[Funland] Thảo luận về "lũ chồng lũ" do thủy điện

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Trách nhiệm thì phải thuộc về cả thằng chặt và thằng có nhiệm vụ kiểm soát mà ko làm cụ nhé. Về thủy điện nhỏ thì việc chặt trong phạm vi lòng hồ là trách nhiệm của thằng duyệt dự án khi phần đánh giá tác động và lợi hại bị ma số mà ko biết. Còn nữa, khi thằng chủ thủy điện chặt gỗ lòng hồ và "lỡ tay" chặt ngoài phạm vi dự án thì là trách nhiệm của cả kiểm lâm lẫn thằng chủ thủy điện.
Mọi người nói đến thủy điện nhỏ với lợi ích ko bù được cho phần hại chứ ko phải thủy điện nói chung cụ nhé. Nên cụ đừng đánh võng sang thủy điện rồi lại đẩy sang các thủy điện có giá trị kết hợp giữa phân lũ, phát điện và thủy lợi nhé.
Em tưởng tiêu đề thớt này là "Lũ chồng lũ do thủy điện", giờ bác lại bảo "Mọi người nói đến thủy điện nhỏ với lợi ích ko bù được cho phần hại chứ ko phải thủy điện nói chung cụ nhé", tức là đang đánh võng đấy chứ.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,657
Động cơ
1,036,154 Mã lực
Cụ nói hệt chủ nghĩa xã hội những năm 1990, trách nhiệm của rất nhiều thằng nên là trách nhiệm của tập thể, mà đã trách nhiệm tập thể thì chẳng ai chịu trách nhiệm nữa

Tội thằng nào thằng đấy chịu.

Nhưng ở đây bất công là thủy điện không tạo ra lũ mà hàng nghìn lều báo đổ tội cho thủy điện "lũ chồng lũ"
Cụ đánh võng sai rồi. Em nói trách nhiệm của thành phần nào nghĩa là tất cả những thành phần đó phải chịu chứ ko phải như cụ nghĩ là đẩy sang thằng khác nghĩa là tay mình sạch đâu.
Còn với khái niệm thủy điện ko tạo ra lũ cũng là một khái niệm ko hoàn toàn đúng. Nó ko hoàn toàn đúng ở chỗ chính rừng và hệ sinh thái, thảm thực vật sẽ góp phần giữ lại lượng nước trên mặt để ngấm từ từ xuống đất. Vậy chẳng phải là cây góp phần chống lũ à. Còn "chọn cây hay chọn điện" thì lại là bài toán đánh giá và em nhắc lại cho cụ nhớ là người ta phản đối các thủy điện nhỏ ko có lợi nhiều bằng hại chứ ko phải thủy điện nói chung như cụ đang nói đến nhé.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,657
Động cơ
1,036,154 Mã lực
Em tưởng tiêu đề thớt này là "Lũ chồng lũ do thủy điện", giờ bác lại bảo "Mọi người nói đến thủy điện nhỏ với lợi ích ko bù được cho phần hại chứ ko phải thủy điện nói chung cụ nhé", tức là đang đánh võng đấy chứ.
Ngay trong bài báo của chủ thớt nói đến là "thủy điện nhỏ" cụ ạ. Và em cùng nhiều cụ khác cũng nói rất xuyên suốt là các trường hợp thủy điện nhỏ mới thế chứ thủy điện lớn thì trách nhiệm phân lũ đứng trước phát điện (cụ nghe thế có thấy lạ quá ko ạ) nên họ bị kiểm soát rất chặt chẽ và "buộc" phải thưc hiện theo rất nghiêm ngặt cụ nhé.
 

Phuluclo

Xe tăng
Biển số
OF-399795
Ngày cấp bằng
6/1/16
Số km
1,189
Động cơ
241,633 Mã lực
Tuổi
50
Một số đại bựu quốc hụi, đội 3 môn 9 điểm và một số cụ ofer làm em nhớ lại tuổi thơ. Lúc đó em cỡ 4-5 tuổi mỗi khi thấy cây cối trong vườn quằn quại là i như rằng có mưa to gió lớn. Em không thích điều này nên đã nằng nặc đòi bố chặt hết cây để khỏi có gió bão. Nghĩ lại lúc bé mình đã bộc lộ năng khiếu làm đại biểu quốc hụi hay nhà báo tiếc là nghề không chọn mình.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Ngay trong bài báo của chủ thớt nói đến là "thủy điện nhỏ" cụ ạ. Và em cùng nhiều cụ khác cũng nói rất xuyên suốt là các trường hợp thủy điện nhỏ mới thế chứ thủy điện lớn thì trách nhiệm phân lũ đứng trước phát điện (cụ nghe thế có thấy lạ quá ko ạ) nên họ bị kiểm soát rất chặt chẽ và "buộc" phải thưc hiện theo rất nghiêm ngặt cụ nhé.
Nếu là thủy điện nhỏ thì hồ nó có bao nhiêu nước mà có thể tạo lũ tác động lên hạ du?
Ngoài ra, các hồ thủy điện nó không có dung tích phòng lũ, xả tràn, nên nó chẳng cần xả đáy, nước tới bao nhiêu tràn qua đập bấy nhiêu.
Còn về tác động môi trường của 1 thủy điện nhỏ điển hình Rào Trăng 3:
- Diện tích chiếm đất: 46,255 ha
- Diện tích công trình: 23,974 ha với: 7,68 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 1,567 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 14,087 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 0,64 ha đất mặt nước.
- Lòng hồ chiếm 22,281 ha với: 4,499 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 7,543 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 9,033 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 1,215 ha đất mặt nước.
- Lưu vực điều tiết: 195,2 km2, tương đương 19.520 ha, gấp 876 lần lòng hồ.
- Cấu tạo: Sơ đồ khai thác gồm đập chính dâng kết hợp đập tràn xả lũ trên sông Rào Trăng, tuyến năng lượng bờ phải và nhà máy thủy điện kiểu hở xả nước trở lại sông Rào Trăng.

Mất rừng thì lấy thủy điện lớn là ví dụ, điều tiết lũ thì lấy thủy điện nhỏ làm ví dụ. Hay.
 

Kacar1102

Xe buýt
Biển số
OF-736312
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
847
Động cơ
75,821 Mã lực
Em tưởng tượng cụ Kacar1102 ngồi trong toa lét mở vòi hoa sen chảy vào trong chậu xong rồi lấy cảm hứng gõ phím "lũ chồng lũ"

Cụ nên đi ra ngoài và xem hồ thủy điện xả lũ như thế nào. Đừng ngồi trong toa lét tưởng tượng.

Nước sông suối đều chảy vào trong hồ rồi mới chảy ra ngoài , cho nên cái tưởng tượng vòi sen chảy ra nhà tắm của cụ là sai bét.

Hàng ngày nước sông suối chảy vào hồ rồi được thủy điện cho chạy qua máy phát để phát điện. Lượng nước về nhiều thì họ phải mở thêm các cửa xả, không qua máy phát nữa để tránh nước trong hồ đầy quá có thể vỡ đập thôi. Và lúc đấy gọi là xả lũ cụ nhé.
Khi cụ mở thêm cửa xả thì khác gì cụ nghiêng chậu ra xả. Hình ảnh ở đây là nôm na cho dễ hiểu, là tại sao nước nó lại dâng lên được, và dâng lên nhanh, trong khi cái vòi hoa sen kia thì ko dâng hoặc dâng chậm thế thôi, chứ ko đi cãi với các cụ thiết kế hồ thủy điện. Còn lượng nước tôi ko bảo nó thêm vào nhé.😀
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Lượng nước về hạ lưu có phải là lưu lượng dòng chảy không?

Lưu lượng phụ thuộc vào những đại lượng gì?

Nếu chỉ có tốc độ dòng chảy tăng thì có kết luận được là lưu lượng tăng không?

Mời xem lại Bài 2 (trang 205 sgk Vật Lý 10 nâng cao) để hiểu thêm về công thức tính lưu lượng.
Mối quan hệ giữa lưu lượng với tốc độ dòng chảy chưa thạo còn bày ra trò hỏi ngược ;))
Nghỉ đi mình.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Nếu là thủy điện nhỏ thì hồ nó có bao nhiêu nước mà có thể tạo lũ tác động lên hạ du?
Ngoài ra, các hồ thủy điện nó không có dung tích phòng lũ, xả tràn, nên nó chẳng cần xả đáy, nước tới bao nhiêu tràn qua đập bấy nhiêu.
Còn về tác động môi trường của 1 thủy điện nhỏ điển hình Rào Trăng 3:
- Diện tích chiếm đất: 46,255 ha
- Diện tích công trình: 23,974 ha với: 7,68 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 1,567 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 14,087 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 0,64 ha đất mặt nước.
- Lòng hồ chiếm 22,281 ha với: 4,499 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 7,543 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 9,033 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 1,215 ha đất mặt nước.
- Lưu vực điều tiết: 195,2 km2, tương đương 19.520 ha, gấp 876 lần lòng hồ.
- Cấu tạo: Sơ đồ khai thác gồm đập chính dâng kết hợp đập tràn xả lũ trên sông Rào Trăng, tuyến năng lượng bờ phải và nhà máy thủy điện kiểu hở xả nước trở lại sông Rào Trăng.

Mất rừng thì lấy thủy điện lớn là ví dụ, điều tiết lũ thì lấy thủy điện nhỏ làm ví dụ. Hay.
Không có xả đáy thì lượng nước đã tích cộng thêm vào lượng nước do lũ đưa về thôi sẽ ít hơn khi có xả đáy, không phải là không có, lại mời xem hình đập thuỷ điện Nhật trang 3 và vừa đưa lại.
Có đập tràn xả lũ trên đập dâng tức là nước lũ về bao nhiêu tống hết xuống hạ lưu với ... thế năng cao hơn khi không có đập.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
>............- Diện tích công trình: 23,974 ha với: 7,68 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 1,567 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 14,087 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 0,64 ha đất mặt nước.
- Lòng hồ chiếm 22,281 ha với: 4,499 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 7,543 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 9,033 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 1,215 ha đất mặt nước.
- Lưu vực điều tiết: 195,2 km2, tương đương 19.520 ha, gấp 876 lần lòng hồ.
- Cấu tạo: Sơ đồ khai thác gồm đập chính dâng kết hợp đập tràn xả lũ trên sông Rào Trăng, tuyến năng lượng bờ phải và nhà máy thủy điện kiểu hở xả nước trở lại sông Rào Trăng.

Mất rừng thì lấy thủy điện lớn là ví dụ, điều tiết lũ thì lấy thủy điện nhỏ làm ví dụ. Hay.
Quy định trữ lượng rừng:
Đối với rừng gỗ

a) Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha;

b) Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3/ha;

c) Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha;

d) Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha;

đ) Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.

2. Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ
_————
Với quy định chỉ quan tâm đến m3 này em xác định rừng này loại 101 m3/ha xong nhờ ông tiều phu hạ một hai cây cỡ người ôm (cây đa chẳng hạn) kiểm lâm túm được đo ra đúng một 1m3 gỗ. Thế là rừng trung bình thành nghèo, ông tiều phu nghèo có thêm tý củi mà không tù (vì gỗ cây tạp), anh kiểm thì có công túm tặc.
Cả làng đều vui.
 

Gosu2016

Xe tăng
Biển số
OF-467401
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,785
Động cơ
213,334 Mã lực
Tuổi
39
1. Câu đầu tiên của cụ theo kiểu cơm trộn m... Mực nước trong hồ đang dâng lên quá mức chứa mà đến câu sau đã mất đi 30% dung tích nước của hồ. Chỉ có gõ bàn phím mới nhanh được như thế, chứ thực tế không thể nào làm được. Trường hợp này em xin chuyển cho bên bệnh viện trả lời

2. Câu 2 tiếp tục là sự pha trộn theo kiểu câu 1: mưa lớn kéo dài thì thì cả hạ bộ cũng lụt lội chứ đừng nói hạ lưu

Em hỏi lại cụ nhé

1. Làm cách nào mà mực nước trong hồ đang dâng lên quá dung tích chứa của hổ mà chỉ 1 giây sau đã mất đi 30% dung tích nước để mấy thằng dở hơi nó chồng lên nhau được

2. Khi mưa đã lớn mà lại kéo dài thì làm thế nào để các con sông phía hạ lưu không tăng cao độ, mà không tăng lụt lội.

Em fun chút:

1. Khi bạn không gõ phím - không ai biết bạn ngu

2. Khi bạn gõ phím - cả thế giới biết sự thật
Cụ cứ bt mà trả lời, cụ chửi người khác có làm cụ thông minh lên đâu. Đang tranh luận mà:D
- Có ai nói 1 s sau đâu - cụ đừng nhét chữ, em nói tăng cửa xả lũ để giữ an toàn cho đập đúng không? và 30% là ví dụ thôi.
- Còn khi mở thêm cửa xả đáy để đảm bảo an toàn thì phần xả thêm đó chính là góp thêm lũ.
Ví dụ:
A là tổng lưu lượng của nước lũ
B là tổng sức chứa của hồ chứa.
- Việc xả cửa đáy dù chỉ 1% (hay 30% theo ví dụ láo) của B thôi cũng là góp lũ.
 

Gosu2016

Xe tăng
Biển số
OF-467401
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,785
Động cơ
213,334 Mã lực
Tuổi
39
Khi cụ mở thêm cửa xả thì khác gì cụ nghiêng chậu ra xả. Hình ảnh ở đây là nôm na cho dễ hiểu, là tại sao nước nó lại dâng lên được, và dâng lên nhanh, trong khi cái vòi hoa sen kia thì ko dâng hoặc dâng chậm thế thôi, chứ ko đi cãi với các cụ thiết kế hồ thủy điện. Còn lượng nước tôi ko bảo nó thêm vào nhé.😀
Chậu của cụ nó có mấy cái vòi ở đáy (tương ứng với các cửa xả lũ) cho các cụ khối A 3 môn 27 điểm dễ hình dung :D
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,500
Động cơ
133,371 Mã lực
Mất rừng thì lấy thủy điện lớn là ví dụ, điều tiết lũ thì lấy thủy điện nhỏ làm ví dụ. Hay.
Em mạn phép tổng hợp quy trình lên đồng theo cơn lũ của các cụ ấy, như sau:
- Lũ lớn => Chửi thuỷ điện
- Chỉ ra thuỷ điện cắt lũ => Thanh minh là chửi thuỷ điện nhỏ thôi
- Chỉ ra thuỷ điện nhỏ không gây nổi lũ => Chuyển sang chuyện phá rừng
- Chỉ ra thuỷ điện nhỏ phá rừng cũng nhỏ => Lại lấy thủy điện vừa và lớn làm dẫn chứng phá rừng
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,573
Động cơ
210,784 Mã lực
Không có xả đáy thì lượng nước đã tích cộng thêm vào lượng nước do lũ đưa về thôi sẽ ít hơn khi có xả đáy, không phải là không có, lại mời xem hình đập thuỷ điện Nhật trang 3 và vừa đưa lại.
Có đập tràn xả lũ trên đập dâng tức là nước lũ về bao nhiêu tống hết xuống hạ lưu với ... thế năng cao hơn khi không có đập.
Thật sự em không biết tranh luận với bác như thế nào, vì nền tảng bác không có, chả lẽ lại đi cãi nhau 1+1 xem nó bằng bao nhiêu.
Cái hình bác post ở trang 3 nó mô tả cái đập Miyagase, mà cái đập đó thì không gọi là nhỏ
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,142
Động cơ
770,369 Mã lực
Không có xả đáy thì lượng nước đã tích cộng thêm vào lượng nước do lũ đưa về thôi sẽ ít hơn khi có xả đáy, không phải là không có, lại mời xem hình đập thuỷ điện Nhật trang 3 và vừa đưa lại.
Có đập tràn xả lũ trên đập dâng tức là nước lũ về bao nhiêu tống hết xuống hạ lưu với ... thế năng cao hơn khi không có đập.
Thủy điện nhỏ thì hồ bé không chứa mấy hột nước và thường không có xả đáy.
Với thủy điện vừa và lớn khi lũ về mà xả đáy chỉ là lượng lũ về quá lớn, vượt lưu lượng thiết kế xả tràn thì mới thêm xả đáy hỗ trợ nhưng vẫn đảm bảo
xả đáy + xả tràn <= lũ về.
Đôi khi xả đáy cũng dùng khi lưu lượng chưa vượt thiết kế để giảm bồi lắng lòng hồ.
Đương nhiên khi đã có đập là có thế năng nên các công trình xả lũ đều có tiêu năng.
 

Kacar1102

Xe buýt
Biển số
OF-736312
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
847
Động cơ
75,821 Mã lực
Chậu của cụ nó có mấy cái vòi ở đáy (tương ứng với các cửa xả lũ) cho các cụ khối A 3 môn 27 điểm dễ hình dung :D
Em vào đây lấy cái hình ảnh dân dã chút cho dễ hiểu, nhưng gặp nhiều cụ hàn lâm món này quá cụ à. Thôi thì xin các cụ cứ tiếp tục tranh luận cái hồ lớn kia đi, bỏ qua cái chậu của em để em lại về em tắm 🛀🚿 .
 

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
348
Động cơ
78,629 Mã lực
Thủy điện nhỏ thì hồ bé không chứa mấy hột nước và thường không có xả đáy.
Với thủy điện vừa và lớn khi lũ về mà xả đáy chỉ là lượng lũ về quá lớn, vượt lưu lượng thiết kế xả tràn thì mới thêm xả đáy hỗ trợ nhưng vẫn đảm bảo
xả đáy + xả tràn <= lũ về.
Đôi khi xả đáy cũng dùng khi lưu lượng chưa vượt thiết kế để giảm bồi lắng lòng hồ.
Đương nhiên khi đã có đập là có thế năng nên các công trình xả lũ đều có tiêu năng.
Cụ nói cho mấy ông học hết lớp 12, theo ban xã hội hay 9 điểm 3 môn bằng thừa. Họ có biết tiêu năng là cái gì đâu.
Họ cứ nghĩ nước cứ đổ ụp từ hồ thủy điện xuống như đổ cái xô.
Họ không hiểu nếu hồ thủy điện không có các biện pháp tiêu năng thì khi xả nước sẽ xói chân đập và vỡ.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Em mạn phép tổng hợp quy trình lên đồng theo cơn lũ của các cụ ấy, như sau:
- Lũ lớn => Chửi thuỷ điện
- Chỉ ra thuỷ điện cắt lũ => Thanh minh là chửi thuỷ điện nhỏ thôi
- Chỉ ra thuỷ điện nhỏ không gây nổi lũ => Chuyển sang chuyện phá rừng
- Chỉ ra thuỷ điện nhỏ phá rừng cũng nhỏ => Lại lấy thủy điện vừa và lớn làm dẫn chứng phá rừng
Nói như HỀ =))=))=))=))=))=))=))
Cò quay !!!
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,657
Động cơ
1,036,154 Mã lực
Nếu là thủy điện nhỏ thì hồ nó có bao nhiêu nước mà có thể tạo lũ tác động lên hạ du?
Ngoài ra, các hồ thủy điện nó không có dung tích phòng lũ, xả tràn, nên nó chẳng cần xả đáy, nước tới bao nhiêu tràn qua đập bấy nhiêu.
Còn về tác động môi trường của 1 thủy điện nhỏ điển hình Rào Trăng 3:
- Diện tích chiếm đất: 46,255 ha
- Diện tích công trình: 23,974 ha với: 7,68 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 1,567 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 14,087 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 0,64 ha đất mặt nước.
- Lòng hồ chiếm 22,281 ha với: 4,499 ha đất rừng tự nhiên là rừng nghèo; 7,543 ha đất trống không có cây gỗ tái sinh; 9,033 ha đất trống có cây gỗ tái sinh và 1,215 ha đất mặt nước.
- Lưu vực điều tiết: 195,2 km2, tương đương 19.520 ha, gấp 876 lần lòng hồ.
- Cấu tạo: Sơ đồ khai thác gồm đập chính dâng kết hợp đập tràn xả lũ trên sông Rào Trăng, tuyến năng lượng bờ phải và nhà máy thủy điện kiểu hở xả nước trở lại sông Rào Trăng.

Mất rừng thì lấy thủy điện lớn là ví dụ, điều tiết lũ thì lấy thủy điện nhỏ làm ví dụ. Hay.
Cụ có vấn đề về đọc hiểu à. Em đang nói rất rõ về việc đánh giá lợi ích và thiệt hại và ko hề nhắc đến việc mất rừng của thủy điện lớn vì em đã nói đến giá trị của những thủy điện phân lũ- phát điện- hỗ trợ thủy lợi. Nghĩa là với những thủy điện này thì tuy rừng mất cực nhiều nhưng những giá trị mà nó mang lại là rất lớn về cả cuộc sống người dân lẫn kinh tế. Cụ có thể đọc lại để biết. Còn những thủy điện nhỏ do ko có tác dụng phân lũ thì mới phải so sánh xem giá trị phát điện có thể bù đắp cho các thiệt hại ko chứ.
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,301
Động cơ
1,602,119 Mã lực
Lậy các thầy, cãi nhau mổ bò như tụi 9 điểm :)). Mời các cụ mấy cái số liệu cho nó khách quan, cụ nào có số liệu khác cứ đưa ra để ae rộng đường bàn nuận :))
Trích: http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/xay-dung-thuy-dien-lam-mat-rung-gay-lu-lut-dau-la-su-that.html
Xây dựng thủy điện làm mất rừng, gây lũ lụt: Đâu là sự thật?
......
Trong Quy hoạch các bậc thang thủy điện trên dòng chính các sông đã quyết định bố trí dung tích phòng lũ thường xuyên đối với sông Đà là 7 tỷ m3, sông Lô - Gâm - Chảy là 1,95 tỷ m3; sông Mã - Chu là 1,15 tỷ m3; sông Cả là 0,3 tỷ m3; sông Rào Quán là 80 triệu m3; sông Hương là 580 triệu m3... Với các hồ chứa thủy điện có dung tích hữu ích lớn và có dung tích phòng lũ như vậy thì các công trình thủy điện này đã phát huy tối đa hiệu quả tổng hợp về phát điện, cấp nước, chống, hoặc giảm lũ cho hạ du (xem biểu đồ cắt lũ tại hình 1 và 2 cho thấy lưu lượng xả lũ từ hồ chứa thủy điện xuống hạ lưu luôn thấp hơn lưu lượng đỉnh lũ).


Khi công tác dự báo tốt, các thủy điện chủ động xả nước trước khi lũ về:



Có thể lấy ví dụ: Các công trình thủy điện như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Thác Bà, Tuyên Quang… đã chống lũ rất hiệu quả cho khu vực đồng bằng sông Hồng. Nếu không có các công trình trên thì đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thủ đô Hà Nội thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt, mà điển hình như trận lũ vào các năm 1969, 1971 đã gây thiệt hại lớn về tài sản và con người lúc đó.

Trước năm 1994, khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà chưa đưa vào vận hành, cứ tháng 5 tháng 6 hàng năm, các tỉnh phía hạ du, đặc biệt Thủ đô Hà Nội đã phải lo chống lũ và chạy lũ vì nước lũ luôn dâng cao hơn 13,5 mét. Từ sau năm 1994, khi hồ chứa nước Thủy điện Hòa Bình vận hành thì tình hình lũ lụt phía hạ du gần như được loại trừ, mực nước tại trạm thủy văn Hà Nội không vượt quá 9,5 mét.

Còn đây là số liệu chặt phá/chiếm dụng rừng do thủy điện nhỏ gây ra:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) tính đến tháng 9/2019, các dự án thủy điện chiếm dụng khoảng 30.305 ha rừng trên địa bàn cả nước. Hiện nay, diện tích đã trồng bù rừng là 33.735 ha, đạt 111,3% so với diện tích phải trồng tại các dự án thủy điện. Như vậy, rõ ràng việc xây dựng thủy điện đã không làm giảm tỷ lệ che phủ rừng do Nhà nước ta đã quy định tại Luật Bảo vệ rừng 2006.
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,301
Động cơ
1,602,119 Mã lực
Còn đây là ní nịch của đại biểu (ko phải đại biểu cho em) xinh đẹp, người phát ngôn rừng cao su nhả CO2 chứ ko phải O2 như rừng nguyên sinh :)) :

Ksor H’Bơ Khăp (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1982, tên thường gọi Ksor Phước Hà) là một nữ Trung tá Công an nhân dân Việt Namchính trị gia người Việt Nam, dân tộc Gia Rai. Bà hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, Trưởng Công an thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.[1] Bà lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Gia Lai gồm thị xã Ayun Pa và các huyện: Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Pưh.[2]

Ksor H’Bơ Khăp, còn gọi là Ksor Phước Hà, là con gái của Ksor Phước, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ************* Việt Nam khóa 11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Việt Nam (2002-2007).[3]

Ksor H’Bơ Khăp sinh ngày 10 tháng 4 năm 1982 quê quán ở xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Bà hiện cư trú ở tổ 02, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.

Ksor H’Bơ Khăp sinh ra trong gia đình trinh sát hình sự, người dân tộc Ja Rai, có truyền thống mẫu hệ. Bà còn là trưởng họ nên có tính quyết đoán.[4]

Giáo dục
Và một số thông tin a TS toán (em lĩnh lương nhiều hơn 3 củ nhé :D ) :

Thiết nghĩ, với bài viết trên, Nguyễn Ngọc Chu không phải là người yêu nước, y chỉ là kẻ *********, bồi bút, cơ hội chính trị, với những luận điệu “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng, thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc thực tiễn để lừa bịp nhân dân nhằm mục đích chính trị thấp hèn. Chúng ta hãy luôn cảnh giác, đừng bao giờ tin theo lối suy nghĩ và hành động bất mãn, kích bác, xúi dục của những kẻ như Nguyễn Ngọc Chu./.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top