[Funland] Tây Sơn vì sao sụp đổ?

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,902 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Các cụ lưu ý cho là trước Tây Sơn thì đất nước phân đôi, nội chiến đàng trong đàng ngoài đánh nhau suốt gần 200 năm bất phân thắng bại, tổn hại không biết bao nhiêu xương máu người dân.

Không có Tây Sơn Nguyễn Huệ liệu có chấm dứt được cuộc nội chiến này không? Nói Tây Sơn Nguyễn Huệ có công thống nhất đất nước em nghĩ chính là ở chỗ đã chấm dứt cuộc nội chiến đãm máu suốt gần 200 năm!
Trong 200 năm chia cắt thật ra chỉ đánh nhau 46 năm thôi :(
200 năm nhưng Trịnh Nguyễn cũng chỉ xuất quân 7 lần xoay quanh Sông Gianh, lần to nhất là đánh ra Nghệ an. Tầm mức đó chưa so được Tây sơn.
Trước sau trong 46 năm ròng rã, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau lớn bảy lần và một số lần đánh nhau quy mô nhỏ hơn. Chiến trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh, vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay.
Hai bên đều có lợi thế và điểm yếu nên không thể tiêu diệt được nhau, dù cùng mang khẩu hiệu "Phù Lê". Sau nhiều năm giao chiến, cả hai bên đều kiệt quệ về sức người sức của nên phải chấp nhận đình chiến, chia cắt lâu dài. Sông Gianh, sử sách hay gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới chia nước Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.
 
Chỉnh sửa cuối:

Sen Vàng

Xe hơi
Biển số
OF-367119
Ngày cấp bằng
17/5/15
Số km
138
Động cơ
255,870 Mã lực
e cũng k hiểu vì sao vào hóng các cụ phán
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Trong 200 năm chia cắt thật ra chỉ đánh nhau 46 năm thôi :(

Trước sau trong 46 năm ròng rã, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau lớn bảy lần và một số lần đánh nhau quy mô nhỏ hơn. Chiến trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh, vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay.
Hai bên đều có lợi thế và điểm yếu nên không thể tiêu diệt được nhau, dù cùng mang khẩu hiệu "Phù Lê". Sau nhiều năm giao chiến, cả hai bên đều kiệt quệ về sức người sức của nên phải chấp nhận đình chiến, chia cắt lâu dài. Sông Gianh, sử sách hay gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới chia nước Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Thật ra 46 năm gầm ghè, xuất quân đánh nhau có 7 lần hết 11 năm. Quân Trịnh mạnh nhưng đi xa đường tiếp tế khó khăn.Quân Nguyễn yếu nhưng trông chờ sông nước làm vật cản tự nhiên kết hợp đắp lũy nên ko bên nào kết thúc được.
 

Challenger77

Xe tăng
Biển số
OF-20466
Ngày cấp bằng
27/8/08
Số km
1,431
Động cơ
732,808 Mã lực
Tây Sơn thục chất là giặc cỏ, không dùng người hiền tài trí thức. Trong quân toàn tướng hổ báo, không chịu nhau, chỉ nhờ Nguyễn Huệ có uy nên tạm chịu teamwork. Giới sĩ phu miền Bắc không thuận (hiện có nhiều gia phả các dòng họ viết lại là chạy giặc Tây Sơn), nội bộ 3 anh em chia rẽ, đàng trong thì Nguyễn Ánh ngày càng mạnh lên và được lòng dân. Nên theo em không tan mới là lạ.
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,902 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Thật ra 46 năm gầm ghè, xuất quân đánh nhau có 7 lần hết 11 năm. Quân Trịnh mạnh nhưng đi xa đường tiếp tế khó khăn.Quân Nguyễn yếu nhưng trông chờ sông nước làm vật cản tự nhiên kết hợp đắp lũy nên ko bên nào kết thúc được.
7 trận đánh nhau to với quân số hàng vạn còn đánh nhau nhỏ vài ngàn quân thì chắc là liên tục . 100 năm đình chiến cũng gằm ghè nhau suốt ;))
 

Kenvelo

Xe buýt
Biển số
OF-41334
Ngày cấp bằng
22/7/09
Số km
543
Động cơ
192,347 Mã lực
Nơi ở
Quận Hai Voi
Không có Ngọc Hồi, Đống Đa thì chắc gì đã được biên sử... Chí lớn tìm về ải mỹ nhân mà lập quốc, anh hùng cũng tàn một sắc binh gia.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,341
Động cơ
521,902 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ Hoàng Xuân Hãn có hiệu là La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn ạ.
Cụ sinh tại Làng Yên Hồ, trấn La Sơn, nay là Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Do đó cụ tự đặt hiệu cho mình như trên.

Đúng là vua Quang Trung có vài lần cầu cụ ra chấp chính, một dạng để lấy lòng giới sỹ phu Bắc Hà lúc đó vẫn tựa nhà Lê.
Cụ Nguyễn Thiếp từ chối, có lẽ vì thấy triều đại này khó tồn tại được lâu (??!!).
Cụ cũng đã phản đối vua Quang Trung vì chính sách hà khắc: Bắt lính bằng gươm đao, thuế cao, toàn thuế TTĐB với Quỹ bình ổn gì đó.
Sử cho biết :
La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp dưới triều Lê đã từ quan ẩn cư Nguyễn Huệ nhiều lần dùng lễ trọng mời ông ra làm quan nhưng đều không được. Lần thứ 3 ra Bắc Hà đánh quân Thanh Nguyễn Huệ đã cầu được La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp ra làm quan . Sau khi Nguyễn Huệ mất Nguyễn Ánh cũng nhiều lần cố mới cụ ra giúp nhà Nguyễn nhưng cụ quyết không chịu :(
 
Chỉnh sửa cuối:

Bach Viet 1

Xe tải
Biển số
OF-300278
Ngày cấp bằng
1/12/13
Số km
327
Động cơ
311,070 Mã lực
Đất nước chia 5 xẻ 7 là chuyện nhỏ.
Em xin hỏi các cụ việc khác nhé: Hoại tử cả cánh tay. Chắc chả phải đi bác sỹ cắt bỏ, cứ thỉnh thoảng chọc bỏ tí máu mủ hy vọng đùng một ngày khỏi các cụ nhể??? Em nghe nói ở nước Đức văn minh họ chữa vậy. Hế hế.... Chứ mà cứ bạo lực như anh Mẽo thì tay khoèo tý anh ý cũng chặt phăng hết. =))
 

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,081
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Sau trận Thị Nại, mất Quy Nhơn, thì nhà Tây Sơn mới sụp đổ nhanh chóng phải không ạ?
Nguyễn Ánh đánh trận Thị Nại là đánh lén khi Nguyễn Nhạc không có ở Quy Nhơn, cho nên dù thắng to nhưng không dám đánh Quy Nhơn chứ đừng nói chiếm được Quy Nhơn.
Điều này được chứng minh trong cuốn sách A Voyage to Cochinchina của John Barrow in năm 1806 tại London.


Barrow viết: "Nguyễn Nhạc không ngờ trận tấn công này, ngày hôm ấy, ông cùng triều đình đi săn cách [Quy Nhơn] ba mươi dặm" (Barrow II, t. 218).
Vì thế không thể nói là mất Quy Nhơn được. Sau này, Bá Đa Lộc, các giáo sĩ, sĩ quan và "hay nhất" là các sử gia Pháp cũng đã trách cụ Ánh không chiếm Quy Nhơn. Trong đó "hay đặc biệt" là Maybon với hai cuốn sách là Histoire moderne du pays d'Annam và La Relation Bissachère. Sau trận Thị Nại, họ [người Pháp] trách Nguyễn Ánh vì đã bỏ lỡ cơ hội chiếm Quy Nhơn, nhưng lại không hiểu, hoặc cố lờ tịt đi là Nguyễn Huệ vẫn còn đó cùng với sức mạnh không ai địch nổi.

*John Barrow là sứ thần Anh đầu tiên ở Trung Quốc. Những thông tin ông viết về Việt Nam là nhờ vào chuyến đi của hạm đội chở phái đoàn sứ thần Anh đến Trung Hoa, ngừng lại ở Đà Nẵng từ 14/5 đến 16/6/1793, dưới triều vua Cảnh Thịnh. Chỉ 1 năm sau khi trận Thị Nại xảy ra.
*Maybon cùng với Taboulet là hai người ra sức vẽ lại lịch sử của người Việt, đồng thời tìm đủ mọi cách để phủ nhận những thông tin trong cuốn sách A Voyage to Cochinchina của John Barrow nói trên.

Cảm ơn bờ dồ. Trận Thị Nại (1801) chỉ là trận chiến nỗ lực cuối cùng của Nhà Tây Sơn chống lại Nguyễn Ánh ạ, còn từ năm 1795 Nhà Tây Sơn đã suy yếu dần rồi ạ.
Cụ [@Sổ;307664] hơi nhầm một tí về năm xảy ra trận Thị Nại.
Trận Thị Nại xảy ra năm 1792 chứ không phải năm 1801. Theo Thực Lục thì vào khoảng tháng 7/8/1792, rơi vào khoảng tháng 6 âm lịch, không rõ ngày. Nhưng dựa vào các thư từ của Bá Đa Lộc thì có thể xác định thời gian diễn ra trận đánh.

Trích:
"...Trong tám ngày nữa, vua sẽ đi đánh Quy Nhơn, nhà vua không có ý định lấy thành này, mà muốn để cho Nhạc giữ như một thành luỹ ngăn cản quân Bắc Hà [Nguyễn Huệ]. Thành trì sẽ giữ lại, còn vua muốn tiêu hủy tất cả, để cho Nhạc không còn phương tiện hại ông; và như vậy, ông có thể ra đánh Bắc Hà mà không sợ Nhạc, ông chỉ mang theo một nửa quân đội. Bộ binh của ông có 40 người Âu, trong đó có một người được lãnh trọng trách cai quản 600 binh; còn thuỷ binh, có hai chiến thuyền Tây phương trang bị đầy đủ vũ khí. Tôi tin rằng, nếu chiến dịch này thành công, ta sẽ có cơ gửi những giáo sĩ ra Phú Yên, Nha Trang Bình Khang, và Bình Thuận..." (Montyon, II, t. 143)
Nhờ ngày tháng ghi trong lá thư mà ta biết đúng ngày Nguyễn Vương khởi hành đi đánh Quy Nhơn, vì thư viết ngày 18/7/1792, và nói tám ngày nữa vua khởi hành; vậy Nguyễn Ánh xuất quân ngày 26/7/1792, và theo Thục Lục, chiến dịch kéo dài 10 ngày, do đó ta có thể xác định, chiến dịch đánh Thị Nại bắt đầu từ ngày 26/7/1792 và chấm dứt ngày 5/8/1792.

Nói thêm về trận Thị Nại.
Trận Thị Nại nằm trong bối cảnh:

1. Phía anh em nhà Tây Sơn.
Nguyễn Lữ bị mất Gia Định vào tay Nguyễn Ánh. Cụ Lữ chạy về Quy Nhơn và chết tại đây.
Nguyễn Huệ hưng binh chuẩn bị đánh chiếm Gia Định.
Đầu tiên cụ Huệ sai Trần Quang Diệu và Nguyễn Văn Uyên chinh phạt nước Vạn Tượng vào tháng 6/1791, vua Vạn Tượng thua chạy sang Xiêm. Tháng 10/1791, chiếm xong Vạn Tượng.
Tháng 2/1792, Quang Trung đem khoảng ba chục ngàn quân, qua đường Lào đánh xuống Cao Mên, tới biên giới Miên Việt, nhưng lại rút về.

Liệt Truyện ghi rõ: "Trước đây, Chiêu thống đế sang nước Thanh, em là Duy Chi chiếm cứ địa phương Tuyên Quang, Cao Bằng, nương tựa với thổ tù [tù trưởng Thổ] là Nùng Phúc Tấn, Hoàng Văn Đồng, liên kết với các bọn Mán ở Vạn Tượng, Trấn Ninh là Trịnh Cao, Quy Hợp, mưu phá thành Nghệ An. Huệ sai đốc trấn Nghệ An là Nguyễn [Trần] Quang Diệu làm đại tổng quản, đô đốc là Nguyễn Văn Uyên đem 5000 quân tinh binh, theo đường ở miền trên trấn Nghệ An đến đánh. Tháng 6 [ÂL, tháng 7/1791], lấy được Trấn Ninh, diệt được Trịnh Cao, Quy Hợp. Tháng 10 [ÂL, tháng 11/1791], quốc trưởng nước Vạn Tượng bỏ thành chạy, bắt được voi ngựa chiêng, trống, đuổi dài mãi đến địa giới Xiêm La, chém được tướng bên tả là Phan Dung, bên hữu là Phan Siêu, bèn kéo quân về Bảo Lạc. Lê Duy Chi cùng Phúc Tấn, Văn Đồng, thế lực không địch được, đều bị hại." (Liệt truyện Nguyễn Văn Huệ, tập 2, t. 557).

2. Phía Nguyễn Ánh.
Đứng trước tình hình nguy ngập, vua Xiêm gửi thư xin Nguyễn Ánh liên minh, cùng với nước Cao Miên chống lại Nguyễn Huệ.
Đến khi được gián điệp báo tin Nguyễn Nhạc tích tụ thuyền chiến ở Thị Nại mà không phòng bị, cụ Ánh quyết định đánh.
Các giáo sĩ, sĩ quan Pháp tìm đường chạy trốn vì sợ quân Tây Sơn đánh chiếm Gia Định.

Đây là một phần bức thư của Bá Đa Lộc viết vào tháng 9/1791.
"... Nhà vua đã không biết lợi dụng cơ hội mà ông ta có được để đánh bại kẻ thù, mà lại để chúng có thì giờ hoàn hồn và chúng thấy rõ tất cả những đồn đại về việc người Âu đến giúp chỉ là chuyện hão (leur a donné le temps de revenir de leur frayeur et de s'assurer que tout ce qu'on disait du secours des Européens n'était que chimères). Ông ta đã bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại đầu được.

Tôi không cần nói, ông cũng có thể thấy trước, điều gì sẽ xẩy ra nếu nhà vua lại bị bắt buộc bỏ xứ chạy lần nữa. Và quân Tây Sơn sẽ kịch liệt báo thù như thế nào lên đầu giáo dân và giáo sĩ, nếu tôi cứ khăng khăng ở lại đây đến phút chót? Ngược lại, nếu tôi bỏ đi trước khi sự biến xẩy ra, tất cả người Pháp đều sẽ đi theo tôi, tôi thấy đó là phương tiện làm cho Tây Sơn nguôi giận, và buộc họ phải khen ngợi cách ứng xử của tôi. Tất cả lo lắng của tôi, đúng hơn, lo lắng lớn nhất của tôi luôn luôn là làm sao nhà vua chấp nhận cho tôi rút lui, ít nhất trong một thời gian. Tôi muốn đi Macao, Manille, ngay cả qua Xiêm, để đợi [xong] biến cố, rồi sẵn sàng để trở về hội truyền giáo sau, hay là có thể giúp đỡ hội bằng bất cứ cách nào, nhưng tôi không thể nói thẳng với ông Hoàng, sợ làm phật lòng ông ấy, và như vậy sẽ gây mối hại lớn nhất cho hội truyền giáo, trong trường hợp ông ta thắng trận.
(Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine III, t. 294)

Đoạn thư trên chứng minh rõ ràng chân dung của linh mục Bá Đa Lộc. Mặc dù sau đó Bá Đa Lộc không đi được vì Nguyễn Ánh không cho phép. Nhưng có đúng ông là người có công giúp Nguyễn Ánh lên ngôi và thống nhất đất nước hay không thì các cụ tự suy luận.

Đây là một đoạn thư khác của giáo sĩ Le Labousse viết ngày 16/6/1792:
Chúng tôi luôn luôn sống trong tình trạng thường trực báo động; tình thế bấp bênh của nhà vua làm cho số phận của chúng tôi cũng bấp bênh theo. Trong tháng 2 [1792] vừa rồi, chúng tôi bị bắt buộc phải bỏ rơi con chiên, đi trốn, để thoát khỏi tay kẻ thù [Tây Sơn]. Chúng tràn vào khoảng ba chục ngàn quân, qua đường Lào mà chúng đã chiến thắng, tới Cao Mên... Nhưng Thượng đế đã đảo ngược bão tố, cho chúng tôi chút yên thân; hoặc vì chúng sợ những tầu buôn Tây phương đến đây khá nhiều; hoặc vì chúng bị hai đạo quân Xiêm chận lại không cho vào Cao Mên, nên chúng đã rút lui. Giờ đây chúng làm chủ gần hết Nam Hà, chinh phục tất cả Bắc Hà và có lẽ cả nước Lào mà chúng vừa cướp bóc.

Vương quốc Nam Hà bị chiến tranh tàn phá từ 20 năm nay. Dân chúng rất lầm than, bị những công trình xây dựng đè nát, thuế nặng, đói khát xâu xé, chiến tranh tận diệt, số phận họ như thế đó. Năm rồi trải qua một nạn đói rất nhiều người chết. Nam Hà trong tình trạng tuyệt vọng; những kẻ theo vua thật khốn khổ; nhưng những kẻ theo ngụy còn khổ hơn." (Launay, III, t. 223).

Sau trận Thị Nại, ngày 27/8/1792 Quang Trung truyền hịch san bằng Gia Định. Ngày 16/9/1792, Quang Trung mất.

...
Nói vậy ko có nghĩa là ko nên đọc sách tây sách tàu. Ta phải đọc để gạn đục khơi trong.
Cụ hè?
Hè,em không dám dạy đâu ạ, chỉ là chia sẻ với nhau thôi. Nhưng mà cái câu gạn đục khơi trong của cụ là em ủng hộ nhiệt liệt cụ nhớ.
Cám ơn cụ nhiều.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Theo em hiểu thì NA nhiều lần đánh vào Thị Nại chứ không phải 1 lần. Lần cụ Bình BK trích dẫn chắc là lần khác.
"Trận Thị Nại" ở đây là nói về trận năm 1801, là trận đánh lớn nhất. Lúc đó quân Nguyễn đã chiếm thành Quy Nhơn và đang bị quân TS vây trong thành này. Trận đánh này lúc đầu có ý nghĩa giải vây cho Quy Nhơn.
Nguyễn Ánh đánh trận Thị Nại là đánh lén khi Nguyễn Nhạc không có ở Quy Nhơn, cho nên dù thắng to nhưng không dám đánh Quy Nhơn chứ đừng nói chiếm được Quy Nhơn.
Điều này được chứng minh trong cuốn sách A Voyage to Cochinchina của John Barrow in năm 1806 tại London.


Barrow viết: "Nguyễn Nhạc không ngờ trận tấn công này, ngày hôm ấy, ông cùng triều đình đi săn cách [Quy Nhơn] ba mươi dặm" (Barrow II, t. 218).
Vì thế không thể nói là mất Quy Nhơn được. Sau này, Bá Đa Lộc, các giáo sĩ, sĩ quan và "hay nhất" là các sử gia Pháp cũng đã trách cụ Ánh không chiếm Quy Nhơn. Trong đó "hay đặc biệt" là Maybon với hai cuốn sách là Histoire moderne du pays d'Annam và La Relation Bissachère. Sau trận Thị Nại, họ [người Pháp] trách Nguyễn Ánh vì đã bỏ lỡ cơ hội chiếm Quy Nhơn, nhưng lại không hiểu, hoặc cố lờ tịt đi là Nguyễn Huệ vẫn còn đó cùng với sức mạnh không ai địch nổi.

*John Barrow là sứ thần Anh đầu tiên ở Trung Quốc. Những thông tin ông viết về Việt Nam là nhờ vào chuyến đi của hạm đội chở phái đoàn sứ thần Anh đến Trung Hoa, ngừng lại ở Đà Nẵng từ 14/5 đến 16/6/1793, dưới triều vua Cảnh Thịnh. Chỉ 1 năm sau khi trận Thị Nại xảy ra.
*Maybon cùng với Taboulet là hai người ra sức vẽ lại lịch sử của người Việt, đồng thời tìm đủ mọi cách để phủ nhận những thông tin trong cuốn sách A Voyage to Cochinchina của John Barrow nói trên.



Cụ [@Sổ;307664] hơi nhầm một tí về năm xảy ra trận Thị Nại.
Trận Thị Nại xảy ra năm 1792 chứ không phải năm 1801. Theo Thực Lục thì vào khoảng tháng 7/8/1792, rơi vào khoảng tháng 6 âm lịch, không rõ ngày. Nhưng dựa vào các thư từ của Bá Đa Lộc thì có thể xác định thời gian diễn ra trận đánh.

Trích:
"...Trong tám ngày nữa, vua sẽ đi đánh Quy Nhơn, nhà vua không có ý định lấy thành này, mà muốn để cho Nhạc giữ như một thành luỹ ngăn cản quân Bắc Hà [Nguyễn Huệ]. Thành trì sẽ giữ lại, còn vua muốn tiêu hủy tất cả, để cho Nhạc không còn phương tiện hại ông; và như vậy, ông có thể ra đánh Bắc Hà mà không sợ Nhạc, ông chỉ mang theo một nửa quân đội. Bộ binh của ông có 40 người Âu, trong đó có một người được lãnh trọng trách cai quản 600 binh; còn thuỷ binh, có hai chiến thuyền Tây phương trang bị đầy đủ vũ khí. Tôi tin rằng, nếu chiến dịch này thành công, ta sẽ có cơ gửi những giáo sĩ ra Phú Yên, Nha Trang Bình Khang, và Bình Thuận..." (Montyon, II, t. 143)
Nhờ ngày tháng ghi trong lá thư mà ta biết đúng ngày Nguyễn Vương khởi hành đi đánh Quy Nhơn, vì thư viết ngày 18/7/1792, và nói tám ngày nữa vua khởi hành; vậy Nguyễn Ánh xuất quân ngày 26/7/1792, và theo Thục Lục, chiến dịch kéo dài 10 ngày, do đó ta có thể xác định, chiến dịch đánh Thị Nại bắt đầu từ ngày 26/7/1792 và chấm dứt ngày 5/8/1792.

Nói thêm về trận Thị Nại.
Trận Thị Nại nằm trong bối cảnh:

1. Phía anh em nhà Tây Sơn.
Nguyễn Lữ bị mất Gia Định vào tay Nguyễn Ánh. Cụ Lữ chạy về Quy Nhơn và chết tại đây.
Nguyễn Huệ hưng binh chuẩn bị đánh chiếm Gia Định.
Đầu tiên cụ Huệ sai Trần Quang Diệu và Nguyễn Văn Uyên chinh phạt nước Vạn Tượng vào tháng 6/1791, vua Vạn Tượng thua chạy sang Xiêm. Tháng 10/1791, chiếm xong Vạn Tượng.
Tháng 2/1792, Quang Trung đem khoảng ba chục ngàn quân, qua đường Lào đánh xuống Cao Mên, tới biên giới Miên Việt, nhưng lại rút về.
 

T90i

Xe buýt
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
869
Động cơ
464,480 Mã lực
7 trận đánh nhau to với quân số hàng vạn còn đánh nhau nhỏ vài ngàn quân thì chắc là liên tục . 100 năm đình chiến cũng gằm ghè nhau suốt ;))
200 năm chia cắt 2 miền, tổng cộng 11 năm đánh nhau thôi, cụ bỏ từ "chắc đi", đánh nhau gì thì sử sách ghi chép lại cả mà. Từ sau năm 1672 đến lúc Tây Sơn dấy lên thì Đàng Trong có khoảng 100 năm hòa bình (không tính những lần hành quân sang Cao Miên).

Nguyễn Ánh đánh trận Thị Nại là đánh lén khi Nguyễn Nhạc không có ở Quy Nhơn, cho nên dù thắng to nhưng không dám đánh Quy Nhơn chứ đừng nói chiếm được Quy Nhơn.
Điều này được chứng minh trong cuốn sách A Voyage to Cochinchina của John Barrow in năm 1806 tại London.
Trận Thị Nại quan trọng nhất xảy ra năm 1801, thủy quân Tây Sơn bị tiêu diệt hết, từ đây hải quân của Nguyễn Ánh tự do đi lại ở biển Đông, chỉ sau đó nửa năm thì Tây Sơn bị tiêu diệt hoàn toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
934
Động cơ
444,825 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Cụ Hoàng Xuân Hãn có hiệu là La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn ạ.
Cụ sinh tại Làng Yên Hồ, trấn La Sơn, nay là Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Do đó cụ tự đặt hiệu cho mình như trên.

Đúng là vua Quang Trung có vài lần cầu cụ ra chấp chính, một dạng để lấy lòng giới sỹ phu Bắc Hà lúc đó vẫn tựa nhà Lê.
Cụ Nguyễn Thiếp từ chối, có lẽ vì thấy triều đại này khó tồn tại được lâu (??!!).
Cụ cũng đã phản đối vua Quang Trung vì chính sách hà khắc: Bắt lính bằng gươm đao, thuế cao, toàn thuế TTĐB với Quỹ bình ổn gì đó.
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có ra làm quan thời TS cụ nhé.
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
6,565
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com

Mon 29V

Xe điện
Biển số
OF-36133
Ngày cấp bằng
27/5/09
Số km
2,278
Động cơ
495,633 Mã lực
29 vạn quân Thanh thì chạy thoát về theo Tôn Sỹ Nghị chỉ có khoảng 5500 người các cụ nhé , trận Rạch Gầm Xoài Mút 20.000 quân thủy Xiêm cũng chỉ có vài ngàn chạy thoát. Thế mới biết cái sát nghiệp này nặng đến mức nào.
29 vạn là con số chém gió, bây giờ các sử gia XHCN cũng phải thừa nhận không đến con số ấy, cao lắm là 5-6 vạn thôi.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có ra làm quan thời TS cụ nhé.
Có ra làm quan để cảm ơn cái vụ "Tam cố thảo lư" ạ, nhưng ko chấp chính.
Cụ chỉ làm 1 chân dịch sách - phụ trách thư viện - dạy học thôi ạ.

Còn ý vua Quang Trung là muốn cụ làm Bộ trưởng Bộ tuyên truyền kia.
Dù sao, bác chuẩn rồi ạ.
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
Nếu vua Quang Trung không mất sớm - Huệ Vũ

Sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu, vua Quang Trung nỗ lực xây dựng đất nước. Dù chỉ tại vị có 4 năm ngắn ngủi, nhưng vua đã chứng tỏ ngài không phải chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử mà còn là một nhà chính trị xuất sắc nhất, với hùng tâm mở một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt.

Về chính trị, ngài chia đổi Thăng Long thành Bắc thành, chia miền Trung châu Bắc hà thành 7 trấn là: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Phụng Thiên, Thanh Hóa ngoại. Miền sơn cuớc chia thành 7 trấn: Lạng Sơn, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Yên Quảng, Lạng Sơn, Cao Bằng và Tuyên Quang. Ngài tính dời đô từ Phú xuân ra Nghệ an và nhờ La Sơn phu tử xây kinh đô ở đây gọi là Phượng Hoàng Trung Ðô. Ngài chấn chỉnh lại thuế khóa, khuyến khích việc gia tăng sản xuất. Ðến năm Quang Trung thứ tư, đời sống của người dân mười phần khổ cực trước đây đã bớt đến năm sáu. Ngài đã tích cực kêu gọi nhân tài Bắc hà ra giúp nước. Ðối với La Sơn phu tử, ngài không đích thân đến cầu, nhưng mấy bận viết thư với những lời lẽ chí thành, và cuối cùng nhà Nho tên tuổi đứng đầu đất Bắc này đã nhận lời đứng xây Phượng Hoàng Trung Ðô cho ngài.

Về văn hóa, ngài cho mở trường học khắp các thôn xã. Những nơi nào không thể mở trường học thì mượn đình chùa làm nơi dạy dỗ. Vua Quang Trung là ông vua Việt nam đầu tiên đã có sáng kiến áp dụng một nền giáo dục phổ thông cho dân chúng. Và ngài cũng là vị vua đầu tiên đã thực hiện một cuộc cách mạng dân tộc là dùng chữ Nôm trong tất cả các chiếu biểu, văn thư hành chánh. Giám mục Bá Ða Lộc đã ra sức giúp Nguyễn Phúc Ánh để mong được tự do truyền đạo sau này, thì những nhà truyền giáo và giáo dân dưới thời nhà Nguyễn sau này bị nạn "Sát Tả" bức hại đến khủng khiếp, nhưng dưới thời Quang Trung, thì nhà vua đã thực hiện một nền bình đẳng và tự do tôn giáo. Những nhà truyền giáo ở đất Bắc trong thời Quang Trung như giáo sĩ Le Roy trong thư gửi cho Bladin ngày 18-7-1793, đã không hết lời khen ngợi sự tiến bộ trong công việc truyền đạo dưới chế độ Tây Sơn.

Về quân sự, quân lực Tây Sơn gồm 5 quân căn bản là: Tiền, Hậu, Trung, Tả, Hữu và những đội quân đặc biệt dùng như lực lượng trừ bị là: Tả bật, Hữu bật, Ngũ chế, Kiến thành, Thiên cán, Thiên trường, Thiên sánh, Hổ bôn, Hổ hầu, Thị Lân, Thị Loan. Ở các phủ huyện, có quân đội địa phương gồm có Ðạo, Cơ, Ðội. Quân chủ lực của Tây Sơn bấy giờ cứ 5 người mới có một cây súng trường, nhưng thiện dụng hỏa hổ, và gan dạ phi thường. Vì chuẩn bị đánh nhau với nhà Thanh sau này, ngài thu đố đồng trong nước để đúc đồ binh khí.

Về ngoại giao, thời đại Quang Trung là thời đại ngoại giao vàng son nhất lịch sử chúng ta. Từ xưa chưa có một vị vua nào tỏ vẻ lấn áp Trung hoa như vua Quang Trung. Trước hết, ngài đã không chịu thân hành đi đón sắc phong của vua Càn Long, hủy bỏ tục cống người vàng hằng năm cho Tàu để đền mạng Liễu Thăng đã có kể từ thời vua Lê Thái tổ. Và cuối cùng cử sứ bộ sang Tàu đòi hai hai tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây, cũng như xin cưới công chúa nhà Thanh. Ðòi hỏi của vua Quang Trung đúng là sự khiêu khích đối với Càn Long, là một ông vua cao ngạo và anh minh vào bậc nhất đời nhà Thanh. Tuy nhiên, khiếp uy Quang Trung, Càn Long đã phải chấp nhận để tỉnh Quảng Tây cho vua đóng đô và chọn ngày đưa công chúa Thanh qua Việt nam.

Ðau đớn thay, trong khi nhà Thanh chuẩn bị đáp ứng những đòi hỏi của Việt nam thì vua Quang Trung lại sớm ra đi. Vũ Văn Dũng cầm đầu phái bộ ở Bắc kinh lúc bấy giờ khi nghe tin vua mất đã ngã ra chết giấc, và sau đó có làm bài thơ khóc vua như sau:

Năm năm dấy nghiệp tự thôn nông

Thời trước, thời sau khó sánh cùng

Trời để vua ta thêm chục tuổi

Anh hào Ðường, Tống hết khoe hùng.


Lịch sử không thể nói hết những nét phi thường của vua Quang Trung. Ngài là một vị tướng bách thắng. từ lúc cầm quân đánh Phú yên cho đến lúc mất chưa bao giờ biết nếm mùi thất bại. Ngài là một nhà chính trị tài ba chứng tỏ sau bốn năm xây dựng Bắc hà qua các chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục. Nhưng tình hình Nam kỳ, cũng như chính sách của nhà Tây Sơn đối với Mãn Thanh lúc bấy giờ, đã có hai quan điểm khác nhau đối với tương lai của Việt nam nếu ngài còn sống thêm một kỷ nữa.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, với tài năng phi thường của vua Quang Trung, ngài còn sống thêm lãnh thổ Việt nam đã thay đổi, tình hình chính trị ở Á châu cũng hoàn toàn thay đổi bộ mặt và vua Quang Trung có thêm cơ hội để chứng tỏ thêm sự phi thường tột bực của ngài. Quan điểm thứ hai đặt ra nhiều nghi ngờ là có thể nhà Tây Sơn lưỡng đầu thọ địch và tình trạng cũng khó biết đi về đâu.

Trong lúc Quang Trung cả phá quân Thanh, thì lúc bấy giờ ở miền Nam, Nguyễn Phúc Ánh tấn công thành Gia định, và trong khi ở Thăng long vua Quang Trung bắt tay bình định đất Bắc, thì cũng trong mùa xuân Kỷ Dậu (1789), Phúc Ánh đánh bại Phạm Văn Tham, và chiếm trọn đất Nam kỳ.

Từ năm 1789 đến năm 1792, trong khi ở Bắc vua Quang Trung củng cố lực lượng để chuẩn bị đánh Tàu thì ở trong Nam, Nguyễn Phúc Ánh cũng tích cực xây dựng lực lượng để tiến ra Trung. Trong khi Quang Trung chuẩn bị mười năm để đánh Tàu, thì ở trong Nam, Nguyễn Phúc Ánh cũng dự định một thời gian 13 năm để Bắc phạt.

Ðầu năm 1789, Nguyễn Phúc Ánh chiếm Gia định thì trong năm đó, Hoàng tử Cảnh và Giám mục Bá Ða Lộc trở về, mang theo khoảng 300 tay phiêu lưu người Pháp, tàu chiến và dụng cụ quân sự. Những người Pháp góp công rất lớn cho Nguyễn Ánh có nhiều người được phong tước hầu như Jean Marie Dayot chỉ huy tàu Nhị Chích là Trí Lược hầu, Julien Girard được phong là Long Hưng hầu, Guillaume Gouilloux được phong là Oai Dũng hầu, De Forcant lấy tên Việt là Nguyễn Văn Lăng được phong là Lăng Ðức hầu, Jean Baptist Chaigneau lấy tên Việt là Nguyễn Văn Thắng được phong là Toàn Thắng hầu. Với sự giúp đỡ của những người Pháp do Giám mục Bá Ða Lộc mang tới, Nguyễn Phúc Ánh xây dựng lực lượng quân sự, huấn luyện binh sĩ theo kỹ thuật Âu châu, đóng thêm tàu chiến, xây dựng thành trì. Olivier Puymanuel là người đã xây dựng thành Gia định, và nhất là sau này đã xây thành Diên khánh kiên cố, nhờ đó mà Hoàng tử Cảnh có thể chịu nổi sức tấn công của Trần Quang Diệu. Trong số người Pháp giúp chúa Nguyễn, Théodore Lebrun và Olivier đã trở thành hai nhà ngoại giao. Họ đã đi sang Macao, Manila, Nam dương, Tân gia ba mua thêm súng ống đạn dược cho Gia định. Chỉ trong năm 1791, Nguyễn Phúc Ánh đã mua của một thương gia Bồ Ðào Nha một vạn súng điểu thương, 2000 cỗ súng gang (mỗi cỗ nặng 100 cân Anh), 2000 viên đạn nổ lớn (mỗi viên đường kính 10 tấc). Ðại bác của Nguyễn Phúc Ánh lúc bấy giờ tân tiến hơn đại bác của Tây Sơn rất nhiều, súng được đặt lên xe đẩy, bắn xa và chính xác hơn. Nguyễn Phúc Ánh cũng đã tích cực phát triển hải quân, lập xưởng thủy sư từ bờ sông Tân bình đến bờ sông Bình Trị dài trên 3 dặm lo việc đóng tàu.

Chỉ trong 2 năm xây dựng sức mạnh ở Nam kỳ, năm 1790, Nguyễn Phúc Ánh đã bắt đầu thử lửa với Tây Sơn. Tháng 4 năm này, Nguyễn Phúc Ánh sai Lê Văn Quân, Nguyễn Văn Thành, Võ Tánh đem quân đánh Phan rí, Bình thuận. Dù chiếm được hai nơi này, nhưng khi Tây sơn đem binh vào tái chiếm, Lê Văn Quân không giữ được, sau xấu hổ tự tử. Cuộc ra quân năm 1790 của Nguyễn Ánh, dù thua trận nhưng cũng chứng tỏ miền Nam không còn chỉ là nơi mong lo thế tự phòng.

Vào năm Nhâm Tý, Nguyễn Phúc Ánh và chư tướng đã bàn kế hoạch tấn công Tây Sơn, là hàng năm cứ vào mùa gió nồm, mang quân ra quấy phá. Tháng 6 năm 1792, một tháng trước khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Phúc Ánh đã mang một lực lượng hải quân hùng hậu ra tấn công Thị nại. Cuộc tấn công của quân Nam vào cửa Thị nại gồm đủ mặt các tướng cừ khôi của hải quân Nam kỳ: Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành, Dayot, Vannier, De Redon, D'Auray, Olivier de Carpentras.

Cuộc tấn công Thị Nại của quân Nam đã thành công rất dễ dàng. Chỉ trong giây lát, thuyền Nam quân đã xông hết vào quân cảng, đốt sạch doanh trại, thuyền bè Tây Sơn, chỉ để lại 5 chiến hạm và 20 chiếc thuyền có tay chèo, thu làm chiến lợi phẩm. Trận thủy chiến Thị nại năm 1792, nhiều tướng lãnh nhà Nguyễn cũng như các sĩ quan Pháp về sau cho rằng, nếu Nguyễn vương không có tâm trạng còn quá e sợ quân Tây Sơn, lúc bấy giờ đổ bộ lên Qui nhơn, thì trong lúc bất ngờ đó có thể chiếm được thành này và bắt được vua Thái Ðức.

Sự thành công của chiến trận Thị nại trong tháng 6-1792 của quân Nam đã chứng tỏ họ đã gây được sự lo âu cho Quang Trung. Khi sắp mất, ngài đã phải căn dặn Trần Quang Diệu: "Ta mở mang bờ cõi khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm tất không dậy được. Thái tử tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài có quân Gia định Nguyễn Ánh là quốc thù, mà Thái Ðức thì tuổi già ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi trong một tháng phải lo chôn cất, việc tang làm lạo thạo mà thôi. Lũ ngươi nên hợp sức giúp thái tử sớm thiên về Vĩnh đô để khống chế thiên hạ. Bằng chẳng, quân Gia định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn đâu." (Quang Trung Nguyễn Huệ, Bùi Tiên Khôi) Lời dặn của vua Quang Trung đã không được tướng tá Tây Sơn tuân theo, lại đưa đến những cuộc tranh giành quyền lực khuynh loát lẫn nhau.

Việc Võ Văn Dũng giết Ngô Văn Sở, Bùi Ðắc Tuyên đã làm cho Trần quang Diệu phải rút quân đang vây Diên khánh và Lê Trung trong lúc đuổi quân Nam của Nguyễn Hoàng Ðức đến tận Bà rịa cũng phải rút lui đã bỏ mất cái thế của Tây Sơn trong năm 1795. Kế đó Cảnh Thịnh đã để cây cột chống trời của Tây sơn là Trần Quang Diệu ngồi chơi xơi nước một thời gian dài. Rồi đến năm 1798, vua Cảnh Thịnh nghe lời dèm siểm giết mất Lê Trung, làm rể Lê Trung là Lê Chất phải hàng Gia định, và sau đó là Nguyễn văn Huấn lại bị lời dèm siểm của Hồ Công Diệu để bị tử hình, Cảnh Thịnh đã tự chặt mất tay chân của mình, làm nhân tâm ly tán đem thêm cơ hội thành công cho chúa Nguyễn.

Không ai không đồng ý là sau khi vua Quang Trung mất, ông có một thái tử lớn tuổi, không chỉ mới lên 10 như Nguyễn Quang Toản, nội bộ Tây Sơn ổn định, thì chúa Nguyễn cũng không dễ thống nhất đất nước vào năm 1801 mà so với sức mạnh của hai bên thời bấy giờ, có thể tình trạng Nam - Bắc sẽ kéo dài rất lâu.

Lịch sử cũng đồng ý với tài điều binh khiển tướng thần sầu khấp qủy của vua Quang Trung, nếu ngài không mất sớm Nguyễn Phúc Ánh dù có mua được bao nhiêu chiến cụ tối tân của Âu châu cũng không thể ngóc đầu lên nổi.

Chiến lược của Nguyễn Phúc Ánh đối với Tây Sơn không phải chỉ mong ở sự trang bị cho quân đội bằng vũ khí Tây phương mà vận dụng những quốc gia lân bang tiếp tay cho mình. Suốt quá trình "phục quốc" của Nguyễn Phúc Ánh là cầu viện ngoại bang. Liên minh Nguyễn Phúc Ánh và Xiêm La là một liên minh rất chặt chẽ. Một thứ thế ỷ dốc để dựa vào nhau. Năm Quý Sửu 1793, trong lúc Nguyễn vương đánh Qui nhơn, vua Xiêm và đại tướng Chất Tri đã đem 5 vạn quân xuống Nam vang, 500 chiến thuyền đến Hà tiên, sai sứ giả mang thư đến Nguyễn Phúc Ánh cho biết sẵn sàng theo quân Gia định bắc chinh. vì chúa Nguyễn lúc bấy giờ đã rút quân về nên quân Xiêm La mới rút về nước. Trong năm 1794, Xiêm La đã hẹn ngày cùng chúa Nguyễn cất quân đánh Phú xuân, quân Xiêm sẽ đi đường bộ đánh mặt sau của Phú xuân, còn quân Nguyễn thì đánh mặt trước. Tháng 12-1794, Phúc Ánh đã sai sứ sang Xiêm dục động binh, nhưng vì bấy giờ xiêm bị Miến xâm lăng nên lại phải nhờ chúa Nguyễn giúp đỡ. Chúa sai Nguyễn Huỳnh Ðức, Nguyễn Văn Trương đem quân giúp cho Xiêm.

Liên minh để tấn công Tây Sơn không phải chỉ có Xiêm La, mà cả Chân Lạp và Lào. Trong năm 1791, vì Ai Lao không chịu tiến cống, vua Quang Trung đã sai Trần Quang Diệu đem quân sang Vạn Tượng, thu hết tài vật của Vạn Tượng đem về, nên Vạn tượng đã thù Tây Sơn và sau này Vạn tượng đã đem binh đánh Nghệ an, giúp Nguyễn Phúc Ánh.

Nguyễn Phúc Ánh trong nỗ lực đánh bại Tây Sơn đã không phải chỉ nhò sự giúp đỡ của người Pháp, liên kết với Xiêm La, chân Lạp, Ai Lao, mà đối với nhà Mãn Thanh cũng đã coi như một nơi có thể nhờ cậy. Trong thời gian quân Thanh xuống Bắc hà, Gia Ðịnh phái Phan Văn Trọng và Lâm Ðề mang 50 vạn cân gạo ra Bắc để tiếp quân lương cho Mãn Thanh, và dâng thơ cho Tôn Sĩ Nghị, nhưng thuyền đi đường bị gió bão đánh đắm.

Hy vọng đối với Mãn Thanh của chúa Nguyễn tiêu tan khi 20 vạn quân Thanh bị đánh tan trong 7 ngày, và sau đó vua Càn Long lại sắc phong cho vua Quang Trung. Tuy nhiên, Gia Ðịnh vẫn đặt hy vọng này. Sớ của Nguyễn Văn Thành và Ðặng Trần Thường dâng lên chúa Nguyễn đã nói lên điều này: "Hiện ta với Tây Sơn đối địch, không thể không dùng ngoại giao để cầu viện. Nhà Thanh từ khi bị Tây Sơn đánh bại, chắc cũng căm hờn để chờ cơ hội. Nay vua Gia Khánh nối ngôi, buổi đầu đang hăng hái, không phải cái khí tượng đời Càn Long nữa. Nhà Thanh vốn lo giặc biển chưa có cách khống chế, đã bảo Tây Sơn tìm bắt, nhưng nó lơ đi. Vậy nhà Thanh không chỉ giận giặc biển mà giận đến Tây Sơn nữa. Vả lại, nam bắc xa xôi, nhà Thanh tưởng đâu Tây Sơn đã chiếm cả bờ cõi Nam Việt, không ai đối đãi nổi, nên vẫn chưa định ngày xuất quân, hoặc giả đó là một cớ. Từ khi quân ta thắng trận ở Ðà nẵng, bắt được nhiều tàu giặc ô biển. Bọn thần đề nghị soạn một bài biểu, lấy mấy thuyền tàu ô đem dâng, ắt vua Thanh phải khen, nhận. Nếu nhân đó đến được chầu tận nơi, thì ta sẽ biện bạch phải trái. Một là nói rõ Tây Sơn xưng thần ở Trung quốc mà xưng đế ở ngoài, đập vào chỗ kỵ của họ mà gây hiềm khích..."

Trong năm 1798, quân Nguyễn so với Tây Sơn cũng không còn sút kém, thế nhưng họ vẫn muốn được liên kết với nhà Thanh để hai mặt đánh Tây Sơn. Ðiều này làm nhiều người cho rằng, nếu vua Quang Trung còn, cuộc chiến giữa Tây Sơn và Mãn Thanh xảy ra, quân chúa Nguyễn sẽ đánh đàng trong, quân Thanh đánh mặt Bắc, hải quân nhà Thanh và chúa Nguyễn tấn công mặt đông, liên quân Xiêm La - Chân Lạp - Vạn Tượng đánh phía tây sẽ dồn Tây Sơn vào thế bốn bề thọ địch, thì chưa có thể dám kết luận vua Quang Trung sẽ có thể phá vỡ thế tấn công đó.

Sự việc hẳn không thể như vậy. Theo một tài liệu của giáo sĩ Cadière thì giáo sĩ Le Labousse đã có viết: "Vào tháng 2 năm 1792, trước ngày chúng tôi rời bỏ các con chiên và cũng để tránh kẻ địch, họ kéo tới vài chục ngàn quân do đường Lào và đàng hoàng tiến vào Cao Miên. Người Miên cũng tính theo họ, mà về phần Nguyễn Huệ sẽ cùng hải quân ập vào các cửa bể miền Nam để chặn đường rút lui của chúa Nguyễn. Nếu dự định này được thi hành, thì nhà vua cùng chúng tôi chỉ chờ chết. Nhưng nhờ ơn trên, việc này không thấy thi hành nên chúng tôi thoát được cơn giông tố nguy hiểm ấy, hoặc do Tây Sơn e ngại các chiến hạm của người Âu châu đang đóng đầy các cửa sông Sài Côn do việc buôn bán, hoặc vì hai đạo quân của vua Xiêm La cho qua đã ngăn chúng lại ở Cao Mên". Lá thư của Le Labousse và lời trối trăn của vua với Trần Quang Diệu trước phút lâm chung, cho thấy vua Quang Trung không thể là một người không chuẩn bị để khi có can qua với Thanh đình, thì quân Tây Sơn phải đương cự cùng lúc bốn mặt giáp công hay lưỡng bề thọ địch.

Sau khi thắng Mãn Thanh, Ngô Thì Nhậm đã thảo một bức thư nhờ Thang Hùng Nghiệp, tổng đốc Quảng Tây dâng lên vua Càn Long lời lẽ vô cùng nhún nhường:

"...Tôi là Nguyễn Quang Bình ở khuất nẻo bên An nam, bấy lâu vẫn được tắm gội trong thánh giáo...

Tôi ở hẻo lánh tận tít chân trời, đường sá xa xôi, núi sông cách trở, chẳng hay việc đó có hẳn do ý hoàng đế sai làm hay do Tôn Sĩ Nghị vì một người đàn bà xui khiến, rồi mang kiêu hãnh lập công ở biên thùy để hòng kiếm lợi lớn?

Hay tin có binh mã thượng quốc ra khỏi cửa ải, tôi nghĩ: tấc lòng sợ mạng trời, phục nước lớn của mình bấy lâu nay đã bị kẻ khổn thần ngăn trở mà cái cớ Duy Kỳ trốn bỏ nước kia lại bị che lấp không thông đạt lên được, sau này mối binh tranh hùng xảy ra thì tai hại xảy ra không phải là ít!

...châu chấu đá xe, tôi thật lòng không dám, song cửa vua xa cách muôn dặm, hễ tôi nhúc nhích điều gì thì bị kẻ khổn thần hiếp đáp không sao chịu nổi, nhưng hình tích mới dường như chống cự...

... Nép nghĩ Hoàng đế là bậc theo ý trời ban nghị hoà, làm cho cành khô được xanh tươi, cây kiệt lại nẩy nở. Xin ngài lựa theo tự nhiên, thứ cho cái tội đón đánh Sĩ Nghị, và xét cho tấc thành mấy phen đã đi gõ cửa ải..."

(Hoa Bằng, Quang Trung Nguyễn Huệ)

Lá thư của vua Quang Trung gởi vua Càn Long nói trên cho thấy vua Quang Trung rất biết người biết mình, biết chưa đủ sức chống lại đợt trả thù định huy động đến năm chục vạn binh 9 tỉnh miền Nam của Mãn Thanh, phải nhún nhường qua ải.

Sau khi Càn Long hủy bỏ quyết định huy động quân dân 9 tỉnh miền Nam Trung quốc Nam chinh, thì vua Quang Trung mới bắt đầu chứng tỏ sự độc lập của mình. Những gì nhà vua làm sau đó, đều có tính toán vì thăm dò được phản ứng của triều đình nhà Mãn. Vì thế, những đòi hỏi của vua Quang Trung như đòi Lưỡng Quảng, thì cũng gần như được thoả mãn một nửa. Vua Quang Trung có thể nuôi hùng tâm sẽ tấn công nước Tàu, vì Nữ Chân cũng là một nước nhỏ mà có thể vào làm vua Trung quốc. Và hơn nữa, bấy giờ những nghĩa sĩ Trung quốc, nhất là miền Nam Trung hoa đã có những phong trào kháng Thanh nổi lên rất mạnh.

Theo dự trù phải 10 năm, vua Quang Trung mới có thể thực hiện giấc mộng vĩ đại của mình. Tình trạng bang giao giữa hai nước cho đến năm 1792, coi như vẫn hoàn toàn thuận lợi cho Tây Sơn. Nếu ông còn sống, thu nạp công chúa con vua Càn Long, thì áp lực mặt Bắc lại có thể vì đó mà không còn phải lo lắng nữa, nếu như Quang Trung không khiêu khích thêm, và buộc Mãn Thanh phải phản ứng.

Hẳn vua Quang Trung sẽ không khiêu khích Bắc Kinh khi sứ bộ Võ Văn Dũng đã đạt những đòi hỏi. Và năm 1792, sau khi Thị nại bị tấn công là lúc Quang Trung chuẩn bị diệt mối lo nằm sau lưng. Lá thư của Le Labousse, sự lo âu của Nguyễn Phúc Ánh bày tỏ với sứ thần Xiêm La: "Rất có thể Huệ đem quân vượt qua đường Lào và Cao Mên để đánh miền Nam, thủy quân của Huệ cũng sẽ lần theo hải đạo đến Côn Lôn và hoạt động tại Xiêm La, Hà tiên, tới chiếm đóng Long xuyên, Kiên giang rồi hợp với bộ binh ở Sài Côn..." và cũng như mối lo của ngài bày tỏ với Trần Quang Diệu lúc lâm chung, cho thấy Quang Trung không khinh thường lực lượng Gia Ðịnh. Như vậy, nếu có thực hiện cuộc Bắc phạt đánh nhà Thanh, ngài phải diệt gọn lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh trước đã. Diệt xong Nguyễn Phúc Ánh, những nước như Xiêm La, Cao Miên, Vạn Tượng không còn là mối lo đối với Tây Sơn, mà biết đâu họ lại là những nước lại xoay sang liên kết với Việt nam để ngó lên miền Bắc.

Ngài đã mất sớm. Khổng Minh mất, Tư Mã Ý được thời đắc chí là tình trạng bấy giờ. Ngài mất đất nước ta đã mất một cơ hội. Nước Tàu sau khi Càn Long mất đã đi vào con đường suy thoái. Một nước Việt dù nhỏ, nhưng có một nhà vua hùng tài đại lược như vua Quang Trung, vận nước đã xoay chuyển những bước xoay khó mà tưởng tượng.

Quang Trung mất trong năm 1792 là cơ may, là thời trời cho Nguyễn Phúc Ánh, và có lẽ cũng là vận mệnh bắt dân Việt nam phải chịu 80 năm đô hộ… Dân tộc phải chịu đựng đau buồn, không thể sánh vai cùng các nước Á châu, mà trước đây so với Việt nam họ còn lạc hậu hơn nhiều.

HUỆ VŨ
Đậm chất sử quốc doanh , sử nhồi sọ =)) .
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Đậm chất sử quốc doanh , sử nhồi sọ =)) .
Sao bác lại mỉa mai như vậy?
Cái gì là thực tế, thì nên công nhận.
Vua Quang Trung về đánh trận là một tướng giỏi, gọi là thắng 100% thì ko phải, nhưng cụ thắng rất nhiều.
Vua Gia Long ko so được (có thể vì vua Gia Long xuất phát điểm thấp hơn vua Quang Trung).

Ngoại giao cũng được đánh giá cao dưới thời Quang Trung.
Nhưng làm kinh tế thì kém - thực ra là chưa có thời gian ổn định để làm kinh tế, nên chưa kiểm chứng được.
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
29 vạn quân Thanh thì chạy thoát về theo Tôn Sỹ Nghị chỉ có khoảng 5500 người các cụ nhé , trận Rạch Gầm Xoài Mút 20.000 quân thủy Xiêm cũng chỉ có vài ngàn chạy thoát. Thế mới biết cái sát nghiệp này nặng đến mức nào. Khi Khổng Minh dùng hỏa công đốt quân Man đứng trên núi nhìn xuống thấy chết cháy nhiều, cảnh tượng thảm khốc đã tự biết và than rằng sẽ bị tổn thọ
Mấy cụ đừng có sát nghiệp , nghiệp sát mãi ở đây , đây có phải là thớt tôn giáo đâu . Một số cụ cứ thêu thùa màu sắc tôn giáo vào đây làm gì nhỉ , nói ít thôi không lại thành thớt " con nhang " .
Đứng trên quan điểm chiến thuật và chiến lược , vua QT có thật sự đánh Xiêm , Thanh còn có chừng đó chứng tỏ ông có tầm nhìn và tài năng . Không đánh cho nó bạt vía thế thì nó về củng cố quân lại mang sang đánh VN lần nữa à , thế bao giờ chấm dứt đại chiến miền đông nam á đây .
Về NA :
Ở một quốc gia có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì cái nhìn cách NA cầu viện binh từ ngoài vào là cõng rắn âu cũng là góc nhìn , chưa có tư liệu hay hành động gì cho thấy NA cắt đất cho Tàu hay Xiêm để tạ ơn những lần mang viện binh sang hỗ trợ .
Ở Châu Âu từ thời Hi Lạp cổ đại đã có hiệp ước phòng thủ chung , các nước đem quân sang hỗ trợ nhau đánh dẹp nổi loạn và chống ngoại xâm như trận đánh Ba Tư là một ví dụ
Tuy nhiên dù có dưới góc nhìn của châu Âu vẫn khẳng định rằng nếu láng giềng không phải Tàu thì đúng chứ cạnh thằng này thì chẳng cầu nó cũng mang quân sang và mục đích thì chẳng bao giờ tốt đẹp trừ vụ hỗ trợ VN đánh Pháp .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top