Chém thêm với các cụ cho vui. Viện công nó thừa hưởng di sản của vạn người chứ có phải mỗi cái cơ sở vật chất đâu, bao đời bác sỹ tâm huyết gắn bó với nó. Nghề Y nó hội tụ rất nhiều yếu tố. Về con người thì người ta phải được làm trong môi trường có người khác giỏi bằng, giỏi hơn để học, trao đổi, có người kém hơn để dậy bảo tổng hợp các thứ khi dậy. Lại phải có đa dạng các loại bệnh và mỗi loại bệnh cũng phải nhiều, bác sỹ ở mình toàn dựa vào kinh nghiệm, kiểu ngày khám 30-50-70 ca chứ không như bác sỹ Tây, đội kia nó chỉ ngày khám vài ca và dành nhiều thời gian đọc, so sánh, tổng hợp. Bởi thế nó viết được nhiều sách, nhiều bài báo khoa học. Bác sỹ mình kiểu khám trăm ca hay đấm triệu cú đấm nó khắc thành thạo. Đấy là em mới nói đến khám chẩn đoán bệnh, còn cận lâm sàng thì vô cùng vì rất nhiều loại xét nghiệm. Nhiều khi có thêm cái xét nghiệm này hay xét nghiệm kia là hướng chẩn đoán nó lại khác. Mà xét nghiệm thì phụ thuộc máy móc. Ví dụ anh có 100 ca một ngày thì mới mua máy chứ ngày có 1 ca mua máy làm gì. Bởi vậy nhiều khi viện tư họ lại chuyển mẫu về viện công làm, như thế khâu bảo quản mẫu cũng có thể đôi lúc ảnh hưởng. Viện công thì giờ cũng không dễ đầu tư máy móc nữa sau một loạt vụ. Ngoài ra nhiều khi những việc liên quan đến ngoại nó phải có team của nó làm. Ví dụ một ca mổ đẻ thằng mổ chính có khi nó chỉ mặc áo khi bọn kia đả xử trí hết râu ria rồi và mổ xong chưa chắc nó khâu lại mà để đội gọi là đệ làm nốt....Rồi còn gây mê, hồi sức.... Vô thiên lủng. Viện tư trong thời gian ngắn thiết lập lên toàn bộ lại kéo về được toàn ông giỏi mà ngồi đó không nhấp nhổm thì cũng khó đấy và tốn tiền, thậm chí tốn thời gian đi thuyết phục chứ không phải cứ đăng quảng cáo cần tuyển bác sỹ ngoại thu nhập 100 triệu là hôm sau đầy bác sỹ giỏi đăng ký đâu....