Ngọc cẩu ngâm mầu đen là đúng ngọc cẩu thật; Rượu ngọc cẩu uống chát là do chưa biết cách ngâm.
1. Ngọc cẩu là dạng nấm mọc trong rừng nhiệt đới, nó có hai loại: Loại như cu chó (đực) và loại hoa nở bung (cái). Để ngâm rượu nên chọn loại đực (thường là cả bụi chứ không tách từng cái một).
2. Ngọc cẩu có cả hàng Trung Quốc và hàng Việt Nam, hàng Trung quốc thường đẹp mã (đều cái, to mập, ...) hơn hàng VN nhưng chất lượng không bằng ngọc cẩu VN; do vậy, nên chọn hàng VN mà ngâm (thường đắt hơn hàng TQ).
3. Ngọc cẩu rất nhanh hỏng nên phải chọn hàng tươi mới, mới thu hoạch ngâm rựơu mới đảm bảo chất lượng (các bác mua về ngâm ít nhất cũng đã qua 1 tuần từ khi đào nên chất lượng giảm nhiều rồi).
4. Ngọc cẩu rất bẩn do mọc hoang trong rừng và rất khó vệ sinh; để làm sạch mà không bị dập, nát phải dùng vòi xịt (áp lực vừa phải) để rửa sạch đất, rác bẩn bám mà không làm nát củ trướng khi ngâm.
5. Ngọc cẩu khác với các loại thảo mộc khác, nếu ngâm và uống trong thời gian dưới 1,5 năm thì rất chát và ngái, mùi khá khó uống; tuy nhiên, nếu ngâm đủ 2,5 - 3 năm bỏ ra uống thì có mùi thơm nhẹ, vị đễ uống và rất có hậu (uống xong nó ngọt dịu chứ không như sâm) - Ngọc cẩu ngâm 3 năm uống chất và dễ uống hơn ba kích nhiều.
6. Rượu thảo mộc nào cũng vậy phải lưu ý
- Không bao giờ pha thêm rượu trắng sau khi ngâm, nó sẽ làm cho rượu có vị rượu sống, mất đi vị ngon nguyên thủy - Nếu ngâm đặc thì nên uống ít.
- Chỉ nên ngân 1 nước, ngâm 2 nước rượu có thể có màu nhưng không còn chất và mùi vị cũng khó uống - Quan trọng nó chẳng còn chất gì.
- Không nên pha trộn các loại rượu ngâm với nhau (VD pha rượu sâm cau với rượu ngọc cẩu, ...) mà nên uống riêng từng loại (trừ trường hợp có công thức ngâm lẫn một số vị như ngâm thuộc) mới thẩm được cái vị tinh túy của mỗi loại rượu.
- Rượu thảo mộc ngâm đủ thời gian nên bỏ bã đi, chắt lấy rượu cho vào bình thì mới để được lâu và đảm bảo độ ổn định của rượu trong suốt thời gian SD.
...
Bác nào thích ngọc cẩu hãy làm đúng quy trình, ngâm đủ thời gian xem nhé./.