[ATGT] Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên, xuống dốc an toàn

Tuanaltis2009

Xe buýt
Biển số
OF-304451
Ngày cấp bằng
9/1/14
Số km
998
Động cơ
312,800 Mã lực
Em thấy có bài này bên Vnexpress, viết về kỹ thuật đổ đèo. Em dán lại vào đây, mời các cụ xem thêm

1. Khi phanh thao tác thế nào? (xe số sàn). Phanh xe chỉ việc đạp lên chân bàn phanh với lực vừa phải tùy theo tình huống phanh gấp hay chỉ nhấp nhẹ rà phanh để giảm tốc từ từ, chân trái không động gì vào côn cả. Cho đến khi xe đã giảm tốc đến vận tốc mong muốn thì để ý tốc độ xe hiện tại để đạp côn chuyển số hợp lý, về 1 hoặc 2 hoặc 3 cấp tùy vào vận tốc xe sau khi phanh đang là bao nhiêu. Có bạn bảo, khi nhìn thấy đèn đỏ, nên đạp côn thả trôi để tiết kiệm xăng, điều này không cần thiết.

Khi cần phanh thì càng phải để côn bám và tận dụng sức gìm của động cơ. Nếu thả trôi, phanh sẽ không có động cơ giúp đỡ nên mình nó phải chịu áp lực lớn hơn để hãm. Để côn bám, không những động cơ mà máy nén khí của hệ thống điều hòa cũng góp phần gìm xe.

Nhẹ nhàng, phanh bền hơn. Điều làm các bạn ngộ nhận rằng nếu giảm ga mà không âm côn thả trôi thì xăng vẫn tốn vì động cơ rú to như thế cơ mà, chắc nó vẫn ăn xăng lắm. Sai! Khi bạn nhả hết chân ga, hệ thống chế hòa khí cắt giảm tối đa lượng xăng cung cấp về mức như đang chạy không tải - guaranty - hệt như cắt côn. Dù tiếng máy rú to và vòng tua cao thì đó chỉ là nó quay theo quán tính. Điều ngộ nhận này còn dẫn tới thói quen đạp côn hoặc tắt máy khi đổ đèo dốc vì nghĩ rằng tiết kiệm xăng. Tôi sẽ đề cập tiếp.

2. Phanh gấp bắt đầu thao tác thế nào? Đạp phanh và giữ chặt cho đến khi cảm thấy bánh bị bó và trượt (xe không ABS) thì nhả ra rồi lại đạp mạnh, lặp lại liên tục. Cái này giúp xe phanh gấp không bị trượt xoay ngang vì bánh bị bó cứng. Lúc phanh không động gì đến chân côn cả. Có nhiều người thao tác không đúng là cứ phanh là họ đạp côn trước!

Cái này có lẽ là bệnh chung của người mới có bằng lái. Nhưng phải thông cảm là do các thầy dạy không đến nơi đến chốn, nên khi ra đường trường vẫn giữ thói quen lái trong sa hình để không bị "chết máy trừ điểm".

Với xe có ABS thì đơn giản hơn rất nhiều. Đạp phanh thật lực, giữ chặt, chuyện bánh bị bó cứng đã được hệ thống ABS giúp bạn rồi, khi đó để ý chân phanh sẽ thấy nó giật cục vì khi đó ABS đang thực hiện phanh nhấp nhả liên tục để giúp bạn phanh gấp mà không bị trượt. Nếu để ý thì đèn báo ABS cũng sáng lên trên táp-lô.

3. Kết thúc phanh gấp thì làm gì? Khi phanh gấp đến mức xe gần như dừng hẳn, thì lúc đó mới đạp côn để ngắt động cơ và cầu chủ động để xe không bị chết máy. Bây giờ thì động tác lại giống hệt bài thi sa hình với "Tình huống khẩn cấp". Ai đã thi bằng lái đều biết rồi đó, cần phải đạp âm côn để không chết máy, đồng thời ấn đèn tam giác cảnh báo tình huống khẩn cấp để các xe sau được cảnh bảo từ xa mà giảm tốc, không sẽ dễ bị các xe khác đâm từ đằng sau.

Điều thú vị mà các bạn nhận ra ở đây là gì? Đào tạo lái xe ở VN dạy thao tác ở "giai đoạn cuối" chứ không dạy từ đầu nên làm gì. Ngay sau khi phanh gấp tôi thường nhìn gương chiếu hậu ngay tức khắc để chuẩn bị tư thế giảm thiểu chấn thương nếu thấy xe đằng sau đang chuẩn bị lao vào mình.

4. Khi đang lái xe thấy khúc cua thì thao tác thế nào? Nhìn biển báo nếu có. Nếu biển cảnh báo cua gấp, nhất thiết phải rà phanh giảm tốc ngay lập tức trước khi vào cua. Như tôi đã nói lực ly tâm không những phụ thuộc vào góc cua (cua càng gấp lực ly tâm càng lớn), mà còn phụ thuộc vào gia tốc của xe khi đang cua. Nếu ôm cua với tốc độ không đổi thì lực ly tâm là hằng số không đổi, nghĩa là nếu đang cua chưa bị lật thì bạn cứ yên tâm sẽ không bị lật nếu giữ nguyên tốc độ đó.

Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu đạp thêm ga tăng tốc hoặc đạp phanh giảm tốc, khi đó gia tốc bị thay đổi và xe có nguy cơ bị lật rất cao. Hơn nữa, lực ma sát ngang cũng giảm nhiều khi đang cua nên còn có nguy cơ trượt và văng đuôi rất nguy hiểm (các xe hiện đại có hệ thống cân bằng điện tử ESP - Electronic Stability Program để giảm thiểu nguy cơ này).

Vậy nên đừng vào cua tốc độ cao, vào cua tốc độ cao là tự làm khó cho mình, những tài xế nhiều kinh nghiệm họ không dám làm như vậy bao giờ. Có lần trên Youtube cũng đăng cái video xe container bị lật ở Trung Quốc khi cua qua đoạn đèn đỏ đó. Tài xế đang cua bình thường xe không lật nhưng ngay khi tài xế đạp thêm ga tăng tốc trong khi xe vẫn chưa thoát cua lập tức lật. Cái gì cũng có nguyên lý của nó, có những giới hạn vật lý không thể vượt qua.

Luôn nhớ giảm tốc đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.

5. Đổ đèo thao tác thế nào? (xe số sàn). Kỹ năng đổ đèo là cực kỳ quan trọng nhưng hiếm có trường đào tạo nào nhắc đến. May ra có mỗi bài depart (khởi hành ngang dốc) là có đề cập tới chuyện xe leo dốc làm sao để dừng lại rồi leo tiếp hay rủi ro bị trôi ngược là như thế nào.

Nhưng ngay cả khi tôi hỏi một số bạn học viên là có biết tại sao lại có bài Depart ngang dốc không, nó áp dụng cho tình huống nào, có những người cũng không biết vì sao, chỉ biết là được dạy và phải thi thì tập! Đó là điểm khiếm khuyết của việc đào tạo. Theo tôi kỹ năng đổ đèo cần được đưa vào nội dung chương trình. Có thể bạn không ghép được xe song song hay lùi chuồng móp thân vỏ, nhưng cũng chưa chết người. Trong khi việc đổ đèo mà sai cơ bản thì hậu quả thật khôn lường. Khi đổ đèo tôi thường nhìn biển báo, để còn biết đoạn dốc dài bao nhiêu, độ dốc là bao nhiêu %.

Dùng phanh để giảm tốc độ kết hợp về số.

- Xe bắt đầu thả dốc, giữ khoảng 50km/h với số 4, vòng tua máy khoảng 2200 vòng/phút tùy từng xe.

- Thả hoàn toàn chân ga.

- Không đụng đến côn.

- Tiếng máy to dần và xe trôi nhanh dần, vòng tua lên cao hơn 3500v/phút, nhấp phanh để giảm tốc xuống 50km/h, vòng tua 2200v/phút, lại thả phanh Lặp lại như vậy nếu dốc không quá nghiêng.

Nếu dốc hơn thì phải về số 3, thậm chí số 2, nhưng không được để vòng tua máy lên quá 3500v/phút, sẽ hại đến động cơ, hệ thống làm mát, các chi tiết máy và hộp số. Khi dốc càng gấp thì càng phải đi số thấp và nhấp phanh một cách tiết kiệm. Nghĩ đến phanh như giải pháp cuối cùng.

Tôi đổ đèo dốc kiểu như Tam Đảo hay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cũng dùng phanh rất hạn chế. Tuyệt đối không thả trôi và không tắt máy khi đổ đèo dốc.

Việc làm đó không hề tiết kiệm xăng như một số bạn nghĩ. Các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới với lịch sử hàng trăm năm họ đã có những nghiên cứu khoa học cực kỳ nghiêm túc và cẩn thận. Không lẽ các kỹ sư đó không biết và giờ các bạn sáng tạo kiểu như đổ đèo tắt máy hay âm côn về mo N thả trôi để tiết kiệm xăng sao? Trên các tài liệu đặc tả của các loại động cơ, đều đề cập đến chuyện khi chân ga thả hoàn toàn, thì chế hòa khí sẽ cắt giảm tối đa lượng nhiên liệu cung cấp về mức chạy không tải.

Hãy yên tâm là dù có nghe tiếng máy rú ầm lên thì xăng vẫn chẳng tốn hơn tý nào, vì động cơ chỉ quay theo quán tính của xe chứ không ăn thêm xăng. Tắt máy thì khác nào tự sát, hệ thống điện, các hệ thống trợ lực đều bị ảnh hưởng. Còn cái lợi của việc để động cơ gìm giúp xe thì các bạn cũng biết rồi.

Do đó càng đổ đèo thì càng cần phải tận dụng động cơ, máy nén khí điều hòa để gìm xe hỗ trợ cho phanh. Một số bạn lại nói rằng nếu để động cơ gìm xe sẽ làm hại động cơ. Cái này các bạn cũng không phải lo, những chi tiết máy được thiết kế để chịu lực kéo trong phạm vi cho phép, nếu động cơ kéo được bạn lên dốc thì nó cũng đủ bền để gìm bạn xuống cái dốc đó.

6. Đổ đèo thao tác về số thế nào? Kỹ thuật dồn số thấp để "phanh bằng số" yêu cầu phải đồng tốc và làm đúng kỹ thuật. Nếu không làm tốt thì lại cháy côn hoặc vỡ hộp số. Có bạn sẽ hỏi Tại sao lại vỡ hộp số nếu không đồng tốc? Khi không đồng tốc, thì bánh răng nối với cầu chủ động trong hộp số đang quay với tốc độ cao theo đà xe, trong khi động cơ đang chạy ở vòng tua khác. Việc nhả côn sẽ làm cho máy và cầu chủ động khớp vào nhau, động cơ và cầu chủ động xe kết nối, nếu chúng không có cùng vận tốc thì sẽ gây ra lực vặn rất lớn, các bánh răng số có thể bị mẻ gẫy.

Có thể bạn thắc mắc hộp số bền lắm cơ mà? Tôi giải thích nguyên lý của Lực động và Lực tĩnh. Bạn không thể cầm một cái búa to rồi dùng sức ấn cái đinh vào tấm gỗ được. Nhưng với cái búa không to lắm mà giơ lên đập xuống thì đinh thụt vào gỗ rất đơn giản. Lực động là rất lớn, do đó, việc giữ cho côn luôn bám sẽ giảm thiểu hỏng hóc cho hệ thống hộp số và dẫn động của xe. Nếu cần phải tách ly hợp để chuyển số, thì khi tiếp côn phải nhất thiết đồng tốc để tránh sốc. Kỹ thuật đổ đèo là khó và cần được thực hành cẩn thận, tốt nhất là có người có kinh nghiệm kèm cặp là tốt nhất.

Dồn về số mấy? Cái này tùy vào độ dốc, ví dụ bạn thấy con dốc này muốn leo được thì xe phải để số 2, vậy thì khi xuống con dốc này cũng cần đến số 2 mới gìm được xe, còn số cao hơn thì không thể gìm được. Vậy bạn sẽ làm gì tiếp theo. Rà phanh để xe chậm lại đến khoảng 25-30 km/h (dải tốc độ lý tưởng đảm bảo cho việc về số 2 không bị sốc hộp số và ly hợp không bị trượt nhiều). Về số dứt khoát và thả cho côn bám hết trở lại, nhả phanh cho trôi tiếp, vòng tua máy và tốc độ xe tăng dần mà cao quá thì lại nhấp phanh để hãm nó xuống. Nếu thấy dốc lại dốc hơn nữa, vòng tua máy quá cao, xe thì chở nặng, cần phanh về số thấp hơn nữa, nguyên tắc vẫn thế.

Tóm lại bạn chỉ cần nhớ:

- Nhìn độ dốc để ước lượng nên dùng số mấy để gìm xe - Rà phanh giảm tốc về dải tốc độ phù hợp với mức số rồi chuyển số dứt khoát.

- Quan sát đồng hồ vòng tua máy để đảm bảo máy không chạy với vòng tua quá cao, cao quá thì lại rà phanh. Còn nhiều kỹ thuật nữa trong lái xe. Mong các bạn cùng nhau chia sẻ và giúp hạn chế tai nạn GT.

-------------------------
Nguyên bản của một kụ tên Hoàng Đức, tại đây:
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2011/07/phanh-xe-va-do-deo-the-nao-cho-dung/
Đọc gần 40 trang thấy cụ nói chuẩn. Mình lái cũng lâu, mà toàn đi đồng bằng.
Hôm nay đi tam đảo, lúc lên thử bản lĩnh. Ơn trời lên dốc ăn toàn, chiều nay e đổ đèo, ấp dựng những lý thuyết như cụ nói rất có ích. Hỷ vọng đổ đèo 3 đảo an toàn
 

kia forte 2012

Xe buýt
Biển số
OF-173544
Ngày cấp bằng
25/12/12
Số km
788
Động cơ
349,543 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Đường Lam Sơn, Phường Đồng Tâm, Thành Phố Vĩnh Yên
Nếu tai nạn xe ô tô xảy ra ở dốc cao (thường 1 bên dốc là vực sâu) hậu quả của nó sẽ khủng khiếp, làm chết nhiều người hoặc phá hủy phương tiện, hàng hóa, vì vậy, trước khi lên dốc, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) nhất thiết phải kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga bộ lốp; nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải xử lý kỹ thuật ngay.

Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật nhanh, nhạykhi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp xe chở nặng.
Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng tổng hợp cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua tay áo): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực. Khi xe xuống dốc phà (nhất là dốc đứng): khi xuống đến và bánh xe chạm vào cầu dẫn, cho xe dừng lại giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà.

Chúc các cụ lái xe an toàn
 

phapbq

Xe đạp
Biển số
OF-305448
Ngày cấp bằng
17/1/14
Số km
14
Động cơ
303,140 Mã lực
Mình có một thắc mắc mà không biết hỏi ở đâu cho hợp lý. Hỏi ở đây mong các bác chỉ giáo.

Nội dung thắc mắc:

Độ cao của dốc lên sân nhà khoảng bao nhiêu độ là vừa?

Mình thấy một số nhà dốc từ đường lên nhà khá cao, nhìn có cảm giác như xe chạy lên thì sẽ mắc kẹt giữa chừng (Một bánh ở trên, một bánh còn trên dốc nhưng sàn xe thì kẹt lại).

Vậy độ dốc khoảng bao nhiêu là hợp lý ạ? Để xe chạy lên mà không bị cạ sàn.
Xin cám ơn các bác rất nhiều.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mình có một thắc mắc mà không biết hỏi ở đâu cho hợp lý. Hỏi ở đây mong các bác chỉ giáo.

Nội dung thắc mắc:

Độ cao của dốc lên sân nhà khoảng bao nhiêu độ là vừa?

Mình thấy một số nhà dốc từ đường lên nhà khá cao, nhìn có cảm giác như xe chạy lên thì sẽ mắc kẹt giữa chừng (Một bánh ở trên, một bánh còn trên dốc nhưng sàn xe thì kẹt lại).

Vậy độ dốc khoảng bao nhiêu là hợp lý ạ? Để xe chạy lên mà không bị cạ sàn.
Xin cám ơn các bác rất nhiều.
Độ dốc là bao nhiêu sẽ phụ thuộc xe cụ là xe gì vì nó căn cứ vào:
- Khoảng sáng gầm xe
- Chiều dài cơ sở
 

tuoitrehanoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-19769
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
129
Động cơ
502,880 Mã lực
Thanks các bác về những hưóng dẫn bổ ích
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,864
Động cơ
544,893 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Lên xuống dốc sử dụng số phù hợp là yếu tố quan trọng nhất.
 

Forever_Man

Xe hơi
Biển số
OF-28337
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
123
Động cơ
485,050 Mã lực
Đọc gần 40 trang thấy cụ nói chuẩn. Mình lái cũng lâu, mà toàn đi đồng bằng.
Hôm nay đi tam đảo, lúc lên thử bản lĩnh. Ơn trời lên dốc ăn toàn, chiều nay e đổ đèo, ấp dựng những lý thuyết như cụ nói rất có ích. Hỷ vọng đổ đèo 3 đảo an toàn
Hóng kinh kinh nghiệm của các cụ.
 

laixe01

Xe container
Biển số
OF-117166
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,461
Động cơ
648,347 Mã lực
Cám ơn bác chủ bài viết hay quá
 

TrungAnhNguyen

Xe máy
Biển số
OF-312035
Ngày cấp bằng
17/3/14
Số km
74
Động cơ
297,840 Mã lực
em chưa đổ đèo lần nào. đọc để nhớ sau còn áp dụng ạ. cảm ơn cụ
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,649
Động cơ
379,343 Mã lực
Theo em không nên tắt máy trong mọi trường hợp.
 

dumuc_1102

Xe tải
Biển số
OF-87704
Ngày cấp bằng
7/3/11
Số km
343
Động cơ
409,869 Mã lực
Trường hợp đang đi xuống dốc cảm thấy hơi nhanh (số 3 chẳng hạn) mà muốn về số 2 để giảm tốc thì có được không các cụ. Em đọc trên này có cụ không về được số 2 thì phải xử lý thế nào?
 

GioMelinh

Xe hơi
Biển số
OF-327232
Ngày cấp bằng
15/7/14
Số km
100
Động cơ
286,100 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cám ơn cụ chủ.em đã đi tam đảo rồi thấy cụ nói chuẩn đấy.
 

Nano Itek

Xe đạp
Biển số
OF-327239
Ngày cấp bằng
15/7/14
Số km
18
Động cơ
285,280 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Xuống dốc các bác tài cứ từ từ mà đi, sử dụng số thấp, xe ga thì dùng số chậm D2+D3 và kết hợp dùng phanh
 

S_love

Xe hơi
Biển số
OF-164480
Ngày cấp bằng
30/10/12
Số km
109
Động cơ
348,450 Mã lực
Trước tiên, xin bạn luôn nhớ phòng tránh đừng để tai nạn xe ô tô xảy ra ở dốc cao (thường 1 bên dốc là vực sâu); bởi lẽ hậu quả của nó sẽ “khủng khiếp” làm chết nhiều người hoặc phá hủy phương tiện, hàng hóa. Đặc biệt lưu ý nguyên nhân về kỹ thuật thao tác lái xe lên, xuống dốc gây nên do các chuyên gia ATGT khuyến cao sau đây:

1. Trước khi lên dốc, xuống dốc (nhất là đối với dốc cao, dốc dài) nhất thiết phải kiểm tra lại côn, phanh trước, phanh sau, số, ga bộ lốp; nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải xử lý kỹ thuật ngay.

2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp kém hiệu quả.

3. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật “nhanh, nhạy” khi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở mo (0) làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp xe chở nặng.

4. Khi đang xuống dốc dài, xe càng lao nhanh; nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh cấp tốc thì phải sử dụng “tổng hợp” cả phanh sau, phanh trước, giảm số, giảm ga và thả côn.

5. Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua “tay áo”): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.

6. Khi xe xuống dốc phà (nhất là dốc đứng): khi xuống đến và bánh xe chạm vào cầu dẫn, cho xe dừng lại giây lát để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà.

(Theo A.T.G.T)
e mời cụ một ly, kinh nghiệm rất hay
 

thanh.hats

Xe tải
Biển số
OF-330118
Ngày cấp bằng
6/8/14
Số km
226
Động cơ
285,270 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
thạch thất_Hà Nội
theo em thì khi tắt máy mà xe xuống dốc vẫn còn đà thì không thể khự xe lại được!chỉ khi mà xe gần như là đưng yên thì chết máy nó mới khự lại thôi cụ ạ!
 

Nano Itek

Xe đạp
Biển số
OF-327239
Ngày cấp bằng
15/7/14
Số km
18
Động cơ
285,280 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chào các bác em, em tổng hợp các yếu tố trên lại sau:
1. Kỹ năng lái ( giờ bay càng nhiều, lái ở nhiều mặt trận thì kỹ năng lái càng cao ạ )
2. Xe tốt
3. Bình tĩnh xử lý
4. Không đi đâu mà vội, chạy đúng tốc độ từng loại đường.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Vâng, thì ta bàn về chuyện tắt máy hay kg?.

Về lý thuyết, nếu ly hợp không cắt thì là toàn bộ "sự quay" của trục cơ -> hộp số -> cầu -> trục bánh xe sẽ cùng hoạt động với nhau (nhưng tốc độ quay giữa trục cơ và trục bánh xe khác nhau là nhờ hộp số). Nếu tôi nhớ kg nhầm thì tỷ lệ chuyền động giữa trục cơ và trục bánh xe là 1/1 ở số 3 thì phải (nghĩa là nếu chạy ở số 3 thì trục cơ quay 1 vòng thì trục bánh xe cũng quay 1 vòng. Còn chạy ở số 1 thì tốc độ trục cơ lớn hơn tốc độ trục bánh xe nhiều nhất => xe chạy chậm nhất; ở số 5 tốc độ trục cơ sẽ chậm hơn so với tốc độ trục xe nhiều nhất => xe chạy nhanh nhất).
Vì lý do trên, người ta phải tính toán kết cấu thế nào để các bộ phận truyền động có thể chịu được tốc độ tối đa với lực tối đa mà nó kg bị vặn "vỏ đỗ" => bể gẫy.... Còn vượt quá mức thì đành phải tèo thôi.

Bây giờ xét trường hợp xe xuống dốc với tốc độ lớn, tắt máy, cài số và không dùng phanh (hay là mất phanh):
1/ Nếu tốc độ xe lớn trên 60km/h chẳng hạn và được cài số 4, 5 => thì vận tốc của trục bánh xe và trục cơ sẽ quay tương đương như trường hợp máy đang nổ và xe đi số 4, số 5. Chỉ có khác là lực thay vì truyền từ động cơ -> trục bánh xe thì nay ngược lại từ bánh xe -> trục cơ. Tuy vậy, vận tốc quay và lực tác động lên các bộ phận chuyển động vẫn trong mức cho phép nên các bộ phận vẫn hoạt động bình thường.
Tuy vậy: lao xuống dốc với tốc độ lớn như vậy (và kg dùng phanh hoặc mất phanh rồi) thì chắc chỉ qua được 1 khúc cua là đi thẳng xuống vực. Vì vậy, việc tắt máy và cài số cao sẽ kg có giá trị để hãm xe lại.
2/ Nếu vẫn tốc độ lớn như vậy, nhưng xe được cài ở số thấp chẳng hạn. Thì lúc này các bánh răng hộp số, trục cơ sẽ quay với vận tốc lớn hơn bình thường rất nhiều. Giả dụ để dễ hình dung là trong điều kiện bình thường, nếu xe chạy số 1: trục cơ quay 3 vòng -> bánh răng thứ cấp hộp số quay 2 vòng -> trục bánh xe quay 1 vòng => tốc độ là 20km/h. Bây giờ, do động cơ kg hoạt động và bị ép chạy ở tốc độ 60km/h (gấp 3) thì suy theo chiều ngược lại, lúc này trục bánh xe quay với vận tốc gấp 3 lần, tức 3 vòng -> bánh răng quay 6 vòng -> trục cơ quay 9 vòng. Kết quả là bánh răng và trục cơ chịu không nổi và việc bể gẫy là tất yếu. Mà bể mất hộp số rồi thì chẳng còn gì để mà hãm nữa. Xe trôi tự do và tài xế kiếm cái "am miếu" nào đó ven đường để hạ cánh ngồi thiền là vừa.

Suy luận trên cũng có vẻ đúng trong thực tế vì phần lớn tai nạn trên đèo đều có nguyên nhân chung là do mất phanh và bể hộp số (kg biết cái nào bị trước).

3/ Còn nếu xe đang chạy ở tốc độ thấp xuống đèo, nếu bị mất phanh thì tài xế chắc sẽ kịp gìm ga, dồn số, dùng phanh tay. Hà cớ gì tắt động cơ để có thể bị mất trợ lực, mất điều khiển các bộ phận khác??

Chung qui lại, có thể kết luận là việc tắt máy khi xe xuống dốc chỉ gây nguy hiểm thêm.
Vodka cụ . Quá chuẩn luôn ợ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top