Nay rảnh, em dành hẳn 1h đồng hồ để tìm hiểu về luật BHYT và Nghị định hướng dẫn thi hành (số 146/2018/NĐ-CP). Em xin tóm tắt hầu các cụ liên quan đến BHYT bắt buộc đối với học sinh (trên 6 tuổi, em không đề cập đến con công an, bộ đội ... vì thuộc đối tượng được hỗ trợ 100%):
- Khoản 3, Điều 4 của Nghị định qui định rằng học sinh (trên 6 tuổi) là Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 phần mức đóng BHYT. Mức hỗ trợ là 30% (nghĩa là PH phải đóng 70% còn lại)
- Khoản 5 Điều 9 của Nghị định qui định phương thức đóng BHYT của học sinh (trên 6 tuổi):
+ học sinh, hoặc cha mẹ, hoặc người giám hộ phải tự đi đóng (mức 70%) cho cơ quan BHXH (định kỳ hàng quý)
+ cơ quan BHXH địa phương lập danh sách thẻ BHYT, số tiền cần đóng (30%) và nộp cho cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào BHYT
- Khoản 1 Điều 33 của Nghị định qui định mức trích trả cho nhà trường là 5%. Định kỳ hàng quý BHXH có trách nhiệm chuyển trả cho trường
Như vậy với những nội dung trên đây thì Nhà trường không có trách nhiệm phải đứng ra thu mà vẫn nhận được 5% theo qui định của Luật. Còn trách nhiệm của PH học sinh là tự chủ động đi đóng BHYT hàng quý hoặc hằng năm. Nếu vi phạm thì PH học sinh chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ nhà trường không có quyền/nghĩa vụ phải nhắc nhở, bêu tên học sinh / PH học sinh. Việc bêu tên học sinh của Hiệu trưởng trong bài báo là lạm quyền, xúc phạm nhân phẩm. Việc Hiệu trưởng "tâm sự" bị sức ép phải thu đủ, thu đúng hạn theo yêu cầu của phòng giáo dục hoặc của bất kỳ cơ quan nào cũng là không đúng, bởi vì theo Luật, nhà trường không phải làm gì cả (có chăng là cung cấp thông tin học sinh theo yêu cầu của BHXH).