[Funland] Thảo luận về Nước Nga

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Đầy đủ, chi tiết về an sinh XH Nga

Bạn trong video nói mình là tiến sĩ và giảng viên ở trường đại học, vợ học bác sĩ và đang học tiến sĩ ở Saint Peterbourg.
Như vậy chứng tỏ vẫn có trí thức ở VN xin được việc ở Nga?

evoque2012 bạn này xin được vào nhà nước Nga nhưng chắc chưa nhập tịch Nga, vậy nghĩa là có thể không nhập tịch vẫn vào nhà nước được đó bác, dù khó hơn chăng?
Nga có chấp nhận 2 quốc tich, đúng không. Vậy điều kiện nhập tịch là gì? Theo lý thì vợ bác có thể xin nhập tịch dễ dàng vì sống từ bé ở đây

Ở topic trước có 1 bạn là viên chức nhà nước vào nói về thu nhập ở Nga, không rõ bạn ấy có vào quốc tịch Nga chưa?
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Vẫn chưa chấm dứt về robot nói chung và robot công nghiệp nói riêng, nhưng tạm ngừng để quay lại 1 vấn đề khác.
Ở topic tiền thân của topic này, tôi có nói đến công ty chế tạo máy kéo nói riêng hay máy nông nghiệp nói chung của Nga, là Rostselmash, họ xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới, vào cả Mỹ, Canada.
Có 1 bạn (sau được các bác khác cho biết đó là Tước) vào bình phẩm là Rostselmash này dùng động cơ của hãng Cummins Mỹ. Nếu chỉ nói vậy thì không sao, hoặc nếu bảo động cơ máy nông nghiệp Nga không bằng Mỹ, Đức thì tôi có thể chấp nhận, nhưng bạn ấy lại bảo Nga không có hãng làm động cơ cho máy nông nghiệp, chỉ sống dựa vào động cơ Mỹ, hay kiểu như Nga chỉ có duy nhất hãng này làm máy nông nghiệp.
Vì thế trong topic này, tôi có viết mấy bài ở các đoạn trích trên, cho thấy Nga còn nhiều hãng chế tạo máy nông nghiệp khác, và họ dùng các động cơ của Nga, và Nga cũng có nhiều hãng chế tạo động cơ diesel cho các máy nông nghiệp, phương tiện giao thông đường bộ, hay cho các máy công nghiệp khác, và họ cũng đều đạt chuẩn Euro-4, Euro-5, được phép xuất vào thị trường EU rồi (còn có xuất được không là chuyện khác).

Bây giờ nói thêm một số hãng chế tạo động cơ gasoline, diesel cho các phương tiện giao thông đường bộ, máy móc trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp khác. Động cơ tuabin khí như của công ty PJSC UEC-UMPO trong đoạn trích trên thì không bàn ở đây.

Nhìn chung tổng thể thì đây là cái mà Nga không bằng phương Tây, cụ thể là Mỹ, Đức (ít nhất là tôi nghĩ vậy). Lẽ ra ở đây, mấy bác chê Nga có thể vào bình luận với những ý kiến rõ ràng, xác thực, nhưng hình như chả có ai vào bình cả, mà nếu có chắc chỉ mấy câu kiểu, cái này Nga kém, đi sau, xách dép, etc. rồi cắp đít đi ra. :D=))

1) Nhà máy động cơ PJSC Avtodizel (Yaroslavl Motor Plant)
Đã nói ở đoạn trích trên, sản phẩm động cơ dòng YaMZ của công ty này đạt chuẩn Euro-4, 5 và không trực tiếp xuất khẩu, mà thông qua một công ty khác là YARDIEZEL.
Nếu có bổ sung thì chỉ nói thêm rằng; Nhà máy động cơ Yaroslavl là một doanh nghiệp full-cycle enterprise và bao gồm đầy đủ các khâu: xưởng đúc, rèn, nhiệt, hàn, mạ điện, sơn, phần cứng, lắp ráp cơ khí, lắp ráp và thử nghiệm, sản xuất dụng cụ, sửa chữa, quản lý năng lượng, dịch vụ vận chuyển và lưu trữ, một mạng lưới các điểm dịch vụ , một xưởng máy công cụ nhỏ và thiết bị phi tiêu chuẩn.
Động cơ YaMZ được lắp đặt trên hơn 300 mẫu xe được sản xuất tại Belarus, Nga và Ukraine. Khách hàng tiêu thụ chính: Nhà máy ô tô OJSC Uralsky, OJSC MAZ, LLC LiAZ, RUPP BelAZ, OJSC Electroagregat, LLC Slobozhanskaya Industrial Company.
Ngoài ra, YaMZ còn sản xuất động cơ diesel OM646 2,1 lít 109-136 mã lực được cấp phép vào năm 2013-2018. được lắp đặt trên xe tải và xe buýt nhỏ Mercedes-Benz Sprinter (W909) được gọi là "Sprinter Classic".

Dường như nhà máy đang nhằm đến chế tạo động cơ chạy bằng khí đốt.

Khuyến mại thêm ảnh, bổ sung vào số ảnh đã đưa ở đoạn trích trên

View attachment 5519631 View attachment 5519632 View attachment 5519633

2) Nhà máy động cơ Tutaevsky (Tutaevsky motor plant)
Đã nói ở đoạn trích trên, sản phẩm động cơ dòng TMZ, động cơ này đạt chuẩn Euro-4, không rõ đã lên Euro-5 chưa
Nếu có bổ sung thêm thì dòng động cơ mới TMZ-880 engine đã được sản xuất vào năm 2015. Động cơ trước đó TMZ-864.10 đã đạt chuẩn Euro-4, không rõ TMZ-880 có đạt chuẩn Euro-5 không?
Hãng này cũng cung cấp động cơ cho xe tải KAMAZ và một số hãng xe của Belarus
Khuyến mại thêm ảnh, bổ sung vào số ảnh đã đưa ở đoạn trích trên
View attachment 5519630

3) Kama Automobile Plant với dòng động cơ KAMAZ
Xe tải Kamar đã giành chức vô địch 17 lần đua Paris Dakar Rally, kỷ lục chưa ai có được.
Kamar không chỉ làm xe tải, mà còn là nhà sản xuất động cơ (engine manufacturer) và các linh kiện ô tô.
Xe Kamar có thể chạy với dòng động cơ turbo nội địa hoặc động cơ Cummins của Mỹ. Nhưng gần đây thì Kamaz hay dùng dạng động cơ Diesel R6 do hãng này và hãng Liebherr (Đức nhưng trụ sở ở Thụy Sĩ) chế tạo. Cách đây 3 năm, họ đã khai trương 1 nhà máy chế tạo động cơ R6 ở Nga
Hiện Nga này lại đang phát triển một version mới của động cơ diesel (new inline six-cylinder engine ), dự kiên sẽ ra lò vào năm 2021.
Các động cơ cũ trước đó của KAMAZ chế tạo là loại diesel 8 xi lanh hình chữ V đã đạt chuẩn Euro-4 với công suất từ 280 đến 440 mã lực, sau đó là KAMAZ chế tạo động cơ đạt chuẩn Euro-5 và dòng động cơ mới này có thể đạt chuẩn Euro-6.
Tuy vậy, xe Kamaz xuất khẩu phổ biến ở mọi khu vực thế giới, còn sang thị trường phương Tây thì rất hạn chế, dĩ nhiên, vì lĩnh vực này cũng có tính bảo hộ. Cũng không rõ vì sao hãng này không nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ hồi 2014, vụ Ukraine. Hãng Daimler của Đức có 15% cổ phần trong Kamaz, còn cổ đông chính là Rostec (49.9%)
Hình như chính Vn cũng có nhà máy sửa chữa đồ của Kamaz thì phải?
View attachment 5519646 View attachment 5519647 View attachment 5519648
View attachment 5519625 View attachment 5519626 View attachment 5519627 View attachment 5519628 View attachment 5519629

4) Ulyanovsk Motor Plant (UMP), Nhà máy Động cơ Ulyanovsk (UMP), thuộc Tập đoàn GAZ, sản xuất động cơ xăng, diesel và động cơ LPG (on liquefied gas) và CNG (on compressed natural gas methane)
Động cơ tuân theo tiêu chuẩn Euro-4 và Euro-5. Dòng động cơ UMZ và UMP, cho đủ loại phương tiện đường bộ như xe bus, xe chở khách, xe con.
Dòng xe Gazette nhập về Việt nam, theo như một số bạn nói là dùng động cơ Cummins chứ không chạy động cơ này?
View attachment 5519635

View attachment 5519634 View attachment 5519636 View attachment 5519641

5) Zavolzhsky Motor Plant
cũng chế tạo dòng động cơ xăng, diesel hiện đại ZMZ đạt chuẩn Euro-4, chả rõ lên Euro-5 chưa?. Công ty này cũng chế tạo cả linh kiện ô tô

View attachment 5519642 View attachment 5519643 View attachment 5519644
Nói về động cơ, cụ có biết về cái động cơ mà nga chế tạo cho xe tăng Armata?
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Nga có 1 công ty này giống với công ty làm chip Mikron ở 2 đoạn trích trên, các sản phẩm bán dẫn trùng nhau, đều làm vi xử lý (microprocessors, microcontrollers), RFID chips, hay các mạch tích hợp nói chung.
Cả 2 công ty này cũng nghiên cứu lĩnh vực "nano" nữa, chứ không phải chỉ là "micro". Công ty này cũng sở hữu tiến trình chế tạo chip 65nm như Mikron, có khi nào là cả đứa nghiên cứu chung rồi cùng sở hữu chung 1 fab không?
Hay họ chỉ R/D chung công nghệ 65nm rồi mỗi thằng cắp đít tự xây riêng cho mình cái fab theo công nghệ đó?
Tôi có cảm giác ban đầu họ là 1 công ty, sau tách riêng ra thì đúng hơn, vì rất giống nhau, hi hi

MERI JSC (Molecular Electronics Research Institute)


MERI là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Tập đoàn MERI, là một bộ phận của Sistema JSFC Holding. MERI và các công ty của nó tạo thành tổ hợp công nghệ khoa học hàng đầu về phát triển và sản xuất vi/nano điện tử (micro- and nanoelectronics) và chất bán dẫn ở Nga.

JSC "NIIME" cũng là thành viên đầy đủ của Liên minh Chất bán dẫn Toàn cầu (GSA).

Công ty cổ phần MERI sở hữu một số công nghệ cần thiết cho việc sản xuất các thiết bị nguồn điện tương tụ (analog power management), chip RFID, bộ vi xử lý, vi điều khiển và các loại mạch tích hợp khác.

Nhiều sản phẩm của công ty nầy đã được sử dụng trong các hệ thống tàu vũ trụ liên hành tinh, trong các thiết bị trên tàu cho tàu vũ trụ và trong các phương tiện phóng quỹ đạo.

Công ty cổ phần "NIIME" cũng đã hình thành cơ sở khoa học và công nghiệp cho việc thiết kế các chip VLSI có độ phức tạp chức năng cao với kích thước topo 180-90-65 nm để cung cấp cho ngành công nghiệp trong nước các linh kiện vi điện tử hiện đại.

Các công nghệ và thành phần của VLSI với bộ nhớ non-volatile được tạo ra tại công ty đã trở thành cơ sở cho việc phát triển và sản xuất nhận dạng tần số vô tuyến trong nước (công nghệ RFID - radio frequency identification).

Con chip với crystal của công ty dùng trong thẻ giao thông công cộng của công ty đã được công nhận vào năm 2013 là chi phí hiệu quả nhất bởi IEEE (Viện Kỹ sư Điện và Điện tử Quốc tế - cơ quan lập pháp toàn cầu về điện tử và kỹ thuật điện).

Mô-đun chip cho thẻ điện tử đa năng (UEC - Universal Electronic Card) với crystal có thiết kế riêng của công ty, vừa là tài liệu nhận dạng vừa là thẻ ngân hàng, như một chứng từ thanh toán đã vượt qua tất cả các giai đoạn chứng nhận trong các cơ quan nhà nước của Liên bang Nga và trong các phòng thí nghiệm quốc tế cho tuân thủ các yêu cầu về an toàn và chức năng, bao gồm. và tuân thủ các yêu cầu của Hệ thống thanh toán quốc tế Master Card.

Nhóm khoa học của NIIME JSC đã phát triển phần mềm gốc cho ngân hàng và thẻ thông minh nhận dạng, chưa có phần mềm tương tự trong nước. Vào năm 2012, một máy ảo JavaCard đã được triển khai và chứng nhận để sử dụng trong UEC và một công nghệ ban đầu để xác minh chủ thẻ bằng cách sử dụng thông tin sinh trắc học trong hộ chiếu đã được phát triển. Thẻ thông minh do Công ty Cổ phần "NIIME" phát triển với phần mềm của riêng họ cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, được khẳng định bằng các chứng chỉ quốc tế đã nhận được. Đặc biệt, thẻ thông minh được tạo ra tại NIIME là thẻ thông minh nội địa đầu tiên và vẫn là thẻ thông minh nội địa duy nhất được tổ chức chứng nhận hệ thống thanh toán quốc tế EMVCo phê duyệt để sử dụng làm thẻ ngân hàng cùng với các sản phẩm của 7 công ty khác trên thế giới.

Lần đầu tiên trong lĩnh vực vi điện tử trong nước, Công ty cổ phần NIIME đã xây dựng quy trình công nghệ cơ bản công nghiệp để sản xuất vi mạch tích hợp vi sóng silicon-germani sử dụng công nghệ BiCMOS, cho phép tạo ra cơ sở linh kiện điện tử riêng cho thiết kế và sản xuất các hệ thống thu và phát sóng vô tuyến thế hệ mới trong các thiết bị liên lạc và định vị.

NIIME có trách nhiệm điều phối hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghiệp thuộc ngành vi điện tử của Liên bang Nga để phát triển và sử dụng các thành phần phần cứng trong nước trong các sản phẩm điện tử do Nga sản xuất.

Các vi mạch tích hợp do Công ty Cổ phần NIIME phát triển đã được Bộ Công Thương Liên bang Nga chứng nhận phù hợp với các sản phẩm công nghiệp cấp độ đầu tiên. Việc sử dụng chúng trong hộ chiếu nước ngoài, thẻ điện tử phổ thông, bằng lái xe, thẻ của hệ thống thanh toán MIR, ... đảm bảo lưu trữ đáng tin cậy dữ liệu cá nhân, bảo mật thông tin của công dân và độc lập về công nghệ của nhà nước.

Công ty cổ phần "NIIME", thông qua việc sử dụng các giải pháp công nghệ và mạch điện mới, đã phát triển một thiết kế mới của ô nhớ non-volatile để sử dụng cho các vi mạch cấp I sản xuất trong nước có sẵn trên thị trường. Trên cơ sở ô mới, một khối bộ nhớ không bay hơi EEPROM (Bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình bằng điện) có khối lượng tăng lên được thiết kế để sử dụng trong các bộ vi xử lý được bảo vệ bằng mật mã của các hệ thống phức tạp với yêu cầu cao hơn về bảo mật và bảo vệ dữ liệu, chẳng hạn như như hệ thống nhận dạng điện tử của chính phủ, bao gồm chứng minh thư, bằng lái xe, hộ chiếu sinh trắc học, giấy phép cư trú hoặc chính sách bảo hiểm y tế. Ngoài ra, các kỹ sư NIIME đã phát triển một hệ điều hành mới,

Bộ vi điều khiển MIK51AD144D do Công ty cổ phần NIIME phát triển cho tài liệu điện tử và thẻ thông minh đã được trao giải thưởng ngành "Chip vàng-2018" trong đề cử "Sản phẩm linh kiện điện tử tốt nhất 2017-2018"

Hệ thống thẻ thanh toán quốc gia (NSPK) đã chứng nhận chip ngân hàng kép MIKPay.MTD.D6 do NIIME JSC phát triển để thực hiện thanh toán không tiếp xúc trong hệ thống thanh toán MIR.

Sự phát triển của JSC "NIIME" - bộ vi điều khiển cho thẻ ngân hàng MIK51BC16D - đã giành chiến thắng trong hạng mục "Thay thế nhập khẩu" của công ty
Nga có 1 công ty này cũng hay, cũng thuộc tập đoàn MERI như công ty JSC MERI ở trên
Công ty này là 1 công ty có uy tín quốc tế, làm việc trong lĩnh vực nanoelectronics - điện tử nano (chứ không phải chỉ là microelectronics - vi điện tử, vi mạch, etc.), photonics (quang tử), high-speed optoelectronics (quang điện tử tốc độ cao) và laser bán dẫn ( semiconductor lasers)
Tương lai sau này là optoelectronics , photonics và nanoelectronics chứ không phải microelectronics

Connector Optics LLC


Connector Optics LLC là một nhà sản xuất phát tia laser bề mặt hốc đứng tốc độ cao 850 nm (VCSEL - vertical cavity surface emitting laser) và p-i-n photodiode epiwafer.
Công ty cung cấp các giải pháp dựa trên VCSEL để truyền dữ liệu qua mạng cáp quang với tốc độ vượt quá 25 Gbit / s mỗi kênh.
Connector Optics được thành lập vào năm 2009 tại St.Petersburg, Nga.

Connector Optics có năng lực riêng để thiết kế và cơ sở sản xuất riêng để chế tạo các sản phẩm công nghệ nano tiên tiến (innovative nanotechnology products) cho các mục đích khác nhau: điốt laze (laser diodes), sản xuất hàng loạt epiwafers cho VCSEL, photodiode p-i-n (đi ốt quang pin), bóng bán dẫn vi sóng và điốt (microwave transistors and diodes), các thiết bị điện tử quang học ( optoelectronics) và UHF khác, .v.v.
Các cơ sở sản xuất của công ty được trang bị máy Riber 49 MBE hiện đại với nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau có sẵn để sử dụng và các công cụ tiên tiến khác. (RIBER là công ty hàng đầu thế giới của Pháp, chuyên cũng cấp thiết bị molecular beam epitaxy (MBE) - Hệ thống Epitaxy chùm tia phân tử (MBE) )

Connector Optics là một nhóm các chuyên gia đến từ Học viện Kỹ thuật Vật lý A.F. Ioffe (St.Petersburg, Nga) và Đại học Học thuật St.Petersburg (Nga). Các tổ chức này là một trong những tổ chức hàng đầu thế giới về R & D của laser bán dẫn.
Năm 2000, Viện sĩ Zhores Alferov được trao giải Nobel Vật lý (cùng với Herbert Kroemer) cho những nghiên cứu của ông trong việc nghiên cứu cấu trúc nano bán dẫn cho quang điện tử tốc độ cao (high-speed optoelectronics) do ông đứng đầu tại Viện Kỹ thuật Vật lý A.F. Ioffe.
Các chuyên gia của Connector Optics có kinh nghiệm lâu năm trong việc tăng trưởng epiwafer cho cả mục đích công nghiệp và R&D cũng bằng cách sử dụng các kỹ thuật tăng trưởng độc đáo (unique growth techniques).
Họ cũng tham gia vào các dự án R&D quốc tế lớn ở Đức và Đài Loan.

Connector Optics liên tục innovation bao gồm cả việc sửa đổi các sản phẩm hiện có và phát triển các loại sản phẩm công nghệ nano mới. Các trung tâm công nghệ nano hàng đầu, chẳng hạn như Viện Kỹ thuật Vật lý AF Ioffe, Đại học Học thuật St.Petersburg, Viện Vật lý Bán dẫn Chi nhánh Siberi của Viện Khoa học Nga (Novosibirsk, Nga) và Đại học Kỹ thuật Berlin (Đức), Hệ thống Chương trình Viện Hàn lâm Khoa học Nga (Pereslavl-Zalessky), là đối tác R&D của công ty.

1602363373301.png
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Ở bài trước khi nói về Connector Optics LLC có nói đến molecular beam epitaxy (MBE) - Thiết bị/Hệ thống Epitaxy chùm tia phân tử.
Nga cũng có 1 công ty uy tín chế tạo thiết bị này, và cả các thiết bị khác, mà nếu không có chúng thì không thể chế tạo chip, vi mạch, hay bất kỳ các sản phẩm nào khác trong ngành bán dẫn.
Đây cũng là 1 công ty trong ngành công nghệ nano và cụ thể là điện tử nano (nanoelectronics)

Closed Joint Stock Company "Scientific and Technological Equipment" (ZAO "NTO") dưới cái tên SemiTEq

SemiTEq JSC là một trong những nhà thiết kế/sản xuất nhiều loại thiết bị HV(High vacuum), UHV (Ultra-high vacuum) hàng đầu của Nga để đáp ứng mọi yêu cầu của ngành công nghệ bán dẫn hiện đại. Cụ thể là sản xuất Thiết bị xử lý Wafer (Wafer Processing Equipment) và Hệ thống Epitaxy chùm tia phân tử (MBE) như đã nói ở trên. Ngoài ra, công ty còn chế tạo nhiều linh kiện, vật liệu, phụ kiện không thể thiếu trong ngành công nghiệp chế tạo bán dẫn. Sản phẩm của công ty cũng gồm 1 nanolaboratory và 1 application laboratory.

Năng lực cốt lõi của Công ty là phát triển và sản xuất hệ thống MBE (molecular beam epitaxy) cho phạm vi rộng А 3 В 5, khoảng cách dải rộng А 2 В 6 và А 3N hợp chất bán dẫn tăng trưởng. Các thành phần cỗ lõi của hệ thống có thiết kế được cấp bằng sáng chế và bao gồm bí quyết công nghệ của riêng SemiTEq.

Các dòng sản phẩm của Hệ thống MBE và Thiết bị xử lý Wafer của công ty đảm bảo chất lượng cao của tăng trưởng epiwafer và quá trình xử lý tiếp theo của nó trong quá trình R & D cũng như sản xuất thử nghiệm. SemiTEq cung cấp các giải pháp độc đáo dựa trên nghiên cứu khoa học của riêng mình cho các mục tiêu cụ thể của Khách hàng.

Chính sách R&D của công ty sử dụng kinh nghiệm R & D của riêng mình trong công nghệ bán dẫn. Công ty có nhiều đối tác quốc gia và quốc tế ở Mỹ, Canada, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Canada, Thụy Điển

Video
Semiteq-ENG2


Một số mốc phát triển sản phẩm:

2001-2002
Tiến hành hiện đại hóa sâu các hệ thống MBE đã được sản xuất tại Liên Xô.


2003-2004
Hệ thống EPN3 MBE được công ty phát triển, dành cho sự phát triển của III-Nitrua


2005-2006

Hoàn thành thành công các thử nghiệm của mô hình thử nghiệm MBE. Hệ thống STE mới cung cấp sự phát triển của cấu trúc nano dựa trên các hợp chất A 3 B 5 và Si-Ge. Sản xuất hàng loat hệ thống MBE đã được bắt đầu.


2006-2007
Sản xuất các mô hình thiết bị đầu tiên cho quá trình xử lý wafer (wafer processing)
: khắc hóa plasma (plasma-chemical etching), lắng đọng chùm tia điện tử (electron-beam deposition), ủ nhiệt (thermal annealing)


2007-2008
Đã sản xuất Hệ thống MBE STE3532 mới,
được định cấu hình để tăng trưởng A 3 B 5

2008-2009
thiết kế và sản xuất hệ thống STE3526 hai lò phản ứng (two-reactor STE3526
) đầu tiên để tăng trưởng cấu trúc nano hỗn hợp A 3 B 5 / A 2 B 6 dựa trên những thành tựu mới nhất trong các hệ thống vật liệu này




2009-2010
RUSNANO OJSC đã phê duyệt dự án cơ sở hạ tầng với sự tham gia của SemiTEq JSC. SemiTEq JSC đã ký kết hợp đồng với một trong những phòng thí nghiệm hàng đầu của Ấn Độ MO - DRDO tại Phòng thí nghiệm Vật lý Trạng thái rắn (SSPL, New Delhi) để cung cấp Hệ thống STE3N2 với nguồn plasma.


2011-2012
Sản phẩm phức hợp mới - Phòng thí nghiệm nano (Nanolaboratory) được phát triển theo hợp đồng nhà nước. Phòng thí nghiệm ứng dụng (Application Lab) đã đi vào hoạt động.


MBE Systems
1602365738372.png


1602365783823.png


Wafer Processing Equipment (PVD, PE, PECVD, RTA)

1602365884376.png
1602365966005.png


Nanolaboratory
1602365981575.png


Application lab
1602366168505.png
1602366195814.png
1602366206101.png


1602366353192.png
1602366367571.png
1602366378708.png


Application Lab: Xem thử kết quả của khắc sâu plasma
1602366271457.png
1602366280494.png
1602366295527.png
1602366302572.png
1602366315633.png
1602366309546.png
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Một công ty khác của tập đoàn MERI cũng sản xuất các thiết bị plasma chân không, thiết bị vật lý và nhiệt, dùng cho sản xuất trong ngành bán dẫn và nhiều ngành khác

Công ty Cổ phần "Viện Nghiên cứu Khoa học về Cơ khí Chính xác" hay Viện Nghiên cứu Chế tạo Máy chính xác (NIITM)
RESEARCH INSTITUTE OF PRECISION MACHINE MANUFACTURING

Sản phẩm: CÁC THIẾT BỊ VACUUM PLASMA, CÁC THIẾT BỊ VẬT LÝ VÀ NHIỆT

Được thành lập năm 1962 tại Zelenograd để trở thành một doanh nghiệp chủ chốt với trọng tâm chính là tạo ra các thiết bị gia công cụ thể cho ngành công nghiệp điện tử. Các thiết bị được sản xuất theo sự phát triển của NIITM đã hình thành cơ sở công nghiệp của sản xuất chất bán dẫn ở Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Doanh nghiệp đã xuất khẩu thiết bị sang các nước Đông Âu, CIS, Trung Quốc.

Hoạt động khoa học và sản xuất của NIITM được đánh dấu bằng một số nghiên cứu và phát triển cơ bản và ứng dụng; công bố nhiều công trình khoa học, nhận hơn 600 chứng chỉ về phát minh, sáng chế, được ghi dấu ấn bằng các giải thưởng nhà nước, bằng và huy chương tại các cuộc triển lãm quốc tế.

NIITM cung cấp các dịch vụ phát triển một loạt các thiết bị nghiên cứu và công nghệ công nghiệp và cung cấp các buồng plasma chân không, vật lý và nhiệt cũng như các cụm dựa trên nó để thực hiện quy trình trong nano, vi mô và điện tử, y học, năng lượng mặt trời, v.v. .

1602367740073.png
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Nói về động cơ, cụ có biết về cái động cơ mà nga chế tạo cho xe tăng Armata?
Không để ý là chú này hỏi mình. Chuyện về tăng Armata là 1 chuyện thú vị, nhưng topic này tôi đã hạn chế hầu như không nói gì về quân sự mà. Chú lại định lái topic à? Thôi trả lời 1 lần vây, nếu thích đi sâu thì đề nghị chú mở topic riêng về tăng Armata hay gì gì đó, chứ đừng làm loãng topic này nhé.

Cái động cơ 1500 mã lực diesel do nhà máy máy kéo Chelyabinsk chế tạo, bị chậm tiến độ, và các vấn đề về động cơ mới chỉ vừa được giải quyết xong cách đây 2 tháng, cả vấn đề thiết bị ảnh nhiệt (thermal-imaging equipment) cũng chỉ vừa được giải quyết. Như vậy phải năm 2021 hoặc 2022 mới chính thức ra đời được. Thực ra cái hay nhất của tăng này là bộ giáp và hệ thống bảo vệ của nó, chứ không hẳn là ở động cơ, dù điều đó đem lại sức cơ động cao cho tăng.
Đối với Nga, Armata không chỉ đơn giản là 1 cái tăng, mà là 1 combat platform chiến đấu mới của họ, một dạng universal combat platform

Nói chung, thông tin về Nga tôi không thích đọc trên báo Tây lắm, vì kinh nghiệm cho thấy độ chính xác không cao (không hẳn là họ bịa tin, mà thông tin phiến diện, một chiều, không đầy đủ, chủ ý định hướng người đọc).
Về cái tăng Armata này, báo Tây cứ phán đoán binh luận đủ thứ A, B, C, etc. Có báo thì nói hay, như National Interest (bảo rằng Lầu Năm Góc đã thất bại với chương trình Hệ thống Chiến đấu Tương lai, khi cố gắng tạo ra một nền tảng xe tăng tương tự như Armata và đã chi hơn 16 tỷ USD cho nghiên cứu nhưng k thành. Trái lại National Interest bảo chương trình của Nga rẻ hơn rất nhiều), có báo thì dìm hàng như tạp chí Janes, etc.

Nói chung, tôi muốn chờ đến năm 2021 hay 2022 để biết cho rõ. Nhưng có 1 điều chắc chắn, tăng Armata không phải để sản xuất số lượng lớn, Nga sẽ một ưu tiên hiện đại hóa của những chiếc T-72 và T-90 hơn
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Bọn Nga này hâm phết
Tên của công ty là nhà máy chế tạo máy kéo Chelyabinsk (Chelyabinsk Tractor Plant), hay đầy đủ tên là Chelyabinsk Tractor Plant - URALTRAK (ChTZ) nhưng lại không chỉ chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp, máy ủi và máy xúc xích, etc. mà lại còn đi chế tạo cả động cơ cho các thiết bị quân sự, các loại xe bọc thép nữa. Chả hiểu tên tuổi kiểu gì
Công ty này cũng lại là 1 dạng sản xuất điển hình kiểu Nga, làm sản phẩm và toàn bộ phụ tùng linh kiện cho nó luôn, sau đó đem bán cả sản phẩm và linh kiện cho người khác. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Không để ý là chú này hỏi mình. Chuyện về tăng Armata là 1 chuyện thú vị, nhưng topic này tôi đã hạn chế hầu như không nói gì về quân sự mà. Chú lại định lái topic à? Thôi trả lời 1 lần vây, nếu thích đi sâu thì đề nghị chú mở topic riêng về tăng Armata hay gì gì đó, chứ đừng làm loãng topic này nhé.

Cái động cơ 1500 mã lực diesel do nhà máy máy kéo Chelyabinsk chế tạo, bị chậm tiến độ, và các vấn đề về động cơ mới chỉ vừa được giải quyết xong cách đây 2 tháng, cả vấn đề thiết bị ảnh nhiệt (thermal-imaging equipment) cũng chỉ vừa được giải quyết. Như vậy phải năm 2021 hoặc 2022 mới chính thức ra đời được. Thực ra cái hay nhất của tăng này là bộ giáp và hệ thống bảo vệ của nó, chứ không hẳn là ở động cơ, dù điều đó đem lại sức cơ động cao cho tăng.
Đối với Nga, Armata không chỉ đơn giản là 1 cái tăng, mà là 1 combat platform chiến đấu mới của họ, một dạng universal combat platform

Nói chung, thông tin về Nga tôi không thích đọc trên báo Tây lắm, vì kinh nghiệm cho thấy độ chính xác không cao (không hẳn là họ bịa tin, mà thông tin phiến diện, một chiều, không đầy đủ, chủ ý định hướng người đọc).
Về cái tăng Armata này, báo Tây cứ phán đoán binh luận đủ thứ A, B, C, etc. Có báo thì nói hay, như National Interest (bảo rằng Lầu Năm Góc đã thất bại với chương trình Hệ thống Chiến đấu Tương lai, khi cố gắng tạo ra một nền tảng xe tăng tương tự như Armata và đã chi hơn 16 tỷ USD cho nghiên cứu nhưng k thành. Trái lại National Interest bảo chương trình của Nga rẻ hơn rất nhiều), có báo thì dìm hàng như tạp chí Janes, etc.

Nói chung, tôi muốn chờ đến năm 2021 hay 2022 để biết cho rõ. Nhưng có 1 điều chắc chắn, tăng Armata không phải để sản xuất số lượng lớn, Nga sẽ một ưu tiên hiện đại hóa của những chiếc T-72 và T-90 hơn
Động cơ vẫn là gót chân Asin của Nga nhỉ! Dự án của Nga vướng vấn đề động cơ nhiều. Từ máy bay, tàu thuỷ cho đến xe tăng. Từ khi mất đi sự hợp tác của Ukr nước Nga vẫn chưa giải quyết được vấn đề về sản xuất động cơ.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Động cơ vẫn là gót chân Asin của Nga nhỉ! Dự án của Nga vướng vấn đề động cơ nhiều. Từ máy bay, tàu thuỷ cho đến xe tăng. Từ khi mất đi sự hợp tác của Ukr nước Nga vẫn chưa giải quyết được vấn đề về sản xuất động cơ.
Chú nói nhiều linh tinh mệt quá đi. Có mỗi một bài ca lại mãi. Các bác khác đã nói hết từ topic này đến topic trước mà chú chả hiểu gì. Động cơ không phải gót chân asin của Nga.

1) Cái mà Ukraine có là cái động cơ tuabin khí, và là loại tuabin khí cho các phương tiện bay dưới tốc độ âm thanh như một số trực thăng, một số máy bay chở khách (không phải tất cả), một số tàu. Những cái bị ảnh hưởng là dính đến dạng này.

Còn cái động cơ của con xe tăng này là động cơ diesel, chả liên quan. Cái động cơ cho mấy con máy bay Su hào chiến đấu này nọ lại là động cơ tuabin khí phản lực dùng cho phương tiện có tốc độ cao hơn âm thanh, cũng không có dính líu gì đến Ukraine. Thằng Nga nó phát triển thành công động cơ cho AL-41F cho Su-35 hay Izdeliye 30 cho Su-57 hay động cơ cho Su-30, etc. mà không dính gì đến Ukraine cả.

Tương tự như vậy cho các động cơ tên lửa của Nga, Iskander, Topol, Samat, Angara, etc. không dính gì đến Ukraine hết.

Vụ Armata bị chậm, vì Nga nó muốn chế 1 cái động cơ hoàn toàn mới, vượt trội thì phải chấp nhận chậm

2) Cái mà Ukraine có, đúng ra là cái nhà máy gia công, sản xuất động cơ tuabin khí, kế thừa từ Liên Xô, chứ công nghệ động cơ tuabin khí thì không nhất định phải do Ukraine phát triển. Có thể do Nga thiết kế, hoặc Nga và Ukraine hợp tác thiết kế, sau đó đem ra cho Ukraine gia công.
Dĩ nhiên Ukraine cũng có khả năng thiết kế, nhưng cho đến giờ chỉ toàn là động cơ do toàn Nga hoặc Ukraine Nga hợp tác, chứ chưa từng thấy có cái động cơ nào do Ukraine tự mình làm 100% cả, hình như cái động cơ cho An-178 là đầu tiên, nhưng nó cũng được phát triển từ An-148 lên

3) Bây giờ Ukraine không chịu gia công làm thì ảnh hưởng đến Nga, thằng Nga nó phải tự mình xây lại cái nhà máy đó. Và thực tế nó đã làm rồi. Topic này và topic trước đã đưa cả đống. Thằng UEC Saturn đã chế tạo ra tuabin khí thay thế cho Ukraine dùng cho tàu chiến rồi.
Cũng không phải chỉ có Saturn làm tuabin khí. Lần trước đưa tin về tàu phá băng khổng lồ Arktika của Nga, vì sự ngừng hợp tác gia công tuabin khí của Ukraine, mà bị chậm 2 năm. Sau đó thì OJSC Kirovsky Zavod và Krylovskiy cũng chế tạo xong. Tuabin khí này do Nga thiết kế, Ukraine chỉ gia công thôi, bây giờ không làm thì Nga làm, Ukraine coi như sau này mất thị trường. Nga đã làm thì lần đầu chậm, do nó phải mở rộng quy mô nhà máy để làm cái phần đáng lẽ Ukraine phải làm, bây giờ xong rồi thì lần sau sẽ làm nhanh thôi

4) Cái mà ảnh hưởng đến Nga, đó là động cơ diesel của phương tây, liên quan đến 1 số tàu tuần tra Nga dùng động cơ diesel của Đức. Khi Đức ngừng cung do vụ Ukraine, tuần tra Nga có thử động cơ Diesel của Tàu, nhưng k đạt kết quả, nên UEC Saturn đã chế tạo động cơ thay thế cho nó (loại diesel và CODAG).

5) Một cái khác ảnh hưởng đến Nga, như đã nói, đó là một số động cơ tuabin khí mà phương tây bán cho Nga hay một số cái mà Nga và Ukraine hợp tác chế tạo, dùng cho các phương tiện bay dưới tốc độ âm thanh, như trực thăng và một vài máy bay vận tải quân sự Nga. Giờ cả phương tây không bán và Ukraine không gia công, thì Nga phải tự làm.

Tôi đã từng post, đại khái hiện giờ còn 1 cái động cơ của Pháp dùng cho 1 loại trực thăng Nga mà tôi quên tên, đang cần phải thay thế. Nga đã thay thế hầu như tất cả động cơ trên trực thăng rồi, thay thế động cơ PW của Mỹ bằng nội địa.
Ví dụ lần trước, tôi đã đưa tin, trực thăng Ka-52 hay Ka-52 Alligator dùng 2 cái động cơ Klimov TW7-117 của hãng Klimov. Động cơ này cũng dùng trong máy bay Mil Mi-38, Ilyushin Il-112 (máy bay vận tải quân sự đang phát triển) và Ilyushin Il-114 (máy bay chở khách hạng nhẹ).
Hãng Klimov là hãng chế tạo động cơ tuabin khí, gearbox rất nổi tiếng của Nga đó. Nền công nghiệp máy bay trực thăng của Hàn Quốc ra đời được, nếu không nhầm có sự giúp đỡ của bọn này

Tóm lại thế này:
1) Động cơ có rất nhiều loại. Ukraine chỉ có cái nhà máy động cơ tuabin khí, nhưng là tuabin khí cho 1 số loại phương tiện thôi. Các loại động cơ khác Nga không phụ thuộc Ukraine

2) Động cơ tuabin khí cũng có nhiều loại khác nhau. Nga cũng có rất nhiều hãng chế tạo tuabin khí, ví dụ UEC Saturn (chế tạo nhiều loại động cơ, không chỉ tuabin khí), Klimov, PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association), UEC-Kuznetsov, etc.
Chú ý là UEC-UMPO chế tạo đủ loại tuabin, chính nó cũng tham gia sản xuất các bộ phận và cụm động cơ NK-25 và NK-32 do UEC-Kuznetsov phát triển cho máy bay ném bom chiến lược Tu-22M và Tu-160, không dính gì đến Ukraine hết.

3) Về căn bản, bây giờ Nga không bị lệ thuộc gì vào Ukraine cả. Nếu có thì chỉ là các thiết bị cũ và đang dùng, đã trót trang bị động cơ do Ukraine sản xuất, gia công rồi, thì sẽ phải dựa vào Ukraine để bảo trì thôi. Giai đoạn quá độ Ukraine vẫn sẽ có ảnh hưởng, nhưng về lâu dài là hết
 
Chỉnh sửa cuối:

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Chú nói nhiều linh tinh mệt quá đi. Có mỗi một bài ca lại mãi. Các bác khác đã nói hết từ topic này đến topic trước mà chú chả hiểu gì. Động cơ không phải gót chân asin của Nga.

1) Cái mà Ukraine có là cái động cơ tuabin khí. Những cái bị ảnh hưởng là dính đến dạng này.

Còn cái động cơ của con xe tăng này là động cơ diesel, chả liên quan. Cái động cơ cho mấy con máy bay Su hào chiến đấu này nọ lại là động cơ phản lực, cũng không có dính líu gì đến Ukraine. Thằng Nga nó phát triển thành công động cơ cho AL-41F cho Su-35 hay Izdeliye 30 cho Su-57 hay động cơ cho Su-30, etc. mà không dính gì đến Ukraine cả.

Tương tự như vậy cho các động cơ tên lửa của Nga, Iskander, Topol, Samat, Angara, etc. không dính gì đến Ukraine hết.

Vụ Armata bị chậm, vì Nga nó muốn chế 1 cái động cơ hoàn toàn mới, vượt trội thì phải chấp nhận chậm

2) Cái mà Ukraine có, đúng ra là cái nhà máy gia công, sản xuất động cơ tuabin khí, kế thừa từ Liên Xô, chứ công nghệ động cơ tuabin khí thì không nhất định phải do Ukraine phát triển. Có thể do Nga thiết kế, hoặc Nga và Ukraine hợp tác thiết kế, sau đó đem ra cho Ukraine gia công.
Dĩ nhiên Ukraine cũng có khả năng thiết kế, nhưng cho đến giờ chỉ toàn là động cơ do Nga hoặc Ukraine Nga hợp tác, chứ chưa từng thấy có cái động cơ nào do Ukraine tự mình làm 100% cả.

3) Bây giờ Ukraine không chịu gia công làm thì ảnh hưởng đến Nga, thằng Nga nó phải tự mình xây lại cái nhà máy đó. Và thực tế nó đã làm rồi. Topic này và topic trước đã đưa cả đống. Thằng UEC Saturn đã chế tạo ra tuabin khí thay thế cho Ukraine dùng cho tàu chiến rồi.
Cũng không phải chỉ có Saturn làm tuabin khí. Lần trước đưa tin về tàu phá băng khổng lồ Arktika của Nga, vì sự ngừng hợp tác gia công tuabin khí của Ukraine, mà bị chậm 2 năm. Sau đó thì OJSC Kirovsky Zavod và Krylovskiy cũng chế tạo xong. Tuabin khí này do Nga thiết kế, Ukraine chỉ gia công thôi, bây giờ không làm thì Nga làm, Ukraine coi như sau này mất thị trường. Nga đã làm thì lần đầu chậm, do nó phải mở rộng quy mô nhà máy để làm cái phần đáng lẽ Ukraine phải làm, bây giờ xong rồi thì lần sau sẽ làm nhanh thôi

4) Cái mà ảnh hưởng đến Nga, đó là động cơ phương tây, liên quan đến 1 số tàu tuần tra Nga dùng động cơ diesel của Đức. Khi Đức ngừng cung do vụ Ukraine, tuần tra Nga có thử động cơ Diesel của Tàu, nhưng k đạt kết quả, nên UEC Saturn đã chế tạo động cơ thay thế cho nó (loại diesel và CODAG).

5) Một cái khác ảnh hưởng đến Nga, đó là một số động cơ tuabin khí mà phương tây bán cho Nga, hay một số cái mà Nga và Ukraine hợp tác chế tạo, để dùng cho trực thăng và máy bay vận tải quân sự Nga. Giờ cả phương tây không bán và Ukraine không gia công, thì Nga phải tự làm.

Tôi đã từng post, đại khái hiện giờ còn 1 cái động cơ của Pháp dùng cho 1 loại trực thăng Nga mà tôi quên tên, đang cần phải thay thế. Nga đã thay thế hầu như tất cả động cơ trên trực thăng rồi, thay thế động cơ PW của Mỹ bằng nội địa.
Ví dụ lần trước, tôi đã đưa tin, trực thăng Ka-52 hay Ka-52 Alligator dùng 2 cái động cơ Klimov TW7-117 của hãng Klimov. Động cơ này cũng dùng trong máy bay Mil Mi-38, Ilyushin Il-112 (máy bay vận tải quân sự đang phát triển) và Ilyushin Il-114 (máy bay chở khách hạng nhẹ).
Hãng Klimov là hãng chế tạo động cơ tuabin khí, gearbox rất nổi tiếng của Nga đó. Nền công nghiệp máy bay trực thăng của Hàn Quốc ra đời được, nếu không nhầm có sự giúp đỡ của bọn này

Tóm lại thế này:
1) Động cơ có rất nhiều loại. Ukraine chỉ có cái nhà máy động cơ tuabin khí thôi. Các loại động cơ khác Nga không phụ thuộc Ukraine

2) Động cơ tuabin khí cũng có nhiều loại khác nhau. Nga cũng có rất nhiều hãng chế tạo tuabin khí, ví dụ UEC Saturn (chế tạo nhiều loại động cơ, không chỉ tuabin khí), Klimov, PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association), UEC-Kuznetsov, etc.
Chú ý là UEC-UMPO chế tạo đủ loại tuabin, chính nó cũng tham gia sản xuất các bộ phận và cụm động cơ NK-25 và NK-32 do UEC-Kuznetsov phát triển cho máy bay ném bom chiến lược Tu-22M và Tu-160, không dính gì đến Ukraine hết.

3) Về căn bản, bây giờ Nga không bị lệ thuộc gì vào Ukraine cả. Nếu có thì chỉ là các thiết bị cũ và đang dùng, đã trót trang bị động cơ do Ukraine sản xuất, gia công rồi, thì sẽ phải dựa vào Ukraine để bảo trì thôi. Giai đoạn quá độ Ukraine vẫn sẽ có ảnh hưởng, nhưng về lâu dài là hết
Túm lại một câu: Ukraine bắn súng vào người mình để máu toé lên người Nga, hòng làm Nga khó chịu.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Chú nói nhiều linh tinh mệt quá đi. Có mỗi một bài ca lại mãi. Các bác khác đã nói hết từ topic này đến topic trước mà chú chả hiểu gì. Động cơ không phải gót chân asin của Nga.

1) Cái mà Ukraine có là cái động cơ tuabin khí. Những cái bị ảnh hưởng là dính đến dạng này.

Còn cái động cơ của con xe tăng này là động cơ diesel, chả liên quan. Cái động cơ cho mấy con máy bay Su hào chiến đấu này nọ lại là động cơ phản lực, cũng không có dính líu gì đến Ukraine. Thằng Nga nó phát triển thành công động cơ cho AL-41F cho Su-35 hay Izdeliye 30 cho Su-57 hay động cơ cho Su-30, etc. mà không dính gì đến Ukraine cả.

Tương tự như vậy cho các động cơ tên lửa của Nga, Iskander, Topol, Samat, Angara, etc. không dính gì đến Ukraine hết.

Vụ Armata bị chậm, vì Nga nó muốn chế 1 cái động cơ hoàn toàn mới, vượt trội thì phải chấp nhận chậm

2) Cái mà Ukraine có, đúng ra là cái nhà máy gia công, sản xuất động cơ tuabin khí, kế thừa từ Liên Xô, chứ công nghệ động cơ tuabin khí thì không nhất định phải do Ukraine phát triển. Có thể do Nga thiết kế, hoặc Nga và Ukraine hợp tác thiết kế, sau đó đem ra cho Ukraine gia công.
Dĩ nhiên Ukraine cũng có khả năng thiết kế, nhưng cho đến giờ chỉ toàn là động cơ do Nga hoặc Ukraine Nga hợp tác, chứ chưa từng thấy có cái động cơ nào do Ukraine tự mình làm 100% cả.

3) Bây giờ Ukraine không chịu gia công làm thì ảnh hưởng đến Nga, thằng Nga nó phải tự mình xây lại cái nhà máy đó. Và thực tế nó đã làm rồi. Topic này và topic trước đã đưa cả đống. Thằng UEC Saturn đã chế tạo ra tuabin khí thay thế cho Ukraine dùng cho tàu chiến rồi.
Cũng không phải chỉ có Saturn làm tuabin khí. Lần trước đưa tin về tàu phá băng khổng lồ Arktika của Nga, vì sự ngừng hợp tác gia công tuabin khí của Ukraine, mà bị chậm 2 năm. Sau đó thì OJSC Kirovsky Zavod và Krylovskiy cũng chế tạo xong. Tuabin khí này do Nga thiết kế, Ukraine chỉ gia công thôi, bây giờ không làm thì Nga làm, Ukraine coi như sau này mất thị trường. Nga đã làm thì lần đầu chậm, do nó phải mở rộng quy mô nhà máy để làm cái phần đáng lẽ Ukraine phải làm, bây giờ xong rồi thì lần sau sẽ làm nhanh thôi

4) Cái mà ảnh hưởng đến Nga, đó là động cơ phương tây, liên quan đến 1 số tàu tuần tra Nga dùng động cơ diesel của Đức. Khi Đức ngừng cung do vụ Ukraine, tuần tra Nga có thử động cơ Diesel của Tàu, nhưng k đạt kết quả, nên UEC Saturn đã chế tạo động cơ thay thế cho nó (loại diesel và CODAG).

5) Một cái khác ảnh hưởng đến Nga, đó là một số động cơ tuabin khí mà phương tây bán cho Nga, hay một số cái mà Nga và Ukraine hợp tác chế tạo, để dùng cho trực thăng và máy bay vận tải quân sự Nga. Giờ cả phương tây không bán và Ukraine không gia công, thì Nga phải tự làm.

Tôi đã từng post, đại khái hiện giờ còn 1 cái động cơ của Pháp dùng cho 1 loại trực thăng Nga mà tôi quên tên, đang cần phải thay thế. Nga đã thay thế hầu như tất cả động cơ trên trực thăng rồi, thay thế động cơ PW của Mỹ bằng nội địa.
Ví dụ lần trước, tôi đã đưa tin, trực thăng Ka-52 hay Ka-52 Alligator dùng 2 cái động cơ Klimov TW7-117 của hãng Klimov. Động cơ này cũng dùng trong máy bay Mil Mi-38, Ilyushin Il-112 (máy bay vận tải quân sự đang phát triển) và Ilyushin Il-114 (máy bay chở khách hạng nhẹ).
Hãng Klimov là hãng chế tạo động cơ tuabin khí, gearbox rất nổi tiếng của Nga đó. Nền công nghiệp máy bay trực thăng của Hàn Quốc ra đời được, nếu không nhầm có sự giúp đỡ của bọn này

Tóm lại thế này:
1) Động cơ có rất nhiều loại. Ukraine chỉ có cái nhà máy động cơ tuabin khí thôi. Các loại động cơ khác Nga không phụ thuộc Ukraine

2) Động cơ tuabin khí cũng có nhiều loại khác nhau. Nga cũng có rất nhiều hãng chế tạo tuabin khí, ví dụ UEC Saturn (chế tạo nhiều loại động cơ, không chỉ tuabin khí), Klimov, PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association), UEC-Kuznetsov, etc.
Chú ý là UEC-UMPO chế tạo đủ loại tuabin, chính nó cũng tham gia sản xuất các bộ phận và cụm động cơ NK-25 và NK-32 do UEC-Kuznetsov phát triển cho máy bay ném bom chiến lược Tu-22M và Tu-160, không dính gì đến Ukraine hết.

3) Về căn bản, bây giờ Nga không bị lệ thuộc gì vào Ukraine cả. Nếu có thì chỉ là các thiết bị cũ và đang dùng, đã trót trang bị động cơ do Ukraine sản xuất, gia công rồi, thì sẽ phải dựa vào Ukraine để bảo trì thôi. Giai đoạn quá độ Ukraine vẫn sẽ có ảnh hưởng, nhưng về lâu dài là hết
Vậy theo thông tin của cụ thì động cơ không phải là gót chân Asin của Nga. Động cơ gì Nga cũng làm được hết. Chỉ bị chậm thôi. Cái xe tăng Armata thì động cơ thực ra không phải là phần quan trọng, tuy nhiên cái xe này công bố đã lâu, nhưng động cơ của nó giờ mới xong. Nga mặc dù nghiên cứu rất thành công xe này với giá rẻ, nhưng lại quyết định không sản xuất nhiều, chỉ ví dụ vài chiếc thôi. Thành công lớn nhất là Nga làm Mỹ mấy 16 tỷ đô la nghiên cứu sản phẩm cạnh tranh.
Không hiểu sao Nga đã phát triển thành công đoingj cơ diesel mới cho armata mà lại ko làm nhiều mà chỉ sản xuất nhỏ giọt nhỉ?
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,047
Động cơ
317,708 Mã lực
Vậy theo thông tin của cụ thì động cơ không phải là gót chân Asin của Nga. Động cơ gì Nga cũng làm được hết. Chỉ bị chậm thôi. Cái xe tăng Armata thì động cơ thực ra không phải là phần quan trọng, tuy nhiên cái xe này công bố đã lâu, nhưng động cơ của nó giờ mới xong. Nga mặc dù nghiên cứu rất thành công xe này với giá rẻ, nhưng lại quyết định không sản xuất nhiều, chỉ ví dụ vài chiếc thôi. Thành công lớn nhất là Nga làm Mỹ mấy 16 tỷ đô la nghiên cứu sản phẩm cạnh tranh.
Không hiểu sao Nga đã phát triển thành công đoingj cơ diesel mới cho armata mà lại ko làm nhiều mà chỉ sản xuất nhỏ giọt nhỉ?
Nó còn cả đống T72-90 các loại còn dùng tốt, làm hàng loạt T14 để ngắm à :D
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Bạn trong video nói mình là tiến sĩ và giảng viên ở trường đại học, vợ học bác sĩ và đang học tiến sĩ ở Saint Peterbourg.
Như vậy chứng tỏ vẫn có trí thức ở VN xin được việc ở Nga?

evoque2012 bạn này xin được vào nhà nước Nga nhưng chắc chưa nhập tịch Nga, vậy nghĩa là có thể không nhập tịch vẫn vào nhà nước được đó bác, dù khó hơn chăng?
Nga có chấp nhận 2 quốc tich, đúng không. Vậy điều kiện nhập tịch là gì? Theo lý thì vợ bác có thể xin nhập tịch dễ dàng vì sống từ bé ở đây

Ở topic trước có 1 bạn là viên chức nhà nước vào nói về thu nhập ở Nga, không rõ bạn ấy có vào quốc tịch Nga chưa?
Giữa Saint-Petersburg và Moscow nó cũng khác nhau khá nhiều đó bác. Để hình dung rõ hơn thì bác có thể lấy Hải Phòng và Hà Nội để so sánh, thì 2 thành phố này của Nga cũng kiểu tương tự như vậy. Xin việc ở Hà Nội vào những viện lớn, dĩ nhiên là khó hơn rồi. Cái vụ quốc tịch thì năm nay vừa có luật mới cho việc đơn giản hóa nhập quốc tịch cho người nước ngoài, những ai tốt nghiệp đại học ở Nga sau 2001 và nói tiếng Nga thành thạo có thể thi quốc tịch mà không cần thôi quốc tịch gốc, vì vậy bọn tôi cũng đang làm theo cái này. Với cả việc giảng dạy ở trường nó khác với việc xin vào nhà nước để làm bác sĩ ở bệnh viện mà bác? Dạy đủ số giờ yêu cầu cũng là điều kiện cần trong việc làm luận án tiến sĩ mà bác. Vì vậy xin đi giảng dạy là dễ nhất rồi, vì mặc định từ đầu họ đã chấp nhận cho người nước ngoài giảng dạy ở Nga rồi.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Vậy theo thông tin của cụ thì động cơ không phải là gót chân Asin của Nga. Động cơ gì Nga cũng làm được hết. Chỉ bị chậm thôi. Cái xe tăng Armata thì động cơ thực ra không phải là phần quan trọng, tuy nhiên cái xe này công bố đã lâu, nhưng động cơ của nó giờ mới xong. Nga mặc dù nghiên cứu rất thành công xe này với giá rẻ, nhưng lại quyết định không sản xuất nhiều, chỉ ví dụ vài chiếc thôi. Thành công lớn nhất là Nga làm Mỹ mấy 16 tỷ đô la nghiên cứu sản phẩm cạnh tranh.
Không hiểu sao Nga đã phát triển thành công đoingj cơ diesel mới cho armata mà lại ko làm nhiều mà chỉ sản xuất nhỏ giọt nhỉ?
Thực ra động cơ là 1 lĩnh vực phức tạp, có cực kỳ nhiều loại, nhiều nhóm, nhiều kiểu, mỗi cái tối ưu cho 1 dạng, mỗi động cơ tối ưu cho 1 dạng phương tiện. Không có ai tuyên bố rằng mình có thể làm được tất cả mọi loại. Ví dụ Mỹ phải dựa vào RD-180 của Nga vì họ không làm được loại động cơ như vậy ở mức đủ tốt, hiệu quả như Nga, chứ không có nghĩa họ không làm được động cơ nói chung, và họ không làm được dạng đó hiệu quả, nhưng họ lại làm được dạng động cơ khác hiệu quả. Nga, Pháp, Anh cũng vậy thôi.

Cái tôi nói là cậu cứ tưởng toàn bộ động cơ Liên Xô đều do Ukraine hết. Thực ra báo Tây nó cũng không hề nói thế, nhưng cách viết của họ khiến cho độc giả hiểu thế, vì họ cố tình muốn định hướng theo cách đó, có điều họ không bịa chuyện nói rằng "toàn bộ động cơ của Liên Xô đều Ukraine lo", mà họ viết theo cách làm cho độc giả tưởng rằng không có Ukraine thì Nga mất sạch động cơ, phải làm lại từ đầu hết.

Thực ra ngày xưa Liên Xô phát triển động cơ, họ xây nhà máy ở khắp nơi, phần lớn là ở Nga, sau đó là ở Ukraine. Ukraine chỉ có 1 hãng Motorsich (hãng này mạnh nhất là tuabin khí, còn các động cơ khác thì là loại đồ cổ, căn bản là từ thời Liên Xô, nhưng cũng đủ làm rỏ dãi cả đống nước), còn Nga có 1 đống tập đoàn khác nhau làm động cơ.
Phương Tây họ hay nói nhiều đến hãng động cơ UEC Saturn của Nga, vì hãng này hay có quan hệ với họ, nhưng thực ra như tôi đã liệt kê, Nga còn có rất nhiều hãng làm động cơ khác. Mỗi loại động cơ Nga đều có ít nhất vài hãng làm. Lần trước tôi có liệt kê vài hãng như UEC Saturn, Klimov, PJSC "UEC-UMPO", UEC-Kuznetsov, nhưng còn nhiều hãng khác chế tạo động cơ tuabin khí và/hoặc phản lực khác như Aviadvigatel (chính bọn này đã chế tạo động cơ tuabin khí PD-14 cho MS-21 và đang chế tạo PD-12V turboshafts dùng cho máy bay trực thăng Mi-26, thay thế cho động cơ D-136 của Ukraine đấy, theo kế hoạch là năm 2023 sẽ xong PD-12V turboshafts), Energomash (bọn này thì hay chế tạo động cơ tên lửa, không dính gì đến Ukraine hết, ví dụ động cơ RD-191 dùng cho tên lửa Angara, chính động cơ tên lửa vũ trụ Naro-1 của Hàn Quốc cũng sử dụng công nghệ này của Nga cho tầng thứ nhất của họ), etc.

Tóm lại, đông cơ rất đa dạng, Ukraine sở hữu nhà máy sản xuất đúng 1 cái chủng loại tuabin khí (trong số nhiều loại tuabin khí) mà Nga cần, nhưng bây giờ thì Nga nó đang thay thế dần dần, quá trình này vẫn đang diễn ra. Về lâu dài, thì Ukraine sẽ dần mất hết ảnh hưởng. Còn các loại động cơ khác của Ukraine thì kế thừa từ thời Liên Xô cả, nhưng sẽ có khối nước mừng như bắt được vàng nếu thó được. Bắc Triều Tiên nó thó được cái động cơ tên lửa từ thời Liên Xô từ Ukraine đó
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Tin nữa là hình như Nga đã quyết chọn động cơ tuabin khí M90FR do UEC Saturn chế tạo để dùng cho 2 tàu khu trục lớp Admiral Gorshkov Grigorovich rồi, thay thế cho động cơ Ukraine rồi (động cơ Ukraine bị thay thế hình như cũng có cái tên đó, tin rằng động cơ Nga và Ukraine chế tạo hệt nhau, hoặc có thể hiệu năng động cơ Nga cao hơn 1 chút. Cũng dễ hiểu vì cả 2 thằng đều nắm công nghệ mà). Trước đó, còn có tin đang lựa chọn giữa 3 động cơ M90FR, Agregat-DKVP và M70FRU-R cho loại tàu này.
Đây cũng là loại tàu mà Nga đã bán cho Ấn 2 con không có động cơ (để Ấn mua động cơ lắp vào) với giá 950 triệu USD. Theo kế hoạch, Nga sẽ giao nốt 2 con nữa với động cơ Nga vào năm 2026.
Báo Tây, ví dụ tạp chí Jane thì phải, còn đưa tin là Nga đã dùng động cơ dạng CODAG (hỗn hợp gas diesel) của hãng Kolomma, Nga cho dạng tàu này. Chả rõ hư thực thế nào, nhưng nếu đúng thì đó chỉ là giải pháp tạm thời. Dùng CODAG tuy rẻ hơn, nhưng không cơ động bằng.

Ngoài động cơ ra, Ukraine cũng có 1 chút ảnh hưởng với tên lửa Nga, nhưng bị thay hết rồi, rõ nhất chính là hệ thống on board radio system Chezara Kvant-V và hệ thống antenna/feeder system dùng cho tàu vận tải tiến bộ (Progress spacecraft) của Nga. Vụ khủng hoảng Ukraine làm Nga bị chậm lại cái này, sau đó Nga nó thay thế bằng hệ thống của nó, gọi là UCTS (Unified Command Telemetry System), và tàu tiến bộ lại hoạt động trở lại không dùng đồ của Ukraine, kể từ năm 2015, và lập kỷ lục về thời gian kết nối vào ISS năm 2018 (Tàu chở hàng Tiến bộ MS-09 của Nga chỉ mất 3 giờ 40 phút kể từ khi phóng cho đến khi kết nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), nhanh hơn gần hai giờ so với thời gian trước đây là 5 giờ 39 phút)

Tương tự Nga và Ukraine có hợp tác chế tạo tên lửa đẩy Zenit, tên lửa này dùng động cơ RD-170 và RD-171 của Nga, chính là hãng NPO Energomash mà tôi đã nói ở post trước. Đây là động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng mạnh nhất thế giới. Ukraine đóng góp vào tên lửa này bằng cái booster tầng 1 (first-stage booster), do hãng Yuzhmash ở Dnipropetrovsk (chính là nơi cái tay tỷ phú Do Thái Ihor Kolomoisky làm mưa làm gió đó) chế tạo. Khi khủng hoảng, chính Nga trả đũa Ukraine bằng việc không thèm dùng Zenit nữa, mà chuyển hoàn toàn qua Proton và tập trung vào tên lửa thế hệ mới Angara. Lần cuối cùng mà Nga còn phóng Zenit là năm 2017, khi công ty Nga RKK Energia phóng vệ tinh AngoSat 1 cho Angola, do kế hoạch đã định từ trước. Nga cũng tuyên bố không mua booster của Ukraine nữa, mà dùng booster nội địa, nên hãng Yuzhmash của Ukraine bây giờ đang vật lộn để sinh tồn. Cũng may hãng này không chỉ làm booster nên vẫn có cơ tồn tại. Nhưng hãng có thể tồn tại, còn tên lửa đẩy Zenit thì chưa chắc, vừa mới nhận tiền của chính phủ Ukraine để trả nợ thì phải
Chính hãng này bị nghi là đã bán bí mật về động cơ tên lửa Liên Xô cho Bắc Triều Tiên đó

Tóm lai: Ukraine có ảnh hưởng đáng kể đến Nga, nhưng không lớn đến mức như media Tây cố tình tạo ra cho độc giả cái cảm giác đó. Ukraine có thể gây khó dễ cho Nga, nhưng không cản được. Với Nga, kẻ cản được họ chỉ là chính bản thân họ thôi, đúng như lời học giả Clauzewit (Tôn Tử của châu Âu) đã nói: Nga không thể bị đánh gục từ bên ngoài, mà chỉ bị hạ gục bởi chính vấn đề nội bộ của họ
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Quên mất, lần trước tôi cũng đã nói rồi đó, Nga nó phát triển cái động cơ tuabin khí PD-8 không phải chỉ để thay thế cho động cơ SaM146 dùng cho Super Sukoi Jet hiện nay (cái SaM146 là do liên doanh Saturn (Nga) và Safran (Pháp) chế tạo), mà còn định dùng con động cơ này cho máy bay Beriev Be-200 amphibian hiện đang dùng tuabin khí của Ukraine. Nói chung, vì đã trót dùng tuabin khí của Ukraine trên không ít trực thăng, tàu, máy bay chở khách hay nói chung là máy bay tốc độ dưới âm thanh, thì bây giờ sẽ phải mất thời giờ thay thế thôi. Nga hiện chỉ sản xuất số lượng nhỏ Be-200 và muốn đợi đến khi xong động cơ này mới sản xuất lớn. Hiện Nga đã hủy bỏ 1 số loại tàu biển hạng nhẹ ít quan trọng để khỏi phải dùng tuabin khí của Ukraine, chỉ chế tạo tuabin khí thay thế loại của Ukraine cho những tàu quan trọng, như tàu phá băng Arktika hay tàu khu trục lớp Admiral Gorshkov Grigorovich thôi. Còn trực thăng và máy bay vận tải thì thay thế động cơ của Ukraine và phương tây hết, không bỏ con nào cả, chủ yếu là dùng động cơ của hãng Klimov.

Chi phí làm cái PD-8 này là 120-130 tỷ rup (1.6 - 1.8 tỷ USD). Chi phí này tương đương làm lại con Sukhoi Superjet từ đầu. Nói chung, tây nó chơi Nga một vố Super Sukhoi hơi đau (ít nhất tôi nghĩ vậy). Phía hàng không nói số tiền này không hề phí, vì cái PD-8 còn dùng cho nhiều cái, không chỉ Super Sukhoi Jet và Be-200, mà sẽ còn nhiều ứng dụng và phương tiện khác dùng nó. Ngoài ra PD-8 dùng linh kiện Nga là chính, nên nó cũng là đầu tư cho các hãng sản xuất linh kiện Nga. Điều này thì họ nói cũng không sai. Không rõ hãng nào sẽ chịu trách nhiệm làm PD-8 này, nhiều khả năng là Aviadvigatel, hãng đã làm xong con PD-14. Nhưng hãng này cũng đang bận chế tạo con PD-12V turboshafts để dùng cho trực thăng Mi-26

Theo kế hoạch thì năm 2024 (và nếu có thể là 2023) sẽ xong con PD-8 này
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Tôi nói kỹ hơn một chút về động cơ đã nhắc ở trên. Mấy cái động cơ phản lực của tên lửa đẩy của Nga thường nằm trong các loại sau: rocket engine, Ion thruster, Ramjet, Scramjet, Pulsejet. Những loại này thì không cần đến cái gas turbine (tuabin khí) ở bên trong.
Còn mấy cái động cơ phản lực của máy bay chiến đấu Su hào của Nga, thì động cơ thường là loại turbofan, hay turbojet, dĩ nhiên có chưa gas turbine bên trong, nhưng gas turbine này do hãng của Nga chế tạo, chứ không phải là Ukraine. Cụ thể là do các hãng mà tôi đã post chế tạo, ví dụ: UEC-Saturn, PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association), UEC UEC-Kuznetsov, Klimov.

Ví dụ con động cơ AL-41 dùng cho SU-35, tên đầy đủ là Saturn AL-41 do hãng UEC Saturn chế tạo. Máy bay Su-30 dùng Saturn AL-31 cũng do UEC Saturn chế tạo
Cả hai động cơ này đều là dạng turbo fan. Còn động cơ Izdeliye-30 (Product 30 hay Type 30 hay Item 30) dùng cho SU-57 thì là 1 dạng turbo fan hoàn toàn mới, không phải là 1 sự nâng cấp.
Đông cơ này hình như là cả UEC Saturn và PJSC "UEC-UMPO" chế tạo

Ukraine thường có ảnh hưởng ở các máy bay TU, trực thăng hay vận tải IL. Tuy nhiên nhiều cái trong này cũng đã bị Nga thay thế, ví dụ

Động cơ turbo fan mới khác là Kuznetsov NK-32 tier 2 (gọi là thế hệ thứ hai NK-32), do hãng UEC Kuznetsov chế tạo, có khả năng siêu âm mà không cần đốt sau (non-afterburning) khác, sẽ được dùng cho TU-160 bản nâng cấp. Động cơ NK-32 tier 2 có phạm vi bay xa hơn 1000 km so với động cơ NK-32 phiên bản đầu tiên.
Cái này lúc đầu là định kéo Ukraine vào dự án để cung cấp tuabin khí, nhưng bây giờ cũng không cần, vì Nga đã chế tạo thành công mà không có Ukraine, như là bác evoque2012 đã đưa tin trong topic này.
Một cái mà Nga đang chế tạo là NK-65, một biến thể của động cơ PD-30, mà các bạn đã đưa tin ở topic trước, cũng đang được thiết kế, sẽ là động cơ thế hệ kế tiếp cho TU-160 cũng như máy bay vận tải hạng nặng của Nga, với lực đẩy 30 tấn ( thrust of 30 tonnes, tức 300KN).
Hiện nay lô động cơ NK-32 tier 2 do UEC Kuznetsov chế tạo chuyển giao đã qua thử nghiệm và được chấp nhận, hiện đang ở khâu cuối kiểm định, sau khi xong thì sẽ đi vào sản xuất hàng loạt. Việc sản xuất hàng loạt này sẽ dẫn đến tái thiết quy mô lớn nhà máy, nên đầu tiên sẽ mất thời gian, giống như vụ chế tạo tuabin khí cho tàu phá băng hạt nhân Arktika ở trên, đã dẫn đến tái thiết quy mô lớn nhà máy, làm chậm tiến độ hạ thủy tàu mất 2 năm, nhưng tốn thời gian đầu để cho lợi ích lâu dài sau này.

Ở mấy trang trước cũng có nói đến động cơ Klimov TW7-117 của trực thăng Ka-52, Ka-52 Alligator, Ilyushin Il-114, Mi-38, Ilyushin Il-112 (máy bay vận tải quân sự đang phát triển). Năm ngoái, Nga cũng đã đề xuất nâng cấp phi đội máy bay trực thăng Kamov của Nga mà Hàn Quốc đang sở hữu bằng động cơ của Nga, và các thiết bị khác đó. Chính Ukraine vì không có linh kiện Nga nên đang làm không xong con An-178 cho Peru kìa

Đang nói về hàng không thì nói thêm chút tin luôn.
Hãng hàng không Red Wings cũng sẽ tiếp nhận vận hành máy bay dạng VIP Tupolev TU-204. Họ đã tiếp nhận 1 chiếc máy bay Tupolev Tu-204-100V thân hẹp cấu hình VIP của hãng vận tải bizav RusJet chuyển giao. Máy bay này có khả năng chở 25 hành khách.
Chiếc máy bay này được chế tạo từ năm 1994 nhưng không được sử dụng trong một thời gian dài nên tổng thời gian bay của nó không quá 40 giờ. Trước khi đi vào hoạt động với RusJet, nó đã trải qua quá trình kiểm tra và nâng cấp tại nhà máy Aviastar-SP có trụ sở tại Ulyanovsk.

Vào tháng 10 năm 2017, chiếc Tu-204 đặc biệt này đã được sử dụng để vận chuyển một phái đoàn quan chức Nga, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Denis Manturov đứng đầu, tới Mỹ.
Như vậy là ngoài RusJet, hiện còn có ba hãng khai thác Tu-204 khác ở Nga : Aviastar-TU, Red Wings và Phi đội bay đặc biệt Rossiya , chuyên phục vụ các quan chức chính phủ.
TU-204 cũng được sử dụng trong không quân Nga. Ở nước ngoài, nó được sử dụng bởi hãng hàng không Cuba (Cubana) và Cairo của Ai Cập


Tu-204 sử dụng hệ thống điều khiển đường bay , hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số điện tử với dạng FADEC (Full-authority digital engine control), cấu hình cánh siêu tới hạn, đơn vị thiết bị với máy tính kỹ thuật số và các cải tiến khác không được sử dụng trên máy bay các thế hệ trước.
Hơn 50 chứng chỉ của Nga và quốc tế và các bổ sung đã được nhận cho các phiên bản khác nhau của Tu-204. Các máy bay thuộc họ Tu-204/214 đáp ứng tất cả các yêu cầu hiện đại về an toàn, tiếng ồn trên mặt đất và phát thải các chất độc hại. Các sửa đổi của Tu-204 đáp ứng các yêu cầu của ICAO và Eurocontrol về độ chính xác của điều hướng và phân tách theo chiều dọc , được phép bay đến các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu mà không bị hạn chế , đồng thời khai thác các chuyến bay thường xuyên trên khắp thế giới, bao gồm các quốc gia Bắc và Nam Mỹ.


TU-204 là loại máy bay chở khách VIP 2 động cơ, sử dụng động cơ PS-90 của hãng Aviadvigatel mà tôi đã nói ở trên, và không liên quan gì đến Ukraine cả, dù đây là 1 loại gas turbine (tuabin khí), cụ thể đây là loại động cơ tuabin cánh quạt phản lực (turbofan engine).
Đây là động cơ rất tốt, ra đời vào thập kỷ 90 và có hiệu quả gấp đôi các động cơ đương thời, được Aviadvigatel thiết kế và sản xuất tại công ty cổ phần Perm Engine Building Complex của Nga. Nó không chỉ được sử dụng cho TU-204 mà còn dùng cho các dòng máy bay khác như Ilyushin Il-96, Ilyushin Il-76 (Il-76MF / TF , Il-76MD-90A), Il-78MK-90.


Ở trên tôi quên không nhắc đến tổ hợp công ty cổ phần Perm Engine Building Complex (UEC - Perm Motors), nơi đã chế tạo nên
Sản phẩm của công ty với thương hiệu Perm Motors, chuyên phát triển, sản xuất và bảo dưỡng động cơ máy bay và tên lửa . Họ sản xuất các loại động cơ gas turbine (cũng là tuabin khí như bên Ukraine), mà cụ thể là dạng turbofan (phản lực cánh quạt) cho các máy bay. Ngoài ra họ cũng làm động cơ tuabin khí cho các nhà máy điện chạy bằng khí bơm hay các hệ thống công nghiệp dân sự khác. Họ cũng sản xuất cả hộp số (gearbox), dĩ nhiên.
Ngoài hãng này ra, gas turbine (tuabin khí) còn các hãng khác của Nga chế tạo, như đã post, ví dụ UEC-Saturn, PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association), Klimov
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Nga đã tự chủ hoàn toàn sau khi không mua động cơ của Ucraina. Họ nắm được công nghệ, thậm chí còn cải tiến hơn. Vấn đề là có muốn làm hay không thôi. Ucraina hình như đã quá xem thường Nga.

UEC, một phần của tập đoàn nhà nước Rostec đã cung cấp lô lắp đặt đầu tiên động thế hệ thứ hai NK-32 cho Tu-160M hiện đại hóa. Điều này đã được báo cáo cho TASS vào thứ Hai bởi dịch vụ báo chí của tập đoàn tại diễn đàn Army-2020.

"Các động cơ của lô thử nghiệm đã được sản xuất, thử nghiệm và được chấp nhận", tập đoàn cho biết.

Hiện tại, UEC đang tiến hành kiểm tra chất lượng và tuổi thọ của động cơ NK-32 thế hệ thứ hai. "Các động cơ mới được sản xuất đáp ứng các yêu cầu của thiết kế và tài liệu quy định được nêu trong nhiệm vụ kỹ thuật và chiến thuật", tập đoàn nhấn mạnh.

UEC đang hoàn thành việc hiện đại hóa sản xuất tại xí nghiệp UEC-Kuznetsov, nơi được yêu cầu bắt đầu sản xuất hàng loạt động cơ NK-32 giai đoạn hai cho các máy bay tên lửa chiến lược Tu-160M hiện đại hóa. UEC cho biết: "Việc thực hiện các biện pháp tổ chức sản xuất hàng loạt động cơ NK-32 thế hệ thứ hai đã được hoàn tất. Nhu cầu đảm bảo tăng sản lượng sản xuất kéo theo việc tái thiết quy mô lớn sản xuất", UEC cho biết.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện dự án, họ đã làm chủ được công nghệ sản xuất mới: đúc magie cỡ lớn, đúc titan định hình cỡ lớn, và làm chủ sản xuất trục tua bin hạ áp và trung bình, các viện công nghiệp chuyên ngành đã tham gia.

Để tối ưu hóa quy trình công nghệ, các luồng hậu cần lắp ráp động cơ máy bay lớn và nhỏ đã được tách ra. Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp hàng đầu trong nước, sản phẩm được hoàn thiện với các đơn vị, nhà lắp ráp trong nước.
Động cơ NK-32 của loạt động cơ thế hệ thứ hai có những đặc điểm cải tiến đáng kể so với phiên bản gốc, nó sẽ cho phép máy bay mới tăng phạm vi bay thêm 1.000 km.
Đây là tin của bác evoque2012 về việc chế tạo động cơ NK-32 tier 2, viết tắt là NK-32-02 hay NK-32 series 02, sẽ được dùng cho phiên bản hiện đại hóa sâu (deep modernization) của TU-160.
Tôi có cảm giác là ngay lúc đầu, phía Nga đã không định rủ Ukraine tham gia vào việc chế tạo turbin khí cho cái động cơ của máy bay này rồi, chứ không phải chỉ là do khủng hoảng chính trị. Thực tế Nga tự làm hết cái động cơ này, không dính gì đến Ukraine cả

Tin này đưa vào tháng 8 năm nay 2020, trong đó động cơ NK-32-02 hay NK-32 series 02 đã vượt qua các cuộc thử nghiệm và được khách hàng chấp nhận.
Tôi bổ sung chút rằng động cơ mới sẽ tăng tầm hoạt động (flight range) lên 1000km so với động cơ NK-32 phiên bản thời đầu. Mục tiêu của hãng UEC-Kuznetsov là tạo ra 1 họ các động cơ turfofan NK mới, dùng cho nhiều loại máy bay chứ không chỉ TU-160. Vào tháng 1 năm 2019, bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu, trong cuộc gặp ở Kazan, đã thông bảo rằng việc sản xuất phiên bản hiện đại hóa sâu của TU-160 sẽ bắt đầu trong năm 2021, và việc sản xuất này, dĩ nhiên được thực hiện tại nhà máy ở Kazan (Kazan aircraft plant).

Quá trình thử nghiệm (testing phase) đã được bắt đầu vào năm 2017. Sau đó tháng 10 năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin họ dự kiến sẽ nhận được một lô hàng gồm 22 đơn vị động cơ phản lực cánh quạt NK-32 vào cuối năm nay (tức năm 2018) để tiếp tục test. Vào thời điểm đó, bench tests vẫn đang được tiến hành trên các động cơ tiền sản xuất (preproduction series engines), tức là lô động cơ được chế tạo ra với số lượng nhỏ để test

Trước đó, máy bay TU-160M, như là 1 phần của quá trình hiện đại hóa sâu, đã nhận được các thiết bị bay và dẫn đường mới, một tổ hợp thông tin liên lạc onboard, một hệ thống điều khiển, một trạm radar và một tổ hợp các biện pháp đối phó điện tử. Tên lửa siêu âm Dagger cũng sẽ được trang bị

Tass đưa tin về việc Sản xuất hàng loạt động cơ này.

UEC bắt đầu sản xuất hàng loạt động cơ NK-32. "Doanh nghiệp UEC-Kuznetsov đã bắt đầu cung cấp động cơ theo hợp đồng nhà nước với Tupolev PJSC và Bộ Quốc phòng Liên bang Nga. Việc sản xuất hàng loạt sẽ được tăng lên một cách có hệ thống", UEC cho biết.

Dịch vụ báo chí của công ty lưu ý rằng trong những năm tới, động cơ sẽ trở thành động cơ chính trong loạt sản phẩm mới của "UEC-Kuznetsov", đảm bảo hoạt động sản xuất đầy tải, thực hiện đúng tiềm năng thiết kế. Ngoài ra, các chuyên gia của nhà máy đang nghiên cứu tạo ra một dòng động cơ có triển vọng của họ NK (NK-family) dựa trên máy phát khí NK-32 series 02 (gas generator).

Động cơ NK-32 của loạt động cơ thứ hai có những đặc điểm cải tiến đáng kể so với phiên bản gốc, nó sẽ cho phép máy bay mới tăng phạm vi bay thêm 1.000 km.

Vào tháng 1 năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, trong cuộc họp ở Kazan, đã thông báo rằng máy bay ném bom chiến lược Tu-160M được hiện đại hóa hàng loạt đầu tiên sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2021. Người đứng đầu bộ phận quân sự cho biết việc sản xuất máy bay đã được nối lại tại nhà máy máy bay Kazan.

-----------------------------------------------
Động cơ thế hệ mới PD-35, động cơ này dĩ nhiên không dính gì đến Ukraine
Hồi topic trước, các bạn cũng đã đưa tin về quá trình phát triển động cơ thế hệ mới PD-35, Nga thử nghiệm thành công cánh quạt động cơ bằng vật liệu composite nội địa, dùng cho động cơ Aviadvigatel PD-35 hạng nặng 35 tấn, lớn gấp đôi so với Aviadvigatel PD-14.
Dĩ nhiên đây mới là pha đầu tiên của thử nghiệm, vẫn còn nhiều việc phía trước. Việc thử nghiệm được đặt trên động cơ PD-14, vì PD-35 vẫn đang ở pha R/D. Mục đích là để xác định sự thành công của vật liệu composite nội địa.
Dù không có khủng hoảng Ukraine, thì phương Tây cũng không bán vật liệu này cho Nga đâu, cũng như hiện nay họ không bán các thiết bị onboard cho Nga, dù không hề có lệnh cấm bán những mặt hàng này cho máy bay dân sự, cho nên thế nào Nga cũng phải tự chế tạo vật liệu composite thôi.
Phương Tây làm vậy cũng k phải là xấu, mà là dễ hiểu, chả ai lại đi tạo sức mạnh cho sản phẩm cạnh tranh của đối thủ tiềm năng cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Thêm một tin nữa, không rõ các bạn có biết tin kỹ hơn không?
Từ 20 năm nay, Hàn Quốc đang sử dụng phi đội 54 chiếc trực thăng cánh quạt đồng trục Kamov KA-32 của Nga để tìm kiếm cứu nạng trong chiến tranh, cấp cứu dân sự, cứu hỏa cả dân sự và quân sự, và các nhiệm vụ khác
Hồi tháng 10 năm ngoái 2019, báo chí có đưa tin, Nga có đề xuất với Hàn Quốc một gói nâng cấp phi đội trực thăng Kamov KA-32 của Hàn, với động cơ, avionics mới và các thứ khác.

Cụ thể là phía Nga đề xuất với Hàn như sau:
- Động cơ mới Klimov VK-2500PS-02 engine, thay cho động cơ cũ Klimov-TV3-117s
- Buồng lái mới (glass cockpit)
- Hệ thống cứu hỏa firefighting system) mới
Phía Nga nói rằng việc nâng cấp sẽ kinh tế hơn mua mới. Việc nâng cấp này sẽ hợp tác với hãng Hàn Quốc là RH Focus.

Không rõ hồi đáp của phía Hàn Quốc thế nào? Các bạn có tin gì không?

Nhưng có 1 số điều cần lưu ý:
- Trực thăng cánh quạt đồng trục Kamov KA-32 hiện đang được sử dụng tại trên 30 nước thế giới (Cái hình màu vàng phía dưới là trực thăng Kamov được sử dụng ở Bồ Đào Nha (Portugal Civil Protection), còn hình kia là Ka-32 được dùng ở Hàn Quốc). Nó chủ yếu dùng để cứu nạn, cứu hỏa, và cấu hình của nó cho phép dùng cho hơn 100 kịch bản khác nhau.
Do tính đa năng này, một chiếc Kamov KA-32 có thể làm được rất nhiều việc, nên số lượng sản xuất ra nó bên ngoài Nga không nhiều, hình như chỉ có 240 hay 250 chiếc gì đó.
Bản thân Nga cũng chỉ có 37 chiếc. Chi phí chế tạo trực thăng này rất rẻ

- Động cơ cũ Klimov-TV3-117s là của Nga làm, nhưng có dùng components (linh kiện) của Ukraine. Còn động cơ mới Nga đề xuất là Klimov VK-2500 hoàn toàn của Nga, kể cả linh kiện.
Như vậy nếu thay động cơ mới thì Ukraine chẳng kiếm được xu nào từ việc bảo hành bảo trì mấy cái linh kiện của mình từ Hàn Quốc, bởi vì Hàn là nước có phi đội trực thăng Kamov KA-32 lớn nhất thế giới

Ka-32 của Bồ Đào Nha
1602452792691.png



Ka-32 của Hàn Quốc
1602452773659.png


_________________________________________________

Nhân câu chuyện về nâng cấp này, hãy nhìn lại lịch sử quá trình nội địa hóa động cơ trực thăng của Nga một chút, và lịch sử của việc hình thành động cơ trực thăng nội địa VK-2500. Có thể thấy việc nội địa hóa hoàn toàn động cơ, không để bị lệ thuộc vào Ukraine đã được bắt đầu từ rất lâu, không phải đợi đến khi có khủng hoảng Ukraine mới tiến hành.

- Khi Liên Xô tan rã, Nga có các nhà máy chế tạo trực thăng, và Nga cũng là nơi phát triển, phát minh ra công nghệ, thiết kế trực thăng. Trái lại Ukraine lại thừa hưởng được nhà máy sản xuất động cơ cho trực thăng.


- Các động cơ cho ngành công nghiệp máy bay trực thăng dân dụng ở Nga được cung cấp theo hợp đồng dài hạn giữa Nga và Ukraine. Mỗi khi Nga chế ra được cái trực thăng nào, và ký được hợp đồng bán trực thăng nào, thì Ukraine cũng được lợi với tư cách nhà cung cấp động cơ.

- Vào đầu những năm 2000, Nga đã cố gắng mua nhà máy chế tạo động cơ của Ukraine, nhưng bị từ chối. Sau đó, Nga quyết định thành lập công ty sản xuất động cơ trực thăng hoàn toàn độc lập của riêng mình trên cơ sở Công ty cổ phần Klimov .
(Chú ý là công ty Klimov đã ra đời từ năm 1914, và đã chế tạo động cơ từ lâu, chủ yếu là động cơ trục chân vịt, hộp số (gearbox), cho các loại phương tiện khác nhau)

- Khởi đầu, quá trình nội địa hóa động cơ trực thăng của Nga bắt đầu bằng việc lắp ráp động cơ sử dụng các linh kiện của Ukraine
. Năm 2009, khoảng 100 động cơ đã được lắp ráp tại Klimov JSC sử dụng linh kiện của Ukraine, năm 2010 - 198 chiếc, năm 2011 - hơn 260 chiếc.

- Năm 2011, một nhà máy động cơ máy bay mới được thành lập tại St.Petersburg, tên là khu phức hợp thiết kế và sản xuất Petersburg Motors design and production complex Petersburg Motors)

- Năm 2014, giai đoạn đầu tiên của nhà máy mới này được đưa vào vận hành, chính thức việc nội địa hóa hoàn toàn động cơ trực thăng của Nga, cả linh kiện cũng là của Nga.

Trong sự hợp tác toàn diện của việc nội địa hóa động cơ này, còn có sự tham gia của công ty SPC Gas Turbine Engineering "Salyut" , Xí nghiệp Chế tạo Máy Moscow được đặt theo tên của VV Chernyshev (Chernyshev Moscow Machine-Building Enterprise) và công ty PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association - Hiệp hội Công nghiệp Động cơ Ufa, tôi đã post về công ty này)

Quá trình phát triển của động cơ VK-2500, hoàn toàn của Nga, đây là 1 bước tiến hóa lớn từ động cơ TV3-117s (được gọi là high power derivative of the TV3-117VMA engine, also for hot and high). Động cơ này dự định lắp đặt trên các máy bay trực thăng hạng trung mới và hiện đại hóa của các công ty Mil và Kamov, cụ thể là trên trực thăng Ka-50, Ka-52 và Mi-28.

- Một phiên bản của động cơ VK-2500, đã được phát triển tại Công ty cổ phần Klimov vào năm 1999-2001. Năm 2001, các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với động cơ trục chân vịt VK-2500 đã được thực hiện.

- Năm 2012, các thử nghiệm của động cơ này đã được hoàn thành

- Năm 2014, Klimov đã lắp ráp 10 động cơ đầu tiên hoàn toàn từ các linh kiện của Nga. Năm 2015 - 30 cái. Năm 2016 - 60 cái. Năm 2017 - 100 cái

Động cơ VK-2500 này dùng cho các trực thăng vận tải hạng trung. Đông cơ này có thể hoạt động hiệu quả trong các vùng khí nóng và loãng như trên núi cao hay những nơi có thời tiết và nhiệt độ cực nóng.

VK-2500 được trang bị hệ thống tuốc bin nén khí mới giúp nó có thể tăng áp lực khí cùng công suất lên so với loại động cơ cũ. Klimov cũng phát triển hệ thống điều khiển điện tử để tối ưu hóa hiệu suất của động cơ cũng như trực thăng mà nó được trang bị.

Vào đầu năm 2020, phiên bản mới Klimov VK-2500PS-03 engine đã được trang bị thêm hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số điện tử dạng FADEC (Full-authority digital engine control), tên là BARK-6V-7S được phát triển cũng bởi hãng Klimov này (JSC "ODK-Klimov")


Trước đó, vào cuối năm 2018, động cơ VK-2500PS-03 mới này, dĩ nhiên cũng được chế tạo từ các linh kiện Nga (Russian components and parts) đã được gắn trên trực thăng Mi-171A2 và bay thử khắp nơi ở khu vực Đông Nam Á, cho thấy nó hoạt động tốt trong điều kiện độ cao lớn trong điều kiện mưa và nóng vùng nhiệt đới (high altitude, heat and tropical rain conditions).
Hiện giấy chứng nhận cho version mới này đã nhận được tại Ấn Độ, Colombia cho phép nó được vận hành với tư cách động cơ hàng không dân sự ở những nước này. Các giấy chứng nhận tương tự cũng đã được cấp cho động cơ này ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Peru, Brazil, Mexico.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top