn giáo cổ. Ông là nhà đạo đức học và cải cách, hơn là một nhà sáng lập của một tôn giáo.

From a religious and philosophical point of view, Buddhism at first did not materially differ from Brahmanism. The same dreamy pietism, the same belief in the transmigration of souls, the same pantheistic ideas of God and Nature, the same desire for rest and final absorption in the divine essence characterized both. In both there was a certain principle of faith, which was a feeling of reverence rather than the recognition of the unity and personality and providence of God.

Từ góc nhìn tôn giáo và triết học, Phật giáo trước tiên về cốt yếu không khác với Bà la môn giáo. Hai tôn giao có cùng sự mộ đạo mơ màng (???), cùng đức tin vào sự luôn hồi của linh hồn, cùng ý niệm duy ngã (???) của thần và vạn vật, cùng mong ước được hưởng cực lạc ở cõi niết bàn (???). Cả hai có cùng một một nguyên tắc về đức tin, đó là cảm nhận tuỳ tâm hơn là một nhận biết thống nhất về hình hài hay phép độ của thần phật (???).
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,165
Động cơ
374,766 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Các cụ thạo về Phật giaó, cho em hỏi, Phật tổ Như lai là tác giả của quyển kinh nào ạ? Có tác phẩm nào như Kinh thánh bên Thiên chúa không ạ?
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Các cụ thạo về Phật giaó, cho em hỏi, Phật tổ Như lai là tác giả của quyển kinh nào ạ? Có tác phẩm nào như Kinh thánh bên Thiên chúa không ạ?
Ngũ bộ kinh bao gồm tiểu bộ trường bộ trung bộ tăng chi bộ và tương ưng bộ
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Chùa nhiều khi thờ đa thần giáo nên người ta nhầm tưởng những thần linh kia của Phật giáo nhưng ko phải vậy.
Đức phật sử dụng nguyên hệ thống thần.linh của veda vào hệ thống của mình.
Nhất là phạm thiên brahma và vua địa ngục yama
 

ugc

Xe buýt
Biển số
OF-561931
Ngày cấp bằng
1/4/18
Số km
528
Động cơ
152,660 Mã lực
Nói chung em thấy cụ atlas09 đúng rồi. Phật giáo và Ấn giáo (bà-la-môn giáo) có nhiều điểm chung vì Phật giáo kế thừa hệ thống thần linh của Bà-la-môn giáo. Và lỗi đều do bọn đệ tử hậu sinh hết.
Có thể ban đầu Gautama (Đức Phật) không chấp nhận hệ thống thần linh này, nhưng sau vì bọn đệ tử đầu óc có giới hạn, chỉ trăng thì tưởng ngón tay là trăng, tâm không vững lại cứ hay chạy sang chơi với bọn Bà la môn, nên tha luôn cái hệ thống thần linh rồi nhét vào miệng Đức Phật.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
cụ đừng xỏ xiên em như thế.
Phật giáo phát triển từ nền tảng bà la môn giáo, bất cứ ai có chút kiến thức về Phật giáo đều sẽ biết điều này
Đây là điểm tương đồng giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo
khi đi sâu vào nội dung của Phật giáo ta rất dễ dàng tìm thấy nhiều yếu tố của Bà-la-môn giáo mà chính xác hơn là của Veda. Và điểm chung nhất mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong giáo lý Phật giáo so với Bà-la-môn giáo là sự xu hướng của quan niệm là tư tưởng luân hồi khổ đau và tìm cầu giải thoát. Có thể nói đây là hai phạm trù không riêng gì giáo phái nào mà hầu như tất cả những trào lưu tư tưởng Ấn đều đặc biệt quan tâm và luôn tìm cách tiếp cận. Và do xuất phát từ xu hướng đó mà gần như những danh từ, những thuộc tính, những phương pháp thi thiết của cả hai giáo phái đều có biểu hiện cho thấy nó rất gần gũi mà đã không ít người gần như khôngcòn phân biệt được đâu là của Phật giáo, đâu là của Bà-la-môn giáo. Về điểm này, Kimura Taken đã nhận xét như sau:

Khi Phật đối đáp với người Bà-La-Môn, Ngài không thể gạt hẳn tín ngưỡng của họ ra một bên; vả lại, đứng trên lập trường thần thoại mà nói thì Phạm Thiên cũng luôn luôn được biểu hiện trong Phật giáo, lý do chính là ở đó. Hơn nữa, theo sự suy định của tôi, tín ngưỡng Văn Thù, Quan Âm của Đại thừa Phật giáo sau này phần lớn cũng do thần thoại Phạm Thiênmà ra, về sau đã đóng vai trò rất trọng yếu trong Phật giáo về mọi phương diện. Do đó khi nói đến Phạm Thiên là vị nhân - cách - thần trung tâm ở thời đại Phật đã hàm ngụ một ý nghĩa rất trọng yếu trong bề mặt nghiên cứu Phật giáo sử Ấn Độ.

Một điểm nữa cho thấy rằng tư tưởngPhật giáo có quan hệ gần gũi với Bà-la-môn giáo, đó là việc Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, giáo chủ khai sáng Đạo Phật, là một người được giáo dục trong môi trường của Veda. Từ khi sinh ra, lớn lên và thậm chí cả khi đi xuất gia tu hành, ngài cũng trang bị cho bản thân bằng những kinh nghiệm đã được hấp thu từ nền giáo dục của truyền thống Veda. Sự tham cầu học và đạt được những kết quả tối cao trong phương pháp của hai đạo sĩA-la-la và Uất-đầu-ca, sự tìm cầu giải thoát bằng đường hướng khổ hạnh khốc liệt,... đã cho thấy rõ điều đó. Và mặc dầu, khi đã giác ngộ được con đườnggiải thoát hoàn toàn khác với giáo lýVeda, nhưng để diễn đạt được những gì mà ngài đã tìm được sau hơn 6 năm tìm kiếm đến với chúng sanh thì bắt buộc ngài phải sử dụng những thuộc từ phổ thông cho dù theo truyền thống của Veda thì nó có thể được hiểu ở nghĩa khác.

Tóm lại, từ những sự tương đồng và dị biệt cơ bản trên cho thấy giữa Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự liên hệ hết sức mật thiết về cả ngôn ngữ lẫn tư tưởng triết lý. Chỉ có điều cần phải nhắc lại rằng, bất cứ sự đánh đồng nào giữa hai tư tưởng này đều không có nghĩa là nó thuộc về nhau. Vì sao? Vì ngay trong mục đích căn bản mà mỗi xu hướng đều cho thấy nó hoàn toàn không phải là một hay có sự vay mượn nào cả, ngoại trừ sau này, khi Hindu giáo được chấn chỉnhthì mới có sự tổ hợp một số tư tưởng phi Veda, như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo. . . được đưa vào và giải thíchtheo phong cách của Hindu để có thể hiểu được như là một khía cạnh chính thống của Veda. Một Phật giáo chủ trương vô thật ngã và xây dựng nền đạo học trên cơ sở ấy, còn một bên là Bà-la-môn giáo thừa kế tư tưởng đề cao Bản Ngã tuyệt đối và tìm cách lý giải về điều đó thì làm sao có thể là một hay vay mượn tư tưởng được. Và nếu có đi nữa thì cũng chỉ là giao thoa trên bình diện ngôn ngữ mà thôi.
Vậy Phật giáo kế thừa một số tư tưởng của Bà La Môn giáo về nghiệp báo luân hồi về hệ thống thần linh vũ trụ quan địa ngục từ Bà La môn giáo là có cơ sở
Nói gì thì nói. PG chủ trương vô ngã, không có đấng sáng thế. Đức Phật cho rằng mọi người ai ai cũng có Phật tính và sẽ đều thành Phật
Còn Balamon giáo thì có ngã và có đấng sáng thế là Brahma, có gia cấp con người không có quyền quyết định vận mệnh của mình
Nếu cho rằng PG giống BG là vì thừa nhận có các vị Thần thì đây là cách hiểu sai hoàn toàn về trí thức thông thường. Ví như khi đi qua sông mà có sẵn 1 cây cầu đã làm rồi thi cụ có mày mò qua sông bằng thuyền hay bắc cây câu mới không?
Đức Phật là người Giác ngộ, Ngài không đến nỗi cố chấp để dừng lại tìm hiểu xem cây câu đó do ai xây, xây khi nào xây bằng bao nhiêu loại vật liệu... mà ngài chỉ quan tâm là qua cầu đó sẽ nhanh hơn và tiện lợi hơn so với biện pháp còn lại mà thôi.
Do đó viêc Đức Phật công nhận Thuyết Luân Hồi của BG nhưng không có nghĩa dùng Thuyết Luân hồi làm nội dung cho giáo pháp của Ngài. mà chỉ coi dó là 1 trong vô vàn phương tiện khác để giúp con người giải thoát.
Điểm duy nhất khác iệt trong Phật Pháp so với tất cả mọi tôn giáo khác là đưa con người đến bờ giải thoát, và cách đến đó nếu ai đó muốn dùng cây cầu cầu BG xây cũng được hay tự làm 1 cây cầu # cũng được, miễn là cuối cùng phải qua cầu. chứ không ngồi đó để cầu các vị thần trong GB giải thoát hộ như cụ nghĩ.
Nếu ai đó muốn qua sông mà ngồi bên bờ cầu xin các vị thần Balamon giúp thì có qua đươc không hả atlas09. =))
EM đã nói với cụ rồi , cụ cóppy sách về chỉ để nói vui trong lĩnh vực khác thôi, riêng Phật học không thể ngồi chém mà phải thực hành
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Đức phật sử dụng nguyên hệ thống thần.linh của veda vào hệ thống của mình.
Nhất là phạm thiên brahma và vua địa ngục yama
Đức Phật ko sử dụng 1 thần linh nào, con người tu thành Phật như ngài.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Nói chung em thấy cụ atlas09 đúng rồi. Phật giáo và Ấn giáo (bà-la-môn giáo) có nhiều điểm chung vì Phật giáo kế thừa hệ thống thần linh của Bà-la-môn giáo. Và lỗi đều do bọn đệ tử hậu sinh hết.
Có thể ban đầu Gautama (Đức Phật) không chấp nhận hệ thống thần linh này, nhưng sau vì bọn đệ tử đầu óc có giới hạn, chỉ trăng thì tưởng ngón tay là trăng, tâm không vững lại cứ hay chạy sang chơi với bọn Bà la môn, nên tha luôn cái hệ thống thần linh rồi nhét vào miệng Đức Phật.
Vâng nhiều kẻ nhét nhiều thứ vào miệng cụ Bụt lắm, rồi bẩu cụ Bụt bẩu thế :))
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
Cái này em không rõ Cụ ạ, không biết pl Việt Nam có quy định chuyện này như thế nào không?
Em lập hội phát cuồng về tiên đề Ơ cờ lít, các tín đồ hoàn toàn tin tưởng tiên đề này thì đăng ký thế nào cụ? Để em đi đăng ký phát :)
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
Cháu thì cháu nghe cho vui các cụ ah
Chứ dù sao có đức tin vẫn tốt hơn, có điều là tìm một nơi để trao gửi đức tin trong xã hội bây h thật là ko hề dễ

Được gửi từ sent from mobile device - Otofun
Cụ lập đạo tôn giáo fun đi khi lại hút khách. Hi vọng khi nghỉ hưu em sẽ nghĩ ra cái đạo gì đấy rồi đi dụ con chiên :))
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Các cụ thạo về Phật giaó, cho em hỏi, Phật tổ Như lai là tác giả của quyển kinh nào ạ? Có tác phẩm nào như Kinh thánh bên Thiên chúa không ạ?
Đức Phật từ khi giác ngộ và thuyết pháp độ sinh không để lại bất cứ cuốn sách nào cả. Tất cả kinh sách sau này đều do Tôn giả ANAN, CADIÊP và các đại đệ tử của Đức Phật kết tập lại sau khi ngài nhập Niết Bàn. Tất cả kinh sách đó đều được trùng tuyên lại không sai 1 chữ đều do kim khẩu của ĐỨC PHẬT NÓI RA tất cả cá đệ tử đều công nhận. Nên mở đầu các bài kinh đều có câu. "Tôi nghe như vậy "( như thị ngã văn..) rồi đến nội dung Kinh.
Kinh Phật được truyền tới ngày nay do 2 đường, Nam truyền và Bắc truyền bằng tiếng Sankit ( sau này là Hán dịch)và Pali
Cả 2 tạng Kinh này đều có những điểm chung giống nhau tuyệt đối. Và cũng có những chỗ còn chưa đầy đủ do thất truyền.
Em chưa học vè Thiên Chúa nên không trả lời vế sau cho cụ được
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Nói chung em thấy cụ atlas09 đúng rồi. Phật giáo và Ấn giáo (bà-la-môn giáo) có nhiều điểm chung vì Phật giáo kế thừa hệ thống thần linh của Bà-la-môn giáo. Và lỗi đều do bọn đệ tử hậu sinh hết.
Có thể ban đầu Gautama (Đức Phật) không chấp nhận hệ thống thần linh này, nhưng sau vì bọn đệ tử đầu óc có giới hạn, chỉ trăng thì tưởng ngón tay là trăng, tâm không vững lại cứ hay chạy sang chơi với bọn Bà la môn, nên tha luôn cái hệ thống thần linh rồi nhét vào miệng Đức Phật.
Quan điểm cá nhân của cụ em tôn trọng, nhưng cụ nói vậy là hơi chủ quan khi nhận định về các đệ tử của Phật. Em tuy không được là đệ tử của Phật,( Phật không cấm em học :D) nhưng em có thể cùng cụ làm sáng tỏ 1 chút quan điểm này, nếu cụ muốn trao đổi, sẽ mở thớt trong box khác
 

ugc

Xe buýt
Biển số
OF-561931
Ngày cấp bằng
1/4/18
Số km
528
Động cơ
152,660 Mã lực
Quan điểm cá nhân của cụ em tôn trọng, nhưng cụ nói vậy là hơi chủ quan khi nhận định về các đệ tử của Phật. Em tuy không được là đệ tử của Phật,( Phật không cấm em học :D) nhưng em có thể cùng cụ làm sáng tỏ 1 chút quan điểm này, nếu cụ muốn trao đổi, sẽ mở thớt trong box khác
Hì hì, em nói hơi thậm xưng, cụ thông cảm. Nhưng chắc cụ hiểu ý em là cái Đức Phật nói không phải là cái đang được truyền bá bây giờ.
Thảo luận là cách mở mang đầu óc nhanh nhất, nên em hoan nghênh. Nhưng em nghĩ trao đổi ở đây có sao đâu? Còn nếu cụ thấy ko tiện thì cụ mở thớt mới cũng đc.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Hì hì, em nói hơi thậm xưng, cụ thông cảm. Nhưng chắc cụ hiểu ý em là cái Đức Phật nói không phải là cái đang được truyền bá bây giờ.
Thảo luận là cách mở mang đầu óc nhanh nhất, nên em hoan nghênh. Nhưng em nghĩ trao đổi ở đây có sao đâu? Còn nếu cụ thấy ko tiện thì cụ mở thớt mới cũng đc.
Em hiểu ý cụ muốn nói về so người mượn danh tôn giáo. Đức Phật đấng toàn giác, nên ngài đã lường trước được tất cả các vấn đề xảy ra sau khi ngài nhập Niết Bàn, dó đó Ngài đã nói,".. Các người sau này tự đốt lên ngọn đuôc của chính mình..." Xem TRƯỜNG A HÀM V
 

ugc

Xe buýt
Biển số
OF-561931
Ngày cấp bằng
1/4/18
Số km
528
Động cơ
152,660 Mã lực
Em hiểu ý cụ muốn nói về so người mượn danh tôn giáo. Đức Phật đấng toàn giác, nên ngài đã lường trước được tất cả các vấn đề xảy ra sau khi ngài nhập Niết Bàn, dó đó Ngài đã nói,".. Các người sau này tự đốt lên ngọn đuôc của chính mình..."
Em không biết Gautama có nói câu này không, nhưng cụ viết "Đức Phật đấng toàn giác" là em cảm thấy cụ đã không làm theo ý Phật muốn và mắc phải bệnh tôn sùng cá nhân rồi.
Gautama (Đức Phật) cũng chỉ là một con người bình thường, có xuất chúng về trí tuệ nhưng cũng không thể toàn giác gì (em ko hiểu rõ lắm "giác" có phải "giác quan" không, nhưng chắc chắn không có "toàn").
Em trước cái gì cũng đọc, nhưng sau đó em quên hết rồi, em nói thật. Cụ nên tập quên, đừng bám víu vào cái gì cả(nói riêng là đừng tôn sùng ai).
 

Cá Tráp Con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-565262
Ngày cấp bằng
20/4/18
Số km
498
Động cơ
151,170 Mã lực
Tuổi
48
Em lập hội phát cuồng về tiên đề Ơ cờ lít, các tín đồ hoàn toàn tin tưởng tiên đề này thì đăng ký thế nào cụ? Để em đi đăng ký phát :)
Em đã nói không rõ rồi Cụ còn làm khó em thế này thì chết em.:)
 

Cỏ Khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-421895
Ngày cấp bằng
11/5/16
Số km
1,296
Động cơ
226,180 Mã lực
Tuổi
58
Nơi ở
Chuồng Bò
Tóm lại, chánh đạo là ....tui nè! Còn các thứ khác là Tà đạo hết, khác nhau tà ít tà nhiều thôi

Cơm sườn rất khoái Đạo Phật, tại sao?
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Em không biết Gautama có nói câu này không, nhưng cụ viết "Đức Phật đấng toàn giác" là em cảm thấy cụ đã không làm theo ý Phật muốn và mắc phải bệnh tôn sùng cá nhân rồi.
Gautama (Đức Phật) cũng chỉ là một con người bình thường, có xuất chúng về trí tuệ nhưng cũng không thể toàn giác gì (em ko hiểu rõ lắm "giác" có phải "giác quan" không, nhưng chắc chắn không có "toàn").
Em trước cái gì cũng đọc, nhưng sau đó em quên hết rồi, em nói thật. Cụ nên tập quên, đừng bám víu vào cái gì cả(nói riêng là đừng tôn sùng ai).
Thôi cụ không hiểu thì chả bắt cụ hiểu, Toàn Giác hay giác Ngộ hay đại loại cái gì đó cũng chỉ là từ Hán_ Việt thôi, cụ học thêm rồi bàn cũng chưa muộn. Cụ con nhiều cái không biết mà cứ đi chỉ trích ngay được người khác thì em xin thua :D Đức Phật không phải là toàn Giác thì giác mấy phần? nếu mà giác như gỗ thì dễ mối mọt lém. ;))
EM có trích dẫn rõ ràng là lấy trong Kinh A Hàm mà cụ quote vội quá.
Ai đó nói Đức Phật là 1 người bình thường cũng được, cá nhân em không thấy bình thường. Bình thường mà làm thay đổi được cả 1 XH, Bình thường mà từ bỏ được quyền thế xa hoa,Ngai vàng?, Bình thường mà bỏ hết tất cả? Con người ngày nay ai đã làm đươc như vậy chưa? Theo cụ có nên noi theo gương của ngài hay không?
Biết ơn đối với em đó là hành vi tri thức, em nghĩ điều này nên làm. Các kiến thức của Đức Phật để lại đối với cụ có thể không là gì, nhưng dối với em nó là "kho tàng". Ngài đã cho em 1 kho tàng thì theo cụ em có nên biết ơn không? Để cảm ơn em gọi Ngài là Chúa thì sai với Pháp, nên em gọi là Đấng Toàn Giác cũng chưa đủ để cảm ơn đâu, ta có quyền biểu lộ tình cảm của ta mà :))
Hơn nữa nếu bây giờ em bảo em đã giác ngộ ngang vai với Phật liệu cụ nghe có lọt tai không? hay là chởi lun :)) EM gọi Phật bằng danh hiệu Tôn kính thì cụ cho là "dính".Nếu cụ bắt em gọi Phật như Bạn thì em ngượng mồm lắm,. Đàng nào cũng bị chê nên em chọn cách gọi Tôn Kính vậy . :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top