Mấy hôm rồi tôi bận đi công tác vả lại cũng muốn nghiên cứu thật kỹ trước khi đưa bài này lên. Nhưng xin được nói trước là tôi không có ý kiến gì về khía cạnh kinh doanh của bác vì tôi biết có nhiều người làm giàu bằng những thứ mà ai cũng biết tào lao!!!
Cám ơn bác HoangTrieuHai đã những thông tin này lên để tôi có cái mà nói tiếp.
Ở đây tôi chỉ trao đổi về khía cạnh khoa học của sản phẩm mà thôi.
Nhưng kể bác cũng chơi khó tôi khi chơi nguyên một bài tiếng Anh lên đây. Tôi vốn dốt tiếng Anh và lười đọc tài liệu nên xem hết bài này cũng là một thử thách lớn.
Nhưng may quá có bác mtlr6 dịch bài nên tôi cũng đỡ khổ. Tuy nhiên, tôi xin dịch lại một số đoạn rồi sau đó sẽ chỉ ra một số điểm chưa ổn bài.
Thú thực là tôi không hiểu dịch đoạn này thế nào!?
- Element sử dụng trong hoá học có nghĩa là nguyên tố. Ví dụ nguyên tố Oxy chứ không bao giờ có nguyên tố nhiên liệu (fuel element)!?
- Tôi đã tra cả mấy quyển từ điển và cả trên Internet nhưng vẫn không rõ "STEKIOMETRIC" là gì!? Tuy nhiên đọc qua thì có thể suy đoán đây là "Stereometric" tức "Hình học không gian"!?
- Tôi cũng không rõ từ "report" trong bài này có nghĩa là gì? Phải chăng tác giả muốn nói đến "phân bố"!?
Nếu đúng như vậy thì có lẽ đoạn này muốn nói đại ý:
"Việc trộn lẫn hoàn toàn nhiên liệu và oxy sẽ làm quá trình đốt cháy nhiên liệu được triệt để".
Lấy một ví dụ tương tự để bạn có thể dễ dàng hình dung là việc đốt một quyển sách bị gấp. Khi đó, nó rất khó cháy do thiếu oxy. Nhưng nếu mở các trang sách ra (đưa không khí vào giữa các trang sách) thì nó sẽ cháy một cách dễ dàng hơn.
Điều này hoàn toàn chính xác! Khi nhiên liệu có diện tích bề mặt tiếp xúc với oxy càng lớn thì quá trình cháy diễn ra càng dễ dàng.
Phân bố này được gọi là lý tưởng vì sẽ không bao giờ có được điều này trong thực tế. Sở dĩ có điều này vì theo định luật VAN DER WAALS, các phân tử Hydro (H) và Carbon (C) phải chịu lực liên kết rất mạnh giữ chúng lại thành một khối. Do đó khoảng cách giữa chúng không đủ lớn để oxy len vào và kết quả là nhiên liệu không bị đốt cháy hoàn toàn.
Đến đây bắt đầu xuất hiện những sai lầm nghiêm trọng. Trong nhiệt động học, người ta gần như không dùng khái niệm định luật VAN DER WAALS mà thường gọi là phương trình VAN DER WAALS để tính toán áp suất của một khối khí không phải là khí lý tưởng (tham khảo ý nghĩa phương trình VAN DER WAALS ở đây
http://www.hull.ac.uk/php/chsajb/general/vanderwaals.html ). Nhưng đọc cả bài có lẽ tác giả muốn nói đến lực VAN DER WAALS. Tuy nhiên, lực VAN DER WAALS là lực
ngoại phân tử tức là lực liên kết các phân tử lại với nhau còn lực liên kết H và C trong phân tử Hydrocarbon là lực nội phân tử!? Vậy không rõ tác giả muốn đề cập đến loại lực nào???
Thứ nữa, lực VAN DER WAALS có tác dụng liên kết các phân tử lại với nhau và đó chính là yếu tố quyết định trạng thái vật chất (rắn, lỏng hay khí). Lực này tồn tại trong bất kỳ điều kiện nào vì nó thuộc về bản chất của phân tử. Khi các phân tử ở rất gần nhau, cường độ tác độ của lực này tăng lên và giữ cho chúng ở vị trí gần như cố định, đó chính là trạng thái rắn. Khi khoảng cách tăng lên, vị trí các phân tử sẽ dao động quanh vị trí cân bằng với biên độ lớn hơn, đó là trạng thái lỏng. Còn ở trạng thái khí, các phân tử gần như không tác động được đến nhau nên chúng có thể chuyển động một cách tự do. Hiện nay, người ta chỉ có thể thay đổi tác động của lực VAN DER WAALS lên một nhóm phân tử bằng 2 cách: tăng, giảm nhiệt độ hoặc tăng, giảm áp suất. Khi giảm nhiệt độ, chuyển động của các phân tử chậm dần và xác suất bị các phân tử hàng xóm giữ tại vị trí cân bằng tăng lên, nhờ đó vật chất sẽ chuyển qua trạng thái lỏng, rắn. Khi tăng áp suất, các phân tử bị đẩy lại gần nhau và khối phân tử sẽ có xu hướng chuyển qua trạng thái lỏng và rắn. Khi tăng nhiệt độ hoặc giảm áp suất, quá trình sẽ diễn ra theo chiều ngược lại.
Quay trở lại trường hợp này, giả sử thiết bị SuperTech có thể triệt tiêu lực VAN DER WAALS (một điều không tưởng) của nhiên liệu, điều gì sẽ xảy ra? Khi đó, nhiên liệu sẽ lập tức hoá hơi! Và đến đây có hai xu hướng có thể xảy ra:
- Nhiên liệu vẫn tiếp tục tồn tại ở trạng thái khí (vì lực VAN DER WAALS vẫn đang bị triệt tiêu), áp suất trong bình nhiên liệu sẽ tăng không giới hạn (vì khi chuyển từ trạng thái lỏng qua trạng thái khí, áp suất sẽ tăng lên) và làm nổ tung toàn bộ hệ thống.
- Nhiên liệu ở trạng thái khí bị ép đến một áp suất giới hạn nào đó sẽ phải quay lại trạng thái lỏng (thực ra đó chính là áp suất hơi bão hoà), tức là thiết bị này chẳng có tác dụng gì cả!!!
Thực ra, trong kỹ thuật hiện nay, người ta đã giải quyết vấn đề này bằng cách phun nhiên liệu dưới dạng giọt sương để có thể hoà trộn với không khí một cách tối ưu trước khi đưa vào buồng đốt chứ đâu cần phải triệt tiêu lực VAN DER WAALS này làm gì cho mất công!!!
Phần này thì may quá đã có bác mtrl6 dịch giúp rồi! (y)
Bạn có thể xem các chỉ số nêu ở bảng 5
đến 1990 = 30%
sau 1990 = 15%
mới = 12%
chỉ ra rằng đối với các xe đời xe càng cũ bao nhiêu thì việc sử dụng Supertech giúp giảm tỷ lệ nhiên liệu tiêu thụ nhiều hơn bấy nhiêu.
Trong thực tế:
- các xe đời 1990 trở về trước, tối thiểu 30% nhiên liệu trong bình chứa được đẩy ra ngoài mà chưa được đốt, dưới dạng khí thải
- Các xe đời 1990 về sau, tối thiểu 15%
- Rõ ràng các nhà sản xuất ô tô ngày càng hoàn thiện công nghệ đốt; trên thực tế ngày nay các xe đời mới sử dụng công nghệ đa điểm và nhiên liệu được đẩy vào trong buồng đốt chứ không đơn thuần là đổ vào buồng đốt như trước đây. Vì thế đối với các xe đời mới, tỷ lệ khí thải chưa đốt giảm xuống còn 12%.
Chỗ này tôi chưa hiểu lắm, chẳng lẽ lượng nhiên liệu tồn dư lại lớn đến thế sao? Phải có nguồn tư liệu rõ ràng chứ nói khơi khơi thế này thì quả là không ổn! Trước đến giờ, khi nói về động cơ đốt trong người ta chỉ nói rằng hiệu suất của nó không cao lắm vì phần lớn năng lượng sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu bị thất thoát dưới dạng nhiệt năng chứ không hề có vụ lượng nhiên liệu bị dư nhiều như vậy!!! Tôi đồ rằng, việc dư nhiên liệu nhiều như vậy chỉ nảy sinh trong trường hợp đạp thốc ga nên lượng không khí nạp vào không đủ cung ứng tức thời chứ không phải trong toàn bộ quá trình hoạt động. Và với hệ thống cảm biến nhiên liệu, cảm biến oxy, cảm biến khí thải trên các xe đời mới, tỷ lệ dư nhiên liệu sẽ giảm đi rất nhiều.
Bây giờ vấn đề là ở chỗ, hiển nhiên Supertech sẽ cho kết quả rõ ràng hơn khi tỷ lệ khí thải chưa đốt cao hơn. Đó là lý do vì sao chúng tôi ghi rằng: Supertech chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả trên tất cả các loại xe sử dụng buồng đốt hydrocarbon, nhưng rõ ràng rằng tỷ lệ giảm nhiên liệu tiêu thụ đối với các xe đời cũ có thể lên đến 12% và đối với các xe đời mới đến 5-6%.
Lý do giảm rất rõ ràng và logic.
Khi mà Supertech làm giảm 1 tỷ lệ phần trăm nhiên liệu chưa đốt nhất định, rõ ràng rằng kết quả đạt được tùy thuộc vào khối lượng nhiên liệu chưa đốt mà nó phải làm việc.
Xin đừng nhầm lẫn với tỷ lệ % chỉ toàn bộ khối lượng nhiên liệu chưa đốt bị thải ra ngoài nêu trong bảng 5; và rằng Supertech không thể triệt tiêu toàn bộ lượng nhiên liệu chưa đốt mà chỉ làm giảm 1 phần thôi.
Đoạn này thì thuộc về nghệ thuật quảng cáo rồi nên tôi không bình luận.
Kết luận: Nếu xét bài viết này dưới góc nhìn một đề tài khoa học thì có thể đưa ra mấy nhận xét:
- Tác giả đã nhầm lẫn nghiêm trọng các khái niệm cơ bản trong cấu tạo chất và nhiệt động học.
- Các số liệu đưa ra thiếu dẫn chứng và cơ sở khoa học.
Túm lại là ai dùng mấy thiết bị kiểu này thì còn tôi thì không tin.