Nước Việt mình chính ra cai trị rất tập quyền.
Trong lịch sử phong kiến, ngoài vua Quang Trung, hình như chưa từng có một phong trào quần chúng nào có thể làm cách mạng lật đổ chính quyền.
Các đời phong kiến kế tiếp nhau thực ra chỉ là các quan chức cao cấp phản chủ, và lập ra triều đại mới.
Nếu xét rộng ra, tính cả chống ngoại xâm thì có 3 thời kỳ quần chúng lật đổ chính quyền:
- Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, giành lại nền độc lập. Đây có thể nói là công lao hoành tráng, độc nhất vô nhị. Chính vì thế, công đức nhà Lê rất bền, đến chúa Trịnh oai như thế cũng không dám lật đổ nhà Lê. Lê Chiêu Thống khi sa cơ vẫn được rất nhiều người theo hầu và ủng hộ.
- Nguyễn Huệ khởi nghĩa giành được chính quyền, nhưng chưa toàn thắng và chưa thống nhất được đất nước; tuy có đại công là đánh thằng 02 đạo quân xâm lược. Dù vậy, trường hợp của Nguyễn Huệ cũng là độc nhất vô nhị trong lịch sử phong kiến Việt Nam, về việc phong trào khởi nghĩa lật đổ được chính quyền đương thời.
- Hồ Chí Minh thắng được thực dân Pháp vào năm 1954 - (năm 1945 thì có vẻ bọn Nhật nó tự đầu hàng). Cũng vô tiền khoáng hậu và hiếm có trong lịch sử - dù rằng cũng không đủ mạnh để toàn thắng và thống nhất đất nước.
Thế mới thấy, lực phản kháng của quần chúng Việt Nam là rất yếu trong lịch sử; và sự thay đổi của chính quyền hầu như chỉ là do sự lảm phản của các quan chức cấp cao.