Tên Lửa cờ lắp !!!

MU 4ever

Xe tải
Biển số
OF-50254
Ngày cấp bằng
5/11/09
Số km
213
Động cơ
458,530 Mã lực
Em nghe hơi nồi chõ chiện bắt B52 trong nhiễu thế này.
- Khi B52 còn ở cách xa VN, nó và các máy bay gây nhiễu đều chưa bật máy gây nhiễu => mình dùng hệ thống rada cảnh giới từ xa "bắt chết" mục tiêu. Khi nó gây nhiễu thì cũng cứ bám theo đám nhiễu đó là OK. Hệ thống rada này toàn nằm trên Đảo và trên dẫy Trường sơn. Mẽo nó ít ngờ (vì sau khi phát hiện B52 thì rada cảnh giới tầm xa đã tắt và giao lại cho rada khác theo dõi).
- Dùng rada chiếu từ phía sau B52 vì máy phát nhiễu chủ yếu hướng về phía trước. Nếu bắt từ phía sau thì vẫn rõ từng thằng một. Ví dụ các rada từ Hà Nam, Ninh Bình... lại theo B52 đã bay qua mình vào Hà Nội rồi.
- Trường hợp mù hẳn (nhiễu quá):
+ Dùng Mig bay lên tận nơi để nhòm trực tiếp và xác định tọa độ (nhiều chú Mig rụng vì vụ này đây).
+ Dùng ống nhòm để định vị (ban ngày thì khỏi bàn nhưng ban đêm thì phải bắn cả loạt pháo sáng lên để soi cho rõ thằng nào là B52 - cái vụ này em chứng kiến hoài).

Các cụ còn nghe được cách nào nữa kg?
Chết mị. Nhiều cách đánh của các cụ mà em còn chưa thấy trong sách dạy oánh tên lả của VN và trên thế giới. Thớt này tốt nhất là các cụ cập nhật thông tin là quá tốt rồi, bàn sâu thêm thì các cụ phải đọc nhiều nữa ạ. Có những cái các cụ nói sai luôn hẳn nguyên lý lẫn thực tiễn làm em ko nhịn đc cười. Cái gì mà dùng Mig lên để nhòm tọa độ với cả soi đèn pha để bắn ạ. Bắn tên lả chứ có phải bắn đạn pháo với cả tên tre đâu mà nhòm mí cả thông báo tọa độ ạ.
- Hệ thống ống nhòm trong S-75M (SAM-II) và S-125M (SAM-III) tên của Ngố nó là hệ TBK dịch nôm ra là hệ quang truyền hình chỉ được dùng cho thời tiết trong xanh củ lạc thôi ợ. Chứ thời tiết mây mù hay ban đêm thì khi đó vẫn chưa dùng được.
- Còn về món Sơ rai thì cho đến nay những cách chống nó cũng chỉ phỏng đoán thôi. Đó là Sơ rai dựa vào sự cân bằng cánh sóng của Radar để tấn công lại Radar nên mới có cái trò tắt máy phát hay quay cánh sóng đi. Cũng theo thông tin vỉa hè thì đó là Sơ rai Vơ sần 1 thôi, từ Vơ sần sau trở đi thì nó mà đã tóm đc sóng của Radar thì nó lock luôn, có mà chạy đằng giời. Có cụ hỏi sao tắt Radar mà vẫn bắn đc Tên lửa thì em cũng giả nhời các cụ là đó là hệ Radar cảnh giới thôi. Hệ này thường cảnh giới trong khoảng trên 80km - 300 km (?) và một trung đoàn có nhiều hệ Radar nên có thể hỗ trợ nhau trong khi 1 đài này tắt thì các đài khác vẫn có thể thông báo đc. Còn đối với các hệ thống TL có đi kèm 1 hệ Radar riêng gọi là Radar hỏa lực. Khi hệ này mà bị Sơ rai nó lock thì cũng xác định đấu súng luôn chứ ko có chuyện tắt đi đâu ợ, thậm chí còn đừng có mà nói đến bỏ vị trí. Nước mình nó nghèo nên cái mạng người nó cũng chưa quan trọng lắm. Thế nên Radar hỏa lực mà dính Sơ rai coi như xác định.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Hì em bổ xung cho cụ gấu cái là tầm 10k thì không một pháo phòng không nào bắn được đâu .. đại cao như 100mm cũng tầm 3-4km là kịch kim thoai. Phần lớn các B52 bị bắn rụng ở CTVN là do tên lửa phòng không S-75 bắn hạ ạ .... vài cái là do máy bay Mig21.
Vì nó bay ở độ cao 10km nên các phương pháp xác định & khóa bắn = đèn & quang học là không hiệu quả ..
Pháo của cụ Mèo bị cưa nòng rồi hay sao mà bắt thấp thế. 3-4km là tầm của 37ly thôi, 100ly của nhà ta nó với tới tầm này này :)):)):

Pháo cao xạ 100 ly có tầm bắn hiệu quả tới độ cao hơn 10.000 mét, được điều khiền bằng máy chỉ huy K6-19M và ra đa COH-9A khá hiện đại. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, bộ đội Cao xạ của Quân chủng và các quân khu đã hình thành một mạng lưới tầm thấp rộng khắp, và cả tầm trung, có thể đánh địch từ mọi hướng, từ xa đến gần, ở các độ cao từ 10.000 mét trở xuống.

Chính lưới lửa tầm thấp của cao xạ đã diệt 5 chiếc F111A, trên tổng số 48 chiếc được huy động, đạt tỷ lệ rất cao = 10% như trên đã nói. Còn lưới lửa tầm trung, tuy ít ỏi cũng đã góp phần đánh trả pháo đài bay.

Nguồn: "Điện Biên Phủ trên không" - chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam - Tác giả : Lưu Trọng Lân, nguyên là Phó trưởng phòng Tác huấn, Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Các cách đánh ngắm bắn thông thường, quang học không hạ được B52. (Trừ Mig thì có thể bay gần và bất ngờ táng thì OK)
Vậy chỉ Sam mới hạ được B52 từ mặt đất mà phải dùng rada để xác định mục tiêu!
Cụ chuyển từ chuyển phá nhiễu sang nhắm bắn khi nào thế???
Rada có loại để xác định mục tiêu (tọa độ, độ cao, hướng bay...). Có loại để điều khiển tên lửa. Khi bị nhiễu thì đám này mù tịn. Bởi vậy, phòng không của mình dùng cách "thủ công" là khí tài quang học học đo trực tiếp từ MIG để xác định mục tiêu hộ mấy đ/c bên dưới. Kíp phóng tên lửa căn cứ một phần vào đó để nhận dạng trong đám nhiễu cái nào là B52, xác định tọa độ ... và phóng.... đại vài quả vào chỗ đó.

Còn thằng 100ly có tham gia oánh B52 hay kg thì em đã trích dẫn ở trên. Chẳng nhẽ ông ấy cũng nói phét.
Thời đó, em nghe là 100ly có chơi được 1 chiếc B52, nhưng qua hồi ý của cụ Lân thì có lẽ mới chỉ bắn dọa mà thôi.

Cũng xin nói lại với các cụ là B52 có thể bay cao 15-20km nhưng muốn dải thảm thì vẫn buộc phải hạ xuống độ cao dưới 10km và bay bằng theo đội hình 3 chiếc. Đây là lúc B52 dễ bị thịt nhất.
 

haoach

Xe tải
Biển số
OF-34147
Ngày cấp bằng
27/4/09
Số km
213
Động cơ
477,730 Mã lực
Nơi ở
Thái Hà-Hà Nội
này thì B-52:)).

bay như điên cuồng


lộ hết hàng rồi:


Thở ra đằng****


Con dắt bố đi chơi:


để xem người trong cuộc nói về việc bắn hạ B-52 trên bầu trời HN 1972 các cụ quá bộ nghe cụ trung tướng Hoàng Văn Khánh nói đôi điều về những tháng ngày oanh liệt ấy qua hồi ký: Đánh thắng B-52 NXB Quân đội nhân dân 1993
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3176.0
(cụ Hoàng Văn khánh 1923-2002 trung tướng năm 1986 nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không (1977-1982))
 
Chỉnh sửa cuối:

SIDECAR

Xe điện
Biển số
OF-20224
Ngày cấp bằng
21/8/08
Số km
2,223
Động cơ
522,230 Mã lực
Nơi ở
ĐƯỜNG ĐẮT NHẤT HÀNH TINH
Website
www.facebook.com
Em hồi học quân sự được biết cách khắc phục là: Theo dõi tên lửa tới gần, hất cánh sóng ra đa về phía sau. Tên lửa chưa kịp đổi hướng theo sóng ra đa thì đã lao xuống đất. Vì vậy, cần phải có kinh nghiệm và độ gan dạ mới chống được loại tên lửa này. Tuy nhiên hiện nay, loại tên lửa này đã được cải tiến, sau khi phát hiện được mục tiêu, tên lửa chỉ lao vào đúng vị trí đã xác định từ trước mà không dò sóng ra đa nữa nên mấy bác Iraqi học tập kinh nghiệm nhưng đều "tèo" cả.
thế nếu ta làm ra đa giả di động thì tên lửa nó sx ko kịp để băn cụ ợ . Hồi bắn b52 em thấy nói ta còn làm tên lủa = gỗ lắp đầu bọc sắt , *** lính mẽo chắc bị lừa nhiều
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Hồi bắn b52 em thấy nói ta còn làm tên lủa = gỗ lắp đầu bọc sắt , *** lính mẽo chắc bị lừa nhiều
Trong suốt thời oánh nhau với không quân Mẽo, trận địa giả xuất hiện nhiều lắm. Thường thì một một trận địa pháo có khoảng 5 khẩu đến 7 khẩu, gồm cả 14,5mm + với 37mm hoặc 57mm. Khi không có máy bay, pháo được cơ động chạy qua chạy lại trong phạm vi khoảng 10km quanh điểm chốt. Trong phạm vi đó sẽ có vài trận địa đã được đắp sẵn ụ pháo nhưng chỉ có 1 trận địa thật. Các trận địa còn lại sẽ được dựng pháo giả rất nhanh bằng cách chống một cây tre to chổng lên trời sau đó phủ ngụy trang. Khi oánh nhau, ngoài trận địa thật thì các trận địa giả cũng được các chú tạo khói mù mịt như đang bắn lên... (bây giờ em mới biết việc đó của bộ đội hóa học làm).
Chơi kiểu đấy làm gì mà pilot Mẽo kg nhầm.

Mấy thứ trên là em thấy trực tiếp chứ chẳng phải nghe ai kể lại.
Thời nhỏ, là trẻ trâu chẳng biết sợ là gì, lúc kg có máy bay hay mò vào các trận địa pháo xin vỏ đạn bằng đồng về bán cho mấy ông thợ gò làm bình hoa.
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
Híc, nói về radar bắt B-52 và máy bay chiến đấu như nào mời các bác đọc qua tài liệu này:


CÔNG TÁC THAM MƯU RAĐA
TRONG CHIẾN TRANH

Đại tá Trần Liên
Nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng
Binh chủng Ra đa

1. Xây dựng và triển khai mạng ra đa trinh sát trên không để quản lý vùng trời miền Bắc vừa được giải phóng.
......
Thời kỳ này đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch 34A hoạt động quấy phá miền Bắc, sử dụng máy bay vận tải cánh quạt C47 , C 1 23 ban đêm bay vào vùng rừng núi của ta ở độ cao 2000 - 4000m để thả dù biệt kích. Trang bị khí tài ra đa của chúng ta lúc này mới chỉ có loại ra đa cảnh giới tầng trung sóng mét (P8 , P10, 513 K, 406...) và một số đài sóng dm (P-15 ) bắt thấp, do Liên Xô và Trung Quốc viện trợ. Các đài ra đa này thuộc hệ đèn điện tử, chưa có thiết bị chống sóng về địa vật cũng như chống nhiễu tích cực và tiêu cực; tầm phát hiện chủ yếu là mục tiêu tầng trung ở cự ly gần; đội hình bố trí thưa; trang bị mỗi đại đội mới chỉ có một đài ra đa. Trong điều kiện địa hình nước ta vừa dài vừa hẹp, rừng núi nhiều nên khả năng cảnh giới, quản lý vùng trời lúc này còn nhiều hạn chế. Chúng ta đã tập trung nghiên cứu nguyên lý truyền sóng điện từ, đi sâu tìm trận địa khắc phục góc che khuất và mở rộng mặt phản xạ để cánh sóng vươn xa hơn và thấp hơn. Chúng ta đã đưa đài ra đa 406 của Đại đội ra đa 21 lên núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) ở độ cao trên 1.000m, đưa ra đa ra Đồ Sơn, Sầm Sơn, lấy biển làm mặt phản xạ nhưng lại gặp khó khăn mới là sóng về địa vật nhiễu cả 360 độ. Để phân biệt sóng địa vật với mục tiêu, trắc thủ Đặng Quang Đại đã phải học thuộc tới gần 200 sóng về địa vật để phân biệt với sóng về máy bay, thật là gian khổ, khó khăn. Để bảo đảm thông tin thông báo nhanh trong điều kiện trang bị thông tin còn rất thô sơ và hạn chế, ta đã phải đào tạo báo vụ kiêm đánh dấu đường bay do ra đa truyền về để rút ngắn thời gian giữ chậm tình báo.

0 giờ ngày 01-3-1959 ra đa của ta bắt đầu phát sóng làm nhiệm vụ thì 0 giờ ngày 03-3-1959, Đại đội 4 phát hiện được chiếc C-47 của địch từ biên giới Việt - Lào bay vào vùng rừng núi tây Thanh Hóa - Ninh Bình thả biệt kích, ra đa đã kịp thời phát hiện, thông báo nên toán biệt kích này đã bị quân dân Ninh Bình bắt gọn. Thời kỳ này, hệ thống ra đa đã cảnh giới chặt chẽ vùng trời, phát hiện máy bay địch xâm phạm, phục vụ cho các lực lượng cao xạ và dân quân tự vệ các địa phương phục kích bắn máy bay và tiêu diệt gọn các toán biệt kích địch thả ban đêm xuống miền Bắc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
Nhận rõ âm mưu đế quốc Mỹ, đi đôi với mở rộng chiến tranh xâm lược ở miền Nam, chúng sẽ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. Ngày 22-10-1963, Bộ Quốc phòng ra quyết định hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không với Cục Không quân thành Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân bao gồm 3 binh chủng: Cao xạ, Ra đa, Không quân. Được bạn bổ sung thêm một số đài ra đa trong đó có loại sóng cm như 403, 843, P30, ta đã tổ chức thêm một số đại đội ra đa mới và bổ sung khí tài cho một số đại đội ra đa chốt. Trung đoàn ra đa 291 lúc này đã có 11 đại đội với 15 đài ra đa đã tăng cường và mở rộng thêm trường ra đa, bảo đảm cho các lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội - Hải Phòng. Mặc dù lúc này, không quân chiến đấu của ta chưa về nước, trang bị ra đa của ta chưa đảm bảo được nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay nhưng với tinh thần tích cực tiêu diệt địch, Bộ Tư lệnh đã quyết đinh sử dụng chiếc máy bay T-28 của ngụy, Lào sang hàng tháng 9-1963 (lấy bí danh là chiếc 963) cất cánh đánh chặn máy bay chở biệt kích của địch bị ra đa ta phát hiện ở Hòa Bình đêm 24 rạng sáng 25 tháng 5 năm 1964. Thời kỳ này Bộ Tổng tham mưu đã lệnh cho không quân không bay đêm để các lực lượng PK chủ động bắn khi phát hiện máy bay bay đêm. Bộ đội ra đa lúc này có hai nhiệm vụ: Là làm sao thông báo ngay cho các lực lượng PK không bắn máy bay đêm nay để khỏi bắn nhầm chiếc 963 lại phải bảo đảm ra đa dẫn đường chiếc 963 cất cánh an toàn và bắn hạ chiếc C123 địch đang bay vào. Ra đa bảo đảm dẫn đường lúc này chỉ có 1 đài ra đa P10 sóng mét và 1 ra đa P15 sóng dm của Đại đội ra đa 28, chưa có ra đa sóng cm và đo cao.


Máy bay 963 lại không có máy trả lời địch - ta nên chỉ huy ra đa và sĩ quan dẫn đường KQ phải bàn cách bất ngờ cho 963 cất cánh, vừa lấy độ cao vừa bay thẳng tới mục tiêu và chỉ huy 963 thay đổi độ cao và phương vị để cố thể phân biệt địch ta trên hiện sóng và dẫn 963 vào thế có lợi để phát hiện và công kích C123 hiệu quả.


Chiếc 963 cất cánh vượt qua hỏa lực phòng không Hà Nội tới 60km rồi mới nghe tiếng pháo cao xạ nổ. Hai phi công Ba và Phước đã bắn hạ C123, thực hiện quyết tâm "dùng máy bay địch để đánh địch" trong trận này.


Đầu năm 1966, được bạn chi viện thêm vũ khí, trang thiết bị như máy bay MiG-21, ra đa P30.35, PPB11 sóng cm... Quân chủng đã tổ chức Tiểu đoàn 300 huấn luyện sử dụng các khí tài mới và phát triển thêm các trung đoàn không quân và ra đa. Ngày 9-4-1966, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập thêm Trung đoàn ra đa dẫn đường 293 trang bị các loại đài P35.PPB11 đặc trách nhiệm vụ dẫn đường cho không quân, biên chế 7 đại đội ra đa. Qua thực tế chiến đấu, với địa hình đất nước ta hẹp, dài, rừng núi nhiều, trang bị của ta có hạn nên đội hình ra đa không thể bố trí có chiều sâu mà chỉ có thể bố trí theo tuyến và hướng. Mỗi trung đoàn ra đa phụ trách một hướng kiêm 2 nhiệm vụ, cả cảnh giới và dẫn đường. Ngay từng đại đội ra đa cũng phải kiêm nhiệm cả 2 nhiệm vụ cảnh giới và dẫn đường, tùy theo trang bị mà xác định nhiệm vụ chủ yếu và thứ yếu. Do đó, đến tháng 8-1966, lại phải chuyển trung đoàn ra đa dẫn đường 293 trở về nhiệm vụ vừa cảnh giới vừa dẫn đường; chuyển một số đại đội ra đa dẫn đường của Trung đoàn 293 về cho Trung đoàn 291 và nhận về 2 đại đội cảnh giới và một cụm quan sát mắt để phụ trách vùng trời phía Bắc và Đông Bắc Hà Nội. Từ đấy đến khi kết thúc chiến tranh ta đã trang bị cho các trung đoàn ra đa có cả đại đội ra đa cảnh giới và đại đội ra đa dẫn đường để kiêm nhiệm cả cảnh giới và dẫn đường.


Mỗi trung đoàn ra đa đảm nhiệm một hướng như Trung đoàn ra đa 291 đảm nhiệm hướng Đông Nam (Nam đến Đông), Trung đoàn ra đa 293 đảm nhiệm hướng Đông Bắc (Đông đến Bắc), Trung đoàn ra đa 292 đảm nhiệm hướng Tây Nam (Nam đến Bắc), Trung đoàn ra đa 290 đảm nhiệm tuyến trước ở phía Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
Thực tiễn tổ chức, bố trí đội hình và sử dụng lực lượng ra đa như trên đã đảm bảo cho bộ đội ra đa hoàn thành được nhiệm vụ cảnh giới bảo đảm cho các lực lượng phòng không ba thứ quân chủ động đánh địch cũng như cho lực lượng PKND tổ chức phòng tránh có kết quả suốt cuộc chiến tranh, đặc biệt là đảm bảo tình báo trên không cho các binh chủng Cao xạ, Tên lửa, Không quân thắng địch ngay từ trận đầu ra quân.

2. Quán triệt tư tưởng tác chiến phòng không:
"Tích cực tiêu diệt địch, giữ gìn bồi dưỡng lực lượng ta, càng đánh càng mạnh, càng trưởng thành", Binh chủng Ra đa đã bảo đảm cho các lực lượng phòng không ba thứ quân thực hiện thắng lợi cả hai phương thức tác chiến; tác chiến tại chỗ rộng khắp của các lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ và tác chiến tập trung của các binh chủng chủ lực Cao xạ, Tên lửa, Không quân (Quân chủng PK-KQ), đánh thắng mọi thủ đoạn kỹ thuật, chiến thuật, chiến dịch, chiến lược của không quân đế quốc Mỹ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch cũng như bảo đảm tình báo trên không cho phòng không nhân dân tổ chức báo động phòng tránh và sản xuất thực hiện thắng lợi cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.

Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đưa quân Mỹ và chư hầu (Nam Hàn, úc, . . . ) vào tham chiến ở miền Nam đi đôi với !'Chiến tranh cục bộ", ở miền Nam, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất: Từ ngày 7-2-1965 địch liên tiếp tổ chức các bước 1eleohang đánh phá ra miền Bắc ép dần vào trung tâm Thủ đô Hà Nội với các chiến dịch gọi là: "Mũi tên xuyên" rồi các đợt "Sấm rền". Chủ yếu Mỹ sử dụng máy bay chiến thuật của hai sư đoàn không quân chiến thuật bố trí ở Thái Lan và máy bay của hải quân trên các tàu sân bay dẫn từ ngoài biển Đông để đánh phá miền Bắc.

Nổi bật nhất là cuối năm 1966 đầu năm 1967, để hỗ trợ cho hai cuộc phản công mà địch gọi là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn để thực hiện chiến lược "Tìm diệt" ở miền Nam, đồng thời leo thang, mở rộng diện đánh phá ác liệt bằng không quân dọc tuyến hành lang miền Bắc nhằm vào trung tâm 6 hệ thống mục tiêu (điện lực, quân sự, giao thông, công nghiệp, nhiên liệu và giao thông vận tải với cường độ và quy mô lớn). Địch hoạt động cả ban ngày và ban đêm với nhiều thủ đoạn kỹ chiến thuật phức tạp như bay cơ động, bay nhiều tầng (thấp 200m - 500m), lẫn sau địa hình (147 JSC không người lái) , bay trinh sát cao 10.000m bằng U2, không người lái BQM 34, cao trên 20.000m tốc độ lớn2M của SR71, cường kích bay độ cao 4000m - 6000m của không quân chiến thuật, bay cơ động và thấp 3000 - 4000m của máy bay hải quân, tập kích từ nhiều hướng, nhiều tầng, đánh nhiều mục tiêu cùng một lúc, nhưng nổi bật nhất là gây nhiễu điện tử trong và ngoài đội hình, cường kích đi đôi với phóng tên lửa tự dẫn thụ động (ShrikeAGM 45A) đánh phá trận địa ra đa các loại của ta.

Không quân địch đã leo thang đánh phá ra hầu như toàn miền Bắc, không chỉ mục tiêu giao thông vận chuyển mà cả các khu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp. Lực lượng phòng không - không quân ta cũng đã phát triển mạnh và triển khai trên toàn miền Bắc. Bộ tư lệnh Quân chủng không thể chỉ huy trực tiếp đến các trung đoàn hỏa lực trên các khu vực được nên đầu năm 1967, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập các Bộ tư lệnh Binh chủng Ra đa, Không quân, Tên lửa với các phiên hiệu là Sư đoàn 373, 371, 369 (24-3-1967) và các sư đoàn PK hỗn hợp. Từ đây, các binh chủng được tổ chức và lãnh đạo, chỉ huy, sát hợp với đặc thù của binh chủng mình. Để phát huy tính chủ động và nâng cao chất lượng chiến đấu trong chiến tranh. Bộ tư lệnh ra đa cũng gấp rút điều chỉnh đội hình, tổ chức mạng ra đa theo từng hướng bảo đảm cả nhiệm vụ cảnh giới và dẫn đường đưa các cụm quan sát mắt biên chế trực tiếp vào các trung đoàn ra đa, Bộ tư lệnh ra đa, tổ chức hệ thống thông báo tình báo tập trung (tổng trạm) nhất là hệ thống thông báo tình báo phân tán của từng trạm ra đa và trạm quan sát mắt đến đơn vị hỏa lực bố trí trong cùng khu vực.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
bác Trần Liên này cũng là hàng xóm nhà em
hồi bé em có đc đọc qua cái tài liệu này rồi ạ
trong đống sách vợ của ông cụ nhà em

Hiện nay bác Liên cũng vẫn còn khỏe và minh mẫn
giọng vẫn sang sảng
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Thế anh sang hỏi bác xem bác có giữ quyển nào liên quan đến cách đánh B52 ko, photo cho em một quyển \:D/
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Thế mà anh cứ khoe hết bác nọ đến bác kia là hàng xóm, phải nói từng là hàng xóm mới đúng :))
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Còn thằng 100ly có tham gia oánh B52 hay kg thì em đã trích dẫn ở trên. Chẳng nhẽ ông ấy cũng nói phét.
Thời đó, em nghe là 100ly có chơi được 1 chiếc B52, nhưng qua hồi ý của cụ Lân thì có lẽ mới chỉ bắn dọa mà thôi.
Cụ Lân thì kg nhắc gì về chiện 100ly bắn rụng B52. Cụ Khánh thì lại khẳng định 1 B52 bị 100ly hạ trên mạn Thái Nguyên.

Không biết khả năng chuẩn là bao nhiêu % các cụ nhỉ?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Pháo của cụ Mèo bị cưa nòng rồi hay sao mà bắt thấp thế. 3-4km là tầm của 37ly thôi, 100ly của nhà ta nó với tới tầm này này :)):)):

Pháo cao xạ 100 ly có tầm bắn hiệu quả tới độ cao hơn 10.000 mét, được điều khiền bằng máy chỉ huy K6-19M và ra đa COH-9A khá hiện đại. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, bộ đội Cao xạ của Quân chủng và các quân khu đã hình thành một mạng lưới tầm thấp rộng khắp, và cả tầm trung, có thể đánh địch từ mọi hướng, từ xa đến gần, ở các độ cao từ 10.000 mét trở xuống.

Chính lưới lửa tầm thấp của cao xạ đã diệt 5 chiếc F111A, trên tổng số 48 chiếc được huy động, đạt tỷ lệ rất cao = 10% như trên đã nói. Còn lưới lửa tầm trung, tuy ít ỏi cũng đã góp phần đánh trả pháo đài bay.

Nguồn: "Điện Biên Phủ trên không" - chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam - Tác giả : Lưu Trọng Lân, nguyên là Phó trưởng phòng Tác huấn, Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân
Theo em lão này hoàn toàn luyên con bà thuyên ... chắc nhầm ở tầm bắn của pháo với tầm hiệu quả bố nó rồi .... pháo dẫn đường bằng rada loại 85mm-100mm cũng chỉ tầm 3-4km thôi. Cao hơn nữa thì sai số về gió, chiết xuất không khí ... là cực lớn ... đến ống ngắm quang học ở khoảng cách này cũng còn bị méo hình nữa là đạn bắn lên.
Em trước học ở HVKTQS hệ dân sự khoa vô tuyến nhưng hay la cà sang khoa phòng không chơi với mấy ae ... chưa bao h nghe nói pháo cao xạ nào có hiệu quả ở độ cao 10km. Khi không quân ta cất cánh cũng hay thường dặn bay ở độ cao dưới 3500m để tranh thủ hỗ trợ từ PKK mặt đất.
Trên thế giới chưa từng có thì ở VN mọc ra ở rốn à. Bốc phét lên tận trên mây để lại một bài học sai lệch về lịch sử cho thế hệ sau .. chán mấy quyển sách lá cải này quá đi mất.
Một số trường hợp khi B52 bị hỏng hoặc bị thương hạ thấp độ cao vào tầm pháo thì khả năng bị bắn mới là lớn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
Năm 1967, địch mở liên tiếp các đợt đánh tập trung (tháng 8, 10, 11, 12) vào Hà Nội, Hải Phòng. Mỗi đợt kéo dài 4 đến 5 ngày liền với cường độ xuất kích cao nhất là tháng 10 năm 1967 tới 200 - 300 lần/chiếc/ngày phối hợp cả không quân chiến thuật, không quân hải quân và thủy quân lục chiến với các thủ đoạn chiến tranh điện tử phức tạp, kỹ thuật cao như: Gây nhiễu ngoài đội hình cường kích bằng EB-66 BIC, có trận tới 6 chiếc bay chế áp khu vực bao quanh Hà Nội, Hải Phòng (D: 100 - 150km). EB66 đến trước, phát nhiễu cùng một lúc tất cả các dải sóng m, dm, cm của ra đa và cả rãnh siêu cao tần VHF thông tin. Gây nhiễu trong đội hình cường kích bằng cách mỗi máy bay đeo 1 - 2 máy gây nhiễu (QRC, ALQ) không quân chiến thuật đeo QRC160 đội hình "bàn tay xòe" phát nhiễu tích cực, máy bay hải quân đeo ALQ41, 51 phát nhiễu xung mục tiêu giả. Trong đội hình cường kích đều có máy bay chuyên đánh trận địa ra đa bằng tên lửa tự dẫn (AGM 145A) hoặc bom bi (CBU).

Để phát hiện và thông báo địch trên không cho các lực lượng phòng không đánh địch và cho lực lượng PKND tổ chức báo động phòng tránh có hiệu quả, bộ đội ra đa đã phải vừa chiến đấu vừa rút kinh nghiệm, hết phiên trực ban mở máy chiến đấu lại chuyển sang huấn luyện tại chỗ. Kết hợp trinh sát địch bằng ra đa với quan sát mắt, kết hợp vận dụng chiến thuật với trang bị kỹ thuật của từng loại đài ra đa. Kết hợp tình báo xa chiến lược (Bộ Quốc phòng) với tình báo ra đa trực tiếp phát hiện để sớm phát hiện thông báo cho các lực lượng phòng không chủ động đánh địch và cho lực lượng PKND báo động phòng tránh kịp thời. Hầu hết các đợt đánh lớn của địch, ra đa đã bảo đảm cho các binh chủng Cao xạ, Tên lửa, Không quân đánh độc lập cũng như chiến đấu hiệp đồng tiêu diệt được nhiều địch. Nhiều đợt địch phải bỏ dở kế hoạch đánh phá. Có trận địch bị tên lửa và không quân ta đánh trúng chiếc chỉ huy, cả đội hình phải quay về. Ra đa đã bảo đảm cho tên lửa và không quân ta đánh vào máy bay gây nhiễu ngoài đội hình và cảnh giới chỉ huy (E/RB-66) để phá kế hoạch tác chiến điện tử và tổ chức trận đánh của địch. (Từ năm 1966-1968 tên lửa và không quân ta đã bắn rơi 4 chiếc EB-66). Ra đa đã bảo đảm dẫn đường cho không quân ta (MiG17, 19, 21) từng loại đánh độc lập và đánh hiệp đồng, hiệu suất cao như tháng 12- 1966, MIG17 đánh 13 trận hạ 11 máy bay địch. Cả năm 1967, không quân ta đã hạ 115 máy bay địch nhất là thời điểm tên lửa ta bị địch gây nhiễu nặng (ALQ71).

Tết Mậu Thân (1-1968) cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đánh vào 30 thành phố và 70 thị trấn. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ đã thất bại. Johnson đã chấp nhận ngồi vào bàn hội nghị đồng thời ngừng ném bom từ Bắc vĩ tuyến 200 Bắc nhưng vẫn tập trung đánh phá ác liệt giao thông vận chuyển chi viện của ta vào Nam ở Quân khu 4 nhất là trên đường Trường Sơn (559).

Từ 1968 đến 1971, bộ đội PK-KQ đã vừa tăng cường lực lượng cho phía Nam để đánh địch bảo vệ giao thông vận chuyển chi viện miền Nam, vừa đánh địch tăng cường trinh sát ngoài vĩ tuyến 200 Bắc bằng máy bay KNL bay thấp 147JCS, SRE 16,...) và bay cao không tốc độ lớn của SR71, vừa tranh thủ rút kinh nghiệm chiến đấu trong năm 1967 vừa qua, nâng cao chất lượng chiến đấu của các binh chủng.

Bộ đội ra đa tranh thủ vừa trực ban, vừa rút kinh nghiệm, xây dựng quy trình thao tác kỹ thuật cho từng loại đài để bắt mục tiêu các tầng không thấp, cao, chống tên lửa tự dẫn và nhất là chống nhiễu điện tử của địch, chuẩn bị cho chiến đấu tiếp theo.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top