Rời Udon Thani lòng thầm cảm ơn Chính quyền và nhân dân nơi đây đã trân trọng, gìn giữ khu di tích và những hình ảnh của Bác. Tuy nhiên cũng thầm chửi
tiên sư mấy thằng chóp bu Thái ngày xưa đã cho Mỹ xây dựng căn cứ không quân ở đây, mà từ đó đem máy bay ném bom Việt Nam mình.
Hành trình về cả đoàn ghé thăm vườn tượng Phật tại Nong Khai, giáp biên giới với Lào. Các tác phẩm trong Vườn tượng Phật được một vị pháp sư tên là Bounlua thể hiện trong thập niên 1950 - 1960, giai đoạn cuộc chiến tranh Đông Dương đang vào thời kỳ ác liệt nhất. Các tác phẩm của Bounlua lại ẩn chứa trong đó nhiều uẩn khúc của con người, của thời cuộc, để rồi ngay chính những vị thần Phật cũng không thể bình yên tĩnh tại nhập định trong hai khu vườn ấy, mà tất cả như xáo động, bức bối, trào dâng nhiều cảm xúc khác nhau được thể hiện qua từng pho tượng lớn nhỏ.
Bounlua không phải là một hoà thượng. Ở đời thường, ông không cạo đầu, không mặc áo cà sa, thường mặc một bộ trang phục màu trắng trông giống như một vị pháp sư. Tương truyền ông là người rất tinh thông về triết học Hindu, Phật giáo, thần thoại học, biểu tượng học...
Bounlua cũng không qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào về nghệ thuật tạo hình, điêu khắc. Ông từng lý giải về vườn tượng của mình là những hình ảnh kỳ lạ, được ông cùng mấy người cộng sự tạo ra, đến với ông trong những giấc chiêm bao, và trong những cảm nhận về thần linh mà ông ngộ ra được trong đời sống hàng ngày.
Vườn tượng Wat Xiengkuane là những hình ảnh pha trộn của Hindu giáo, Phật giáo, những thần nhân trong sử thi Ramayana, quần thể tượng Phật và những vị thần Shiva, Arjuna, Visnu, Rama, Sita… Các tác phẩm tượng của Bounlua đều sử dụng chất liệu xi măng, gạch và sắt thép không qua sơn phết hay phủ lên bất kỳ một chất liệu gì khác. Sự thô mộc của chất liệu xi măng qua thời gian đã tạo nên những nét rêu phong, cũ kỹ, thể hiện qua các mảng màu đơn giản như đen, xám của thiên nhiên, của sự bào mòn thời gian càng làm cho thần thái của những bức tượng có thêm vẻ kỳ bí, huyền hoặc.
Quy mô của những bức tượng càng cao lớn bao nhiêu, từng chi tiết nhỏ của các bức tượng lại là những nét điêu khắc tỉ mỉ bấy nhiêu. Người xem có thể thấy một nụ cười duyên trên môi vị nữ thần, cũng thấy được những giọt nước mắt đọng trên gương mặt đau khổ của người vợ bị chồng hành hạ. Tuy nhiên vị Pháp sư này đã không thể hoàn thành những bức tượng cuối cùng, ông mất do một tai nạn khi đang chỉ đạo thi công. Một điều đặc biệt là thi thể của ông được lưu giữ tại đây còn nguyên vẹn mà không sử dụng bất kỳ một kỹ thuật nào của khoa học về ướp xác. Dân địa phương tin rằng Phật đã thấy công sức, tâm huyết của ông nên đưa ông sớm được về cõi Phật và giúp cho thi thể của ông tồn tại mãi không bị phân huỷ. Có hai điều bí ẩn ở đây chưa được giải đáp đó là:
1/ Tại sao trong điều kiện thời tiết như vậy mà xác của ông không bị phân huỷ?
2/ Ông làm cả 2 khu vườn tượng rất lớn với hàng trăm bức tượng lớn nhỏ (bên Viêng Chăn có một khu) thì....xèng ai cấp hoặc ở đâu ra???
Đây là 2 bức tượng của ông pháp sư thi công còn dang dở, em cũng không biết ông bị tai nạn ở bức nào.
Đây???
Hay đây???