Về quá trình cấp bằng thì đợi bên Bộ giáo dục có văn bản chính thức. Còn về nội dung luận án em có đôi dòng cảm nhận thế này:
Loài người trên trái đất từng quan niệm theo thuyết địa tâm, trái đất là trung tâm của vũ trụ, mặt trời quay xung quanh trái đất. Khi Galileo Galilei đưa ra quan niệm mặt trời mới là trung tâm, trái đất xoay xung quanh mặt trời, ông đã bị dư luận, trí thức thời đó lên án dữ dội.
Vào ngày 22 tháng 06 năm 1633, Giáo hội đã tuyên ông phạm tội dị giáo. Phải 300 năm sau Giáo hội mới thừa nhận rằng Galileo đã đúng và xóa tội dị giáo cho ông.
Lịch sử nhân loại từ thuở hồng hoang cho đến giờ, cũng xây dựng hệ thống luật pháp trên điều kiện tiên quyết gần như "tiên đề" về duy trì, bảo vệ sự tồn tại của ông người thông qua các quyền bởi lịch sử nhiều giai đoạn khiến sự tồn tại đó bị ảnh hưởng, xung đột. Song song với đó một số nước, một số quốc gia bổ sung thêm một số nghĩa vụ, trách nhiệm. Xét trên góc độ cá nhân, cá thể, mỗi người trong cuộc sống hiện nay, cơ bản đều có các quyền và nghĩa vụ và hoặc trách nhiệm ở mức độ nào đó, tùy theo vùng, miền, lãnh thổ, quốc gia. Và trên bình diện cộng đồng, các xung đột xảy ra giữa các cá nhân và cộng đồng, suy cho cùng là các xung đột, mẫu thuẫn quyền lợi cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Nếu không đụng chạm đến quyền lợi, lợi ích, có lẽ hầu như ít phát sinh mâu thuẫn, xung đột.
Khi nghe và tìm hiểu đôi chút về luận án này, cá nhân em nhìn thấy đây là cách tiếp cận và góc nhìn mới mẻ, khi đề cập đến sự cần bằng lại tư duy về lợi ích, quyền lợi cá nhân. Một tư duy vừa lợi người, lợi mình chứ không thuần túy đề cao cá nhân. Và nhìn trên bình diện cộng đồng nếu tư duy này trở nên phổ quát, mỗi người vừa biết quyền và cũng biết đủ nghĩa vụ/trách nhiệm thì , nhìn một cách lạc quan, biết đâu nó có ảnh hưởng xã hội lớn khi con người bớt nghĩ đến cái riêng, mà luôn xuy xét cả cái chung, vì tập thể. Và biết đâu, nó sẽ rất phù hợp ở xã hội tương lai, khi đại đa số công dân đều có nhận thức rằng, lối sống đề cao quyền lợi, lợi ích cá nhân là không còn phù hợp.
Câu Slogan của luận án: " MỖI NGƯỜI ĐẾN VỚI THẾ GIỚI NÀY ĐỀU CÓ TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG THẾ GIỚI TỐT ĐẸP HƠN, ĐỂ CÙNG NHAU THỤ HƯỞNG NHỮNG QUYỀN VÀ HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI ĐÓ", gần như thể hiện mong ước của nhà sư về một xã hội, thế giới mà tất cả cùng chung tay xây dựng và cùng nhau hưởng thụ đời sống trên thế gian. Em cho rằng đây là một cái nhìn lạc quan, và cách tiếp cận này còn khó có sự đồng thuận bởi số đông ở hiện tại nhưng là cái nhìn cấp tiến và có tầm nhìn trong sự phát triển của nền văn minh con người. Xã hội văn minh chắc chắn phải có những nguyên tắc nền tảng mà mỗi cá nhân đều có khả năng đóng góp tối đa năng lực và thụ hưởng những tiểu chuẩn căn bản của đời sống.
Trong văn bản kỷ luật của Giáo hội PGVN, nêu vấn đề chính là các phát biểu gây tranh cãi, mà chủ yếu ở đây là vấn đề liên quan đến luật nhân quả bên Phật giáo. Mà nhân quả thì nó phải đặt trong thế giới quan tái sinh, luân hồi trong các cõi của các chủng loài từ vi sinh vật hữu hình đến các phi nhân, thiên nhân vô hình. Việc này, nói đến chuyện sau cái chết còn dạng tồn tại gì không, sóng hay trường, có thế giới siêu hình không thì cả nền khoa học hiện đại, đã đi vào cấp độ lượng tử giờ còn đang chịu chết chưa kết luận được, huống chi cá nhân một nhà sư của Phật giáo đơn lẻ. Cộng đồng mạng dậy sóng gây tranh cãi trên truyền thông từ nam ra bắc, từ đồng bằng lên miền núi, từ miến xuôi lên miền ngược, thì người phát ngôn phải chịu kỷ luật thôi. Nhưng với cái nhìn cá nhân, em chỉ có thái độ ghi nhận sự việc như vậy, không hoàn toàn ủng hộ hay phản đối với ý niệm, đây là một người có tài, còn về phần đức thì cần quan sát thêm.