Than thở của Tổng GĐ EVN

zin_zin_hn

Xe điện
Biển số
OF-30444
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
2,233
Động cơ
501,461 Mã lực
EVN lỗ thế này thì chả bít bao giờ "ánh sáng" mới về được đến bản e.:-ss
 

DUONGLAM

Xe điện
Biển số
OF-28299
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
4,032
Động cơ
437,192 Mã lực
Cụ TGD này cũng fun phết các cụ nhỉ
 

buonchan79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-74859
Ngày cấp bằng
7/10/10
Số km
2,174
Động cơ
443,272 Mã lực
Nơi ở
quay 360 độ chỗ nào cũng thấy quán bia
Sau khi VnExpress.net đăng tải bài viết "Sếp EVN đau lòng vì lương nhân viên 7,3 triệu đồng", hàng nghìn độc giả gửi ý kiến phản hồi. Rất nhiều người thuộc các ngành nghề khác nhau như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên... "choáng" vì mức lương trung bình của ngành điện vào năm 2009 đã lên tới 7,3 triệu đồng, gấp 3-4 lần nhiều lĩnh vực khác.

Là giảng viên một trường đại học, độc giả Lê Thành chia sẻ, bản thân anh cũng mơ ước mức lương mà "sếp EVN phải đau lòng" bởi làm 10 năm lương chỉ có 3,1 triệu đồng mỗi tháng. "Với mức lương như thế, liệu ai có thể dành toàn bộ thời gian của mình cho công tác giảng dạy, hay họ phải bươn trải để kiếm tiền nuôi con ăn học?" và bạn đọc này bổ sung thêm: "Sau khi nghe phát biểu của sếp EVN, các quan chức cấp cao ngành khác có thấy thương xót cho ngành của mình không?".


Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Phạm Lê Thanh. Ảnh: Hoàng Lan.
Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Nguyễn Thị Mỹ Dung bộc bạch, lương dược sĩ đại học chưa tới 5 triệu, nhân viên công ty nước ngoài ngành dược chưa tới 6 triệu, lương công nhân chưa tới 3 triệu đồng mỗi tháng. "Trong khi đó lương 7,3 triệu là không đủ sống. Vậy những công nhân làm với mức lương đó làm sao họ sống được, không lẽ họ chết ?", chị Dung tâm tư.

Số đông đọc giả cho cho rằng, thời điểm năm 2009, khi giá cả chưa leo thang như hiện nay, thì mức lương 7,3 triệu là đáng mơ ước. Không ít người là công chức nhà nước chỉ có lương trên dưới 2 triệu đồng. Cán bộ tòa án vào nghề được 5- 10 năm, tính cả phụ cấp mới lên tới 3,19 triệu đồng. Còn bác sĩ, ra trường 10-25 năm có bằng thạc sĩ nhưng tổng thu nhập gồm lương và phụ cấp ngành, tiền trực... cũng chỉ khoảng 4- 5 triệu đồng. Không ít trường hợp tốt nghiệp loại giỏi, làm cho công ty vận tải quốc tế cũng chỉ trên dưới 5 triệu đồng mỗi tháng.

Nhiều bạn đọc ở thành thị thừa nhận mức lượng của họ dù thấp, chỉ bằng trên dưới một nửa nhà đèn nhưng "vẫn đủ nuôi vợ con và mẹ già ở thành thị". Do đó, số đông độc giả cho rằng, ngành điện cần tự xem và chỉnh đốn lại mình bởi so với mặt bằng chung của xã hội, đến nay, nhiều ngành vẫn không bắt kịp lương nhà đèn vào năm 2009.

"Một cán bộ cấp vụ sống ở Hà Nội, công tác gần 40 năm trong ngành, phấn đấu liên tục không mệt mỏi và có đủ các bằng cấp theo đúng chuẩn cấp vụ của Nhà nước quy định, mà mỗi tháng hiện thu nhập chưa được 6 triệu đồng", độc giả Trần Tiến Dũng chia sẻ.

Thậm chí bạn đọc Nguyễn Đoàn còn xin "cho tôi vô ngành điện với" và cam đoan "sẽ làm được những việc công nhân ngành điện đang làm". Độc giả này sẵn sàng chấp nhận chịu thiệt, chỉ xin lương 6 triệu một tháng, thấp hơn mức lương 1,3 triệu đồng của nhà đèn cách đây 2 năm.

Độc giả Nguyên Kiệt cũng có ý định viết đơn xin gia nhập ngành điện và chấp nhận "sống khổ" như nhân viên EVN. Thậm chí độc giả này còn hài hước, khi nhà đèn tuyển người, chỉ cần thông báo rộng rãi chắc chắc sẽ "không đủ chỗ mà nhận hết vì sếp sẽ không cam tâm nhìn thêm cả trăm con người phải chịu mức lương thấp".

Tuy nhiên, việc cùng lúc thông báo khoản lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng và công khai mức lương của ngành điện nhiều bạn đọc bức xúc. Bạn đọc tên Dũng thắc mắc, EVN kêu lương nhân viên thấp, lỗ hàng nghìn tỷ đồng, vậy nguồn vốn ở đâu để đầu tư vào mảng viễn thông, bất động sản, ngân hàng? Trong khi lượng vốn đầu tư đó đổ vào đầu tư vào các dự án điện có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều việc kinh doanh thua lỗ của EVN Telecom.

Anh Dũng lo ngại khoản lỗ nặng nề và việc than mức lương của EVN thấp là việc dọn đường cho tăng giá điện. Nghịch lý ở chỗ, ngành điện độc quyền lấy vốn nhà nước để mở rộng các ngành nghề khác ngoài lĩnh vực của mình rồi kinh doanh thua lỗ lại đòi tăng giá. "Nếu cứ tăng giá điện để bù lỗ cho việc tăng lương cho nhân viên ngành điện, cho các dự án thua lỗ khác ngoài ngành thì có lẽ giá điện sẽ tăng mãi không ngừng", anh Dũng lo lắng.

Trong khi nhiều người không đồng tình với phát ngôn của EVN thì một số ít độc giả tỏ ra thông cảm. Độc giả Minh Anh cho rằng, người đọc không nên quá khắt khe, bởi phát ngôn của ông Thanh đứng trên góc độ một người lãnh đạo của ngành. Lãnh đạo phải dám đặt mục tiêu và không thể vì nhìn mức sống ở những nơi khác, ngành khác thấp hơn mà phải chấp nhận "ừ thôi, như thế là mình cũng tốt lắm rồi".

"Rất có thể mục tiêu của EVN đặt ra về thu nhập bình quân của họ mong muốn là cao hơn, nhưng khi không đạt được thì với vai trò một người lãnh đạo, một người quản lý sẽ cảm thấy buồn", Minh Anh nói.

Theo độc giả này, việc so sánh tương quan mức sống, mức thu nhập của toàn xã hội thì đó là trách nhiệm của các lãnh đạo cấp Nhà nước. Do đó, độc giả Minh Anh nhấn mạnh mỗi người hãy đặt mục tiêu và làm tốt vai trò, chức trách của mình, trong phạm vi của mình trước đã.

Đồng tình với quan điểm trên, bạn đọc với nick Vicem cho rằng mức lương 7,3 triệu là chưa đủ sống. Do đó, doanh nghiệp lo được cho nhân viên mức lương ấy nên được động viên. Tiêu chí "nguồn lao động giá rẻ" là lợi thế cạnh tranh quốc gia dẫn đến nhiều doanh trả lương thấp. "Cá nhân tôi, tôi muốn sống được bằng chính đồng lương của mình, chuyên tâm vào công việc của mình, toàn tâm toàn ý cho công việc. Vì mình biết, mình không phải lo từng bữa ăn", độc giả Vichem bộc bạch.

Ngày 19/11, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Phạm Lê Thanh cho hay, lương bình quân năm 2009 của ngành điện là 7,3 triệu đồng một tháng và chia sẻ "rất đau lòng khi thấy lương nhân viên chỉ có ngần đó". Theo lãnh đạo nhà đèn, đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì ổn, còn ở thành thị thì không thể sống được.
Hoàng Lan
 

Mr Winter

Xe tăng
Biển số
OF-117708
Ngày cấp bằng
21/10/11
Số km
1,298
Động cơ
397,234 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Bác Thanh chuẩn bị nhận Quyết định về Cục phó một Cục thuộc Bộ công thương rồi thì báo chí mới lôi câu phát biểu từ bao giờ ra.
Ở một góc độ nào đó, bác Thanh cũng là nạn nhân. Nạn nhân của cái gì thì em không dám bàn đâu.
 

MK2007

Xe tăng
Biển số
OF-31679
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
1,208
Động cơ
492,459 Mã lực
Theo Em thì đánh giá một nghành nghề nào đó thì phải dựa trên quan điểm khách quan và tổng thể
CÁc cụ thử nghĩ mà xem tiền điện thoại một tháng của một người trong gia đình thì cũng phải 150-200k
Tiền xăng xe ( xe máy) cũng phải 200k/người ...
trong khi đó tiền điện dùng cho cả gia đình khoảng 300k thì Em thấy cũng chấp nhận được, mà giải quyết rất nhiều thứ.
Ngành điện lỗ Em thấy cũng đúng, vì Chính phủ bù lỗ giá điện, mục đích của việc bù lỗ giá điện là để giảm chi phí cho người dân, nhưng trên thực tế thì người dân được bù lỗ rất ít vì số điện tiêu thụ cho sinh hoạt nhỏ. Chủ yếu tập chung ở các khu công nghiệp, Các toà nhà cho thuê, các nghành luyện kim... Từ đó có thể thấy Ông Điện lực gánh lỗ cho các nghành công nghiệp khác. MÀ các nghành khác báo lãi trên phần điện tiêu thụ đã được Chính Phủ bù lỗ. Theo Em muốn giải quyết triệt để thì Chính Phủ phải có tầm nhìn chiến lược, tổng thể, phát huy các nghành nghề mà Việt Nam có thế mạnh. chứ không thể pháy triển theo kiểu mạnh ai người ý chạy các cụ ạ. TRên đây chỉ là ngu ý của Em xin các cụ bình luận để Em được sáng cái dạ
 

crod

Xe tăng
Biển số
OF-63823
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
1,579
Động cơ
452,710 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Độc quyền thì thối là hậu quả nhãn tiền rồi.
Nhưng mà càng ngày càng khốn nạn ko chịu nổi, suốt ngày kêu lỗ, kêu thiếu vốn, cắt điện triền miên nhưng lại chia nhau lương lậu cao chót vót, đầu tư dàn trải trái ngành thua lỗ nặng như viễn thông, ngân hàng,...
Chỉ chết dân nghèo mà thôi, mà dân vịt thì đến >90% là nghèo...
 
Chỉnh sửa cuối:

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,594
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Theo Em thì đánh giá một nghành nghề nào đó thì phải dựa trên quan điểm khách quan và tổng thể
CÁc cụ thử nghĩ mà xem tiền điện thoại một tháng của một người trong gia đình thì cũng phải 150-200k
Tiền xăng xe ( xe máy) cũng phải 200k/người ...
trong khi đó tiền điện dùng cho cả gia đình khoảng 300k thì Em thấy cũng chấp nhận được, mà giải quyết rất nhiều thứ.
Ngành điện lỗ Em thấy cũng đúng, vì Chính phủ bù lỗ giá điện, mục đích của việc bù lỗ giá điện là để giảm chi phí cho người dân, nhưng trên thực tế thì người dân được bù lỗ rất ít vì số điện tiêu thụ cho sinh hoạt nhỏ. Chủ yếu tập chung ở các khu công nghiệp, Các toà nhà cho thuê, các nghành luyện kim... Từ đó có thể thấy Ông Điện lực gánh lỗ cho các nghành công nghiệp khác. MÀ các nghành khác báo lãi trên phần điện tiêu thụ đã được Chính Phủ bù lỗ. Theo Em muốn giải quyết triệt để thì Chính Phủ phải có tầm nhìn chiến lược, tổng thể, phát huy các nghành nghề mà Việt Nam có thế mạnh. chứ không thể pháy triển theo kiểu mạnh ai người ý chạy các cụ ạ. TRên đây chỉ là ngu ý của Em xin các cụ bình luận để Em được sáng cái dạ
Nếu tăng giá điện với các ngành CN, các tòa nhà VP, các đơn vị cung cấp dịch vụ thì giá thành sản phẩm sẽ cao => người tiêu dùng sẽ phải mua hàng hóa dịch vụ với giá cao hơn thôi, đâu cũng vào đấy cả cụ ạ
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,945
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Nhìn mặt đã thấy khốn nạn rồi
 

crocodile

Xe buýt
Biển số
OF-18157
Ngày cấp bằng
3/7/08
Số km
727
Động cơ
512,270 Mã lực
Nơi ở
International Space Station
Chẳng hiểu sao cứ ông nào có phát biểu kiểu như này nhìn ảnh mặt rất hãm!
 

crocodile

Xe buýt
Biển số
OF-18157
Ngày cấp bằng
3/7/08
Số km
727
Động cơ
512,270 Mã lực
Nơi ở
International Space Station
Ông ý nói là cán bộ nhân viên nghành ông ấy không đủ sống thôi chứ không nói toàn dân, chứng tỏ một điều rằng văn hóa nghành ông đấy là rất ăn chơi! Cuối tuần cả sếp lẫn nhân viên toàn đi ăn Kobe với lại lên Bar bú rượu thì chỗ này làm sao đu. :D
 

anh.dt72

Xe tải
Biển số
OF-117209
Ngày cấp bằng
18/10/11
Số km
305
Động cơ
388,020 Mã lực
Nơi ở
Bên Tây.......mỗ
Các tập đoàn nhà nước nào mà chả kêu, ngân sách nhà nước rót vào: Được thì vào túi cá nhân, lỗ nhà nước chịu. Thằng nào kêu lỗ cho nghỉ luôn xem có dám kêu nữa không. Một lũ sâu mọt.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,609
Động cơ
384,360 Mã lực
Tôi chỉ mong những người và những cơ quan có đủ thẩm quyền các chức ngay tên TGD khốn nạn này đi ! buồn cho đất nước mình quá, cỡ Tổng GD EVN mà nhận thức còn như vậy không trách sao VN làm cứ lẹt đẹt chay theo đuôi nước khác. Không rõ những commend của anh em mình liệu có đến tai các lãnh đạo cao nhất của CP không nhỉ?
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,329
Động cơ
590,455 Mã lực
Tôi chỉ mong những người và những cơ quan có đủ thẩm quyền các chức ngay tên TGD khốn nạn này đi ! buồn cho đất nước mình quá, cỡ Tổng GD EVN mà nhận thức còn như vậy không trách sao VN làm cứ lẹt đẹt chay theo đuôi nước khác. Không rõ những commend của anh em mình liệu có đến tai các lãnh đạo cao nhất của CP không nhỉ?
Các bác ấy biết hết. Tuy nhiên xử lý thế nào và làm bằng cách nào chẳng dễ. Muốn thay đồng chí Thanh thì dễ, nhưng đ/c Thanh phẩy khác cũng thế. Nếu tăng giá điện để kêu gọi đầu tư thì dân phản đối, lạm phát sẽ tăng cao, còn không thì vẫn lỗ. Vậy cứ để đó từ từ cơm sẽ "nhừ". Ai "đói" mặc kệ
 

tehuyen1996

Xe tăng
Biển số
OF-69215
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
1,050
Động cơ
439,411 Mã lực
Tôi thấy rằng nếu ông Thanh làm tổng giám đốc mà không toàn báo lỗ như vậy thì không nên làm, ông hãy từ chức đi để cho những người có tài, có đức và có Tâm lên thay ông. Lương công nhân của ông 7.3 triệu/tháng; Kinh doanh điện thì lỗ 10.000 tỷ (như vậy là kinh doanh không hiệu quả và không làm được việc thì nên từ chức). Phải kinh doanh các mặt hàng khác để bù lỗ 2.000 tỷ. (Lỗi này là do không tạp trung vào công việc chuyên môn mà đi làm việc sai với chức năng, đây là việc làm đáng xấu hổ chứ không phải là đáng khen). Và tổng cộng EVN còn lỗ 23.000 tỷ nữa. Ông thử tính xem nếu tăng giá điện nữa đến con số đủ hòa 23.000 tỷ thì giá điện thực đóng là bao nhiêu? Và người dân lấy đâu ra tiền để đóng tiền điện hàng tháng? Và ông có đảm bảo là giá điện tăng thì mọi thứ sẽ không tăng theo không? Bài toán này ông hãy giải đi. Và chỉ mong hãy làm người dân trong vòng 1 tháng, ông thử chi tiêu 3 triệu trong 1 tháng. với mức là 2 vợ chồng và 1 con thôi,(tôi chứ nói là 2 con nhé). Bao gồm tiền xăng xe máy, tiền điện, tiền nước, tiền học của con, ma chay hiếu hỉ 2 vợ chồng. Tôi chưa tính đến việc đi thuê nhà nhé. Ăn sáng nhịn luôn không tính. Chỉ có ăn trưa và an tối thôi. Nhờ ông tính hộ bài toán này với.
 

anh.dt72

Xe tải
Biển số
OF-117209
Ngày cấp bằng
18/10/11
Số km
305
Động cơ
388,020 Mã lực
Nơi ở
Bên Tây.......mỗ
Ối giời. Lỗ nhiều thế, ở công ty em GD mà kinh doanh lỗ vài trăm triệu là họp HĐ cổ đông lên xuống thế mà ở đây lỗ như thế mà vẫn cứ được làm thì ai mà chả làm được. Đúng là làm sếp của tập đoàn nhà nước dễ thật, học làm quái gì nhiều đằng nào trả lỗ, mà lỗ có thằng khác lo rồi.
 

kraz255b

Xe điện
Biển số
OF-115340
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
2,595
Động cơ
409,919 Mã lực
Nơi ở
dưới đường bay
Không than thở nữa, khóc rồi

Em mới đọc bài này, mời các cụ bình luận và hết sức thông cảm nhé
Lãnh đạo EVN trần tình chuyện lương 7,3 triệu đồng

"Tôi không dám nói ngành điện vất vả hơn ai nhưng chắc chắn đây là một nghề nặng nhọc, nói anh em ngành điện sướng quá thì e là hơi nặng lời", lãnh đạo EVN chia sẻ.
> Tủi thân vì 'lương EVN chỉ 7,3 triệu đồng'
> Sếp EVN đau lòng vì lương nhân viên 7,3 triệu đồng


Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo cấp cao Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay, bản thân ông không muốn bình luận thêm về mức lương 7,3 triệu đồng, song theo ông, cần có cái nhìn công tâm hơn về ngành điện, một trong những ngành xương sống của đất nước.
Vị này khẳng định, điện thuộc ngành công nghiệp nặng, có chứa nhiều rủi ro về an toàn lao động song mức lương tập đoàn vẫn tính theo ngạch Nhà nước. Các hệ số lương tối thiểu, trường hợp làm việc trong khu vực độc hại có chế độ riêng nhưng vẫn tuân thủ theo quy định. "Tôi không dám nói ngành điện vất vả hơn ai nhưng chắc chắn đây là một nghề nặng nhọc", vị lãnh đạo này tâm sự.
Theo ông, cán bộ ngành điện lực rất vất vả, thường trực đối mặt với hiểm nguy. Khi điện mất lúc nửa đêm, nhân viên nhà đèn vẫn phải đi tìm hiểu khắc phục sự cố, lễ tết vẫn phải trực, thậm chí nhiều cán bộ cũng không có chế độ nghỉ phép. Một lò ở nhà máy nhiệt điện với hàng loạt dây chuyền sản xuất, và các bộ phận phụ như lò hơi nóng nhưng cán bộ vẫn phải túc trực ngày đêm. Trời nắng chang chang vẫn phải trèo đường dây, leo cột.
EVN cho rằng, mức lương 7,3 triệu đồng là thu nhập không sống được ở thành thị. Ảnh: Hoàng Hà "Tôi nhìn công nhân mà thấy rất thương, trời mưa cũng phải làm, trời bão cũng phải làm. Đơn cử như trường hợp bão đổ cột ở Tây Nguyên, mọi người có thể ở nhà tránh bão còn anh em ngành điện vẫn phải túc trực để khắc phục sự cố", ông này chia sẻ.
Đó là chưa kể, lãnh đạo EVN nói, chỉ cần sơ suất là có thể mất mạng. Để có dòng điện vào tận nhà từng người ở nhiều thôn, xóm công nhân phải làm vất vả, băng rừng lội suối, cõng từng cân xi măng trên lưng. Đến thôn xóm thì lại kéo dây vào từng nơi, rồi lại lo chống lũ, bão. Người dân nhìn thấy điện thì tránh xa còn công nhân thì phải lăn xả vào. Do dó, theo ông, ngành nào cũng vất vả và bản thân ông cũng không dám so sánh nhưng "nói anh em ngành điện sướng quá thì e là hơi nặng lời".
"Anh em ngành điện mùa khô lo thiếu điện, mùa hè lo thiếu nước. Đó là chưa kể, nhà đèn thường xuyên bị nghe dư luận chê trách. Thiếu điện thì bị hỏi vì sao không xả lũ, khi xã lũ thì lại bị kêu 'sao xả nhiều thế'", ông này nói.
Theo ông, dư luận không nên quá gay gắt trong phát ngôn của EVN, bởi đứng trên cương vị người quản lý, lãnh đạo sẽ phải lo toan công nhân cần gì, thiếu gì để họ toàn tâm toàn ý phục vụ công việc. "Lãnh đạo không thể để 'sống chết mặc bay', chuyện người quản lý đau lòng khi không lo được cho nhân viên là đáng trân trọng", vị lãnh đạo chia sẻ.
Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Đồng Tâm cho biết, việc xem xét một mức lương trung bình là cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhân công tại doanh nghiệp đó chủ yếu là trình độ phổ thông hay tốt nghiệp đại học. "Với mức lương 7,3 triệu đồng với doanh nghiệp đều là nhân công có trình độ đại học thì chưa phải là cao", ông Thắng nói.
Trong nhiều cuộc họp với Bộ Công Thương, lãnh đạo ngành dệt may cũng nhiều lần than phiền về việc thiếu lao động trầm trọng. Mặc dù đóng góp lớn cho ngành kinh tế, xuất khẩu dệt may 10 tháng đầu năm đạt 11,7 tỷ USD, nhưng ngành thiếu lao động trầm trọng vì mức lương quá thấp, khoảng 2 triệu đồng một tháng.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì cho rằng, bà cảm thấy ngạc nhiên vì thời điểm năm 2009, mức lương bình quân của nhân viên ngành điện đã lên tới 7,3 triệu đồng. Bản thân bà Lan đã chứng kiến nhiều người làm ở đơn vị Nhà nước làm 40 năm lương cũng chỉ 4-5 triệu đồng và vẫn sống đủ. Thậm chí kỹ sư bác sỹ cũng chỉ bằng một nửa mức lương của EVN. Do đó, quan điểm của lãnh đạo EVN "7,3 triệu không thể sống được ở thành thị" là ước nguyện quá cao.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội, tiền lương của người lao động trong năm 2009 ước đạt 2,84 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, các doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 3,35 triệu đồng, Tổng công ty hạng đặc biệt và công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước đạt 5,9 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 2,65 triệu đồng, doanh nghiệp dân doanh đạt 2,05 triệu đồng. Như vậy, mức lương trung bình là 7,3 triệu đồng của cán bộ, công nhận viên EVN còn cao hơn cả các doanh nghiệp có mức lương trung bình đầu bảng.
Sang đến năm 2010, tiền lương bình quân của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp đạt 3,2 triệu đồng. Lương trung bình của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 3,8 – 3,3 và 3 triệu đồng, mỗi tháng. Đối chiếu với số liệu thống kê năm 2010, chỉ riêng lương thời điểm 2009 của ngành điện đã gấp đôi so với thu nhập của nhóm hộ giàu nhất. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2010 đạt 1,387 triệu đồng mỗi tháng. Con số này của nhóm hộ giàu nhất là khoảng 3,4 triệu đồng.
Cũng trong năm 2010, những ngành nghề đứng đầu bảng về mức lương bình quân hàng tháng là: mỏ, luyện kim với 9,2 triệu đồng; ngân hàng với 7,6 triệu đồng; dược là 7 triệu đồng và điện tử viễn thông là 5,5 triệu đồng. Còn ngành dệt, da giày, chế biến thực phẩm, lương bình quân chỉ đạt 2,1-2,3 triệu đồng mỗi tháng. Như vậy, lương trung bình của EVN năm 2009 tương đương với lương của lao động thuộc top đầu của năm 2010.
 

Emesco

Xe điện
Biển số
OF-8524
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
3,429
Động cơ
720,645 Mã lực
Bọn này toàn sân sau
Dự án nhiều vô kể
Thất thoát thì thôi khỏi nói
Chúng nó ăn cắp từ dây điện đến cọc điện đến công tơ
Ăn cắp khủng khiếp nhất là nghành này rồi đến xăng dầu
Tiên sư cái thằng mặt gì gì ngồi ở bộ công thương chuyên bao che cho lợi ích nhóm
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,508
Động cơ
649,028 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Lương em có 3tr7 mà đang sống nhăn răng ở giữa cái gọi là văn hiến đây, 7tr3 mà còn khóc lóc giề :102:
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,030
Động cơ
434,451 Mã lực
Em chả biết nói gì, em chỉ thấy là cái khả năng ngụy biện của ngành điện càng ngày càng cao.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top