[Funland] Tham khảo ý kiến các cụ về việc lựa chọn học ngoại ngữ mới ạ.

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,958
Động cơ
362,252 Mã lực
Tuổi
124
Bác ấy viết đúng khi đề cập khó khăn về ngôn ngữ cho sinh viên học ở nước ngoài trong 2 năm đầu.
Học ở nước nào cũng vậy, trừ mỗi ở VN bằng tiếng mẹ đẻ thì mấy năm đầu sẽ phải rất chật vật để nghe, hiểu được khi lên lớp và đọc lại bài ở nhà bằng tiếng nước khác. Phần lớn thời gian cần đầu tư để tiếp tục hoàn thiện khả năng nghe hiểu+học các môn ở trường, học thêm sẽ chỉ có thể ở những năm sau, khi khả năng ngôn ngữ đã khá lên. Nhất là với tiếng Đức, 1 thứ tiếng khá là khó.
Ngoại ngữ thì có các nhóm tiếng gần giống nhau. Tiếng Đức được coi là nguồn gốc của tiếng Anh, nên tiếng Anh gần với thứ tiếng này nhất, nhưng chuyển từ tiếng Đức sang tiếng Anh không dễ dàng lắm. Nhóm tiếng TBN-BĐN-Ý là nhóm rất gần nhau, biết tiếng này có thể nghe để hiểu được tiếng kia nên học thêm rất dễ. Chúng có rất nhiều từ dùng chung được nên học thêm sẽ bớt phải học từ mới rất nhiều. Tiếng Nga chỉ gần với tiếng thuộc nhóm sla vơ, có vẻ gần nhất với tiếng Bun, kể cả chữ viết, nhưng rất khác biệt với tiếng hệ la tinh, ít tận dụng được từ dùng chung. Còn nhóm tiếng Bắc Á như tiếng tầu-hàn-Nhật thuộc nhóm khác, học mấy thứ tiếng này dù có biết 1 ngoại ngữ như nhóm hệ la tinh hay tiếng Nga thì cũng như là bắt đầu học 1 ngoại ngữ hoàn toàn mới. Đầu tư thời gian cần rất nhiều và các từ phải học mới hoàn toàn.
Để học thêm 1 ngoại ngữ trong khi đang học đại học cần phải sắp xếp được quỹ thời gian, không chỉ quan tâm đến tầm quan trọng chung chung của các ngôn ngữ, vì ai cũng biết, nếu về VN thì người Đức cũng chỉ dùng tiếng Anh, dù ở nước Đức không thân lắm thì ra ngoài đường lại rất khó hỏi đường bằng tiếng Anh!
Tôi cũng từng học ở nước ngoài nên hiểu các khó khăn mà du học sinh gặp phải trong 1-2 năm đầu, đặc biệt trong khi nghe và với các từ chuyên môn. Tuy nhiên tôi không đồng ý với việc bác ấy cho rằng chỉ cần tiếng Anh và Đức là đủ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,345
Động cơ
899,774 Mã lực
Như bác chủ thớt mô tả thì F1 nhà bác ấy sang đấy được chuẩn bị khá vững về tài chính cho việc học tập, chắc là có học bổng hoặc gia đình đủ khả năng. Điều rất quý và không phổ biến hiện nay. Nhiều gia đình chỉ tìm cách chi đủ để F1 nhà họ được vượt qua biên giới rồi để chúng tự lo, có cả những ọp phở lên đây khoe F1 làm tới 3 ca/ngày để kiếm tiền. Không đủ tiền để sống và học thì quanh năm chỉ lo kiếm tiền, không còn thời gian giành cho học. Đức là đất nước mà vào đại học của họ khá dễ dàng, còn không mất học phí, ngoài tiền đăng ký mỗi học kỳ, nhưng ra có được tấm bằng lại cực khó. Học ở Đức cũng đòi hỏi phải rất có ý chí (điều rất bình thường với người Đức), vì họ gần như không quản lý thời gian lên lớp nghe giảng của sinh viên!
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,797
Động cơ
8,769 Mã lực
Cụ chủ thớt hỏi bài đầu chả có thông tin gì, lát sau mới tiết lộ NN1 là Anh, Đức, lát sau nhu cầu là học cho nghiên cứu thôi, lát sau có IELTS 8 chấm rồi, lát sau là sang Đức học KT, lát sau nói thêm KT là kĩ thuật.

Cụ hỏi mà cứ nhà thông tin dần thế này thực làm rối người muốn khuyên. Em nghĩ cụ nên cập nhật tất cả vào bài đầu để tránh người sau đọc ko đủ thông tin. Hoặc nếu đó là cách cụ viết lỏng lẻo để có nhiều comments thì ko tính.

Nếu đã có tiếng Anh, Đức thành thạo rồi thì quá đủ cho nghiên cứu. Còn sang phải học tiếng Đức vì chưa thạo thì nên chọn TBN cho gần để tập trung học NN1 cho tốt.
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,872
Động cơ
564,655 Mã lực
Những ngành như hàng không vũ trụ thì các nước coi đó là bí mật quốc gia nên dù có biết tiếng nước đó mà tìm ra tài liệu nghiên cứu cần thiết là cực khó, chưa kể là hàng fake cũng đầy. Một yếu tố nữa là trường phái khoa học, cái này thì cần phải đọc rất nhiều các bài viết của các nhà khoa học đầu ngành, như thế chỉ các đại học lớn mới có.
 

chaybo

Xe điện
Biển số
OF-3787
Ngày cấp bằng
14/3/07
Số km
3,269
Động cơ
584,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 1
Học tiếng Tây Ban Nha để hát
Học tiếng Nga để thành tỷ phú
Học tiếng Tàu sau làm lãnh đạo.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,309 Mã lực
Học tiếng Bồ đi chủ thớt...iem thấy gần đây tiếng Bồ được nói nhiều.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,365
Động cơ
436,044 Mã lực
Cụ chủ thớt hỏi bài đầu chả có thông tin gì, lát sau mới tiết lộ NN1 là Anh, Đức, lát sau nhu cầu là học cho nghiên cứu thôi, lát sau có IELTS 8 chấm rồi, lát sau là sang Đức học KT, lát sau nói thêm KT là kĩ thuật.

Cụ hỏi mà cứ nhà thông tin dần thế này thực làm rối người muốn khuyên. Em nghĩ cụ nên cập nhật tất cả vào bài đầu để tránh người sau đọc ko đủ thông tin. Hoặc nếu đó là cách cụ viết lỏng lẻo để có nhiều comments thì ko tính.

Nếu đã có tiếng Anh, Đức thành thạo rồi thì quá đủ cho nghiên cứu. Còn sang phải học tiếng Đức vì chưa thạo thì nên chọn TBN cho gần để tập trung học NN1 cho tốt.
Dạ, em sẽ rút kinh nghiệm cập nhật ngay đây ạ
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,797
Động cơ
8,769 Mã lực
Sống ở Châu Âu thì học tiếng Pháp. Tiếng TBN được sử dụng nhiều thứ 2 trên thế giới cũng nên biết.
Tiếng Trung có thể học về sau này.
Từ Anh, Đức mà sang Trung là khác nhau nên sẽ dành hẳn 1 khoản thời gian cho NN2 này. Hiện nay đang cần tập trung học chuyên môn cho tốt thì tiếng TBN là khả dĩ nhất vì học rất dễ khi đã biết tiếng Anh.

Tiếng Trung cùng lắm để giao tiếp thì sau học cũng được.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,797
Động cơ
8,769 Mã lực
Tôi cũng từng học ở nước ngoài nên hiểu các khó khăn mà du học sinh gặp phải trong 1-2 năm đầu, đặc biệt trong khi nghe và với các từ chuyên môn. Tuy nhiên tôi không đồng ý với việc bác ấy cho rằng chỉ cần tiếng Anh và Đức là đủ.
Theo em hiểu là chiến lược học vì quỹ thời gian học ĐH vài năm thôi nên khai thác sao cho hiệu quả. Thời gian đang ở châu Âu mà phải học mấy thứ tiếng khác nhau sẽ ngốn khá nhiều thời gian. Chi bằng học TBN cho dễ để tập trung chuyên môn. Tiếng Trung học sau chứ em nghĩ ko phải cụ ấy khuyên là không cần.

Em làm kĩ thuật, tiếng Anh là quá đủ, còn các tiếng khác học để giao tiếp và biết văn hóa thôi. Còn bí mật quốc gia thì cụ biết tiếng cũng chả có tài liệu nào mà đọc. Tiếng Anh mà không có thì các cụ cũng chả hi vọng thấy các tài liệu cần thiết ở tiếng khác đâu.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,365
Động cơ
436,044 Mã lực
Như bác chủ thớt mô tả thì F1 nhà bác ấy sang đấy được chuẩn bị khá vững về tài chính cho việc học tập, chắc là có học bổng hoặc gia đình đủ khả năng. Điều rất quý và không phổ biến hiện nay. Nhiều gia đình chỉ tìm cách chi đủ để F1 nhà họ được vượt qua biên giới rồi để chúng tự lo, có cả những ọp phở lên đây khoe F1 làm tới 3 ca/ngày để kiếm tiền. Không đủ tiền để sống và học thì quanh năm chỉ lo kiếm tiền, không còn thời gian giành cho học. Đức là đất nước mà vào đại học của họ khá dễ dàng, còn không mất học phí, ngoài tiền đăng ký mỗi học kỳ, nhưng ra có được tấm bằng lại cực khó. Học ở Đức cũng đòi hỏi phải rất có ý chí (điều rất bình thường với người Đức), vì họ gần như không quản lý thời gian lên lớp nghe giảng của sinh viên!
Dạ con em chỉ có học bổng bometachi thôi ạ. Thật ra em chỉ lo được cho cháu khoảng 800€/tháng. Cháu cũng biết để lo được từng đấy tiền thì khoảng 3 năm nay và cả thời gian cháu đi học nhà em đã phải cố gắng rất nhiều. Bởi vậy cứ thấy học miễn phí thì cháu đều tham gia.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,345
Động cơ
899,774 Mã lực
Dạ con em chỉ có học bổng bometachi thôi ạ. Thật ra em chỉ lo được cho cháu khoảng 800€/tháng. Cháu cũng biết để lo được từng đấy tiền thì khoảng 3 năm nay và cả thời gian cháu đi học nhà em đã phải cố gắng rất nhiều. Bởi vậy cứ thấy học miễn phí thì cháu đều tham gia.
Với sinh viên ở Đức thì 800€/tháng có thể sống được (miễn học phí, bảo hiểm sinh viên, nếu xin được ở ký túc xá+ ăn ở mensa của trường tổ chức nữa thì không đến nỗi). Hè trường thường tổ chức liên hệ cho đi làm thêm cũng bổ sung vào được phần nào. Tất cả các việc học thêm bên ấy không hề rẻ!
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,149
Động cơ
607,033 Mã lực
Cái này thì cụ sai. Cá nhân nhà cháu thấy rất nhiều tài liệu chuyên sâu ở trình độ rất cao mà người ta vẫn công bố bằng các thứ tiếng khác, hoàn toàn không có bản tiếng Anh hay tiếng Đức. Vì thế, nếu thực sự quyết tâm theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học thì phải chịu khó học mấy ngôn ngữ khác có thế mạnh trong lĩnh vực đó, cho dù nó khó học.
Sai đúng em không dám nói, em chỉ viết dựa trên fact là bạn ý đang sắp học prep để chuẩn bị vào năm thứ nhất. 4, 5 năm tới còn nhiều thay đổi lắm, đầu tiên học mấy năm đầu đại học tốt cái đã. Sau đó tính tiếp, học tiếp. Em hỏi thật, vào vị trí cụ, đi nước ngoài học năm lớp 12, tiếng Đức và tiếng Anh mới học ở VN, cụ có tự tin sẽ học thêm một thứ tiếng thứ 3 tốt không? và có cần thiết không? Như trong post trước em có viết, nếu là em, em sẽ chỉ coi đấy là môn học thêm, biết thêm được càng nhiều càng tốt chứ không phải là môn sống chết phải học tốt. Chương trình đại học phân chia thành các khối kiến thức, em nghĩ cụ chắc chắn cũng biết. Cứ xong phần cơ bản ngon lành, tốt đẹp đã, lúc đấy hãy tính chuyên ngành rồi chuyên sâu rồi ngoại ngữ bổ trợ. Còn trong một hai năm tới nếu bạn ý có nhu cầu đọc sách chuyên ngành thì em nhắc lại là tài liệu tiếng Đức, tiếng Anh đủ lắm rồi. Đọc hết được chỗ đấy chắc thành sư phụ luôn :).
 

Ac080

Xe tăng
Biển số
OF-166991
Ngày cấp bằng
15/11/12
Số km
1,902
Động cơ
366,268 Mã lực
Dạ, em sẽ rút kinh nghiệm cập nhật ngay đây ạ
Cũng chưa rõ là F1 nhà cụ sang học ĐH hay nghiên cứu sinh sau ĐH (master, PhD)??
Tuy nhiên, nếu là sang du học bậc ĐH, thì chắc chắn là phải học tiếng Đức, master/PhD ngành luật cũng là tiếng Đức- Các nước châu Âu nói chung có chương trình khuyến khích học thêm ngoại ngữ cho SV, có khi học ngay trong trường, có khi được gửi đến một trung tâm ngoại ngữ nào đó gần trường. Các khóa học miễn phí này, theo em tham gia cho để hiểu biết chuyên sâu hơi khó. Chủ yếu ngôn ngữ xã giao theo chủ đề chứ không phải ngôn ngữ Academy.
Tóm lại, em vẫn bảo lưu ý kiến của em ở còm trước. Hãy để cháu tự chọn-
Còn nghiên cứu khoa học: Trong thời đại toàn cầu hóa này, trừ nghiên cứu khoa học cơ bản (cái này VN mình chỉ có huy chương vàng thì nhiều thôi- chứ thành nghề và có công trình nghiên cứu được công nhận đếm trên đầu ngón tay- Viện Toán học đang treo biển sàn chứng khoán)- Còn nghiên cứu ứng dụng- sẽ có mạng lưới các Giáo sư- Chuyên gia đầu ngành trên thế giới cùng tham gia thảo luận/phản biện- điều đó có nghĩa là sẽ phải dùng thứ tiếng gì mà cả thế giới cùng sử dụng là tiếng Anh. Quay lại vẫn là tiếng Anh.
Chúc gia đình cụ có F1 học giỏi, tuy nhiên hãy thả tuổi trẻ của bạn đó về với cộng đồng trang lứa cụ ơi- Các bạn ấy bây giờ thông tin nhiều hơn các bậc bô lão sinh thành và các cụ OFer- Nhìn tương lai màu sáng là tốt nhưng đừng hồng quá cho nó nhẹ nhàng.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,149
Động cơ
607,033 Mã lực
Tôi cũng từng học ở nước ngoài nên hiểu các khó khăn mà du học sinh gặp phải trong 1-2 năm đầu, đặc biệt trong khi nghe và với các từ chuyên môn. Tuy nhiên tôi không đồng ý với việc bác ấy cho rằng chỉ cần tiếng Anh và Đức là đủ.
Cụ chẳng chịu đọc kỹ gì cả. Em viết rất rõ ràng trong tất cả các post là học tiếng TBN trước vì dễ hơn, còn khối tiếng TQ (Nhật, Hàn) để học sau khi đã ổn định mọi thứ và có mục tiêu, đường hướng cụ thể. Em chưa bao giờ viết là chỉ cần tiếng Anh, tiếng Đức là đủ cả. Hệ quy chiếu đang xét ở đây là tương đối, phải tùy theo người học (là bạn mới sắp học đại học) để bàn bạc. Cụ nghiêm trọng hóa vấn đề cứ như đang bàn về post doc ý :)
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,365
Động cơ
436,044 Mã lực
Cũng chưa rõ là F1 nhà cụ sang học ĐH hay nghiên cứu sinh sau ĐH (master, PhD)??
Tuy nhiên, nếu là sang du học bậc ĐH, thì chắc chắn là phải học tiếng Đức, master/PhD ngành luật cũng là tiếng Đức- Các nước châu Âu nói chung có chương trình khuyến khích học thêm ngoại ngữ cho SV, có khi học ngay trong trường, có khi được gửi đến một trung tâm ngoại ngữ nào đó gần trường. Các khóa học miễn phí này, theo em tham gia cho để hiểu biết chuyên sâu hơi khó. Chủ yếu ngôn ngữ xã giao theo chủ đề chứ không phải ngôn ngữ Academy.
Tóm lại, em vẫn bảo lưu ý kiến của em ở còm trước. Hãy để cháu tự chọn-
Còn nghiên cứu khoa học: Trong thời đại toàn cầu hóa này, trừ nghiên cứu khoa học cơ bản (cái này VN mình chỉ có huy chương vàng thì nhiều thôi- chứ thành nghề và có công trình nghiên cứu được công nhận đếm trên đầu ngón tay- Viện Toán học đang treo biển sàn chứng khoán)- Còn nghiên cứu ứng dụng- sẽ có mạng lưới các Giáo sư- Chuyên gia đầu ngành trên thế giới cùng tham gia thảo luận/phản biện- điều đó có nghĩa là sẽ phải dùng thứ tiếng gì mà cả thế giới cùng sử dụng là tiếng Anh. Quay lại vẫn là tiếng Anh.
Chúc gia đình cụ có F1 học giỏi, tuy nhiên hãy thả tuổi trẻ của bạn đó về với cộng đồng trang lứa cụ ơi- Các bạn ấy bây giờ thông tin nhiều hơn các bậc bô lão sinh thành và các cụ OFer- Nhìn tương lai màu sáng là tốt nhưng đừng hồng quá cho nó nhẹ nhàng.
Em cảm ơn cụ, em từ trước đến giờ vẫn để cháu tự quyết định. Nhưng trên OF có nhiều cụ đi nhiều có kinh nghiệm phong phú, những cái này thật sự tụi em không có. Bởi vậy em mới tạo thớt này để có thông tin đa chiều dễ lựa chọn. Một lẫn nữa em xin cảm ơn cụ.
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,259
Động cơ
200,278 Mã lực
Định thôi rồi nhưng tiện topic quen em lại vào tán phét. Chủ yếu vì hóa ra bạn nhà cụ T9 này mới sang Đức. Một khi như vậy thì em lại against tiếng Trung. Lý do là thế này: cho dù bạn nhà cụ có học trước tiếng Anh, tiếng Đức khá tốt ở VN, nhưng khi qua bên kia đi học cũng sẽ phải mất một khoảng thời gian để thích nghi, để có thể thực sự học và làm việc được bằng tiếng Đức (hoặc tiếng Anh nếu có học các course in English). Do đó, ưu tiên hàng đầu trong 1, 2 năm tới là sử dụng tiếng Đức tốt, thích nghi tốt với phương pháp học Đại học .... Chính vì vậy nếu có ghi danh học thêm ngoại ngữ thứ 3 thì cũng nên chọn loại nào gần gũi với Anh - Đức (là các thứ tiếng cháu đã biết). Như thế học cũng dễ hơn, nếu có tính điểm cũng ổn hơn, và đỡ mất thời gian hơn. Cả đống tiếng TQ (Nhật, Hàn) cứ để lúc nào tình hình ổn định thì mới học cũng được. Vòng đi vòng lại, em thấy học tiếng TBN có khi lại hay, đỡ phải học azbuka mới, rồi lại cách 1 cho đến cách 6 lích kích trong tiếng Nga, cũng đỡ phải học cả bảng chữ cái mới trong tiếng TQ :)

PS. Còn cụ cũng đừng quan tâm đến việc học thêm tiếng TQ, Nga hay TBN là để đọc tài liệu chuyên môn về chuyên ngành bạn nhà cụ sẽ học. Mấy thứ chuyên môn đấy tiếng Đức, tiếng Anh là thừa, thừa lắm rồi, chỉ sợ không đọc được hết thôi. Xác địch mấy thứ tiếng kia là để biết, để đi du lịch và để làm việc sau này cho nó nhẹ đầu :).
Sang đức học thêm 1 năm là tiếng Đức là đủ giỏi rồi, tiếng anh Ielts 8.0 thì đầy cơ hội giao tiếp để thành 11.0. Pháp, Tây Ban Nha, Ý chả để làm gì nếu chỉ để giao tiếp. Nga phù hợp với ngành học Trung phù hợp với kiếm ăn, còn nếu không bắt buộc chả cần học thêm món gì nữa.
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,259
Động cơ
200,278 Mã lực
Tôi cũng từng học ở nước ngoài nên hiểu các khó khăn mà du học sinh gặp phải trong 1-2 năm đầu, đặc biệt trong khi nghe và với các từ chuyên môn. Tuy nhiên tôi không đồng ý với việc bác ấy cho rằng chỉ cần tiếng Anh và Đức là đủ.
Hết năm thứ nhất là tiếng tăm giỏi rồi, năm thứ hai mà vẫn khó khăn với từ chuyên môn thì học chả giỏi được.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,345
Động cơ
899,774 Mã lực
Sang đức học thêm 1 năm là tiếng Đức là đủ giỏi rồi,...
Trước đây thời XHCN chính phủ CHDCĐ viện trợ cho VN, trong đó cả giáo dục.
Họ cử chuyên gia sang dậy tiếng Đức ở Khoa Lưu học sinh ĐH NN (nay là ĐH HN). Thời đó học bằng tiền Nhà nước nên được quản lý rất nghiêm. Giáo trình do phía Đức giới thiệu (họ in luôn cho VN). Bộ ĐH còn có cả định mức số từ mới phải học được mỗi ngày. Sang kia lại được học tiếp ở Viện Herder hay Guoether 1 năm nữa mới ra đại học. Thời đó thi tiếng Đức không đạt được đưa về nước học tiếp (không bị coi là bị kỷ luật).
Người được chọn đi học là người đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, có nghĩa là phần lớn đều có khả năng học rất tốt. Ngoài tiếng Đức thì các môn khác lưu học sinh VN điểm rất cao.
Tuy vậy, ra đại học vẫn liêu siêu mấy năm đầu vì ngôn ngữ không thạo.
Nếu F1 nhà bác chủ thớt không sang Đức học thì em cũng khuyên không nên chọn tiếng Đức là ngôn ngữ học thêm, nếu nghề sau này không trực tiếp dính dáng đến tiếng Đức. Vì tiếng Đức là 1 thứ tiếng rất khó học (chắc khó ngang tiếng Nga)!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,259
Động cơ
200,278 Mã lực
Trước đây thời XHCN chính phủ CHDCĐ viện trợ cho VN, trong đó cả giáo dục.
Họ cử chuyên gia sang dậy tiếng Đức ở Khoa Lưu học sinh ĐH NN (nay là ĐH HN). Thời đó học bằng tiền Nhà nước nên được quản lý rất nghiêm. Giáo trình do phía Đức giới thiệu (họ in luôn cho VN). Bộ ĐH còn có cả định mức số từ mới phải học được mỗi ngày. Sang kia lại được học tiếp ở Viện Herder hay Guoether 1 năm nữa mới ra đại học. Thời đó thi tiếng Đức không đạt được đưa về nước học tiếp (không bị coi là bị kỷ luật).
Người được chọn đi học là người đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, có nghĩa là phần lớn đều có khả năng học rất tốt. Ngoài tiếng Đức thì các môn khác lưu học sinh VN điểm rất cao.
Tuy vậy, ra đại học vẫn liêu siêu mấy năm đầu vì ngôn ngữ không thạo.
Nếu F1 nhà bác chủ thớt không sang Đức học thì em cũng khuyên không nên chọn tiếng Đức là ngôn ngữ học thêm, nếu nghề sau này không trực tiếp dính dáng đến tiếng Đức. Vì tiếng Đức là 1 thứ tiếng rất khó học (chắc khó ngang tiếng Nga)!!!
Chuẩn cụ, tuy nhiên hết năm 1 là ổn rồi (3 năm nói học nói ngôn ngữ đó còn gì), không còn vướng mắc nữa. Tiếng Đức em không rõ nhưng tiếng Nga thì không khó (ah, là em thấy thế, dễ hơn tiếng Anh)
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,576
Động cơ
184,769 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
F1 em không định kiếm sống bằng ngoại ngữ mà chỉ học thêm thứ tiếng nữa thôi. Cháu học đây là NN không bắt buộc a
Thế thì nó thích j thì kệ xác nó, cụ nói nó cũng có nghe đâu thì mang lên đâu hỏi làm j.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top