Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên, xuống dốc an toàn

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,050
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
Đây là một chuyên đề rất hay!! Xin góp câu chuyện có thật để tham khảo: Năm 1976, chuyến xe đò từ Ninh Hòa về Nha Trang khi đổ Đèo Rù Rì thì mất thắng(phanh). Trên xe có khoảng ba chục hành khách, Năm đó đèo quanh co và dốc, đường lại nhỏ. Bác tài hoảng quá, xe loạng choạng như sắp lao xuống vực. Rất nhanh có một người đã đẩy bác tài và cướp lái, sau đó dừng được xe cách đèo chừng 4 Km. Đến hồi xem báo Tỉnh mới biết đấy là chú lái xe của Tỉnh đội Khánh Hòa. Chẳng biết có phải chú ấy dồn số hay không mà dừng được xe?
Em thấy hơi lạ nhỉ! Thời gian để xử lý vụ này rất ngắn,... chả nhẽ ông tài xế còn đủ bình tĩnh ngồi sang bên cạnh á?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,339
Động cơ
899,703 Mã lực
Mình không theo sách vở cứng nhắc, xin chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi đi đèo.
Lên đèo - Đèo dốc lớn luôn để thừa đà hơn là thiếu bằng cách để số thấp, kể đèo dài. Đừng tính chuyện tốn xăng >:/ cái nào lợi hơn bạn sẽ biết. Với xe số sàn nếu không thừa đà, gặp chướng ngại vật bất ngờ bạn mới về số xe dễ bị trôi, xe tải trọng nặng càng nguy hiểm. Khi lên có thế bám bên phải, vừa tránh ngược chiều vừa tăng chiều dài quãng đường, giảm độ dốc.
Xuống đèo - Đây là thời điểm nguy hiểm nhất. Yếu tố phanh bằng số vô cùng quan trọng, càng dốc càng về số thấp, thả hoàn toàn côn. Hạn chế rà phanh nhiều, gây nóng dẫn đến cháy các bộ phận của phanh dẫn đến mất phanh. Các xe hiện đại dùng ABS chống trượt, phanh gần như mất hiệu lực trên đường sỏi, dễ văng. Khi khẩn cấp hãy đạp phanh mạnh để giảm tốc đột ngột, chấp nhận cho hành khách mệt. Trường hợp đặc biệt phải rà phanh thì hé kính để ý nếu thấy mùi khét nên dừng lại cho nghỉ. Hạn chế bám rìa đường bên phải, rìa đường bao giờ cũng trơn trượt hơn bình thường, theo đà văng thì bên phải cũng dễ xuống vực nhất.

Ban đêm đi đèo dễ phát hiện xe ngược chiều hơn. Đi đèo không như thành phố, chú ý đi pha nhiều hơn, từ bên kia đèo có thể phát hiện xe ngược chiều, rất quan trọng với khúc quặt tay áo. Nếu có sương mù nhiều thì không nên đi pha, đi cốt hoặc đèn gầm càng tốt, sương mù chính là cái gương gây chói mắt người lái xe nếu bật pha, thỉnh thoảng nháy thôi. Không nhìn rõ đường thì nên tìm chỗ trống đỗ hẳn xe lại nghỉ chờ sáng hoặc đợi xe tải của dân nơi đó đi rồi bám sau, xe dân đi đèo chuyên nghiệp đầy đủ các loại đèn vàng. Không dừng ven đường nếu không có chỗ trống, sẽ bị đâm phía sau.
Mất phanh thì chỉ có cách bất kể cái gì hãm bớt xe lại được là làm hết- số 1, phanh tay, cà vào vách núi, nếu có đoạn đường cứu nạn ven đường thì may thoát, còn không tùy theo tính thế mà ứng biến thôi, cố gắng giữ bình tĩnh. (hơi khó):-??
Có bác nào dạy mất phanh thì về số 1 rồi tắt khóa, cái này đúng với tay lái cơ thôi, tay lái trợ lực mà tắt điện thì tèo ngay.
Ngày nay đường đèo dễ hẳn rồi, các bác cứ thoải mái.
Đi đèo vẫn là sở thích của những người ưa trải nghiệm, ngắm phong cảnh và chụp ảnh.
Chúc các bác vui vẻ!
Em xin vote cho bác!
Em vẫn cố gắng theo cách của bác!
Nhất là việc bám đuôi xe đi trước khi đi đường vòng vèo nhiều cua, đường tối mà không quen... Nhiều lúc cũng cảm thấy người đi trước có vẻ hơi bức xúc, nhưng em cũng tự nhủ là thêm 1 bạn đồng hành cho bác ấy ở một quãng đường vắng (cũng không biết người ta có nghĩ thế không nữa)!
Đi đường đồi núi khó nhất là đến những đoạn đường lạ, ngoằn nghèo bị các vách ta luy chắn tầm nhìn. Luyện được kỹ năng không bị "giật mình" là tối quan trọng để lái xe ở nhưng quãng này, nhất là khi đường hẹp, 1 bên vách núi và phía bên kia là vực sâu. Đi sau 1 người thuộc đường giúp mình chuẩn bị trước được rất nhiều, nhưng nếu là đường lạ thì ít khi mình đi theo kịp họ (và cũng không nên cố gắng bằng mọi cách theo kịp họ), chỉ có cách theo 1 xe, rồi lại theo cái xe tiếp theo...!
 
Chỉnh sửa cuối:

nôngdân8x

Đi bộ
Biển số
OF-4633
Ngày cấp bằng
10/5/07
Số km
2
Động cơ
547,420 Mã lực
Tuổi
37
kinh nghiệm của các bác quả là rất hay. em lái xe tải chuyên chạy tuyến quảng ninh_ sơn la. đường tây bắc thì có bác nào đã từng lên một lần hẳn không thể quên, vừa dốc vừa cua gấp, nếu xử lý không nhanh là xe xuống vực ngay. kinh nghiệm của em là cứ bắt đầu đổ dốc là em về số thấp ngay, tùy vào độ dốc trên biển báo mà mình dùng số, thường là số 2, 3. như vậy vừa đỡ phanh mà mình còn có thể khống chế được tốc độ và dễ dàng hơn xử lý hơn khi gặp sự cố, nếu xuống dốc mà các bác để số cao, xe cứ lao ầm ầm thì đến nửa dốc phanh nóng la mất phanh luôn hoạc gặp xe đi ngược chiều là hôn luôn.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44

Chính xác, trừ phi xuống dốc thẳng rồi lại lên dốc, mà tầm nhìn không hạn chế, ít xe bác ạ. Sắp lên dốc thì cũng cần có tốc độ cao chút cho đỡ hao xăng, hi hi.


đố cụ leo đèo Hà Giang bằng số 4 với xe mt,không lên được số cao hơn thì sao đỡ tốn nhiên liệu được
 

Xe2009

Xe tải
Biển số
OF-94008
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
407
Động cơ
405,557 Mã lực
Các cụ cho hỏi trường hợp xe dưới 2.0 chở nặng (người và đồ) khi lên dốc dài, đi số 2 xe ỳ lại, đi số 1 thì lên được. Khi đó vừa đi vừa nghỉ thế nào để cho đỡ hại xe. Cảm ơn các cụ hướng dẫn
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ cho hỏi trường hợp xe dưới 2.0 chở nặng (người và đồ) khi lên dốc dài, đi số 2 xe ỳ lại, đi số 1 thì lên được. Khi đó vừa đi vừa nghỉ thế nào để cho đỡ hại xe. Cảm ơn các cụ hướng dẫn
Cháu không dám 'hướng dẫn' cụ. Nhưng là cháu thì cháu sẽ kéo dài quãng đường ra, = độ dốc giảm đi chút ít, = đỡ hại xe. Có kéo dài đường được hay không còn tùy thuộc vào địa hình, mật độ xe trên đường cụ ợ.

 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Các cụ cho hỏi trường hợp xe dưới 2.0 chở nặng (người và đồ) khi lên dốc dài, đi số 2 xe ỳ lại, đi số 1 thì lên được. Khi đó vừa đi vừa nghỉ thế nào để cho đỡ hại xe. Cảm ơn các cụ hướng dẫn
ví dụ bình thường ở đồng bằng thì 10km/h là xe bạn lên số 2 rồi đúng không.Vậy tăng thành 20km/h đi rồi hãy lên số 2.Ngoài ra khi lên dốc dài để tránh mất đà thì ga trước rồi nhả côn sau và hơi đỡ côn lúc mới sang số
 

nhatrang

Xe đạp
Biển số
OF-3876
Ngày cấp bằng
19/3/07
Số km
44
Động cơ
553,140 Mã lực
Em thấy có bài này bên Vnexpress, viết về kỹ thuật đổ đèo. Em dán lại vào đây, mời các cụ xem thêm

1. Khi phanh thao tác thế nào? (xe số sàn). Phanh xe chỉ việc đạp lên chân bàn phanh với lực vừa phải tùy theo tình huống phanh gấp hay chỉ nhấp nhẹ rà phanh để giảm tốc từ từ, chân trái không động gì vào côn cả. Cho đến khi xe đã giảm tốc đến vận tốc mong muốn thì để ý tốc độ xe hiện tại để đạp côn chuyển số hợp lý, về 1 hoặc 2 hoặc 3 cấp tùy vào vận tốc xe sau khi phanh đang là bao nhiêu. Có bạn bảo, khi nhìn thấy đèn đỏ, nên đạp côn thả trôi để tiết kiệm xăng, điều này không cần thiết.

Khi cần phanh thì càng phải để côn bám và tận dụng sức gìm của động cơ. Nếu thả trôi, phanh sẽ không có động cơ giúp đỡ nên mình nó phải chịu áp lực lớn hơn để hãm. Để côn bám, không những động cơ mà máy nén khí của hệ thống điều hòa cũng góp phần gìm xe.

Nhẹ nhàng, phanh bền hơn. Điều làm các bạn ngộ nhận rằng nếu giảm ga mà không âm côn thả trôi thì xăng vẫn tốn vì động cơ rú to như thế cơ mà, chắc nó vẫn ăn xăng lắm. Sai! Khi bạn nhả hết chân ga, hệ thống chế hòa khí cắt giảm tối đa lượng xăng cung cấp về mức như đang chạy không tải - guaranty - hệt như cắt côn. Dù tiếng máy rú to và vòng tua cao thì đó chỉ là nó quay theo quán tính. Điều ngộ nhận này còn dẫn tới thói quen đạp côn hoặc tắt máy khi đổ đèo dốc vì nghĩ rằng tiết kiệm xăng. Tôi sẽ đề cập tiếp.

2. Phanh gấp bắt đầu thao tác thế nào? Đạp phanh và giữ chặt cho đến khi cảm thấy bánh bị bó và trượt (xe không ABS) thì nhả ra rồi lại đạp mạnh, lặp lại liên tục. Cái này giúp xe phanh gấp không bị trượt xoay ngang vì bánh bị bó cứng. Lúc phanh không động gì đến chân côn cả. Có nhiều người thao tác không đúng là cứ phanh là họ đạp côn trước!

Cái này có lẽ là bệnh chung của người mới có bằng lái. Nhưng phải thông cảm là do các thầy dạy không đến nơi đến chốn, nên khi ra đường trường vẫn giữ thói quen lái trong sa hình để không bị "chết máy trừ điểm".

Với xe có ABS thì đơn giản hơn rất nhiều. Đạp phanh thật lực, giữ chặt, chuyện bánh bị bó cứng đã được hệ thống ABS giúp bạn rồi, khi đó để ý chân phanh sẽ thấy nó giật cục vì khi đó ABS đang thực hiện phanh nhấp nhả liên tục để giúp bạn phanh gấp mà không bị trượt. Nếu để ý thì đèn báo ABS cũng sáng lên trên táp-lô.

3. Kết thúc phanh gấp thì làm gì? Khi phanh gấp đến mức xe gần như dừng hẳn, thì lúc đó mới đạp côn để ngắt động cơ và cầu chủ động để xe không bị chết máy. Bây giờ thì động tác lại giống hệt bài thi sa hình với "Tình huống khẩn cấp". Ai đã thi bằng lái đều biết rồi đó, cần phải đạp âm côn để không chết máy, đồng thời ấn đèn tam giác cảnh báo tình huống khẩn cấp để các xe sau được cảnh bảo từ xa mà giảm tốc, không sẽ dễ bị các xe khác đâm từ đằng sau.

Điều thú vị mà các bạn nhận ra ở đây là gì? Đào tạo lái xe ở VN dạy thao tác ở "giai đoạn cuối" chứ không dạy từ đầu nên làm gì. Ngay sau khi phanh gấp tôi thường nhìn gương chiếu hậu ngay tức khắc để chuẩn bị tư thế giảm thiểu chấn thương nếu thấy xe đằng sau đang chuẩn bị lao vào mình.

4. Khi đang lái xe thấy khúc cua thì thao tác thế nào? Nhìn biển báo nếu có. Nếu biển cảnh báo cua gấp, nhất thiết phải rà phanh giảm tốc ngay lập tức trước khi vào cua. Như tôi đã nói lực ly tâm không những phụ thuộc vào góc cua (cua càng gấp lực ly tâm càng lớn), mà còn phụ thuộc vào gia tốc của xe khi đang cua. Nếu ôm cua với tốc độ không đổi thì lực ly tâm là hằng số không đổi, nghĩa là nếu đang cua chưa bị lật thì bạn cứ yên tâm sẽ không bị lật nếu giữ nguyên tốc độ đó.

Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu đạp thêm ga tăng tốc hoặc đạp phanh giảm tốc, khi đó gia tốc bị thay đổi và xe có nguy cơ bị lật rất cao. Hơn nữa, lực ma sát ngang cũng giảm nhiều khi đang cua nên còn có nguy cơ trượt và văng đuôi rất nguy hiểm (các xe hiện đại có hệ thống cân bằng điện tử ESP - Electronic Stability Program để giảm thiểu nguy cơ này).

Vậy nên đừng vào cua tốc độ cao, vào cua tốc độ cao là tự làm khó cho mình, những tài xế nhiều kinh nghiệm họ không dám làm như vậy bao giờ. Có lần trên Youtube cũng đăng cái video xe container bị lật ở Trung Quốc khi cua qua đoạn đèn đỏ đó. Tài xế đang cua bình thường xe không lật nhưng ngay khi tài xế đạp thêm ga tăng tốc trong khi xe vẫn chưa thoát cua lập tức lật. Cái gì cũng có nguyên lý của nó, có những giới hạn vật lý không thể vượt qua.

Luôn nhớ giảm tốc đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.

5. Đổ đèo thao tác thế nào? (xe số sàn). Kỹ năng đổ đèo là cực kỳ quan trọng nhưng hiếm có trường đào tạo nào nhắc đến. May ra có mỗi bài depart (khởi hành ngang dốc) là có đề cập tới chuyện xe leo dốc làm sao để dừng lại rồi leo tiếp hay rủi ro bị trôi ngược là như thế nào.

Nhưng ngay cả khi tôi hỏi một số bạn học viên là có biết tại sao lại có bài Depart ngang dốc không, nó áp dụng cho tình huống nào, có những người cũng không biết vì sao, chỉ biết là được dạy và phải thi thì tập! Đó là điểm khiếm khuyết của việc đào tạo. Theo tôi kỹ năng đổ đèo cần được đưa vào nội dung chương trình. Có thể bạn không ghép được xe song song hay lùi chuồng móp thân vỏ, nhưng cũng chưa chết người. Trong khi việc đổ đèo mà sai cơ bản thì hậu quả thật khôn lường. Khi đổ đèo tôi thường nhìn biển báo, để còn biết đoạn dốc dài bao nhiêu, độ dốc là bao nhiêu %.

Dùng phanh để giảm tốc độ kết hợp về số.

- Xe bắt đầu thả dốc, giữ khoảng 50km/h với số 4, vòng tua máy khoảng 2200 vòng/phút tùy từng xe.

- Thả hoàn toàn chân ga.

- Không đụng đến côn.

- Tiếng máy to dần và xe trôi nhanh dần, vòng tua lên cao hơn 3500v/phút, nhấp phanh để giảm tốc xuống 50km/h, vòng tua 2200v/phút, lại thả phanh Lặp lại như vậy nếu dốc không quá nghiêng.

Nếu dốc hơn thì phải về số 3, thậm chí số 2, nhưng không được để vòng tua máy lên quá 3500v/phút, sẽ hại đến động cơ, hệ thống làm mát, các chi tiết máy và hộp số. Khi dốc càng gấp thì càng phải đi số thấp và nhấp phanh một cách tiết kiệm. Nghĩ đến phanh như giải pháp cuối cùng.

Tôi đổ đèo dốc kiểu như Tam Đảo hay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cũng dùng phanh rất hạn chế. Tuyệt đối không thả trôi và không tắt máy khi đổ đèo dốc.

Việc làm đó không hề tiết kiệm xăng như một số bạn nghĩ. Các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới với lịch sử hàng trăm năm họ đã có những nghiên cứu khoa học cực kỳ nghiêm túc và cẩn thận. Không lẽ các kỹ sư đó không biết và giờ các bạn sáng tạo kiểu như đổ đèo tắt máy hay âm côn về mo N thả trôi để tiết kiệm xăng sao? Trên các tài liệu đặc tả của các loại động cơ, đều đề cập đến chuyện khi chân ga thả hoàn toàn, thì chế hòa khí sẽ cắt giảm tối đa lượng nhiên liệu cung cấp về mức chạy không tải.

Hãy yên tâm là dù có nghe tiếng máy rú ầm lên thì xăng vẫn chẳng tốn hơn tý nào, vì động cơ chỉ quay theo quán tính của xe chứ không ăn thêm xăng. Tắt máy thì khác nào tự sát, hệ thống điện, các hệ thống trợ lực đều bị ảnh hưởng. Còn cái lợi của việc để động cơ gìm giúp xe thì các bạn cũng biết rồi.

Do đó càng đổ đèo thì càng cần phải tận dụng động cơ, máy nén khí điều hòa để gìm xe hỗ trợ cho phanh. Một số bạn lại nói rằng nếu để động cơ gìm xe sẽ làm hại động cơ. Cái này các bạn cũng không phải lo, những chi tiết máy được thiết kế để chịu lực kéo trong phạm vi cho phép, nếu động cơ kéo được bạn lên dốc thì nó cũng đủ bền để gìm bạn xuống cái dốc đó.

6. Đổ đèo thao tác về số thế nào? Kỹ thuật dồn số thấp để "phanh bằng số" yêu cầu phải đồng tốc và làm đúng kỹ thuật. Nếu không làm tốt thì lại cháy côn hoặc vỡ hộp số. Có bạn sẽ hỏi Tại sao lại vỡ hộp số nếu không đồng tốc? Khi không đồng tốc, thì bánh răng nối với cầu chủ động trong hộp số đang quay với tốc độ cao theo đà xe, trong khi động cơ đang chạy ở vòng tua khác. Việc nhả côn sẽ làm cho máy và cầu chủ động khớp vào nhau, động cơ và cầu chủ động xe kết nối, nếu chúng không có cùng vận tốc thì sẽ gây ra lực vặn rất lớn, các bánh răng số có thể bị mẻ gẫy.

Có thể bạn thắc mắc hộp số bền lắm cơ mà? Tôi giải thích nguyên lý của Lực động và Lực tĩnh. Bạn không thể cầm một cái búa to rồi dùng sức ấn cái đinh vào tấm gỗ được. Nhưng với cái búa không to lắm mà giơ lên đập xuống thì đinh thụt vào gỗ rất đơn giản. Lực động là rất lớn, do đó, việc giữ cho côn luôn bám sẽ giảm thiểu hỏng hóc cho hệ thống hộp số và dẫn động của xe. Nếu cần phải tách ly hợp để chuyển số, thì khi tiếp côn phải nhất thiết đồng tốc để tránh sốc. Kỹ thuật đổ đèo là khó và cần được thực hành cẩn thận, tốt nhất là có người có kinh nghiệm kèm cặp là tốt nhất.

Dồn về số mấy? Cái này tùy vào độ dốc, ví dụ bạn thấy con dốc này muốn leo được thì xe phải để số 2, vậy thì khi xuống con dốc này cũng cần đến số 2 mới gìm được xe, còn số cao hơn thì không thể gìm được. Vậy bạn sẽ làm gì tiếp theo. Rà phanh để xe chậm lại đến khoảng 25-30 km/h (dải tốc độ lý tưởng đảm bảo cho việc về số 2 không bị sốc hộp số và ly hợp không bị trượt nhiều). Về số dứt khoát và thả cho côn bám hết trở lại, nhả phanh cho trôi tiếp, vòng tua máy và tốc độ xe tăng dần mà cao quá thì lại nhấp phanh để hãm nó xuống. Nếu thấy dốc lại dốc hơn nữa, vòng tua máy quá cao, xe thì chở nặng, cần phanh về số thấp hơn nữa, nguyên tắc vẫn thế.

Tóm lại bạn chỉ cần nhớ:

- Nhìn độ dốc để ước lượng nên dùng số mấy để gìm xe - Rà phanh giảm tốc về dải tốc độ phù hợp với mức số rồi chuyển số dứt khoát.

- Quan sát đồng hồ vòng tua máy để đảm bảo máy không chạy với vòng tua quá cao, cao quá thì lại rà phanh. Còn nhiều kỹ thuật nữa trong lái xe. Mong các bạn cùng nhau chia sẻ và giúp hạn chế tai nạn GT.

-------------------------
Nguyên bản của một kụ tên Hoàng Đức, tại đây:
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2011/07/phanh-xe-va-do-deo-the-nao-cho-dung/
 

tuta_a2

Xe máy
Biển số
OF-93861
Ngày cấp bằng
3/5/11
Số km
98
Động cơ
402,990 Mã lực
4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng “tổng hợp” cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.
Sao lại có phanh trước với phanh sau ở đây hả các cụ?
 

Contractors

Xe tải
Biển số
OF-107034
Ngày cấp bằng
28/7/11
Số km
447
Động cơ
397,947 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
57 Láng Hạ
Website
www.sanvinyl.com
Bổ ích lắm bác à? Tuy nhiên vừa lái vừa học hỏi kinh nghiêm thì sẽ hoàn thiện nhanh trình lái các bác à..ngày xưa mõi lần lái về nhà là hãi nhất quả đèn xanh đỏ và có cái dốc lên cầu...tắc đường coi như toát mồ hôi cái đoạn đó. Giờ thì ngon rồi
 

BMW_8386

Xe buýt
Biển số
OF-104351
Ngày cấp bằng
28/6/11
Số km
700
Động cơ
403,350 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Tây Hồ - hà Nội
Website
smartchoicegroup.vn
đi như bác chủ top là đúng bài bản....ai cũng biết như thế và điều quan trọng nhất là sự bình tĩnh sử lý. chúc các bác lái xe an toàn
 

linhtau

Xe tải
Biển số
OF-92574
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
389
Động cơ
406,990 Mã lực
nhiều tình huống bất ngờ cũng đau đầu đấy các cụ ợ
 

catleehtran

Đi bộ
Biển số
OF-109914
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
8
Động cơ
391,080 Mã lực
Nơi ở
Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
Website
www.facebook.com
Ah..Ahh..Ahhh. Nhiều kiến thức quá, càng đọc càng thấy thiếu. Huhu....
Đúng là:
" Thư đáo dụng thời phương hận tiểu
Sự phi kinh quá bất tri nan"
(Càng đọc sách lại càng hổ thẹn vì kiến thức của mình hạn hẹp
Không từng trải thì chả hiều sự việc khó khăn đến mức nào)
Các bác nhỉ.
 

htaduc

Xe tải
Biển số
OF-66697
Ngày cấp bằng
19/6/10
Số km
230
Động cơ
434,962 Mã lực
Cám ơn cụ vì những thông tin bổ ích
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mình không theo sách vở cứng nhắc, xin chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi đi đèo.
...Xuống đèo - Đây là thời điểm nguy hiểm nhất. ... Hạn chế rà phanh nhiều, gây nóng dẫn đến cháy các bộ phận của phanh dẫn đến mất phanh. .. Khi khẩn cấp hãy đạp phanh mạnh để giảm tốc đột ngột, chấp nhận cho hành khách mệt. Trường hợp đặc biệt phải rà phanh thì hé kính để ý nếu thấy mùi khét nên dừng lại cho nghỉ. Hạn chế bám rìa đường bên phải, rìa đường bao giờ cũng trơn trượt hơn bình thường, theo đà văng thì bên phải cũng dễ xuống vực nhất.
Cháu thấy đoạn này của cụ rất chuẩn. Đoạn Mèo vạc- yên Minh xuống đèo, đường vừa dốc vừa xấu, cháu cũng phải áp dụng chiêu này. Khi nghỉ lại sờ vành phanh chỉ thấy ở mức ấm-nóng, quá yên tâm!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chuphinh viết
Mình không theo sách vở cứng nhắc, xin chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi đi đèo.
...Xuống đèo - Đây là thời điểm nguy hiểm nhất. ... Hạn chế rà phanh nhiều, gây nóng dẫn đến cháy các bộ phận của phanh dẫn đến mất phanh. .. Khi khẩn cấp hãy đạp phanh mạnh để giảm tốc đột ngột, chấp nhận cho hành khách mệt. Trường hợp đặc biệt phải rà phanh thì hé kính để ý nếu thấy mùi khét nên dừng lại cho nghỉ. Hạn chế bám rìa đường bên phải, rìa đường bao giờ cũng trơn trượt hơn bình thường, theo đà văng thì bên phải cũng dễ xuống vực nhất.
Cháu thấy đoạn này của cụ rất chuẩn. Đoạn Mèo vạc- yên Minh xuống đèo, đường vừa dốc vừa xấu, cháu cũng phải áp dụng chiêu này. Khi nghỉ lại sờ vành phanh chỉ thấy ở mức ấm-nóng, quá yên tâm!
Xuóng đèo để số thấp là đỡ phải phanh đột ngột. Khi xuống dốc mà phanh đột ngột cẩn thật nó drift luôn đó ợ. Em hơi sợ quả kinh nghiệm này.
 

toiday01

Xe đạp
Biển số
OF-116807
Ngày cấp bằng
14/10/11
Số km
17
Động cơ
385,770 Mã lực
Thật là thông tin bổ ích cho các ae mới lái, tks chủ thớt.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top