Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên, xuống dốc an toàn

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Nhà cháu mới đi TB về nên cũng xin góp vài kinh nghiệm.
Thứ nhất là việc đổ đèo mà đi số thấp, máy gằn hơn nhiều (hại máy) vì bánh răng tỳ mạnh vào nhau để giảm lực kéo. Đi không sướng chút nào. NHƯNG: vâng, nhưng chỉ có cách đi số thấp (2-3) và nhiều khi không đạp ga thì xe đi mới an toàn các cụ ạ.

Có một điều này nữa có thể nhiều cụ chê: không phải lúc nào cháu cũng đi phần đường của mình. Đường đèo vòng vèo kinh khủng, các cụ biết rồi. Nhưng chỗ nào cháu nhìn thấy 2-3 chỗ vòng vắng vẻ là cháu cắt sang bên kia để giảm độ cong.
Ví dụ như đoạn dưới đây này:





Thế muốn sướng để nhanh chóng lên bàn thờ ngồi ngắm gà khỏa thân sao.Tôi chạy xe phanh gần dừng lại rồi thả dốc đổ đèo để số 2 mà chạy lên đến 50km/h là vòng tua máy lên gần 4000vòng/phút rồi trong khi động cơ chỉ hoạt đông tối đa có hơn 4000 1 tí.Chạy số 3 cung như Hà Giang Lũng Cú như tuần trước tôi đi có mà vỡ mồm

Đường vắng,tầm nhìn rõ ràng không vướng,không vạch liền thì cứ chém sang cả đường bên kia cho xe đỡ nghiêng.Cách này làm người ngồi trên xe ít bị say xe

Hình chụp ảnh đường đèo đấy có 2 làn là quá ngon rồi.Tôi đi Hà Giang tuần trước đường trải nhựa còn bé hơn thế này nhiều.Nhìn hình dưới đi,chỗ cua đó còn khá to đấy,còn lại đường còn nhỏ hơn nữa
 

kienauto

Xe tăng
Biển số
OF-24625
Ngày cấp bằng
23/11/08
Số km
1,554
Động cơ
506,296 Mã lực
Nơi ở
Bên Vợ Con
Website
www.phimcachnhiet.vn
Hôm trước em lái innova đi thiên sơn suối ngà trên xe đủ 8 người và mấy đồ linh tinh, có đoạn lên dốc em thử để số 2 và bật điều hòa thì thấy xe cứ ì ì không lên được, khi em tắt điều hòa và để số 1 đi băng băng( số tự động để L và đều chỉnh+/- lên ầm ầm)
thank các bác có nhiều bài viết hay, thông tin rất hữu ích
 

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
8,670
Động cơ
526,853 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Cám ơn bác
Ăn vào sỏi là bị xịt lốp ngay hả bác ? Chắc lốp bác cũ quá rồi
Đúng là đi đèo dốc phải kiểm tra phanh, lốp, dầu các bác nhỉ
Lốp xe em còn ngon lắm nhưng chạy HN em để khoảng 2.2kg - xe em mới cho vào xưởng TOY HK kiểm tra bảo dưỡng mà.
Lúc đi vá bác chủ cửa hàng bảo là "đi đường trên này cần bơm căng hơn một tí nên để 2.4kg" Bác ấy giải thích là đi vào cua do lực ly tâm nên xe nghiêng đi dẫn tới áp lực dồn về phía trong làm lốp phình ra --> sỏi nó mài qua một cái là xịt.

Cũng vì đá, sỏi ở cua nên các cụ cần chú ý thêm nữa là các xe cỡ lớn họ hay tránh sỏi đá nên có xu hướng ép xe nhỏ đấy nhé.
 

xanh

Xe điện
Biển số
OF-72062
Ngày cấp bằng
5/9/10
Số km
2,807
Động cơ
450,890 Mã lực
Nơi ở
NHÀ THI ĐẤU
Em không tán thành với các bác cái vụ tắt máy. dùng côn & số là ổn rồi nếu cần thêm em phanh tay nữa là xong làm gì mà để đến nỗi chơi vào vách núi.
Em mạn phép , lúc đó trên xe mà có cả Gấu và F1 , đã hết cách mà xe không dừng thì chỉ có cà vào taluy dương , nếu dừng được thì nhẩy xe bus về ăn mừng cụ ợh...
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lốp xe em còn ngon lắm nhưng chạy HN em để khoảng 2.2kg - xe em mới cho vào xưởng TOY HK kiểm tra bảo dưỡng mà.
Lúc đi vá bác chủ cửa hàng bảo là "đi đường trên này cần bơm căng hơn một tí nên để 2.4kg" Bác ấy giải thích là đi vào cua do lực ly tâm nên xe nghiêng đi dẫn tới áp lực dồn về phía trong làm lốp phình ra --> sỏi nó mài qua một cái là xịt.

Cũng vì đá, sỏi ở cua nên các cụ cần chú ý thêm nữa là các xe cỡ lớn họ hay tránh sỏi đá nên có xu hướng ép xe nhỏ đấy nhé.
Đúng là lốp phình hai bên dễ bị 'chém cạnh'. Còn một nguyên nhân nữa là khi đổ đèo hay phải phanh nên lốp xiết lên mặt đường+đá lởm chởm thì đi tong lốp là phải. Vậy nên cứ để số thấp, đi chậm cho nó an toàn cụ ợ.
 

_X6_

Xe máy
Biển số
OF-61432
Ngày cấp bằng
11/4/10
Số km
50
Động cơ
441,300 Mã lực
hay quá, e là mem mới
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thậm chí không phải đường đèo dốc, mà có đá dăm (do bác tải nào đó để rơi vãi) mà các cụ chạy trên 80, hoặc phanh cũng có
thể bị chém đấy nhớ! Cháu bị một cú trên đg HCM rồi, may mà có báo xịt lốp nên dừng được vào bên đường.
Dưng mà cái lốp của RAF4 cũng mỏng quá các cụ ạ!
 

thitgaluoc

Đi bộ
Biển số
OF-72854
Ngày cấp bằng
14/9/10
Số km
4
Động cơ
425,140 Mã lực
111
222
3333
3333
555
666
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có một v/đ nữa nếu các cụ/mợ lái xe đèo dốc ban đêm chú ý:
Khi đường vừa lên/xuống, vừa ngoặt gấp thì đèn có chiếu xa cũng bằng thừa. Hiện nay có một số xe 'đánh mắt' khi rẽ, nhưng đa
số là 'rẽ một đường, nhìn một nẻo'. Cái chỗ mà các cụ sẽ rẽ thì không nhìn thấy gì, còn cái chỗ đèn chiếu vào lại là... vách núi.
Ngay trong thành phố chạng vạng tối khó mà thấy ông đi bộ đâm ngang mũi, trong tầm tối của đèn lắm!
Giải pháp của cháu là lắp thêm 2 đèn nhìn sang hai bên. Cháu cũng không cần phải có độ rọi xa, cốt nhìn thấy hết tầm đường rẽ (khoảng 20-50m). Đi ngoặt ngẹo thế nào cháu cũng nhìn rõ ợ.
 

doimayti

Xe hơi
Biển số
OF-54269
Ngày cấp bằng
4/1/10
Số km
188
Động cơ
452,186 Mã lực
mấy bài này hữu ích quá, không đọc thì cũng chả để ý, cám ơn các kụ nhé
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,267
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Có một v/đ nữa nếu các cụ/mợ lái xe đèo dốc ban đêm chú ý:
Khi đường vừa lên/xuống, vừa ngoặt gấp thì đèn có chiếu xa cũng bằng thừa. Hiện nay có một số xe 'đánh mắt' khi rẽ, nhưng đa
số là 'rẽ một đường, nhìn một nẻo'. Cái chỗ mà các cụ sẽ rẽ thì không nhìn thấy gì, còn cái chỗ đèn chiếu vào lại là... vách núi.
Ngay trong thành phố chạng vạng tối khó mà thấy ông đi bộ đâm ngang mũi, trong tầm tối của đèn lắm!
Giải pháp của cháu là lắp thêm 2 đèn nhìn sang hai bên. Cháu cũng không cần phải có độ rọi xa, cốt nhìn thấy hết tầm đường rẽ (khoảng 20-50m). Đi ngoặt ngẹo thế nào cháu cũng nhìn rõ ợ.

Nếu khúc cua ngoặt gấp mà chạy buổi tối thì hạ pha xuống cốt để nhìn phía trước có đèn hay không.Nên khi chạy tối trên đèo dễ phát hiện xe đi ngược hiều hay không thì chuyển đèn cho hợp lý.Ngoài ra nếu đèo núi quá dài thì lên 1 số còn xuống bằng số thấp hơn(MT).Lên bằng số 4 thì xuống bằng số 3,lên bằng số 3 thì xuống bằng số 2
 

hainguyen74

Xe tải
Biển số
OF-82520
Ngày cấp bằng
11/1/11
Số km
242
Động cơ
415,620 Mã lực
đã đọc xong thread 40 trang của các bác... tài non xin cảm ơn kinh nghiệm của các tài già. Rất hữu ích, thực tế.
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
971
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
...Ngoài ra nếu đèo núi quá dài thì lên 1 số còn xuống bằng số thấp hơn(MT).Lên bằng số 4 thì xuống bằng số 3,lên bằng số 3 thì xuống bằng số 2

Chính xác, trừ phi xuống dốc thẳng rồi lại lên dốc, mà tầm nhìn không hạn chế, ít xe bác ạ. Sắp lên dốc thì cũng cần có tốc độ cao chút cho đỡ hao xăng, hi hi.


 

Chuphinh

Xe máy
Biển số
OF-83445
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
59
Động cơ
412,790 Mã lực
Mình không theo sách vở cứng nhắc, xin chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi đi đèo.
Lên đèo - Đèo dốc lớn luôn để thừa đà hơn là thiếu bằng cách để số thấp, kể đèo dài. Đừng tính chuyện tốn xăng >:/ cái nào lợi hơn bạn sẽ biết. Với xe số sàn nếu không thừa đà, gặp chướng ngại vật bất ngờ bạn mới về số xe dễ bị trôi, xe tải trọng nặng càng nguy hiểm. Khi lên có thế bám bên phải, vừa tránh ngược chiều vừa tăng chiều dài quãng đường, giảm độ dốc.
Xuống đèo - Đây là thời điểm nguy hiểm nhất. Yếu tố phanh bằng số vô cùng quan trọng, càng dốc càng về số thấp, thả hoàn toàn côn. Hạn chế rà phanh nhiều, gây nóng dẫn đến cháy các bộ phận của phanh dẫn đến mất phanh. Các xe hiện đại dùng ABS chống trượt, phanh gần như mất hiệu lực trên đường sỏi, dễ văng. Khi khẩn cấp hãy đạp phanh mạnh để giảm tốc đột ngột, chấp nhận cho hành khách mệt. Trường hợp đặc biệt phải rà phanh thì hé kính để ý nếu thấy mùi khét nên dừng lại cho nghỉ. Hạn chế bám rìa đường bên phải, rìa đường bao giờ cũng trơn trượt hơn bình thường, theo đà văng thì bên phải cũng dễ xuống vực nhất.

Ban đêm đi đèo dễ phát hiện xe ngược chiều hơn. Đi đèo không như thành phố, chú ý đi pha nhiều hơn, từ bên kia đèo có thể phát hiện xe ngược chiều, rất quan trọng với khúc quặt tay áo. Nếu có sương mù nhiều thì không nên đi pha, đi cốt hoặc đèn gầm càng tốt, sương mù chính là cái gương gây chói mắt người lái xe nếu bật pha, thỉnh thoảng nháy thôi. Không nhìn rõ đường thì nên tìm chỗ trống đỗ hẳn xe lại nghỉ chờ sáng hoặc đợi xe tải của dân nơi đó đi rồi bám sau, xe dân đi đèo chuyên nghiệp đầy đủ các loại đèn vàng. Không dừng ven đường nếu không có chỗ trống, sẽ bị đâm phía sau.
Mất phanh thì chỉ có cách bất kể cái gì hãm bớt xe lại được là làm hết- số 1, phanh tay, cà vào vách núi, nếu có đoạn đường cứu nạn ven đường thì may thoát, còn không tùy theo tính thế mà ứng biến thôi, cố gắng giữ bình tĩnh. (hơi khó):-??
Có bác nào dạy mất phanh thì về số 1 rồi tắt khóa, cái này đúng với tay lái cơ thôi, tay lái trợ lực mà tắt điện thì tèo ngay.
Ngày nay đường đèo dễ hẳn rồi, các bác cứ thoải mái.
Đi đèo vẫn là sở thích của những người ưa trải nghiệm, ngắm phong cảnh và chụp ảnh.
Chúc các bác vui vẻ!
 

vhquan

Xe hơi
Biển số
OF-35254
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
135
Động cơ
475,230 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
tks chủ thớt, 1 đề tài rất bổ ích, nhưng "lạy trời cho con đừng bao giờ phải trải nghiệm cảm giác này" híc!
 

30T_4924

Xe đạp
Biển số
OF-90427
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
23
Động cơ
405,530 Mã lực
Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên và xuống dốc an toàn là: lên dốc số nào thì xuống dốc số đó thôi. còn nhiều và rất nhiều thứ khác bổ xung thêm nhưng còn tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và kinh nghiệm cũng như chủng loại xe. Vấn đề rà phanh nhiều và đạp côn nhiều cũng như tắt máy là tuyệt đối cấm.
Mình xin được mạn phép nói chút ít về những gì mình biết qua 15 năm lái xe và đã từng lái tất cả các loại cũng như tất cả các loại đường việt nam

Phanh chính ô tô được chia làm 4 loại thông thường:
1- Phanh dẫn động bằng dầu không trợ lực.
2- Phanh dẫn động bằng dầu trợ lực bằng khí chân không
3- Phanh dẫn động bằng dầu trợ lực bằng khí nén
4- Phanh dẫn động hoàn toàn bằng khí nén.
Phanh phụ được chia làm 3 loại:
1- Phanh tay kéo thông thường.
2- Phanh tự đỗ ( Locke)
3- Phanh khí xả.

Xe xử dụng phanh dẫn động bằng dầu không trợ lực hiện nay còn rất ít. ví dụ Gaz69. uóat đời trước 90.

Các xe nhỏ từ 29 chỗ trở lại cũng như xe tải 3,5 tấn trở xuống đa số sử dụng phanh dẫn động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không. và sử dụng phanh tay kéo thông thường.

Các loại xe tải từ 11 tấn trở xuống đến trên 3,5 tấn cũng như xe khách loại 35 chỗ thì đa số dùng phanh dẫn động bằng dầu trợ lực bằng khí nén. và sử dụng phanh tay kéo thông thường và có thêm phanh khí xả.

Các loại xe tải trên 11 tấn, congtainer cũng như xe khách trên 35 chỗ đều sử dụng Phanh dẫn động hoàn toàn bằng khí nén, Phanh tay là loại phanh tự đỗ (locke) và có trang bị phanh khí xả.

Phanh dẫn động bằng dầu sẽ ăn hơn phanh dẫn động bằng khí nén. Nhưng tỉ lệ an toàn thì ko cao bằng. cho nên vẫn có loại sử dụng phanh dầu, và có loại sử dụng phanh khí nén.

Về việc mất phanh trên đường đèo bao giờ cũng được hiểu là:
50% do lái xe thiếu hiểu biết và ko có kinh nghiệm.
40% do lái xe ẩu và chủ quan.
10% do sự cố khách quan.

còn về việc về số thấp khi đã mất phanh thì là cả 1 vấn đề và phụ thuộc vào nhiều thứ nữa. đó là tốc độ và khoảng cách có đủ để cho phép bạn thực hiện không, cho dù việc đó cũng ko hề đơn giản.

Cho nên nếu đi đường đèo thì các bạn nên hỏi thật kỹ về cách đi và địa thế đường đèo để ko bị trả giá đắt. và nếu biết rồi thì đừng ẩu và chủ quan. vì ko phải đèo nào ở Việt Nam cũng có đường cứu nạn đâu. và ko phải lúc nào các bạn cũng có đủ thời gian cũng như khoảng cách để đưa ra nhiều lựa chọn đâu. Tôi đã từng đi rất nhiều đèo và cũng bị mất phanh ko ít lần.

Nếu để ngày hôm nay ngồi đây nói chắc tôi phải viết rất nhiều ngày mới hết được ý. tôi chỉ nói qua để các bạn hiểu hơn về vấn đề mà thôi. Nếu thực sự bạn nào muốn biết về vấn đề gì nhiều hơn mà tôi có thể giúp đc thì cứ gửi mail cho tôi. trong phạm vi khả năng có thể tôi sẽ sẵn sàng. Thân:!!
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Đây là một chuyên đề rất hay!! Xin góp câu chuyện có thật để tham khảo: Năm 1976, chuyến xe đò từ Ninh Hòa về Nha Trang khi đổ Đèo Rù Rì thì mất thắng(phanh). Trên xe có khoảng ba chục hành khách, Năm đó đèo quanh co và dốc, đường lại nhỏ. Bác tài hoảng quá, xe loạng choạng như sắp lao xuống vực. Rất nhanh có một người đã đẩy bác tài và cướp lái, sau đó dừng được xe cách đèo chừng 4 Km. Đến hồi xem báo Tỉnh mới biết đấy là chú lái xe của Tỉnh đội Khánh Hòa. Chẳng biết có phải chú ấy dồn số hay không mà dừng được xe?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top