Tên Lửa cờ lắp !!!

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Chiến tranh phá hoại lần 2:
Từ năm 1965 , Bác Hồ đã nhắc nhở Phòng không - Không quân phải chú ý đối tượng B-52, Bác đã nói: "Mỹ chỉ chịu thua khi thua trên bầu trời Hà Nội" . Từ năm 1965 Quân chủng đã cơ động Trung đoàn tên lửa 238 vào Vĩnh Linh (Quảng Bình) để nghiên cứu đánh B-52. (Ngày 17-9-1967, Trung đoàn tên lửa 238 đã bắn hạ một B-52 ở Nam giới tuyến 170 Bắc, rơi ngoài biển). Từ năm 1970 - 1971, bộ đội ra đa cũng đã tăng cường lực lượng vào phía Nam. Đưa Trung đoàn ra đa 291 vào Quân khu 4, đưa đại đội 3 trinh sát nhiễu sát nhập vào Trung đoàn ra đa 290; mở đội hình ra đa sang phía Tây để nghiên cứu phát hiện B-52, bảo đảm dẫn đường cho MIG21 ta đánh B-52 trên đường vận chuyển 559. Cơ quan tác chiến, khoa học quân sự và kỹ thuật các binh chủng và Quân chủng cũng đã tổ chức thành từng đoàn xuống các trận địa ra đa, tên lửa để nghiên cứu cách phát hiện và đánh B-52.

Từ 30-3-1972, quân đội ta tiến công chiến lược trên khắp miền Nam từ Quảng Trị đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cơ đồ Việt Nam hóa chiến tranh của Ni xơn có nguy cơ bị thất bại hoàn toàn. Mỹ huy động không quân và hải quân chi viện quân ngụy ở miền Nam và đánh phá trở lại miền Bắc: 1400 máy bay chiến thuật (40% KQCT), 193 B-52 (45% B-52) và 14 tàu sân bay (CVA) (3/4 tàu hạm đội 7; điều 20 B-52 từ Mỹ sang Utapao, 12 Fl11 Tacklee (Thái Lan), 21 F4D từ Philippin sang Đà Nẵng; đưa 3 phi đoàn của thủy quân lục chiến vào Đà Nẵng và 6 hàng không mẫu hạm (CVA) vào biển Đông Việt Nam để thực hiện "Mỹ hóa chiến tranh bằng không quân"; dùng không quân làm hỏa lực chính để chi viện quân ngụy ngăn chặn ta tiến công Quảng Trị - Huế.

Sau thất bại của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân chiến thuật, không quân Mỹ đã không ngừng nghiên cứu cải tiến vũ khí, trang bị và thủ đoạn tập kích đường không, đặc biệt là mở cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 vào khu vực hỏa lực phòng không mạnh Hà Nội, Hải Phòng.

- Về tên lửa tự dẫn chống ra đaAGM 45A đã cải tiến (AGM 45D) mở rộng cửa sóng và độ nhạy thu để đánh trúng cả ra đa quay tròn (6 vòng/phút của P35, P37) ở cánh sóng phụ và sử dụng tên lửa ARM 78, 79 có sức công phá mạnh hơn. (chiến tranh phá hoại lần thứ nhất tháng 5-1967 địch đánh vào Hà Nội phóng 70 quả AGM 45A chỉ một quả trúng một đài ra đa pháo, và không đánh trúng P35, P37).

- Về vũ khí không thả bom Walleye (VTTH) nữa mà bắt đầu chiếu và thả bom la-de khá chính xác vào cầu và công trình nhà máy...

Đặc biệt là thủ đoạn gây nhiễu điện tử với trang bị kỹ thuật cao và chiến thuật phức tạp hơn nhất là trong tổ chức đội hình B-52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng:
Mỗi trận đánh bằng B-52 địch tổ chức như sau:
- Trước khi B-52 vào 10 - 15 phút địch gây nhiễu ngoài đội hình bằng EB-66B/C/E. Từng chiếc bay khu vực có 1 - 2 chiếc F yểm hộ, khống chế ta ở 2 hướng Tây Nam và Đông Bắc cách biên giới phía Tây và bờ biển phía Đông 50 - 80km. ở mỗi hướng địch dùng tới 2 - 3 EB-66 trang bị 15 máy trinh sát và 12 máy phát nhiễu) trinh sát và phát nhiễu ra đa dải tần rộng và nhiễu thông tin rãnh siêu cao tần (VHF). EB-66 kết hợp với EC- 121 cảnh giới phát hiện MIG và tên lửa của ta để chỉ điểm cho F cường kích đánh phá.

- Đội hình B-52 có cường kích yểm hộ, đều đeo máy gây nhiễu (trong đội hình). B-52D/G trang bị tới 15 máy phát nhiễu tích cực dải tần rộng (40 - 10.500MHz) công suất lớn P = 100W gây nhiễu cả ra đa cảnh giới, dẫn đường, đài điều khiển tên lửa, ra đaMIG theo các chế độ chặn ngắm, quét và 2 máy nhiễu tiêu cực (ALE 24.27). (Mỗi máy ALE đeo 450 bó kim loại) và 1 máy thả pháo sáng ALE 20 để đối phó với tên lửa nhiệt của MIG ta.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Trong phần mô tả về chiến thắng đường không, các tài liệu ở VN mình không thấy đề cập nhiều đến các chiến sĩ LX nhỉ. Em đọc quyển "Chiến Tranh VN là thế đấy 1965-1973" thấy họ mới thực sự đóng vai trò chủ đạo trong tác chiến TLPK giai đoạn đầu & giúp đỡ về kĩ thuật cho mình trong giai đoạn thứ 2. 2 trung đoàn TLPK 236, 238 ban đầu là do các chiến sĩ LX đến từ quân khu Bacu & Moscow trực tiếp chiến đấu. Vai trò người VN mình chỉ là dọn trận địa & học hỏi thôi. Chả thấy sách báo nào đề cập kĩ về chiến công & hi sinh của các chiến sĩ TLPK LX cả nhể .. chán.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Hôm nào cụ Mèo lên Thái Nguyên hỏi thăm xem cái vụ 100ly trên đó được công nhận bắn trúng B52 (bắn trúng chứ chẳng gần rơi) cụ tỷ thế nào đi.
Trừ khi có bằng chứng cụ thể mang tính khoa học, chỉ nghe mấy ông kể lại = mồm .. e không bao h tin cả vì nó dính đến chính trị rất nhậy cảm nên thông tin đôi khi không toàn diện cũng là chuyện thường.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,684 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Trừ khi có bằng chứng cụ thể mang tính khoa học, chỉ nghe mấy ông kể lại = mồm .. e không bao h tin cả
Về cơ sở khoa học để nói tầm bắn của 100ly tới 10.000m bác google có đầy.Em mới gõ mấy chữ KS-19 (Type 59) đã được thế này:

The KS-19 (Type 59) is a manually loaded and operated towed anti-aircraft artillery system. A sustained rate of fire by a capable crew is reported to be between 10-15 rounds per minute. Sighting can be accomplished with the on-frame direct site (ranging the armament to about 4,000 meters) or the optional radar system sight (increasing the range of the armament to 12,600 meters).

History text ©2003-2010 www.MilitaryFactory.com • All Rights Reserved • No Reproduction Without Permission • Corrections / Comments to MilitaryFactory at Gmail dot com


Còn trên Thái Nguyên có bắn trúng B52 kg thì em mới nói bác đi kiếm nguồn khác ngoài 2 cụ nói trên.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Về cơ sở khoa học để nói tầm bắn của 100ly tới 10.000m bác google có đầy.Em mới gõ mấy chữ KS-19 (Type 59) đã được thế này:

The KS-19 (Type 59) is a manually loaded and operated towed anti-aircraft artillery system. A sustained rate of fire by a capable crew is reported to be between 10-15 rounds per minute. Sighting can be accomplished with the on-frame direct site (ranging the armament to about 4,000 meters) or the optional radar system sight (increasing the range of the armament to 12,600 meters).

History text ©2003-2010 www.MilitaryFactory.com • All Rights Reserved • No Reproduction Without Permission • Corrections / Comments to MilitaryFactory at Gmail dot com


Còn trên Thái Nguyên có bắn trúng B52 kg thì em mới nói bác đi kiếm nguồn khác ngoài 2 cụ nói trên.
Em nghĩ nói đến 10.000m là nói đến tầm bắn, không phải tầm hiệu quả. Ví như AK có thể tầm bắn trên 1000m nhưng tầm hiệu quả sát thương chỉ khoảng 3-400m thôi.
Pháo cao xạ mà bắn hiệu quả ở độ cao 10km ... e chưa nghe thấy bao h có chăng chỉ ở mồm mấy ông VN mình hay phét lác thoai ... :)):)).
Chủ nghĩa thành tích ở các nước như VN trong chiến tranh thường ở mức rất cao, nếu chuyện cổ tích dùng pháo PK mà bắn được B52 thì đã được làm rùm beng lên chứ lị \:D/\:D/
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,684 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em nghĩ nói đến 10.000m là nói đến tầm bắn, không phải tầm hiệu quả.
Pháo cao xạ mà bắn hiệu quả ở độ cao 10km ... e chưa nghe thấy bao h
Mình mà còn biết thì mấy nhà khoa học quân sự chắc không đến nỗi phải "to còi". Kể cả việc bắn máy bay trong điều kiện khí tượng lý tưởng ở tầm thấp thì cũng chẳng dễ tý nào. Ngược lại , việc triệt được lực lượng PK của "Bắc Việt" cũng kg phải chỉ cần vài quả bom bi, bom xuyên, tên lửa kg đối đất là xong. Cứ theo lý thuyết thì vũ khí nào cũng trăm phát trăm trúng hết. Nhưng choảng nhau ngoài đời lại kg phải vậy. Nếu kg thì em với cụ đang sống ở "thời kỳ đồ đá" từ năm 1972 rồi.

Nói về ảnh hưởng của khí tượng, theo cụ mấy loại pháo mặt đất tầm xa 20-30km có chính xác không? Đường đạn cầu vòng, đi gần mặt đất hơn, chắc chắn chịu ảnh hưởng của không khí, gió, thời tiết..... nhiều hơn là bắn thẳng lên trời, nhưng mấy đ/c bộ binh nhà mình vẫn sợ pháo mặt đất hơn KQ đấy.

Kỹ thuật bắn (của cả pháo PK và mặt đất) có nhiều bài khác nhau. Tùy cơ mà ứng biến thôi. Tất nhiên, độ chính xác là bao nhiêu, có khả năng uy hiếp thực sự hay chỉ cái đại như mấy quả hỏa tiễn làm bằng tay của anh Palestin thì còn tùy cách.


Chiến tranh thì bên nào mà chẳng to còi (gọi cho bóng bẩy là sử dụng hiệu quả "chiến tranh tâm lý"), Phe ta nói súng trường bắn được phản lực thì phe Mẽo nói đủ sức cho VN "trở về thời kỳ đồ đá" trong mấy ngày. :)):)):)):)):)):)) Em chẳng bình luận về mấy thứ vớ vỉn đó cho mệt.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mình mà còn biết thì mấy nhà khoa học quân sự chắc không đến nỗi phải "to còi". Kể cả việc bắn máy bay trong điều kiện khí tượng lý tưởng ở tầm thấp thì cũng chẳng dễ tý nào. Ngược lại , việc triệt được lực lượng PK của "Bắc Việt" cũng kg phải chỉ cần vài quả bom bi, bom xuyên, tên lửa kg đối đất là xong. Cứ theo lý thuyết thì vũ khí nào cũng trăm phát trăm trúng hết. Nhưng choảng nhau ngoài đời lại kg phải vậy. Nếu kg thì em với cụ đang sống ở "thời kỳ đồ đá" từ năm 1972 rồi.

Nói về ảnh hưởng của khí tượng, theo cụ mấy loại pháo mặt đất tầm xa 20-30km có chính xác không? Đường đạn cầu vòng, đi gần mặt đất hơn, chắc chắn chịu ảnh hưởng của không khí, gió, thời tiết..... nhiều hơn là bắn thẳng lên trời, nhưng mấy đ/c bộ binh nhà mình vẫn sợ pháo mặt đất hơn KQ đấy.

Kỹ thuật bắn (của cả pháo PK và mặt đất) có nhiều bài khác nhau. Tùy cơ mà ứng biến thôi. Tất nhiên, độ chính xác là bao nhiêu, có khả năng uy hiếp thực sự hay chỉ cái đại như mấy quả hỏa tiễn làm bằng tay của anh Palestin thì còn tùy cách.


Chiến tranh thì bên nào mà chẳng to còi (gọi cho bóng bẩy là sử dụng hiệu quả "chiến tranh tâm lý"), Phe ta nói súng trường bắn được phản lực thì phe Mẽo nói đủ sức cho VN "trở về thời kỳ đồ đá" trong mấy ngày. :)):)):)):)):)):)) Em chẳng bình luận về mấy thứ vớ vỉn đó cho mệt.
Chuyện lựu pháo bắn được vài chục KM có từ thời CTTG lần 2, bây h pháo tự hành của anh Ngố nó bắn tới 40Km cũng là chuyện thường http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6199.110.html. Dư mà PKK mà bắn cáo tới 10km thì lại là câu chuyện hoàn toàn khác hẳn, chắc chỉ có ở VN mới nghe thấy. PKK bắn được B52 nghe cứ như câu chuyện cổ tích xe Corrola chạy đua với Ferrari vậy .. =))=))
Khi tham chiến chuyện các bên nổ cũng là chuyện thường nhưng cái chính khi nghe mình chỉ cần để í tí là thấy ngay. Cứ thấy thắng rồi là bốc phét lên tận trời .. chuyện này có ở Vn & cả ở Mỹ nữa .. đâu cũng thế thôi :-|:-|
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,399
Động cơ
660,684 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Dư mà PKK mà bắn cáo tới 10km thì lại là câu chuyện hoàn toàn khác hẳn, chắc chỉ có ở VN mới nghe thấy. PKK bắn được B52 nghe cứ như câu chuyện cổ tích xe Corrola chạy đua với Ferrari vậy .. =))=))
Khi tham chiến chuyện các bên nổ cũng là chuyện thường nhưng cái chính khi nghe mình chỉ cần để í tí là thấy ngay. Cứ thấy thắng rồi là bốc phét lên tận trời .. chuyện này có ở Vn & cả ở Mỹ nữa .. đâu cũng thế thôi :-|:-|
Cụ nói chỉ tin vào chứng cứ khoa học... nhưng trong thớt này em toàn thấy cụ nổ mà kg thấy cái "khoa học" ở đâu.
- Thứ nhất, em trích được tài liệu nước ngoài nói tầm bắn của 100ly lên đến 12600m (trong khi cụ nói nó chỉ hiệu quả kg tới 5000m , tiếc rằng thông tin của cụ là từ mấy ông bạn SV nào đó học bên ĐHQS - mà thường sinh viên thì cũng chỉ được học lý thuyết cơ bản mà thôi, SV VN có khi học giáo trình từ những năm 50 cũng nên).
- Thứ hai, Cụ đưa ra khái niệm "tầm bắn hiệu quả" nhưng nguồn pháo tầm xa cụ đưa ra (pháo mặt đất tự hành...) cũng chỉ toàn nói đến TẦM BẮN mà kg thấy nói tính HIỆU QUẢ ngang đâu. Vậy ở cái tầm bắn 40km này có còn chính xác không? hay tầm bắn là 40km chỉ để quảng cáo còn tầm chính xác cỡ 10km mà thôi :-o:-o:-o:-o. Em nghĩ trong quân sự, nói đến tầm bắn là phải hiệu quả, chẳng ai căn cứ vào cái tầm bắn "không hiệu quả" để đi mua bán vũ khí. (Vì chiến tranh không phải trò đùa - cọp py rai by Si-mô-nốp :)):)):)))

Túm lại, nếu cụ đưa ra được chứng cứ khoa học thì em chịu cụ, còn cụ cứ nói người ta to còi, bốc phét mà kg có đưa ra được vấn đề gì khác thì em xin dừng lại đây.

Trân trọng kính chào! (em lại nói theo kiểu ...to còi 8->8->)
 
Chỉnh sửa cuối:

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Theo cuốn Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không 12-1972 thì:
III CUỘC ĐẤU TRÍ ĐẤU LỰC QUYẾT LIỆT GIỮA TA VÀ ĐỊCH
TRONG QUÁ TRÌNH TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH

1. Tập trung mọi nỗ lực đánh thắng trận đầu đêm 18 và ngày 19 tháng 12.

Thường ngày, không quân địch, kể cả B-52 liên tục đánh phá quyết liệt tuyến vận tải chiến lược và trên chiến trường Trị-Thiên. Đột nhiên, ngày 18 tháng 12 năm 1972, Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương ra lệnh đình chỉ các phi vụ hoạt động của máy bay B-52 trên toàn chiến trường Đông Dương để tập trung cho cuộc tập kích đường không chiến lược của chúng. Từ sáng đến chiều, không quân địch, đặc biệt lực lượng B-52 ngừng hẳn mọi hoạt động đánh phá trên miền Bắc cũng như toàn chiến trường. 10 giờ 15 phút, một máy bay không người lái ở độ cao 10 km từ Thái Lan bay qua Lào, đột nhập vào Tây Bắc, qua Yên Bái, Tam Đảo, bay dọc theo sông Hồng qua trung tâm Hà Nội và thoát ra theo hướng Hoà Bình, 10 giờ 45 phút, một máy bay không người lái bay thấp từ cửa Nam Triệu đột nhập vào Hải Phòng, Kiến An vòng qua cửa Bà Lạt ra biển.

Từ những dấu hiệu khác thường, Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định: đây có thể là triệu chứng của một cuộc tập kích lớn. Trinh sát Hà Nội, Hải Phòng có thể là những lần trinh sát trực tiếp cho trận tập kích đầu tiên. Những nhận định trên được báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu, đồng thời Bộ tư lệnh quân chủng chỉ thị cho các binh chủng, các sư đoàn tăng cường sẵn sàng chiến đấu. 16 giờ 30 phút, Bộ Tổng Tham mưu thông báo "có nhiều tốp máy bay B-52 xuất kích từ sân bay Anderson (Guam) sang đánh miền Bắc”.

Qua nghiên cứu, phân tích, quân chủng nhận thấy: thời gian qua Mỹ đã dùng B-52 đánh Vinh, Thanh Hoá, lấn dần đến Hải Phòng, giờ đây Mỹ muốn gây sức ép tối đa, chỉ còn có Hà Nội. Nếu dùng B-52 đánh vào Hà Nội, nơi có lực lượng phòng không mạnh, chúng sẽ đánh vào ban đêm, sớm nhất thì cuộc tập kích cũng phải bất đầu khi thời gian đã chuyển về đêm. Từ nhận định đó, quân chủng chỉ thị cho các đơn vị kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị và khẩn trương hoàn tất mọi công việc, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu toàn bộ trước 17 giờ. Ở sở chỉ huy chiến dịch, chiều 18 tháng 12 năm 1972, không giao ban như thường lệ. Toàn bộ chỉ huy và cơ quan dành thời gian cho việc đôn đốc, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị.

Lúc 18 giờ, trạm ra đa 12 thuộc trung đoàn ra đa 290 phát hiện có nhiễu B-52 trên một dải quạt rộng từ hướng đông nam đến hướng tây. Tiếp đó trạm ra đa 16 của trung đoàn 291 đã phát hiện được tín hiệu B-52 bay dọc biên giới Lào - Thái Lan. Cùng lúc, các đài ra đa trên hướng tây nam phát hiện liên tiếp nhiều tốp máy bay cường kích của định bắt đầu bay vào miền Bắc nước ta.

Trong khi dùng các đài ra đa tốt nhất, chính xác nhất ở vị trí thuận lợi nhất để theo dõi máy bay B-52 đang bay ở xa, xác định dần phần tử của chúng, mạng ra đa vẫn có bộ phận phát hiện và theo dõi, giám sát các tốp máy bay cường kích F4, F111 bay thấp đột nhập vào Hà Nội. Vấn đề trung tâm, khẩn cấp nhất của sở chỉ huy chiến dịch trong lúc này là phải xác định chính xác B-52 vào Hà Nội hay không? Nhờ có tổ chức hệ thống thông tin đường dài từ tổng trạm đến sở chỉ huy trung đoàn ra đa 290 và trung đoàn ra đa 291, với chế độ ưu tiên, trong khoảnh khắc ta đã xác định được hành động của địch: khác với những lần trước, khi các tốp B-52 đầu tiên đã vượt quá phương vị mà từ đó B-52 vòng sang đánh vùng Cánh Đồng Chum Xiêng Khoảng, chúng vẫn giữ đội hình bay về hướng tây bắc nước ta. Sau khi nắm chắc tình hình theo dõi địch của các đại đội 16 và 45, trung đoàn trưởng trung đoàn ra đa 291 đã khẳng định và báo cáo về tổng trạm ra đa: “B-52 vào đánh Hà Nội”. Phân tích tình huống trên tiêu đồ, sở chỉ huy chiến dịch cũng nhận định như vậy Trên cơ sở đánh giá tình hình, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định báo cáo lên Bộ Tổng Tham mưu và lệnh cho thông báo B-52 trên mạng tình báo quốc gia tín hiệu “B.B...”

Các lực lượng phòng không chiến dịch nhanh chóng chuyển cấp chiến đấu. Cục Tác chiến phát lệnh báo động phòng không cho Hà Nội. Các khu vực của chiến dịch cũng đã nhận được tín hiệu B-52 trên mạng tình báo quốc gia. Nhờ tình báo của mạng ra đa, quân và dân miền Bắc sẵn sàng đánh trả cuộc tập kích tàn bạo của đế quốc Mỹ. Bộ đội ra đa đã thực hiện được quyết tâm “không đế Tổ quốc bị bất ngờ" , đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời điểm mở đầu của một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, tạo diều kiện cho chiến dịch giành chủ động ngay từ đầu.

Đêm 18 rạng sáng ngày 19 tháng 12 năm 1972, Mỹ đã huy động 90 (Theo các tài liệu của Mỹ, đêm 18 đã cất cánh 129 B-52: 42 B-52D từ căn cứ Utapao và 54 B-52G, 38 B-52D từ Guam) lần chiếc máy bay B-52 và 135 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân đánh phá Hà Nội ba đợt và 28 lần chiến máy bay hải quân vào đánh Hải Phòng.

Theo các đường bay đã trinh sát buổi sáng, B-52 vào đánh Hà Nội từ hướng tây bắc, lấy ngã ba sông Việt Trì làm điểm kiểm tra cuối cùng, đánh thằng xuống Hà Nội và thoát ra hướng tây - tây nam. Đội hình đánh phá của B-52 được tổ chức khá chặt chẽ. Các tốp máy bay B-52 được yểm hộ bởi một hàng rào máy bay F4, chìm trong một khối nhiễu dày đặc và hỗn hợp của bản thân B-52, nhiễu của các loại máy bay chiến thuật đi hộ tống, của màn nhiễu tiêu cực và nhiễu ngoài đội hình của máy bay EB-66.

Các tốp máy bay F4 được trang bị máy gây nhiễu tích cực vừa có nhiệm vụ quét sạch vùng trời dọn đường cho B-52, vừa có nhiệm vụ thả nhiễu tiêu cực trên một hành lang rộng từ nam Việt Trì đến Tam Đảo đồng thời hoạt động đã gây cho ta nhiều khó khăn trong phát hiện và đánh địch. Để nghi binh lừa ta, địch tổ chức các tốp F-105G bay gần giống như các tốp B-52, được trang bị các máy gây nhiễu tích cực vào trước đội hình B-52, làm nhiệm vụ tạo "B-52 giả” thu hút hoả lực tên lửa và cũng là những "bàn tay sắt" phóng tên lửa tự dẫn vào các đài ra đa điều khiển tên lửa.

Bộ tư lệnh không quân chiến lược SAC cho rằng: với lớp nhiễu dày đặc và phức tạp như vậy, tên lửa phòng không sẽ bị vô hiệu hoá. Đối thủ nguy hiểm nhất của B-52 chỉ còn lại là MIG. Vì vậy, ngay từ phút đầu, dịch đã cho các tốp F111 cùng một lúc đánh phá hầu hết các sân bay của ta và khống chế liên tục, hòng làm cho không quân ta không thể cất cánh được. Các nhà vạch kế hoạch cuộc tập kích chiến lược Mỹ chủ quan cho rằng đây là lần đầu tiên trong chiến tranh, Mỹ đã có một cố gắng quyết định trong việc áp đảo hệ thống phòng không của Hà Nội và hy vọng những cuộc ném bom của B-52 như những "cuộc dạo chơi”.

Mặc dù F111 đang đánh phá sân bay, nhưng Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân nhận thấy đường băng vẫn còn sử dụng được. Lúc 19 giờ 25 phút, ta cho một MIG-21 cất cánh để đánh địch từ xa. Được ra đa dẫn đường chính xác, bay đến vùng trời Hoà Bình, phi công đã phát hiện được máy bay B-52 theo ánh đèn của chúng, tiến vào công kích. Nhưng hàng rào F4 trực tiếp bảo vệ B-52 đã phân tán đội hình, phóng tên lửa dồn dập vào máy bay ta. Vừa phải đối phó với F4, vừa phải bám sát theo dõi B-52 để chọn hướng công kích có lợi. Trong quá trình đó, B-52 tắt đèn, màn hiện hình ra đa trên máy bay của ta bị nhiễu địch phủ kín. Không theo dõi được mục tiêu, máy bay ta phải quay về căn cứ trong lúc sân bay đang bị đánh phá, hệ thống đèn bị hỏng. Nhưng với trình độ điêu luyện, nhờ ánh sáng của các loại hoả lực mặt đất bắn lên và ánh sáng của một máy bay địch đang bốc cháy, phi công ta đã hạ cánh an toàn. Cùng thời gian đó, từ sân bay khác, không quân ta cũng cất cánh, nhưng không phát hiện được địch phải quay về.

Trận đánh của không quân ta tuy chưa đạt mục đích bắn rơi B-52 nhưng đã tạo điều kiện cho các trắc thủ tên lửa xác định B-52 chính xác hơn, đánh hiệu quả hơn.

19 giở 44 phút, nhiều tốp B-52 có máy bay F4 yểm hộ, tiếp cận không phận Hà Nội. Sở chỉ huy sư đoàn phòng không Hà Nội theo dõi chặt chẽ, xác định chính xác từng tốp B-52 và giao nhiệm vụ tiêu diệt cho các trung đoàn rất sớm. Nhưng trên màn hiện sóng ra đa của bộ đội tên lửa dày đặc các loại nhiễu trong đội hình, nhiễu ngoài đội hình và nhiễu tiêu cực. Tiểu đoàn 78, trung đoàn 257, đã phóng những quả đạn tên lửa đầu tiên đánh tốp máy bay B-52 vào đánh phá sân bay Hoà Lạc mở màn chiến dịch. Mặc dầu kíp chiến đấu đã sử dụng mọi biện pháp khắc phục nhiễu, nhưng do nhiễu quá nặng, không thấy mục tiêu, phải đánh bằng phương pháp “T”. Ở thời điểm cuối của quá trình điều khiển, khi B-52 vào gần, tiểu đoàn phát sóng. Cả ba màn của trắc thủ đều nhìn thấy tín hiệu mục tiêu B-52 trên nền nhiễu. Nhưng đã muộn, tiểu đoàn không kịp chuyển sang phương pháp điều khiển có hiệu quả hơn. Trận đánh không tiêu diệt được máy bay địch.

Trận đánh kế tiếp của tiểu đoàn 57 trung đoàn 261 cũng không thành công, đã đánh nhầm vào tốp tiêm kính “làm giả” máy bay B-52.

Trong tình huống địch gây nhiễu vô cùng phức tạp các trung đoàn 257, 261 đã kiên quyết tổ chức những trận đánh tập trung, các tiểu đoàn đã phóng 11 quả tên lửa nhưng vẫn chưa tiêu diệt được mục tiêu. Phát hiện lực lượng tên lửa của ta, các tốp máy bay F-l05 liên tiếp phóng nhiều tên lửa tự dẫn vào cánh sóng ra đa của các tiểu đoàn. Nhưng tên lửa địch không gây thiệt hại gì cho ta.

Đến 20 giờ 11 phút, các tiểu đoàn tên lửa đã liên tiếp đánh một số trận vẫn chưa bắn rơi được B-52. Không khí trong sở chỉ huy các cấp lúc này hết sức căng thằng.

Trong tình huống hết sức phức tạp và khẩn trương, tại sở chỉ huy sư đoàn 361 lúc này chỉ có đồng chí Tham mưu trưởng và đồng chí Phó chính uỷ sư đoàn đảm nhiệm việc chỉ huy, một số đồng chí khác trong Bộ tư lệnh sư đoàn đang ở các đơn vị trực tiếp chỉ đạo chiến đấu.

Trong những phút đầu, một số trận đánh diễn ra lẻ tẻ, có những trận đánh tập trung nhiều tiểu đoàn. Nhưng về xạ kích, ta chưa có nhiều kinh nghiệm, nên không có hiệu quả. Đó cũng là một thực tế khách quan Hầu hết các đơn vị tên lửa đánh địch bảo vệ Hà Nội trong chiến dịch chưa có điều kiện tham gia trực tiếp đánh B-52 ở chiến trường, các trắc thủ chưa một lần nhìn thấy tín hiệu B-52 trên màn hiện sóng. Đây là điều khó khăn nhất đối với các trung đoàn tên lửa trong lần đầu tiên đối mặt với B-52 trên bầu trời Hà Nội. Tuy đã được huấn luyện trước theo tài liệu, nhưng đó cũng mới chỉ là lý thuyết. Trong chiến đấu, lý thuyết và thực tế có một khoảng cách khá xa, đòi hỏi phải có sự vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Trước tình huống khó khăn đó, cần để cho bộ đội bình tĩnh, động viên cán bộ chiến sĩ nghiên cứu rút kinh nghiệm từ thực' tế chiến đấu đánh B-52. Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ thị cho sư đoàn nhanh chóng phát hiện nguyên nhân hạn chế kết quả bắn, rút kinh nghiệm phổ biến ngay, nhất là kinh nghiệm phát sóng của tiểu đoàn 78, chỉ đạo các trung đoàn kiên trì tổ chức đánh tập trung, chọn đúng thời cơ để tập trung hoả lực, tích cực phát sóng tìm mục tiêu ở cự ly thích hợp và khẩn trương đánh địch ở cự ly gần.

20 giờ 15 phút, khi tốp máy bay B-52 (671) bay chếch về hướng Tam Đảo, xuống đánh Đông Anh, trung đoàn 261 lệnh cho các tiểu đoàn 94, 57 và tiểu đoàn 59 đánh tập trung. Ở điều kiện thuận lợi, tiểu đoàn 59 đã phân biệt rõ dải nhiễu, bám sát đúng, phóng tên lửa và điều khiển bằng phương pháp “T”. Một B-52 trúng đạn, bốc cháy, rơi xuống cánh đồng Chuôm thuộc xã Phù Lỗ huyện Đông Anh, cách trận địa chưa đầy 10km. Để kịp thời rút kinh nghiệm lãnh đạo, trong lúc địch đang đánh phá ác liệt, Chính uỷ quân chủng cùng một số cán bộ cơ quan đã xuống sở chỉ huy sư đoàn 361 để cổ vũ động viên cán bộ chiến sĩ phát huy kết quả đánh thắng trận đầu, hạ quyết tâm đánh thắng lớn hơn trong các trận tiếp theo.

Đây là trận đánh có ý nghĩa lịch sử về nhiều mặt. Chẳng những là trận đánh rơi B-52 tại chỗ đầu tiên của chiến dịch mà còn là trận đánh rơi B-52 tại chỗ đầu tiên trong cuộc chiến tranh. Sự kiện đó đã gây bất ngờ trong các nhà vạch kế hoạch cuộc tập kích chiến lược của địch và trong các lực lượng không quân chiến lược của Mỹ, đặc biệt đối với bọn giặc lái trực tiếp tham gia trận tập kích.

Về xạ kích, trận đánh được thực hiện bằng một phương pháp điều khiển "T". Trong điểu kiện thông thường thì phương pháp điều khiển "T" kém hiệu quả hơn so với các phương pháp điều khiển tên lửa khác. Thành công đó đã tạo niềm tin trong bộ đội tên lửa có thể bắn rơi tại chỗ máy bay B-52 bằng bất cứ phương pháp điều khiển nào.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Tin máy bay B-52 rơi tại chỗ ở Hà Nội được báo cáo ngay về Tổng hành dinh. Đồng chí Đại tướng Tổng tư lệnh trực tiếp gọi điện xuống sư đoàn phòng không Hà Nội biểu dương thành tích của sư đoàn, và nhắc nhở bộ đội cần phát huy thành tích đã lập được, tiếp tục bằn rơi tại chỗ nhiều B-52 hơn nữa.

Bộ tư lệnh chiến dịch kịp thời thông báo tin chiến thắng cho các đơn vị, biểu dương tinh thần chiến đấu dũng cảm, quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ các binh chủng và sư đoàn phòng không Hà Nội, đã đưa đến chiến thắng đầu tiên. Đồng thời chỉ thị cho các đơn vị cần nhanh chóng phổ biến kinh nghiệm để tiếp tục đánh thắng.

Trong đợt chiến đấu này, pháo cao xạ 100mm của bốn đại đội dân quân tự vệ Hà Nội đã phối hợp với bộ đội tên lửa tạo màn đạn bắn vào các tốp B-52.

Trên hướng phối hợp chiến dịch, lúc 20 giờ 16 phút, tại Nghệ An, tiểu đoàn 52 trung đoàn 267 sư đoàn 365 bắn rơi một máy bay B-52 ở biên giới Lào - Thái Lan khi chúng vừa gây tội ác ở Hà Nội, trên đường về căn cứ.

Đợt đánh B-52 đầu tiên đêm 18 kết thúc lúc 20 giờ 40 phút.

Lực lượng phòng không chiến dịch đã bắn rơi B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái đã làm chuyển biến hẳn tình hình. Trên, dưới đểu vui mừng phấn khởi tin tưởng, tạo đà thuận lợi cho cuộc chiến đấu tiếp sau.

Đợt đánh phá của B-52 vừa chấm dứt, từng chiếc máy bay F-111, cùng với máy bay chiến thuật tiếp tục vào đánh các sân bay, các trận địa pháo cao xạ trong nội thành. Mặc dù còn phải khắc phục hậu quả do địch đánh phá, lưới lửa tầm thấp của các lực lượng phòng không chủ lực và dân quân tự vệ đều nổ súng giòn giã đánh địch một cách quyết liệt.

Trong khi B-52 đánh phá Hà Nội, thì ở Hải Phòng máy bay hải quân cũng tổ chức những trận đánh lớn vào nhà máy cơ khí Hải Phòng, sân bay Kiến An, xí nghiệp thuỷ tinh Nam Hải và khu vực Thuỷ Triều (Thủy Nguyên). Các lực lượng của sư đoàn phòng không 363 và dân quân tự vệ Hải Phòng đã đánh trả mãnh liệt. Trung đoàn pháo cao xạ 252 bắn rơi tại chỗ một máy bay A7.

23 giờ ngày 18 tháng 12 năm 1972, Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho sở chỉ huy chiến dịch sẽ có đợt B-52 tiếp tục vào đánh Hà Nội. 23 giờ 09 phút các tốp máy bay F4 đã vào bầu trời Yên Bái chặn kích máy bay ta. Cùng lúc đó, máy bay F-111A đánh vào khu vực Bạch Mai. Tiếp đến là các tốp máy bay B-52 với đội hình như đợt trước vào đánh phá Hà Nội.

Tiểu đoàn 77 trung đoàn 257 rồi tiếp đến các tiểu đoàn 57, 93 của trung đoàn 261 đều đánh đúng đối tượng, nhưng không hạ được máy bay địch. Đến 0 giờ 7 phút ngày 19 tháng 12 năm 1972, tiểu đoàn 77 đánh tiếp trận thứ hai. Lúc đầu đơn vị đánh bằng phương pháp “T”. Nhưng khi B-52 vào cự ly gần, phát sóng nhìn thấy tín hiệu mục tiêu, đơn vị đã nhanh chóng chuyển phương pháp điểu khiển, bám sát hỗn hợp. Mặc dù chưa bắn rơi máy bay, nhưng qua trận đánh cho thấy trong quá trình điều khiển có thể thực hiện chuyển đổi liên tiếp bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Đợt đánh thứ ba của máy bay B-52 bắt đầu từ 4 giờ 16 phút ngày 19 tháng 12 năm 1972. Lần này chúng tăng cường sử dụng các tốp "B-52 giả". Các tiểu đoàn 57, 59, 86 đã đánh nhầm vào các tốp cường kích nên không thành công. Lúc 4 giờ 39 phút, tiểu đoàn 77 phát sóng, ở cự ly thích hợp, phát hiện được tín hiệu B-52 trên nền nhiễu nhẹ. Tiểu đoàn đánh bằng phương pháp điều khiển hiệu quả nhất chọn chế độ bám sát thích hợp. Chiếc B-52 trúng đạn rơi xuống cánh đồng xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Đây là chiếc B-52 thứ hai bị bắn rơi tại chỗ trong đêm đầu của chiến dịch.

Chiến thắng của tiểu đoàn 77 cùng với chiến thắng của tiểu đoàn 59 khẳng định trên thực tế, tên lửa có thể bắn rơi B-52 tại chỗ bằng bất cứ phương pháp điểu khiển nào, bằng bất cứ chế độ bám sát nào.

4 giờ 51 phút, B-52 còn tiếp tục vào đánh đài phát thanh Mễ Trì hòng bịt tiếng nói chính nghĩa của nhân dân ta. Cơ sở phát sóng của đài bị hỏng. Cán bộ và công nhân kịp thời sửa chữa, chỉ sau chín phút, Đài Tiếng nói Việt Nam lại cất tiếng nói dõng dạc tố cáo tội ác dã man của đế quốc Mỹ và loan báo tin chiến thắng bắn rơi máy bay B-52 Mỹ của quân và dân ta với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.

Cả ngày 19 tháng 12 năm 1972 ,địch sử dụng 118 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá tiếp Đài Phát thanh Mễ Trì, Đại học Bách khoa Hà Nội và nhiều nơi khác ở Hải Phòng. Các lực lượng không quân và pháo cao xạ đánh trả quyết liệt.

Địch đánh phá nhiều sân bay, đánh sập nhiều hầm, hào, nhà cửa. Nhưng nhờ sơ tán, phòng tránh kịp thời nên giảm được tổn thất thương vong.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Ngay trong đêm 18 tháng 12, Thường vụ Quân uỷ Trung ương đã họp và nhận định: “giặc Mỹ đã mở cuộc tập kích lớn bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng. Chúng đã sử dụng máy bay chiến lược B-52, đánh ồ ạt, quy mô lớn, ác liệt và sẽ đánh phá liên tục trong một thời gian ngắn. Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang ta, đặc biệt là bộ đội phòng không - không quân phải cùng toàn dân quyết tâm đánh bại bước leo thang rất nghiêm trọng của địch, trước mắt là kiên quyết đánh địch, triệt để sơ tán phòng tránh và tích cực bảo đảm giao thông vận tải. Tiếp đó, Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị cho Bộ tư lệnh chiến dịch: địch còn đánh quyết liệt, liên tục, mục tiêu địch tập trung đánh phá là Hà Nội, bộ đội phòng không - không quân phải kiên quyết đánh thắng, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay B-52, trước mắt phải nhanh chóng rút kinh nghiệm, khẩn trương khắc phục mặt còn yếu, phát huy sức mạnh của không quân, quyết tâm tạo thời cơ và bảo đảm tốt cho không quân ta bắn rơi máy bay, gấp rút sửa chữa các sân bay bị đánh phá, sử dụng các sân bay vòng ngoài chưa bị đánh, cần sơ tán nhanh các lực lượng không trực tiếp phục vụ chiến đấu, tránh thiệt hại do địch gây ra; chú ý củng cố hệ thống chỉ huy để nắm chắc tình hình, tăng cường chỉ đạo bảo đảm vật chất kỹ thuật, nhất là khí tài và đạn tên lửa.

Sáng ngày 19 tháng 12 năm 1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, sau khi nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo tình hình chiến đấu trong đêm 18 tháng 12, Bộ Chính trị đã biểu dương lực lượng phòng không - không quân đánh tốt, nhắc các đơn vị nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh chủ quan thoả mãn, chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để chiến đấu liên tục, bắn rơi. nhiều máy bay B-52, bất sống giặc lái. Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã họp để quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, đồng thời đánh giá tình hình chiến đấu đêm 18 tháng 12 và nhận định hoạt động của địch. Quân chủng nhận định, trong những ngày tới địch sẽ đánh ác liệt hơn, thủ đoạn phức tạp hơn, mục tiêu đánh phá chủ yếu của địch vẫn là Hà Nội. Bộ tư lệnh quân chủng chỉ thị cho các binh chủng, các sư đoàn nhanh chóng rút kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm để đánh thắng giòn giã hơn. Các trung đoàn tên lửa cố gắng tổ chức nhiều trận đánh tập trung, các tiểu đoàn tên lửa phải rất linh hoạt trong xạ kích, tích cực phát sóng, phát sóng đúng thời cơ, khẳng định tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52. Bộ đội không quân rút kinh nghiệm tìm cách đánh linh hoạt để có thể đánh thắng trong những trận đánh sắp tới. Bộ đội cao xạ chuẩn bị mọi mặt đánh liên tục cả ngày lẫn đêm, tích cực đánh địch bảo vệ các sân bay và trận địa tên lửa.

Cục kỹ thuật tìm mọi biện pháp tăng cường tốc độ lắp ráp và tiếp đạn cho các đơn vị đáp ứng yêu cầu chiến đấu khẩn trương. Để tăng cường lực lượng chiến đấu trên địa bàn chiến dịch, Bộ tư lệnh chủ trương nhanh chóng đưa các trung đoàn 274 và 237 vào chiến đấu toàn bộ, điều trung đoàn 240 về bảo vệ Yên Viên, cầu Đuống.

Phát huy kết quả chiến đấu của đêm 18, Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh đã gửi thư .động viên cán bộ và chiến sĩ, biểu dương thành tích và quyết định mở đợt động viên chính trị trong toàn quân chủng. Phát huy trí sáng tạo, bắn rơi tại chỗ nhiều B-52 hơn nữa để thiết thực chào mừng ba ngày kỷ niệm lịch sử 19, 20, 22 tháng 12.

Ở thành phố Hà Nội, đồng thí Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố và nhiều cán bộ Đảng, chính quyền, Thành đội Hà Nội đến thăm các trận địa pháo, Đài phát thanh Mễ Trì, Yên Viên, Gia Lâm, động viên chiến đấu và khắc phục hậu quả. Hội đồng phòng không thành phố công bố lệnh sơ tán cấp tốc. Trong khi các lực lượng phòng không đánh máy bay địch, thì guồng máy điểu hành, tổ chức thực hiện việc sơ tán phòng tránh, vận chuyển đều hoạt động có hiệu quả cao.

Trên các trục giao thông vận tải ở Quân khu 4, nhân lúc địch tập trung đánh phá Hà Nội, ta đã tập trung mọi nỗ lực để tăng nhanh tốc độ vận chuyển hàng vào chiến trường.

Ngay từ đêm đầu của chiến dịch, quân và dân ta đã chủ động giáng cho đế quốc Mỹ đòn phủ đầu đích đáng, bắn rơi ba máy bay B-52 trong đó có hai chiếc rơi tại chỗ, (Địch thú nhận. đêm 18 bị bắn rơi ba B-52: hai B-52G của căn cứ Andersen, một B-52D của căn cứ Utapao, (hai chiếc rơi tại chỗ. một chiếc rơi ở biên giới Thái Lan)) và bắn rơi bốn máy bay chiến thuật, bước đầu thực hiện được quyết tâm chiến dịch là bắn rơi B-52 tại chỗ.

Các lực lượng phòng không chiến dịch, nòng cốt là lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân bước đầu đã rút được kinh nghiệm, thêm cơ sở thực tiễn để khẳng định cánh đánh thắng B-52 và đánh thắng các loại máy bay khác của từng binh chủng, càng thêm tin tưởng vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch của mình.

Chiều ngày 19 tháng 12, tại câu lạc bộ quốc tế ở Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo, thông báo chiến thắng lớn của quân và dân ta, tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ. Trước đông đảo phóng viên trong nước và nước ngoài, những tên giặc lái B-52 của Mỹ bị bắt đã phải cúi đầu xác nhận hành động chiến tranh nguy hiểm, tàn bạo của Ních-xơn và thất bại của chúng. Cả loài người tiến bộ phẫn nộ lên án tội ác của Ních-xơn. Phong trào chống chiến tranh xâm lược của Mỹ, ủng hộ Việt Nam càng phát triển mạnh mẽ, ngay cả trong nước Mỹ.

Trận thắng mở đầu bắn rơi ba máy bay B-52 trong đó có hai chiếc B-52 rơi tại chỗ, có ý nghĩa lớn đối với lực lượng phòng không chiến dịch, đối với quân dân ta trên cả hai miền Nam Bắc, đối với cả trong nước và quốc tế.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Thực tiễn bắn rơi hai máy bay B-52 ngay trên bầu trời Hà Nội là cơ sở củng cố lòng tin đối với lực lượng phòng không chiến dịch. Từ thực tế đó, ta có thể khẳng định bắn rơi B-52 tại chỗ, một vấn đề mà nhiều năm vượt qua biết bao thử thách hy sinh trên chiến trường, nhưng chúng ta vẫn chưa thực hiện được.

Chiến thắng bắn rơi B-52 trên bầu trời Hà Nội là một nguồn cổ vũ động viên và củng cố ý chí quyết tâm của quân và dân ta như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Hà Nội Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân ta quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do". Chiến thắng B-52 ngay ngày đầu chiến dịch đã làm vơi đi nỗi lo lắng cho Hà Nội của đồng bào miền Nam ruột thịt đã từng chịu đựng những đợt mưa bom của B-52, càng làm tăng thêm lòng tin của nhân dân miền Nam đối với hậu phương lớn miền Bắc. Tin chiến thắng B-52 trên bầu trời Hà Nội giải toả những suy tư của bạn bè năm châu trước những âm mưu của Ních-xơn: đưa Việt Nam trở về thời kỳ "đồ đá" bằng sức mạnh phá huỷ tàn bạo của lực lượng ném bom chiến lược B-52. Tin chiến thắng B-52 ngay trên bầu trời Hà Nội làm cho bạn bè càng tin tưởng vào sức mạnh Việt Nam và tăng cường giúp đỡ nhân dân ta trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Bị bắn rơi ba máy bay B-52 trong đó có hai chiếc rơi tại chỗ ngay từ trận đầu đã gây bất ngờ, choáng váng trong các nhà điều hành cuộc tập kích chiến lược và bản thân lực lượng không quân chiến lược của chúng. Đặc biệt đối với bọn giặc lái tham gia trận tập kích Lực lượng ném bom chiến lược B-52, một trong ba lực lượng răn đe chiến lược của Mỹ đối với thế giới, một công cụ “bất khả chiến bại", lần đầu tiên trong lịch sử của nó đã bị lực lượng phòng không Hà Nội bắn rơi. Bị thất bại nặng, tinh thần giặc lái hoang mang, các tướng chỉ huy, cơ quan tham mưu cuộc tập kích lúng túng và nghi ngờ lẫn nhau. Sự ngông cuồng, chủ quan ban đầu, coi B-52 vào ném bom Hà Nội như một “cuộc dạo chơi trên không" bị tiêu tan, làm cho địch phải nghiên cứu đánh giá lại tình hình.

Trận đánh phủ đầu đêm 18 thắng lợi, tuy chưa bắn rơi nhiều B-52 tại chỗ, nhưng lại rất có giá trị về nhiều mặt cả về chính trị và quân sự, làm cơ sở phát triển một cách thuận lợi cho quá trình tác chiến của chiến dịch.

2. Vượt qua khó khăn đêm 19 đánh trận then chốt tiêu diệt lớn đêm 20 và ngày 21 tháng 12.

Đêm 19, lực lượng phòng không chiến dịch đánh địch đạt hiệu quả thấp. Cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, rút kinh nghiệm, chuẩn bị mọi mặt để tiến hành trận đánh then chốt tiêu diệt lớn.

Từ 19 giờ đêm 19 đến 0 giờ 54 phút sáng 20 tháng 12, địch sử dụng 87 lần chiếc B-52 và 165 lần chiếc máy bay chiến thuật tổ chức đánh ba đợt, tập trung vào các đầu mối giao thông, chân hàng ở phía bắc ngoại thành Hà Nội, kết hợp với 17 lần chiếc máy bay F-111 hoạt động xen kẽ giữa các đợt đánh của B-52. Ngày 20 tháng 12, từ 12 giờ 10 phút đến 12 giờ 45 phút, 52 lần chiếc không quân chiến thuật và 80 lần chiếc máy bay hải quân đánh bổ sung vào các mục tiêu bắc Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Bộ đội ra đa vẫn phát hiện B-52 sớm, các lực lượng chiến dịch chủ động đánh địch và báo động kịp thời cho nhân dân thành phố phòng tránh. Các trận đánh B-52 của các lực lượng phòng không vẫn diễn ra quyết liệt. Trong đêm 19 tháng 12 và cả ngày 20 tháng 12 các lực lượng phòng không đã bắn rơi bảy máy bay. Hà Nội bắn rơi hai chiếc B-52, Hải Phòng bắn rơi tại chỗ một máy bay A7. Nhưng kết quả đánh máy bay B-52 của Hà Nội giảm, không có máy bay B-52 rơi tại chỗ. Đó là điều làm các cấp chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch suy nghĩ lo lắng.

Ngay sáng 20 tháng 12, nhận chỉ thị của đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh chiến dịch đã cùng sư đoàn phòng không Hà Nội nghiêm túc rút kinh nghiệm. Trong đêm 19 tháng 12, chúng ta thấy B-52 chủ yếu đánh các mục tiêu ở ngoại vi phía bắc Hà Nội như Uy Nỗ, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm. Muốn đánh tập trung trên hướng này, các tiểu đoàn ở phía nam đội hình phải đánh từ cự ly xa mới tập trung được hoả lực trên “quyết chiến điểm", nhưng điều đó đã không làm được. Bộ đội chưa chủ động đánh xa, tâm lý chung còn chờ địch vào gần có điều kiện thuận lợi phát sóng đánh đạt hiệu quả hơn. Trong khi đó, sở chỉ huy sư đoàn 361 đang di chuyển, thông tin không vững chắc, sự chỉ đạo thiếu chặt chẽ, liên tục. Do đó, trong quá trình chiến đấu xảy ra tình trạng đánh thiếu tập trung, nhất là trong đợt đánh thứ ba. Mặt khác, bộ đội cũng còn tâm lý sợ thiếu đạn. Ngày 19 tháng 12, số đạn tiếp cho các tiểu đoàn hoả lực chưa bù lại được số đạn tiêu thụ trong đêm trước, nên đánh với một số lượng đạn ít trong mỗi lần bắn. Mặt khác, mới chỉ qua kinh nghiệm của một đêm chiến đấu, chưa thể giải quyết hết những khó khăn về xạ kích. Bộ đội chưa thật nhạy bén trong xử trí, vận dụng các phương pháp chiến đấu Đêm 19 tháng 12, không quân ta không cất cánh được do đó cách đánh hiệp đồng chiến dịch không thực hiện được hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến kết quả chiến đấu chung.

Hiệu quả đánh kém trong đêm 19 tháng 12 là do tổng hợp nhiều nguyên nhân. Điều đó cho ta thấy nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy phải được quán xuyến nhiều khâu từ chiến dịch, đến chiến thuật, chiến đấu và xạ kích. Một khâu nào đó có trục trặc, sẽ dẫn đến hiệu quả đánh địch sút kém. Mặc dầu đã có phương án đánh từ trước, nhưng trong quá trình vẫn đòi hỏi có sự chỉ huy chặt chẽ, liên tục, kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tế thì mới đem lại hiệu quả chiến đấu cao.

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân dẫn đến hiệu quả chiến đấu thấp trong trận đánh đêm 19 tháng 12, Đảng uỷ và Bộ tư lệnh chiến dịch tập trung chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị tốt mọi mặt để thực hiện trận đánh tập trung tiêu diệt lớn trong những đêm tiếp theo.

Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh quân chủng chỉ thị cho sư đoàn phòng không Hà Nội rút kinh nghiệm tìm cách khắc phục những yếu kém trong đêm 19, chỉ thị cho Bộ tư lệnh Binh chủng Không quân kiên quyết tìm cách đánh sáng tạo bảo đảm cho không quân đánh được B-52, để thực hiện được cách đánh hiệp đồng chiến dịch. Qua hai đêm chiến đấu, ta nhận thấy thế bố trí chiến dịch trên hướng đông bắc Hà Nội mỏng, địch đánh Hải Phòng có mức độ, Hà Nội càng nổi lên là khu vực tác chiến chủ yếu. Bộ tư lệnh quân chủng đề nghị Bộ Tổng Tham mưu cho điều hai tiểu đoàn 71, 72 của trung đoàn tên lửa 285 ở Hải Phòng lên bố trí đánh địch trên hướng đông - đông bắc Hà Nội.

Trong hai đêm 18 và đêm 19 tháng 12, ta nhận định nhất định địch sẽ tìm cách đánh tên lửa, Bộ tư lệnh quân chủng quyết định điều trung đoàn pháo cao xạ 262 đang ở Thanh Hoá và trung đoàn pháo cao xạ 223 ở Nam Định về Hà Nội làm nhiệm vụ bảo vệ tên lửa. Chỉ thị cho Cục Kỹ thuật tìm mọi cách bảo đảm khí tài cho các tiểu đoàn 87, 89 trung đoàn 274 nhanh chóng bước vào chiến đấu. Vấn đề nổi cộm nhất của công tác kỹ thuật trong chiến dịch là vấn đề cung cấp đạn cho các đơn vị tên lửa. Chấp hành nghiêm chỉ thị của Bộ tư lệnh, Cục Kỹ thuật đã thành lập bộ phận chuyên trách về bảo đảm đạn do đồng chí cục trưởng trực tiếp phụ trách, tăng cường cả khâu lắp ráp và khâu chỉ huy điều hành tiếp đạn. Cục Kỹ thuật đã điều lực lượng tiểu đoàn 5 của trung đoàn 274 mới ở chiến trường ra và đội bảo quản đạn ở kho Cục Kỹ thuật phối hợp với tiểu đoàn 5 của trung đoàn 257 bố trí thành ba dây chuyền lắp ráp đạn liên tục ở khu vực cất giấu đạn. Đến ngày 26 tháng 12, số đạn ở khu vực cất giấu. đã được lắp ráp xong cung cấp cho các đơn vị chiến đấu. Sau đó các bộ phận lại chuyển về hai vị trí mới để tiếp tục lắp ráp đạn phục vụ tác chiến chiến dịch. Trong mấy ngay đầu, đạn ở tiểu đoàn kỹ thuật vẫn có đủ và năng suất lắp ráp đạn vẫn duy trì tốt. Nhưng khâu tổ chức tiếp đạn chưa chặt, nên đạn đến các tiểu đoàn hoả lực chậm, thậm chí có trường hợp đưa nhầm đạn của tiểu đoàn này sang tiểu đoàn khác.

Nhận rõ trách nhiệm của từng người, từng đơn vị trước thắng lợi của những trận chiến đấu sắp tới, cả guồng máy chiến dịch từ đơn vị đến cơ quan đều tập trung nỗ lực để giải quyết tốt mọi việc, quyết giành thắng lợi trong trận chiến đấu mới.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Đêm 20 tháng 12, để thế trận của bộ đội tên lửa hợp lý hơn, ta điều chỉnh vị trí của hai tiểu đoàn. Ở Hà Nội có chín tiểu đoàn tên lửa đã sẵn sàng đánh địch trên các hướng. Từ 19 giờ 20 ngày 20 tháng 12 đến 06 giờ ngày 21 tháng 12, địch sử dụng 93 lần chiếc B-52, 151 lần chiếc máy bay chiến thuật và máy bay hải quân, tổ chức đánh ba đợt vào Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng. Riêng B-52 vẫn tập trung chủ yếu đánh Hà Nội hai đợt và đánh Thái Nguyên một đợt.

Nếm trải những thất bại trong hai đêm đầu đánh vào Hà Nội, địch đã thay đổi thủ đoạn và quy luật đánh phá. Địch nhận ra đối thủ chính của chúng là tên lửa. Do đó, trước khi đội hình B-52 vào, ngoài việc đánh phá các sân bay của máy bay F-111, địch sử dụng máy bay F4 và máy bay F-105 lùng sục đánh các trận địa tên lửa để dọn đường. Tăng cường nhiễu các loại. Tăng cường sử dụng các tốp “B-52 giả”.

Đêm 20, bộ đội ra đa vẫn đĩnh đạc thông báo các tốp mục tiêu, tập trung chủ yếu phát hiện và thông báo các tốp B-52 cho chiến dịch. Mặc dầu các sân bay bị đánh phá, khống chế liên tục sửa chữa không kịp, nhưng không quân đã khắc phục mọi khó khăn, cho máy bay cất cánh từ đường lăn lên đánh B-52. 19 giờ 27 phút, hai tốp MIG được lệnh cất cánh. Một tốp lên hướng Việt Trì Phú Thọ, một tốp lên hướng Mộc Châu, Suối Rút. Cả hai tốp đều phát hiện được B-52. Tuy chưa đánh rơi được B-52, nhưng không quân ta đã chủ động tích cực cản phá địch từ vòng ngoài tạo được thế thuận lợi cho tên lửa và pháo cao xạ đánh.

Từ 19 giờ 41 phút đến 19 giờ 55 phút, nhiều tốp "B-52 giả" vào khu vực hoả lực tên lửa. Với kinh nghiệm của những đêm trước, bộ đội tên lửa đã nhanh chóng nhận dạng được tín hiệu "B-52 giả" của địch, nên không một tiểu đoàn tên lửa nào đánh nhầm. Đây là một thành công lớn trong cuộc đấu trí với địch.

20 giờ 05 phút, hai tốp B-52 vào đánh khu vực Gia Lâm. Học tập kinh nghiệm của tiểu đoàn 77, tiểu đoàn 93, thực hiện điều khiển bằng nhiều phương pháp trong cùng một lần bắn, tiêu diệt một B-52 rơi xuống địa phận xã Yên Thượng, Yên Viên cách trung tâm Hà Nội 10km. Trận đánh thắng đầu tiên trong đêm 20 tháng 12 của tiểu đoàn 93 đã giải toả được nhưng căng thẳng sau đêm 19 không bắn rơi tại chỗ được B-52, hoàn thiện hơn cách đánh của bộ đội tên lửa ở phạm vi xạ kích. Các tiểu đoàn khác tiếp tục đánh các tốp B-52 đi sau đội hình. Nhưng trong quá trình .đánh địch, một trở ngại lớn là khi B-52 bay vào, tên lửa đang cần tập trung đánh mãnh liệt vào đội hình B-52 của địch, thì cũng là lúc máy bay ta đang bay về hạ cánh xuống căn cứ. Đây là một khó khăn khi các sân bay nằm trong vùng hoả lực của tên lửa. Nhiều tiểu đoàn phải ngừng bắn, mở loa để bảo đảm an toàn cho máy bay ta về căn cứ.

20 giờ 34 phút, tiểu đoàn 77 lợi dụng thuận lợi của một trận địa chốt, phát sóng tìm thấy tín hiệu mục tiêu và đánh bằng phương pháp có hiệu quả nhất, bắn rơi tại chỗ một máy bay B-52 xuống xã Vạn Thắng huyện Ba Vì, Hà Tây.

Sau những thắng lợi giòn giã đầu tiên của đêm 20, khí thế chiến đấu của toàn chiến dịch thay đổi hẳn. Kinh nghiệm chiến đấu của các tiểu đoàn 93, 77 được nhanh chóng phổ biến đến các đơn vị. Tiếp đó 20 giờ 36 phút, tiểu đoàn 94 đã bắn một máy bay B-52 rơi ở biên giới Thái Lan - Lào.

Tiểu đoàn 76 cũng vận dụng phương pháp phát sóng gần bắt mục tiêu. Nhưng do thao tác phát sóng không hợp lý, không đúng thời cơ nên bị tốp hộ tống B-52 phóng tên lửa tự dẫn vào trận địa tiểu đoàn tạm thời mất sức chiến đấu. Trận đánh của tiểu đoàn 76 cho ta thấy cần hiểu rõ và vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm của đơn vị bạn thì mới thành công và cũng cần hiểu rõ mối tương quan giữa trận địa của mình với đường bay địch vào, để chọn thời cơ phát sóng đúng. Việt chọn thời cơ phát sóng từ một trận địa cụ thể, trên một đường bay cụ thể không phải chỗ nào cũng giống nhau, điều đó đòi hỏi phải tính toán kỹ để vận dụng đúng, không phải chỉ có tích cực "phát sóng”. Đây thực sự là một vấn đề rất khoa học, rất trí tuệ và rất dũng cảm của bộ đội tên lửa Việt Nam.

Trong đêm 20 tháng 12, các đại đội pháo trung cao đã hiệp đồng với tên lửa bắn 217 viên đạn đánh vào các tốp B-52. Các đơn vị pháo cao xạ tầm thấp và súng máy của dân quân tự vệ đánh quyết liệt vào các máy bay F-111, máy bay chiến thuật của địch.

Tại Hải Phòng, máy bay hải quân địch dùng thủ đoạn bay thấp vào đánh lén. Lúc 22 giờ 22 phút, tiểu đoàn 72 trung đoàn tên lửa 285 đã bắn rơi một máy bay F4 và tiểu đoàn 83 trung đoàn 238 cũng bắn rơi một máy bay F4 lúc 0 giờ 10 phút ngày 21 tháng 12.

Từ 23 giờ 30 phút đến 0 giờ 45 phút, B-52 đánh giãn ra khu vực Thái Nguyên, đánh nhà máy điện Cao Ngạn, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ.

Trên khu vực Hà Nội máy bay F- 111 vào đánh xen kẽ. Các tốp tiêm kích, cường kích săn tìm trận địa tên lửa, bay lởn vởn ngoài vòng hoả lực tên lửa làm mồi nhử cho tên lửa đánh, để khi B-52 vào đánh phá mục tiêu thì tên lửa không còn đạn, đồng thời nhử cho ta phát sóng tự bộc lộ đội hình để địch đánh trả bằng tên lửa tự dẫn. Nhưng các tiểu đoàn tên lửa đã dày dạn với thủ đoạn nghi binh của địch, nên không bị đánh lừa. Đây cũng là một vấn đề rất nghệ thuật, muốn đánh được địch, trước hết không bị địch lừa để đánh mình.

Từ 4 giờ 10 phút ngày 21 tháng 12, địch tổ chức đợt đánh phá thứ ba, chúng huy động 45 lần chiếc máy bay B-52 tiếp tục đánh Hà Nội. Hướng đánh vẫn từ tây bắc xuống, tập trung đánh vào khu vực Yên Viên, Đông Anh, Gia Lâm. Vào đợt chiến đấu thứ ba trong đêm, đạn ở một số tiểu đoàn tên lửa cha được bổ sung. Đây là một tình huống hết sức khó khăn. Theo chỉ đạo của Bộ tư lệnh chiến dịch, sư đoàn phòng không Hà Nội chỉ thị cho các tiểu đoàn tích cực phát sóng đánh bằng phương pháp hiệu quả nhất, tiết kiệm đạn, tiếp tục bắn rơi tại chỗ máy bay B-52. Mặt khác Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ thị cho Cục Kỹ thuật tìm mọi cách tăng nhanh số lượng đạn ở các tiểu đoàn hoả lực tên lửa. Lệnh cho các lực lượng pháo cao xạ tích cực đánh bảo vệ trận địa tên lửa. Trong tình huống đặc biệt khẩn trương đòi hỏi phải xử trí một cách đồng bộ bằng nhiều biện pháp với tinh thần trách nhiệm cao. Các lực lượng chiến dịch đã nỗ lực hơn bao giờ hết để thực hiện tốt mệnh lệnh của Bộ tư lệnh chiến dịch.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Trên các bãi lắp ráp, các cán bộ, chiến sĩ kỹ thuật làm việc ngày đêm. Trên đường vận chuyển tiếp đạn tên lửa, từng chặng, từng ngã ba vào trận địa hoả lực đều có người đón, tiếp nhận nhanh nhất, bỏ qua mọi thủ tục không cần thiết trong những giờ phút chiến đấu khẩn trương. Việc tiếp đạn không những chỉ đóng khung trong trách nhiệm của Cục Ky thuật, mà cả Cục Chính trị, Bộ tham mưu quân chủng đều góp sức. Tất cả vì chiến thắng. Cho đến gần sáng ngày 21, đạn đã được bổ sung tương đối đầy đủ cho các trận địa hoả lực.

Sau các trận đánh tập trung, đạn bảo đảm chưa kịp. Các đơn vị phải cân nhắc tính toán sử dụng đạn trong từng trận và chọn phương pháp điều khiển thích hợp. Lúc 5 giờ 9 phút, tiểu đoàn 77 bắn rơi một B-52 xuống thị xã Phúc Yên và tiểu đoàn 57 bắn rơi một máy bay B-52 khác. Năm phút sau tiểu đoàn 79 lại bắn rơi một B-52 ở Phả Lại. Với cự ly đánh và phương pháp điều khiển thích hợp, với trình độ bám sát điêu luyện của kíp chiến đấu, chỉ bằng một quả đạn, tiểu đoàn 57 đã tiêu diệt một máy bay B-52 rơi tại khu vực chợ Thá, gần núi Đôi lúc 5 giờ 14 phút. Đó cũng là trận đánh cuối cùng kết thúc chiến đấu đêm 20 rạng sáng ngày 21 tháng 12 và cũng là một trận đánh hết sức điển hình về tài nghệ chiến đấu của bộ đội tên lửa.

Cả ngày 21 tháng 12, địch sử dựng số lượng lớn máy bay không quân chiến thuật và máy bay hải quân đánh nhiều mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Các lực lượng không quân và pháo cao xạ đánh trả quyết liệt. Ở Hà Nội địch đánh vào ga Hàng Cỏ và nhà máy điện Yên Phụ, gây một số tổn thất.

Đêm 20 và ngày 21 tháng 12 chiến dịch giành thắng lợi lớn, tiêu diệt bảy máy bay B-52 trong đó có năm máy bay B-52 rơi tại chỗ và bảy máy bay chiến thuật trong đó có một máy bay F-111, một máy bay F-105, hai máy bay F4, một máy bay A6 và một máy bay A7. Hiệu suất chiến đấu đêm 20 và ngày 21 đạt rất cao, chỉ trong chín phút của đợt đầu đã bắn rơi ba máy bay B-52 trong đó có hai chiếc rơi tại chỗ. Đợt hai, địch đánh Thái Nguyên, đường bay B-52 nằm ngoài khu vực hoả lực của tên lửa nên không đánh được. Trong 20 phút của đợt ba đã bắn rơi bốn máy bay B-52 trong đó có ba chiếc rơi tại chỗ.

Các trận đánh đêm 20 tháng 12 diễn ra chủ động. Không quân khắc phục được khó khăn, cất cánh đánh địch, các kíp chiến đấu tiểu đoàn tên lửa phát huy được kinh nghiệm chiến đấu, thuần thục hơn trong vận dựng cách đánh. Việc đảm bảo đạn cho bộ đội tên lửa đã tìm được khâu yếu để khắc phục. Báo động phòng không cho nhân dân được kịp thời.

Trận đánh đêm 20 và ngày 21 tháng 12 thực sự là một trận then chốt tiêu diệt lớn lực lượng B-52 của địch trong chiến dịch, đã làm thay đổi lớn về kế hoạch sử dụng lực lượng và cách đánh cả của địch và của ta.

Đối với địch: trong một đêm bị tiêu diệt bảy máy bay B-52, trong đó có năm chiếc B-52 bị bắn rơi tại chỗ, nhiều giặc lái bị chết và bị bắt sống trên miền Bắc Việt Nam đã gây nên một nỗi kinh hoàng cho Ních-xơn và các tướng lĩnh điều hành trận đánh, gây hoang mang trong hàng ngũ giặc lái B-52. Các nhà quân sự Mỹ và chính Bộ tư lệnh không quân chiến lược Mỹ cũng đánh giá: "SAC không thể tiếp tục làm nhiệm vụ nếu để mất mỗi đêm sáu máy bay B-52 hoặc thậm chí chỉ ba chiếc thôi".

Cùng với thắng lợi của các trận đánh đêm 18 và đêm 19, trận đánh đêm 20 đã làm phá vỡ kế hoạch ban đầu của cuộc tập kích chiến lược do chính Ních-xơn vạch ra. Chủ quan với sức mạnh của B-52, kế hoạch ban đầu của cuộc tập kích đường không chiến lược, Ních-xơn cho rằng, chỉ cần ba ngày cũng đủ làm cho ta phải khuất phục. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Trong ba ngày, 30 máy bay bị bắn rơi trong đó có 11 chiếc B-52 (kể cả một máy bay B-52 do tên lửa ta ở Nghệ An bắn rơi trên đường bay ra), tỉ lệ máy bay B-52 bị bắn rơi ngày càng tăng. Cay cú trước thất bại nặng nề, với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, Ních-xơn chưa chịu từ bỏ và ra lệnh kéo dài cuộc tập kích. Các nhà vạch kế hoạch cuộc tập kích buộc phải đánh giá lại tình hình, đánh giá lại vai trò của MIG và tên lửa Bắc Việt Nam, thay đổi kế hoạch đánh phá. Trong khi chưa tạo ra được cách đánh hữu hiệu, trước mắt cho lực lượng B-52 ở Guam tạm nghỉ, sử dụng lực lượng B-52 ở Utapao đánh phá quy mô nhỏ để duy trì cuộc tập kích, tạm thời đánh xa khu vực Hà Nội để bảo đảm an toàn và tạo kế nghi binh chiến dịch, kéo tên lửa ta khỏi Hà Nội để chuẩn bị tập kích bất ngờ vào Hà Nội với quy mô lớn hơn.

Đối với ta: trận then chốt tiêu diệt lớn B-52 đêm 20 có ý nghĩa lớn về xây dựng quyết tâm và phát triển cách đánh chiến dịch. Trận đánh thắng đêm 20 là một thực tế chứng minh những thiếu sót của ta trong đêm 19 và qua đó đã giải quyết tốt về mặt tư tưởng.

Trận đánh đêm 20 càng làm rõ quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp của ta. Trong chiến dịch phòng không hiện đại, không thể duy trì cách đánh độc lập của từng binh chủng, cách đánh nhỏ lẻ độc lập của từng đơn vị mà đòi hỏi phải tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Rõ ràng sự xuất hiện của không quân ta đánh B-52 ở vòng ngoài trong đêm 18, đêm 20 và không quân ta không cất cánh được trong đêm 19 đã có tác động rất lớn đến khả năng đánh của tên lửa ở phía trong. Mặc dù không quân ta chưa bắn rơi được B-52, nhưng đã tạo được thế liên kết chặt chẽ trong các trận đánh, liên kết giữa trận đánh trước với trận đánh sau, binh chủng này tạo điều kiện cho binh chủng khác. Đối với tên lửa, phải chuẩn bị đầy đủ và tạo mọi điều kiện đánh tập trung mới có thể đạt hiệu quả tiêu diệt lớn. Qua các trận đánh đêm 18, đêm 19 và đặc biệt đêm 20 càng nổi rõ hiệu quả trong cách đánh tập trung. Qua trận đánh đêm 20 càng khẳng định vai trò cửa từng lực lượng và hoàn chỉnh nghệ thuật sử dụng các lực lượng trong chiến dịch. Sau trận đánh đêm 20, chúng ta vẫn khẳng định ba lực lượng đánh B-52 là MIG-21, tên lửa và pháo cao xạ 100, nhưng ta đã xác định tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52 có hiệu quả nhất của chiến dịch. Trên cơ sở đó, việc sử dụng lực lượng chiến dịch đã có sự thay đổi. Quân chủng quyết tâm tập trung sử dụng tên lửa chỉ đánh B-52 ban đêm, ban ngày không đánh các loại máy bay chiến thuật để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho đêm tới. Sử dụng không quân đánh B-52 ở vòng ngoài, thay thế tên lửa đánh cường kích ngay trên khu vực mục tiêu cả ban ngày và ban đêm. Điều chỉnh lực lượng cao xạ để bảo vệ tên lửa.

Qua ba đêm chiến đấu, nghệ thuật chiến dịch thể hiện đặc sắc về mặt điều hành tác chiến. Các cấp chỉ đạo chỉ huy liên tục có những nhận định, chỉ đạo kiên quyết khắc phục những khâu yếu kém, giữ vững, tạo thế phát triển đi lên của chiến dịch. Đặc biệt, cấp chỉ đạo, chỉ huy đã nắm vững đặc điểm của tác chiến phòng không, chỉ đạo sâu đến xạ kích, đến ký thuật chiến đấu. Nhở vậy, các tiểu đoàn tên lửa đã từ vận dụng một phương pháp điều khiển trong một lần bắn, tiến đến biết vận dụng kết hợp nhiều phương pháp trong một lần bán, làm cho hiệu quả bắn tăng lên rõ rệt.

Qua thực tiễn chiến đấu, càng thể hiện rõ nét đặc sắc của nghệ thuật chiến dịch về xác định cách đánh tập trung hiệp đồng binh chủng, về tổ chức sử dụng lực lượng và lập thế trận. Chính những thành công đó đã tạo điếu kiện cho cách đánh tập trung của tên lửa có hiệu quả, phát huy được mọi cách đánh của tiểu đoàn hoả lực tên lửa.

Sau ba ngày đầu chiến đấu và chiến thắng, sáng 21 tháng 12, đồng chí Tổng tư lệnh đã chỉ thị "thắng lợi của chúng ta trong những ngày qua là rất lớn, cần phải phát huy hơn nữa; từ hôm nay trở đi, địch sẽ tìm và đánh trận địa tên lửa ác liệt, ta phải tìm mọi cách bảo vệ tên lửa để tiêu diệt B-52, phải bảo đảm cho tên lửa đánh liên tục, cố gắng phát huy tác dụng của không quân". Đồng chí Tổng tham mưu trưởng triệu tập Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân lên trực tiếp báo cáo tình hình chiến đấu. Sau khi nhận định âm mưu, mục đích, tính chất cuộc tập kích, đồng chí chỉ rõ: sắp tới địch còn đánh lớn vào Hà Nội, đánh thẳng vào nội thành, đánh cả vào dân, không chừa một mục tiêu nào, thủ đoạn địch sẽ thay đổi nhanh. Ta phải cảnh giác, theo dõi chặt chẽ. Hiện nay tên lửa là đối tượng nguy hiểm của địch, chúng sẽ tìm cách đánh vào trận địa tên lửa. Máy bay B-52 bị tổn thất nặng có thể giãn ra đánh ngoài hoả lực tên lửa: như đánh Bắc Thái, đường 1 Bắc, Nam Định, nhưng địch còn leo thang, xảo quyệt. Đồng chí nhấn mạnh: phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng, tạo điều kiện cho không quân đánh thắng B-52. Sử dụng không quân phải bí mật, bất ngờ đánh thọc từ sau lưng địch, đánh ở các khu vực B-52 giãn ra và không có tên lửa như Thái Nguyên, Quảng Ninh, phải đánh cả ban ngày, đánh máy bay cường kích, chuẩn bị có thể phải đánh cả tàu chiến địch. Cao xạ phải phát huy uy lực đánh địch ở độ cao thấp, phải chuẩn bị các mặt đánh dài ngày. Chú ý khâu chuẩn bị đạn, khí tài tên lửa dự bị, tăng thêm người cho các kíp trực thủ. Sửa chữa sân bay. Tích cực bảo vệ tên lửa.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Cụ triumf post tiếp đi ạ, cháu đọc mà thấy hừng hực tự hào.
À, cháu đọc ở đâu đó thấy có nói là đặc công ta chui rừng sang tận sân bay Untapao của Xiêm phá được hẳn mấy cái B52, làm cho Mẽo giật bắn mình, có cụ nào có thông tin chi tiết vụ này không ạ?
Mà cũng phục các cụ nhà ta thật, càng đọc càng tự hào>:D<.
 

2R+

Xe điện
Biển số
OF-817
Ngày cấp bằng
18/7/06
Số km
3,556
Động cơ
612,417 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hanoi
Cụ nói chỉ tin vào chứng cứ khoa học... nhưng trong thớt này em toàn thấy cụ nổ mà kg thấy cái "khoa học" ở đâu.
- Thứ nhất, em trích được tài liệu nước ngoài nói tầm bắn của 100ly lên đến 12600m (trong khi cụ nói nó chỉ hiệu quả kg tới 5000m , tiếc rằng thông tin của cụ là từ mấy ông bạn SV nào đó học bên ĐHQS - mà thường sinh viên thì cũng chỉ được học lý thuyết cơ bản mà thôi, SV VN có khi học giáo trình từ những năm 50 cũng nên).
- Thứ hai, Cụ đưa ra khái niệm "tầm bắn hiệu quả" nhưng nguồn pháo tầm xa cụ đưa ra (pháo mặt đất tự hành...) cũng chỉ toàn nói đến TẦM BẮN mà kg thấy nói tính HIỆU QUẢ ngang đâu. Vậy ở cái tầm bắn 40km này có còn chính xác không? hay tầm bắn là 40km chỉ để quảng cáo còn tầm chính xác cỡ 10km mà thôi :-o:-o:-o:-o. Em nghĩ trong quân sự, nói đến tầm bắn là phải hiệu quả, chẳng ai căn cứ vào cái tầm bắn "không hiệu quả" để đi mua bán vũ khí. (Vì chiến tranh không phải trò đùa - cọp py rai by Si-mô-nốp :)):)):)))

Túm lại, nếu cụ đưa ra được chứng cứ khoa học thì em chịu cụ, còn cụ cứ nói người ta to còi, bốc phét mà kg có đưa ra được vấn đề gì khác thì em xin dừng lại đây.

Trân trọng kính chào! (em lại nói theo kiểu ...to còi 8->8->)
Hơ hơ ... cụ Gấu công nhận là thích nghe chuyện cổ tích, thôi cụ thích thì cứ ngồi thẩm du câu chuyện chỉ có ở VN là "PKK bắn được B52 bay tầm 10k". Mấy câu chuyện ntn nếu có tí hiểu biết về kĩ thuật quân sự thì tây nó cũng chịu tài chém gió của mấy ông nhà mình ... bàn làm gì chuyện không có thật ... ;)). Đã thắng rồi thì nói gì mà chả dễ nghe .. he he
Mèo mượn lích cu Chậm học một tí.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
có nhưng thứ mà dân tộc Vn làm đc và tưởng như là không thể
trong chiến tranh điều gì cũng có thể xẩy ra
B52 đến giờ vẫn là bất khả xâm phạm
chỉ có mỗi dân VN bắn rơi tại chỗ số lượng lớn B52 như thế
 

hung0910

Xe tải
Biển số
OF-51057
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
209
Động cơ
457,390 Mã lực
Nơi ở
We are the champion my friends and we'll keep on f
Hệ thống tên lửa Club - C nguỵ trang trong Container của Nga. Khả năng linh động cực cao khi có thể được phóng đi từ đầu kéo, tàu hoả, tàu biển...

[youtube]rqwMzQiXlK0[/youtube]​
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top