Đánh giá sơ bộ thế này:
Khi xảy ra cuộc chiến thương mại Trung Mỹ, để bóp nghẹt ngành công nghệ của TQ, Mỹ đã chọn mặt trận chip, microelectronics, bán dẫn.
Một trong các đòn đánh là cấm 4 công ty Mỹ, chuyên phát triển sản phẩm phần mềm EDA (Electronic Design Automation) hay còn gọi là ECAD (Electronic Computer-Aided Design) cung cấp version mới của phần mềm thiết kế chip cho TQ (version cũ TQ đã mua rồi).
4 công ty này là Mentor Graphics (dù đã được Siemens Đức mua nhưng vẫn phải theo luật Mỹ do nằm trên đất Mỹ), Cadence Design System, Synopsys và Ansys.
Nhân vụ này, tôi có tìm hiểu sơ qua về các công ty phần mềm EDA hay ECAD, hay nói chung là các công ty phần mềm CAD (Computer-Aided Design) thiết kế cho mọi lĩnh vực chứ không chỉ cho thiết kế bo mạch in điện tử,
và rộng hơn nữa nữa, từ CAD chuyển sang CAM, etc.
Tóm lại, tôi tìm hiểu về tất cả các công ty phát triển các sản phẩm phần mềm trong các lĩnh vực sau trên thế giới
(1) CAD (bao gồm cả EDA hay ECAD và CAD các lĩnh vực công nghiệp khác)
(2) CAM (Computer Aided Manufacturing)
(3) CAE (Computer AIded Engineering)
(4) AEC (Architecture - Engineering - Construction)
(5) PLM (Product Lifecycle Managemeng)
(6) PDM (Product Data Management)
(7) BIM (Business Information Modeling)
thì nhận thấy 1 số điều sau
- Không tìm thấy 1 công ty Ấn, Hàn, Singapore nào phát triển phần mềm trong 7 lĩnh vực này, trên các site quốc tế tiếng Anh cả. Có thể là không có hoặc tôi k tìm ra, hoặc nó quá ít "bé" (cả nghĩa đen/bóng) hoặc hoạt động quá cục bộ nên không xuất hiện ở quốc tế.
- Chỉ tìm thấy 1 công ty duy nhất của TQ là ZWSoft nào trên các site quốc tế tiếng Anh cả. Có thể là không có hoặc tôi k tìm ra. Công ty này mới chỉ dừng ở (1) CAD , và đã ăn cắp mã nguồn của AutoCAD, và đã mua lại công ty VX, một công ty CAD khác của Mỹ.
- TQ chỉ có duy nhất 1 công ty ZWSoft với sản phâm ZWCAD trong lĩnh vực CAD cơ khí như AutoCAD, dùng thay thế cho AutoCAD, nhưng không có CAD trong các lĩnh vực khác. Ví dụ không có CAD trong các lĩnh vực khoa học, trong lĩnh vực bo mạch điện tử, chip (gọi là phần mềm EDA hay ECAD) nên bị Mỹ đánh vào hướng này là dính chưởng.
- Tìm trên các site quốc tế tiếng Anh, thì các các công ty phát triển phần mềm trong 7 lĩnh vực trên chỉ có của các nước phương tây, Nga, Nhật bản.
Các nước phương tây thì cũng chỉ tập trung phần lớn vào 4 nước: Anh, Pháp, Mỹ, Đức. Một số ít có thể xuất hiện ở Canada, Úc, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch (thường chỉ là 1 công ty duy nhất ở mỗi nước này). Nhật Bản hình như cũng chỉ có 1 hay 2 công ty.
- Một nước công nghiệp phát triển và đạt trình độ cao thực sự, nắm bí quyết công nghệ, có trình độ toán học và tin học cao, thì không thể nào lại thiếu các công ty phần mềm ở những lĩnh vực này. Vì thế việc cả Hàn, Singapore, Ấn, Trung Quốc không có (hoặc TQ chỉ có 1 mà lại còn phải ăn cắp copy) cho ta thấy phải đặt ra nhiều câu hỏi về những nước này
Vì topic này nói về Nga, nên tôi sẽ chỉ tập trung vào các công ty của Nga thôi. Như đã nói, nhắc lại, tôi phân các công ty Nga ra làm 3 loại:
1) Các công ty làm ra sản phẩm phần mềm trọn gói
2) Công ty làm ra các software components (các bạn làm công nghiệp có thể hiểu đây là côngty sản xuất/nhà cung cấp linh kiện) phục vụ cho các sản phẩm của các công ty dạng 1) ở trên và nhiều công ty khác
3) Công ty bán chất xám. Tức là họ làm R/D thuê, và phát triển phần mềm thuê cho các công ty dạng 1) và 2).
Ở các nước phát triển, hay cụ thể hơn là phương tây, Nga, có rất nhiều công ty dạng này. Nếu bạn nào thấy khó hiểu, có thể giải thích các công ty này như là các công ty gia công outsourcing, nhưng là làm việc ở cấp độ cao nhất, cùng với công ty khách hàng R/D và phát triển các lõi (core) của sản phẩm phần mềm, chứ không phải outsourcing như ở các nước đang phát triển, ở Ấn hay VN, chỉ làm các thứ râu ria họ đá ra
Thường chỉ có các nước phát triển mới có dạng công ty này. Các nước đang phát triển không có.
TQ cũng có 1 vài công ty làm cái này, nhưng các ngành trọng yếu như 7 ngành này thì Trung Quốc không có.
Các công ty 3) này vì vậy cũng nắm được bí mật công nghệ của các công ty dạng 1), 2) vì vậy phải có cam kết giữ bí mật và độ tin cậy rất cao.
Thực chất, họ không phải là outsourcing mà là đã cùng hợp tác với khách hàng (công ty dạng 1), 2) thực hiện R/D và phát triển lõi (core) của sản phẩm
3.1) Một biến đổi khác của dạng 3) này, đó là các công ty dạng 1) mở luôn trung tâm R/D của mình ở Nga hoặc 1 nước phát triển khác, ví dụ công ty Mỹ ở trung tâm R/D ở Pháp, etc. Như vậy họ sẽ trực tiếp quản lý luôn.
Nhưng kiểu gì đi nữa, thì cũng phải đảm bảo 2 bên có độ tin cậy, vì các trung tâm R/D này toàn là hoặc phần lớn là người Nga (nếu mở R/D ở Nga).
Trong 7 lĩnh vực này, theo tôi biết, chỉ có 1 công ty CAD khá bé của Mỹ là JEDA mở R/D offices ở TQ, nhưng k rõ làm R/D gì cụ thể, hay chỉ mang title R/D để giảm thuế.
3.2) Một biến đổi nữa của dạng 3) đó là các công ty dạng 1) hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu của Nga hay 1 nước phát triển khác để cùng nghiên cứu, etc.
Ví dụ, các công ty Mỹ như Intel, Google, IBM cũng có hợp tác với các trường đại học Nga để cùng nghiên cứu, etc. nhưng cũng như trên, yếu tố tin cậy luôn phải đặt lên trên hàng đầu, mới có được những sự hợp tác vậy.
Các công ty phần mềm Nga dạng 1) xây dựng sản phẩm ở tất cả 7 lĩnh vực trên. Khách hàng ở trong và ngoài nước, có cả các hãng tên tuổi của phương Tây (với những người không chuyên thì cái tên dễ gần nhất là Boeing, Airbus, Toyota, etc.)
Các công ty phần mềm Nga dạng 2) cung cấp "linh kiện" (software components) cho các công ty dạng 1) của phương tây và Nga
Các công ty phần mềm Nga dạng 3) đã thực sự xây dựng các thuật toán phức tạp và phát triển các software modules trong lõi (core) của các sản phẩm của các công ty dạng 1) của phương Tây
Có khá nhiều trường đại học Nga hay hợp tác với các công ty phương Tây trong lĩnh vực bán dẫn (semi-conductor),
Các công ty phần mềm dạng 1) của phương tây, đã xây dựng rất nhiều R/D center ở Nga, và các nhà nghiên cứu, kỹ sư Nga ở đó đã R/D và tham gia vào việc phát triển lõi (core) của các sản phẩm của các công ty phương Tây này, kể cả những công ty thiết kế chip của Mỹ đã nói ở trên.
Câu hỏi tôi đặt ra, vẫn chưa có ai trả lời, tại sao cả TQ và Nga đều bị Mỹ coi là đối thủ chiến lược, vậy mà sao Mỹ đến cả sản phẩm phần mềm cũng không cho các công ty của Mỹ bán cho TQ. Vậy mà với Nga Mỹ không những bán, mà còn để cho các công ty, trường đại học Nga, các kỹ sư nhà nghiên cứu Nga tham gia vào việc R/D và phát triển lõi (core) sản phẩm của họ?
Vì như vậy là Nga đã nắm được không ít bí quyết công nghệ của họ rồi.
Ở những post trước, và cả các post gần đây, Boeing, Airbus, Bombardier, Mitsubishi, etc. còn cho cả các công ty Nga (Progresstech, Kaskol, NIK - НИК) tham gia R/D và thiết kế cho họ.
Trung Quốc thì không thể có được điều này. Chưa có bác nào giải thích được là vì sao?
......
Tạm thế đã, dù sao cũng không thể liệt kê được hết các công ty phần mềm của Nga trong 7 lĩnh vực trên.
Đây chỉ là những công ty tiêu biểu, có sự hiện diện trên quốc tế, có 1 số ít đang trong quá trình ra quốc tế, sau khi sản phẩm của họ đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động ở nước Nga.
Thực tế tôi đã tìm thấy các công ty Nga này trên các site quốc tế, tiếng Anh, chứ tôi không biết tiếng Nga nên không thể sử dụng để tìm trên Yandex hay 1 search engine nào đó ở Nga được. Tìm bằng tiếng Nga không chừng còn nhiều công ty Nga khác trong 7 lĩnh vực này, vì có thể họ chỉ tập trung cung cấp cho thị trường nội địa hoặc 1 số ít nước khác