[Funland] Thảo luận về "lũ chồng lũ" do thủy điện

BNN

Xe tăng
Biển số
OF-35195
Ngày cấp bằng
13/5/09
Số km
1,015
Động cơ
479,726 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
Tóm lại là trước khi mưa lớn về hồ thủy điện đang ở mức nước nào; sau lũ nó ở mức nào. Nếu sau lũ thể tích nước trong hồ tăng lên thì đó là khả năng cắt lũ của nó. Ngoài ra việc tiên đoán lũ mà điều tiết lượng xả sẽ làm lũ tại thời điểm xấu đi hay tốt lên.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,850
Động cơ
1,265,815 Mã lực
Tuổi
49
Khi cụ mở thêm cửa xả thì khác gì cụ nghiêng chậu ra xả. Hình ảnh ở đây là nôm na cho dễ hiểu, là tại sao nước nó lại dâng lên được, và dâng lên nhanh, trong khi cái vòi hoa sen kia thì ko dâng hoặc dâng chậm thế thôi, chứ ko đi cãi với các cụ thiết kế hồ thủy điện. Còn lượng nước tôi ko bảo nó thêm vào nhé.😀
Chậu của cụ nó có mấy cái vòi ở đáy (tương ứng với các cửa xả lũ) cho các cụ khối A 3 môn 27 điểm dễ hình dung :D
Có bao nhiêu vòi xả, vòi xả nằm ở đáy hay ở lưng chừng hay trên cao... không quan trọng.

Quan trọng là người ta khống chế mở vòi xả ít hay nhiều để nước chảy ra đúng bằng nước chảy vào, giữ mực nước ổn định là được.

Không cần phải xả thêm nên không đưa nhiều nước hơn về hạ lưu, không có cái gì là lũ chồng lũ cả.

Cụ cho cái vòi hoa sen phun vào cái chậu, lúc đầu chậu sẽ tích nước và không có nước chảy từ chậu ra, đó là cắt lũ. Trên thực tế thì sẽ cho chảy ra một ít, ít hơn chảy vào để duy trì thời gian cắt lũ.

Khi chậu đầy, nước tự tràn ra từ miệng chậu, hoặc mở van đáy chậu để xả ra và giữ mực nước ngang bằng miệng chậu, đó là xả lũ.

Nước từ vòi sen chảy vào chậu bao nhiêu, nước từ chậu chảy ra bấy nhiêu. Vì nước chảy ra từ chậu nên các cụ khối C 3 môn 9 điểm đi đổ tại cái chậu gây ra lũ. ;))

Các cụ bắt vứt cái chậu đi, lần sau thì cái vòi sen sẽ chảy thẳng xuống sàn nhà, vẫn với lưu lượng nước như vậy. À, không còn giai đoạn cắt lũ nữa nên nước chảy xuống sàn ngay và luôn. Dân sẽ kiện ông trời xả lũ không báo trước và đòi trời bồi thường thiệt hại.

Đây là cái chậu đang đầy nước, nước đang chảy ra từ miệng chậu.

4928300-df4e8069687f6725077d551ec8891c21.jpg
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,500
Động cơ
133,371 Mã lực
Tóm lại là trước khi mưa lớn về hồ thủy điện đang ở mức nước nào; sau lũ nó ở mức nào. Nếu sau lũ thể tích nước trong hồ tăng lên thì đó là khả năng cắt lũ của nó. Ngoài ra việc tiên đoán lũ mà điều tiết lượng xả sẽ làm lũ tại thời điểm xấu đi hay tốt lên.
Nếu vận hành đúng quy trình, không bao giờ lượng xả > lượng nước vào hồ, nên không bao giờ có chuyện xấu đi. Trừ những trường hợp:
1) Mực nước trạm thủy văn nằm ở hạ lưu < mốc quy định. Thường là < Báo động số 1. HOẶC
2) Hồ đã đầy mà dự báo có lũ/thiên tai cấp độ X trở lên sắp xuất hiện, cần xả để đón lũ, được Chủ tịch Tỉnh confirm. HOẶC
3) Có sự cố khẩn cấp. HOẶC
4) Vận hành ngu =))
 
  • Vodka
Reactions: BNN

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Tóm lại là trước khi mưa lớn về hồ thủy điện đang ở mức nước nào; sau lũ nó ở mức nào. Nếu sau lũ thể tích nước trong hồ tăng lên thì đó là khả năng cắt lũ của nó. Ngoài ra việc tiên đoán lũ mà điều tiết lượng xả sẽ làm lũ tại thời điểm xấu đi hay tốt lên.
Cho bác ví dụ Sông Tranh
1604912521640.png

Trước lũ: 172m, sau lũ 173.41m, hồ tích được thêm 1.41m.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Thủy điện nhỏ thì hồ bé không chứa mấy hột nước và thường không có xả đáy.
Với thủy điện vừa và lớn khi lũ về mà xả đáy chỉ là lượng lũ về quá lớn, vượt lưu lượng thiết kế xả tràn thì mới thêm xả đáy hỗ trợ nhưng vẫn đảm bảo
xả đáy + xả tràn <= lũ về.
Đôi khi xả đáy cũng dùng khi lưu lượng chưa vượt thiết kế để giảm bồi lắng lòng hồ.
Đương nhiên khi đã có đập là có thế năng nên các công trình xả lũ đều có tiêu năng.
Cái tiêu năng của các ông không tiêu được năng lượng nước lũ, nói thế cho rõ luôn.
Xả lũ chỉ cần xả bằng van giữa đập đã toi rồi, chưa cần bàn về xả đáy, xả một lượng nước có cao trình gần bằng chiều cao thiết kế đập dâng, như hình vẽ.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,642 Mã lực
Nếu là thủy điện nhỏ thì hồ nó có bao nhiêu nước mà có thể tạo lũ tác động lên hạ du?
Ngoài ra, các hồ thủy điện nó không có dung tích phòng lũ, xả tràn, nên nó chẳng cần xả đáy, nước tới bao nhiêu tràn qua đập bấy nhiêu.
Còn về tác động môi trường của 1 thủy điện nhỏ điển hình Rào Trăng 3:
- Diện tích chiếm đất: 46,255 ha
- Diện tích công trình: 23,974 ha với: 7,68 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 1,567 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 14,087 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 0,64 ha đất mặt nước.
- Lòng hồ chiếm 22,281 ha với: 4,499 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 7,543 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 9,033 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 1,215 ha đất mặt nước.
- Lưu vực điều tiết: 195,2 km2, tương đương 19.520 ha, gấp 876 lần lòng hồ.
- Cấu tạo: Sơ đồ khai thác gồm đập chính dâng kết hợp đập tràn xả lũ trên sông Rào Trăng, tuyến năng lượng bờ phải và nhà máy thủy điện kiểu hở xả nước trở lại sông Rào Trăng.

Mất rừng thì lấy thủy điện lớn là ví dụ, điều tiết lũ thì lấy thủy điện nhỏ làm ví dụ. Hay.
Thông số thủy điện Rào Trăng 3 cụ đưa ra ở trên có thể hiểu đây là thủy điện điều tiết ngày, cùng lắm là điều tiết tuần, khả năng phòng lũ, cắt lũ gần như bằng không. Nếu cụ đưa thêm được thông số lưu lượng chạy máy tối đa, lưu lượng lũ theo tần suất thiết kế thì có thể xác định rõ nó điều tiết ngày hay điều tiết tuần. Tóm lại nó thuộc dạng lũ về bao nhiêu thì xả qua máy và tràn tự do bấy nhiêu.

Rào Trăng thuộc hệ thống sông Bồ, thủy điện Hương Điền trên dòng chính mới ở bậc dưới vừa rồi cắt lũ rất tốt. Năm nay trước đợt lũ lớn ở miền Trung lưu lượng dòng chảy các sông rất thấp, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đều cạn kiệt nên cắt được kha khá lũ. Cũng may là sau đợt lũ lớn này các hồ chứa đã đầy nước nhưng mấy cơn bão sau vào miền Trung hoặc tan sớm, hoặc suy yếu thành áp thấp, lượng mưa không quá lớn. Đợt sau mà mưa dữ dội chỉ cần bằng 2/3 đợt trước thôi thì thực sự là thảm họa.

Giữa khối kỹ thuật chuyên ngành sâu và khối kinh tế - xã hội để thống nhất một vấn đề nhằm đảm bảo hài hòa cả kinh tế-kỹ thuật, môi trường và xã hội cần phải cọ sát và rất mất thời gian. Cảm ơn cụ đã kiên nhẫn giải thích một cách bình tĩnh.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Có bao nhiêu vòi xả, vòi xả nằm ở đáy hay ở lưng chừng hay trên cao... không quan trọng.

Quan trọng là người ta khống chế mở vòi xả ít hay nhiều để nước chảy ra đúng bằng nước chảy vào, giữ mực nước ổn định là được.

Không cần phải xả thêm nên không đưa nhiều nước hơn về hạ lưu, không có cái gì là lũ chồng lũ cả.

Cụ cho cái vòi hoa sen phun vào cái chậu, lúc đầu chậu sẽ tích nước và không có nước chảy từ chậu ra, đó là cắt lũ. Trên thực tế thì sẽ cho chảy ra một ít, ít hơn chảy vào để duy trì thời gian cắt lũ.

Khi chậu đầy, nước tự tràn ra từ miệng chậu, hoặc mở van đáy chậu để xả ra và giữ mực nước ngang bằng miệng chậu, đó là xả lũ.

Nước từ vòi sen chảy vào chậu bao nhiêu, nước từ chậu chảy ra bấy nhiêu. Vì nước chảy ra từ chậu nên các cụ khối C 3 môn 9 điểm đi đổ tại cái chậu gây ra lũ. ;))

Các cụ bắt vứt cái chậu đi, lần sau thì cái vòi sen sẽ chảy thẳng xuống sàn nhà, vẫn với lưu lượng nước như vậy. À, không còn giai đoạn cắt lũ nữa nên nước chảy xuống sàn ngay và luôn. Dân sẽ kiện ông trời xả lũ không báo trước và đòi trời bồi thường thiệt hại.

Đây là cái chậu đang đầy nước, nước đang chảy ra từ miệng chậu.

4928300-df4e8069687f6725077d551ec8891c21.jpg
Chậu này không rỗng mà lúc nào cũng chứa một lượng nước để xả dần chạy máy, mực nước này tạm gọi là cao trình A.
Khi lũ về thì nếu không có van gì, xả qua miệng chậu là cao trình B.
Phần cắt lũ là lượng nước tính theo B-A.
Khi nước vẫn tiếp tục chảy vào chậu khi đã đầy thì toàn bộ lượng nước chảy về (với mô hình vòi hoa sen) sẽ chảy đi với thế năng lớn hơn khi không có chậu vì các dòng nước phân tán được gom về thành một màn nước lớn (như ảnh chụp) và xả ở độ cao chắc chắn lớn hơn độ cao cũ của lòng sông tại vị trí xây đập ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Thông số thủy điện Rào Trăng 3 cụ đưa ra ở trên có thể hiểu đây là thủy điện điều tiết ngày, cùng lắm là điều tiết tuần, khả năng phòng lũ, cắt lũ gần như bằng không. Nếu cụ đưa thêm được thông số lưu lượng chạy máy tối đa, lưu lượng lũ theo tần suất thiết kế thì có thể xác định rõ nó điều tiết ngày hay điều tiết tuần. Tóm lại nó thuộc dạng lũ về bao nhiêu thì xả qua máy và tràn tự do bấy nhiêu.

Rào Trăng thuộc hệ thống sông Bồ, thủy điện Hương Điền trên dòng chính mới ở bậc dưới vừa rồi cắt lũ rất tốt. Năm nay trước đợt lũ lớn ở miền Trung lưu lượng dòng chảy các sông rất thấp, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đều cạn kiệt nên cắt được kha khá lũ. Cũng may là sau đợt lũ lớn này các hồ chứa đã đầy nước nhưng mấy cơn bão sau vào miền Trung hoặc tan sớm, hoặc suy yếu thành áp thấp, lượng mưa không quá lớn. Đợt sau mà mưa dữ dội chỉ cần bằng 2/3 đợt trước thôi thì thực sự là thảm họa.

Giữa khối kỹ thuật chuyên ngành sâu và khối kinh tế - xã hội để thống nhất một vấn đề nhằm đảm bảo hài hòa cả kinh tế-kỹ thuật, môi trường và xã hội cần phải cọ sát và rất mất thời gian. Cảm ơn cụ đã kiên nhẫn giải thích một cách bình tĩnh.
Cắt lũ tốt mà vận hành sao để dân ngập như Dakmi 4 kia kìa.
Mấy ông ngập mới mất bình tĩnh chứ đút chân gầm bàn gõ phím có chi mô.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Cắt lũ tốt mà vận hành sao để dân ngập như Dakmi 4 kia kìa.
Mấy ông ngập mới mất bình tĩnh chứ đút chân gầm bàn gõ phím có chi mô.
Dak mi 4 là điển hình chống lũ cực tốt, nhưng dân trí thấp nên vẫn ăn chưởi.
Phải đặt câu hỏi là, nếu không có Dak mi 4, thì cơn lũ hôm 28/10 sẽ thiệt hại như thế nào.
Đak mi 4 nhưng chàng dũng sỹ núi rừng, ưỡn ngực chắn lũ cho hạ du. Tuy nhiên, sức chàng có hạn, nên không ngăn được hết lũ. Thế là chàng bị ăn chưởi. Đúng là miệng đời.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,850
Động cơ
1,265,815 Mã lực
Tuổi
49
Chậu này không rỗng mà lúc nào cũng chứa một lượng nước để xả dần chạy máy, mực nước này tạm gọi là cao trình A.
Khi lũ về thì nếu không có van gì, xả qua miệng chậu là cao trình B.
Phần cắt lũ là lượng nước tính theo B-A.
Khi nước vẫn tiếp tục chảy vào chậu khi đã đầy thì toàn bộ lượng nước chảy về (với mô hình vòi hoa sen) sẽ chảy đi với thế năng lớn hơn khi không có chậu vì các dòng nước phân tán được gom về thành một màn nước lớn (như ảnh chụp) và xả ở độ cao chắc chắn lớn hơn độ cao cũ của lòng sông tại vị trí xây đập ;))
Bạn không hiểu gì về thế năng và vẫn lảm nhảm về nó từ bài này đến bài khác, càng nói chỉ càng làm người khác buồn cười. Mình đã đưa ra tài liệu là sách giáo khoa lớp 10 Vật lý ở bài trước cho bạn đọc. Trước khi bạn đọc xong thì đừng quote bài của mình nữa nhé.

Cắt lũ tốt mà vận hành sao để dân ngập như Dakmi 4 kia kìa.
Mấy ông ngập mới mất bình tĩnh chứ đút chân gầm bàn gõ phím có chi mô.
Dak mi 4 là điển hình chống lũ cực tốt, nhưng dân trí thấp nên vẫn ăn chưởi.
Phải đặt câu hỏi là, nếu không có Dak mi 4, thì cơn lũ hôm 28/10 sẽ thiệt hại như thế nào.
Đak mi 4 nhưng chàng dũng sỹ núi rừng, ưỡn ngực chắn lũ cho hạ du. Tuy nhiên, sức chàng có hạn, nên không ngăn được hết lũ. Thế là chàng bị ăn chưởi. Đúng là miệng đời.
Không có Dakmi 4 thì lũ về ngay lập tức và lưu lượng lớn.

Có Đăkmi 4 lũ về muộn hơn và giảm lưu lượng lũ.

Nhưng dân trí ngu, nên cứ thấy có lũ là chửi, cứ thấy nước xả ra từ đập là đổ tại thủy điện.

Dân miền núi dân trí thấp đã đành, dân miền xuôi biết lên mạng cũng không hơn gì. Haizzz...
 

Phuluclo

Xe tăng
Biển số
OF-399795
Ngày cấp bằng
6/1/16
Số km
1,189
Động cơ
241,633 Mã lực
Tuổi
50
Cái tiêu năng của các ông không tiêu được năng lượng nước lũ, nói thế cho rõ luôn.
Xả lũ chỉ cần xả bằng van giữa đập đã toi rồi, chưa cần bàn về xả đáy, xả một lượng nước có cao trình gần bằng chiều cao thiết kế đập dâng, như hình vẽ.
Càng nói càng thấy rốt. Không tiêu năng được thì nó sói chân tan con đập à.
 

El Jefe 2

Xe điện
Biển số
OF-546776
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
2,234
Động cơ
201,943 Mã lực
Tuổi
35
Tiếc rằng offer chẳng có ai có chuyên môn về Thủy lợi, Đê điều, Môi trường nên ai cũng cho mình đúng ...
haha, nhiều là khác cụ ạ.
Các cụ trên lý luận khó hiểu. Em thấy làm cái thí nghiệm này cho dễ hiểu. Các cụ cứ mở vòi hoa sen cho nó xả xuống nhà tắm. Nếu cứ xả đều thì nhà tắm nó ướt nhưng chả bao giờ nó ngập, đọng nước. Nhưng cứ lấy cái chậu thật to hứng chỗ nước đấy cho đầy chậu rồi thử đổ cái chậu ấy ra, chỉ càn đổ nửa chậu hay 2/3 chậu thôi, xem nước nó có ngập ko thì biết 😁. Cái hồ thủy điện nó cũng gần như là cái chậu thôi.
Cụ ơi, cụ đừng nhầm nhé. Không phải là đổ cái chậu ra. Mà là vẫn để cái chậu đầy nước như thế, tiếp tục đổ nước lên trên nó để lượng nước mà chậu không chứa nổi nó tràn qua mép chậu!

Xả lũ chứ có phải vỡ đập đâu mà như nghiêng chậu!
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Bạn không hiểu gì về thế năng và vẫn lảm nhảm về nó từ bài này đến bài khác, càng nói chỉ càng làm người khác buồn cười. Mình đã đưa ra tài liệu là sách giáo khoa lớp 10 Vật lý ở bài trước cho bạn đọc. Trước khi bạn đọc xong thì đừng quote bài của mình nữa nhé.



Không có Dakmi 4 thì lũ về ngay lập tức và lưu lượng lớn.

Có Đăkmi 4 lũ về muộn hơn và giảm lưu lượng lũ.

Nhưng dân trí ngu, nên cứ thấy có lũ là chửi, cứ thấy nước xả ra từ đập là đổ tại thủy điện.

Dân miền núi dân trí thấp đã đành, dân miền xuôi biết lên mạng cũng không hơn gì. Haizzz...
Giảm lưu lượng nhưng tăng tốc độ dòng chảy, đáng lẽ ngập 1m2 chỉ ngập 1m1 nhưng 1m2 thì mất cả ngày mới đến mực đó, 1m1 thì nhờ thuỷ điện dâng nước mà 2-3 tiếng đồng hồ đã đạt rồi.
Mình lại giới thiệu cụ đi đọc từ điển xem đập dâng có tăng thế năng không nhé ;))
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Cụ ơi, cụ đừng nhầm nhé. Không phải là đổ cái chậu ra. Mà là vẫn để cái chậu đầy nước như thế, tiếp tục đổ nước lên trên nó để lượng nước mà chậu không chứa nổi nó tràn qua mép chậu!

Xả lũ chứ có phải vỡ đập đâu mà như nghiêng chậu!
Thế mới tài chứ cụ. Họ có trí tưởng tượng của dân khối C, rất mơ mộng và viễn tưởng :))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Càng nói càng thấy rốt. Không tiêu năng được thì nó sói chân tan con đập à.
Mời cụ đọc lại: năng lượng nước lũ, tức là phần nước gây lũ ở hạ lưu, ngay chân đập là thế năng cục bộ, đương nhiên người ta tiêu năng của phần này, chính là lớp nước màu bạc bám thành đập trong ảnh cụ Anita Emi đã post.
Cứ thủ giống thủ, thế năng giống thế năng dư lày thì ... hơi lẫn nhỉ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
haha, nhiều là khác cụ ạ.


Cụ ơi, cụ đừng nhầm nhé. Không phải là đổ cái chậu ra. Mà là vẫn để cái chậu đầy nước như thế, tiếp tục đổ nước lên trên nó để lượng nước mà chậu không chứa nổi nó tràn qua mép chậu!

Xả lũ chứ có phải vỡ đập đâu mà như nghiêng chậu!
Đấy là xả tràn sự cố, là phần có mấy cái cục lô nhô ở đập của Nhật, hình trang 3.
Thường người ta xả qua cửa xả ở thấp hơn, tương đương nghiêng chậu, nước được xả ở cao trình thấp hơn cao trình mép chậu
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Dak mi 4 là điển hình chống lũ cực tốt, nhưng dân trí thấp nên vẫn ăn chưởi.
Phải đặt câu hỏi là, nếu không có Dak mi 4, thì cơn lũ hôm 28/10 sẽ thiệt hại như thế nào.
Đak mi 4 nhưng chàng dũng sỹ núi rừng, ưỡn ngực chắn lũ cho hạ du. Tuy nhiên, sức chàng có hạn, nên không ngăn được hết lũ. Thế là chàng bị ăn chưởi. Đúng là miệng đời.
Cắt tốt, nhưng tăng tốc độ ngập còn tốt hơn, người kiểm chứng: dân vùng lũ.
Hay lại sắp mắng người ta sao không né bao gạo tao quăng ra vì mỏi quá ?!
 

pearlnb

Xe đạp
Biển số
OF-294110
Ngày cấp bằng
28/9/13
Số km
11
Động cơ
314,310 Mã lực
Với cùng 1 lưu lượng thì đường mặt nước (mực nước/độ ngập) sẽ thấp hơn khi tốc độ dòng chảy lớn hơn.
Giảm lưu lượng nhưng tăng tốc độ dòng chảy, đáng lẽ ngập 1m2 chỉ ngập 1m1 nhưng 1m2 thì mất cả ngày mới đến mực đó, 1m1 thì nhờ thuỷ điện dâng nước mà 2-3 tiếng đồng hồ đã đạt rồi.
Mình lại giới thiệu cụ đi đọc từ điển xem đập dâng có tăng thế năng không nhé ;))
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,301
Động cơ
1,602,119 Mã lực
Kinh nghiệm là trích đi trích lại vs một người ko nên quá ba lần, nếu người ta vẫn giữ nguyên ý kiến thì nên lướt qua :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top