[Funland] Tàu điện Hà Nội trước 1975

Ongrungf

Xe điện
Biển số
OF-114222
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
3,109
Động cơ
411,932 Mã lực
hồi e nhỏ tiểu học vẫn còn tàu chạy, thỉnh thoảng lại được làm chuyến Bưởi - Đồng xuân - Bờ hồ.
thời gian trôi nhanh như cờ hó chạy ngoài đồng, quay đi quay lại nhanh quá.
Bọn em theo tàu đi chơi suốt. Đỡ mỏi chân mà chả mất xu nào :)):)):)):)):)):)):))
 

Ongrungf

Xe điện
Biển số
OF-114222
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
3,109
Động cơ
411,932 Mã lực
Tàu điện bánh sắt (Tram), tàu điện bánh lốp (troleybus) đặc sản của anh Liên xô và các nước đông âu. Không biết có phải do chế độ XHCN ở châu âu đổ vỡ, VN không còn nguồn thiết bị tài trợ để duy tu, bảo dưỡng nên xóa xổ cái món này không nhỉ. Nhìn ảnh tàu điện của các cụ mà thấy nó xập xệ quá, loại này có cái cần tiếp điện là phải bảo dưỡng, thay thế thường xuyên vì nhanh mòn lắm.
Milan là ở Đông Âu hay Liên xô ah mợ ???
Tàu Milan đây. Chuẩn bánh sắt theo yêu cầu của mợ nha :D
M.jpg
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,726
Động cơ
229,854 Mã lực
Haiza, thôi các cụ nói hộ lòng e vậy. Cũng nhớ tàu điện lắm đây cụ, dù hồi nhỏ e thấy nhiều người ngã xe đạp ngay chỗ sang nhà thờ Hàng Bột vì cái đg ray của nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,584
Động cơ
151,182 Mã lực
Con trai của 1 cô giáo trường cấp 1 em học bị tàu cán ngang người ở ngay bến tránh Xổ số Hàng bài, cách cổng trường chỉ 100m :(
Bến tránh xổ số hàng bài cách 100m thì có trường nào cấp 1 cụ nhỉ,Ngô Sĩ Liên thì cấp 2,trưng Vương thì còn phải qua rạp tháng 8 cách cả dãy phố
 

Ongrungf

Xe điện
Biển số
OF-114222
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
3,109
Động cơ
411,932 Mã lực
Bến tránh xổ số hàng bài cách 100m thì có trường nào cấp 1 cụ nhỉ,Ngô Sĩ Liên thì cấp 2,trưng Vương thì còn phải qua rạp tháng 8 cách cả dãy phố
Xưa có Ngô Sĩ Liên, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng cụ ah.
Chỉ NsL mới có cả 2 cấp 1-2
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,584
Động cơ
151,182 Mã lực

Ongrungf

Xe điện
Biển số
OF-114222
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
3,109
Động cơ
411,932 Mã lực
Trước NSL có cả cấp 1 hả cụ, sau e thấy chỉ cấp 2. Thanks cụ
Ban đầu NSL có cả 2 cấp.
Sau cấp 1 học ở VT6 bên Trần Hưng Đạo cùng LTT trong ngõ hàng rau đối diện nhà thờ. NSL chỉ còn cấp 2 nha cụ.
 

ktqsminh

Xe điện
Biển số
OF-102576
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
2,027
Động cơ
394,925 Mã lực
Haiza, thôi các cụ nói hộ lòng e vậy. Cũng nhớ tàu điện lắm đây cụ, dù hồi nhỏ e thấy nhiều người ngã xe đạp ngay chỗ sang nhà thờ Hàng Bột vì cái đg ray của nó.
Sau này ông anh đi nước ngoài về mua cho chiếc xe đua, em hãi nhất đi vào những chỗ đường tầu, lọt bánh vào ray xác định đi bộ răng. :D
 

hvluong

Xe tải
Biển số
OF-2568
Ngày cấp bằng
29/11/06
Số km
243
Động cơ
565,350 Mã lực
Em học ở Chu Văn An, đúng đoạn cửa trường thì đường cong, tàu chạy chậm lại nên thỉnh thoảng trốn tiết ra nhảy tàu lên chợ Đồng Xuân chơi.
 

honglong1

Xe điện
Biển số
OF-305422
Ngày cấp bằng
17/1/14
Số km
2,638
Động cơ
238,036 Mã lực
Ảnh số 4 có thấy chiếc xe máy (Honda nam?) như vậy là ảnh sau 1975 rồi cụ ơi.
Tuyến xe điện cụ nói từ Khu tập thể đường sắt (nằm bên kia đường tàu hỏa), có đặc điểm là đường tàu điện nằm lệch sang phía công viên Thống nhất và cứ thế chạy xuống tận Ngã tư Vọng (có bến chỗ đối diện BV Bạch mai).
Tuyến đường này e cũng đã nhảy tàu 1 lần bị ngã may mà không sao, nhưng sao cảm giác khác khác nhỉ. Đu boong trốn vé cũng đã từng, xin đi nhờ cũng có. Hồi đó giá vé tàu có 5 xu mà cũng chả có tiền.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,016
Động cơ
993,500 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có bài viết của cụ Dương Đình Giao trên FB khá chi tiết, nhà cháu copy về để các cụ tham khảo, biết thêm về:
TÀU ĐIỆN HÀ NỘI

Tác giả: Duong Dinh Giao

Đến năm 1955, Hà Nội có 5 tuyến tàu điện, trong đó 4 tuyến chạy qua Bờ Hồ là Bờ Hồ - Cầu Giấy, Bờ Hồ - Hà Đông, Bờ Hồ - Chợ Bưởi, Bờ Hồ - Chợ Mơ, và 1 tuyến không qua Bờ Hồ là Yên Phụ - Bệnh viện Bạch Mai.

Từ Chợ Bưởi đến Chợ Mơ thực ra vẫn chỉ là một chuyến tàu ấy. Từ Bưởi, tàu chạy qua đường Thuỵ Khuê, qua Quán Thánh rồi vào Hàng Giấy, qua Chợ Đồng Xuân, Hàng Ngang hàng Đào đến Bờ Hồ, rồi sau đó theo đường Đinh Tiên Hoàng, qua Hàng Bài, phố Huế, phố Bạch Mai, đến điểm cuối cùng là Chợ Mơ.
Tàu Cầu Giấy và Bưởi - Chợ Mơ thường có 2 toa. Tàu Hà Đông đưòng xa hơn, đông khách nên có 3 toa.
Riêng tàu Yên Phụ - Bệnh viện Bạch Mai chỉ có 1 toa. Tàu xuất phát từ Yên Phụ, đi theo đường đê, rẽ xuống dốc Hàng Than qua Hàng Cót, đến phố Bát Đàn thì đi vào đường Phùng Hưng, rẽ vào Hàng Bông, qua Cửa Nam rồi chạy dọc phố Hàng Lọng (bây giờ là phố Lê Duẩn), thẳng xuống Bệnh viện Bạch Mai. Tàu này thường vắng vì lúc ấy, đến đầu phố Khâm Thiên đã là ngoại ô rồi. Trường Đại học Bách khoa bây giờ xây dựng khoảng những năm 60 thế kỉ trước trên đất một nghĩa trang, chôn cất những người chết ở bệnh viện Bạch Mai.
Hai tuyến Cầu Giấy và Hà Đông có một đoạn dài đi chung đường : từ Bờ Hồ, qua Hàng Gai, Hàng Bông rẽ vào Nguyễn Thái Học, đến hết Văn Miếu thì tàu Hà Đông rẽ vào phố Hàng Bột (bây giờ là phố Tôn Đức Thắng), còn tàu Cầu Giấy đi thẳng, theo đường Nguyễn Thái Học, qua Kim Mã về Cầu Giấy.
Mỗi lần tàu Hà Đông đến đây, một người bán vé phải xuống tàu dùng một thanh sắt “bẻ ghi” để tàu chuyển hướng rẽ sang Hàng Bột. Nếu không, tàu sẽ chạy thẳng về Cầu Giấy. Chỗ "bẻ ghi" chính là nơi người ta hay hương khói ở góc Nguyễn Thái Học và Hàng Bột bây giờ. Chuyện “hương khói” này là cũng mới có gần đây.
Cuối mỗi ngày, các tàu đều về Sở Xe điện ở phố Thuỵ Khuê. Trừ đường Hà Đông xa nhất, thì ở Cầu Mới (chỗ gần Nhà máy Trung qui mô), một đoạn đường xe điện có lợp mái ngói. Đó là nơi chuyến tàu đầu tiên của mỗi ngày trên đường Bờ Hồ - Hà Đông đỗ qua đêm để đến sáng, vào Hà Đông cho sớm.
Hàng ngày, từ rất sớm, chuyến đầu tiên đã phải từ Thuỵ Khuê chạy về các hướng để khoảng năm giờ rưỡi là xuất phát về Bờ Hồ.
Tàu Cầu Giấy - Bờ Hồ cứ khoảng 1 giờ có một chuyến. Có 3 tàu chạy tuyến này. Các tàu tránh nhau ở Ngọc Khánh, Nguyễn Thái Học hoặc Cửa Nam (gần nhà An-pô). Tàu đỗ ở các điểm Voi Phục, Qua-dơ-măng (croisement - chỗ tránh tàu, bây giờ là khoảng nhà số 400 - 450 phốKim Mã), bến xe ô-tô Kim Mã, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Thái Học (quãng nhà 58 - 60 nay), An-pô, Hàng Bông (ngã tư với Hàng Da và Quán Sứ), và điểm cuối là Bờ Hồ. Mỗi tàu có 2 toa. Toa sau thường chở hàng hoá, chủ yếu là rau từ Láng ra các chợ ở Hà Nội.
Vào buổi sáng đi học, chưa rõ mặt người, đứng chờ tàu, hương của đủ các thứ rau thơm, rau mùi, tía tô, kinh giới, húng chó nức mũi. Mỗi khi tàu đến, các bà các chị giúp nhau đưa rau lên tàu. It khi thấy to tiếng vì toàn người làng cả. Toa đầu đồng thời là đầu kéo, chia làm 2 khoang. Một khoang nhỏ ở đầu, hai bên lối đi , mỗi bên có 2 cái ghế có đệm quay mặt vào nhau như toa xe hoả, ngồi được 8 người. Đây là chỗ ngồi hạng sang, giá vé đăt hơn 2 xu. Phần lớn toa có hai hàng ghế gỗ chạy dọc lối đi. Đây là hạng bình thường. Lúc ấy giá đi suốt từ Cầu Giấy ra Bờ Hồ là 6 xu. Nửa đường đến Kim Mã là 4 xu.
Những người đi thường xuyên (học sinh đi học, viên chức đi làm thì mua “các”, tức là vé tuần). “Các” là một tấm bìa màu hồng bằng độ bàn tay người lớn, giữa để ghi tên tuổi người sử dụng. Mép trên có 6 ô, mép dưới có 6 ô. Mỗi lần đi tàu, người bán vé lấy bút chì gạch chéo vào một ô. Như vậy nếu có ngày đi nhiều hơn thì những ngày sau phải mua vé. Cả tuần, đi về 12 lượt mất có 4 hào tám xu (nếu mua vé hàng ngày thì mất 7 hào 2 xu). Muốn mua “các”, ngày thứ bảy phải ra Bờ Hồ.
Trụ sở làm việc của Sở Xe điện là cái nhà 2 tầng chỗ bây giờ là nhà “Hàm Cá mập”. Đây là nơi những người bán vé sau mỗi chuyến về nộp tiền, nhận vé mới, … Mỗi tuần, tôi được 5 hào mua “các” thì còn 2 xu, ăn lạc rang.
Trên mỗi toa có một người bán vé, mang một cặp vé bằng da. Trong đó có nhiều tập vé, mỗi vé độ bằng 2 đốt ngón tay. Thỉnh thoảng, có người kiểm tra vé. Ông này đi khắp các tuyến. Cứ đến chỗ các tàu tránh nhau lại chuyển sang tàu khác. Ông ấy mang theo một tập vé, cứ lặng lẽ làm việc, hỏi vé từng người, nếu ai chưa mua, ông ấy xé cho một vé rồi thu tiền. Hết toa nọ đến toa kia, không cần tàu đỗ, ông ấy vẫn chuyển toa được. Có khi chẳng thấy ông ấy nói câu nào. Không biết khi phát hiện có người chưa mua vé thì người bán vé có bị làm sao không, nhưng tôi chưa thấy ông này quát nạt hay nặng lời với ai, kể cả hành khách chưa có vé ...
Khi tới bến cuối, người bán vé toa trên phải làm thêm một việc. Đó là giúp người lái tàu chuyển hướng. Sau khi làm việc này xong, họ vào hàng nước ngồi nghỉ, Khoảng 20 phút lại đi tiếp. Hàng ngày đi học tôi thường phải dạy sớm để đi chuyến tàu đầu tiên, vì 6 giờ rưỡi đã vào học rồi. Muốn đi được chuyến này phải dạy từ khoảng 4 giờ rưỡi. Mùa rét thì ngại vô cùng. Nhưng rồi cũng quen. Không cần đồng hồ báo thức, vì cứ vào giờ ấy, những người bán rau đã gánh hàng lên chờ tàu để đi vào các chợ trong thành phố. Phần lớn là phụ nữ, họ vừa đi vừa nói chuyện râm ran, khua guốc lóc cóc trên đường nhựa. Ban đầu tôi thấy các bà đi chợ còn mặc áo tứ thân. Mỗi sáng thứ hai, Ông tôi ra cơ quan cũng phải đi chuyến tàu này. Cứ mỗi lần đi cùng, Ông đều cho vào cửa hàng cháo lòng tiết canh của bà Trại trên Cầu Giấy ăn sáng.
Nếu có việc đi vào những giờ khác, cũng không cần lên Cầu Giấy ngồi chờ. Cứ ở nhà, khi nào nghe tiếng bánh xe rít trên đường ray mới cần đi. Đó là tiếng bánh xe phát ra khi tàu vào khúc quanh chỗ Voi Phục. Những năm ấy còn rất vắng vẻ. Từ Hà Nội ra, đến phố Núi Trúc bây giờ đã là ngoại ô rồi. Từ đó về đến Cầu Giấy chỉ có 3, 4 cái nhà : một cái nhà gạch ở góc phố Ngọc Khánh bây giờ. (Phố Ngọc Khánh vốn chỉ là một con đường làng lát gạch rộng chừng 40 phân), một quán nước dưới gốc đa cổ thụ ở khoảng chỗ bãi đỗ xe, một nhà làm nước mắm đoạn Trung tâm văn hóa Nga. Thế thôi ! Hai bên toàn là ruộng rau muống. Trường Lê Duẩn bây giờ, lúc ấy còn là cái nghĩa trang. Trong nghĩa trang có mấy cây thông cổ thụ. Vài năm sau, khi đã lớn, đi học bằng xe đạp, mỗi lần họp hành buổi tối về muộn, qua đây, nghe tiếng thông reo mà rợn tóc gáy. Vào khoảng năm 1962, 1963, nghĩa trang này mới chuyển đi để xây dựng một bãi chiếu bóng ngoài trời. Khoảng 20 năm sau, ông Lê Duẩn được Giải thưởng hòa bình quốc tế Lê-Nin, ủng hộ số tiền giải thưởng để xây dựng cái trường mang tên Lê Duẩn này.
Phố Cầu Giấy lúc ấy cũng hầu hết là nhà lá, chỉ có vài cái nhà gạch một tầng. Tối đến chỉ có mấy ngọn đèn dầu le lói. Còn từ Cầu Giấy về đến nhà tôi bây giờ chỉ có 3 nhà. Đầu tiên là nhà cụ Tú Mỡ (bạn với Ông Bà tôi, chúng tôi quen gọi là ông Hiếu), tiếp theo là nhà hai tầng biệt thự Song An cũ của Ông Bà tôi, rồi đến nhà tôi ở, cũng vẫn là trên đất của Ông Bà. Xuống phía dưới có chùa Chu Tiên khuất bên trong, sau đó là nhà hộ sinh chỗ góc phố Chùa Nền bây giờ, rồi đến nhà Đỏ. Từ đó suốt đến Ngã Tư Sở hình như không còn cái nhà nào nữa. Hai bên đường toàn ruộng rau. Khoảng nhá nhem tối là không có một bóng người đi lại.
Đi tàu điện như thế nhưng tôi nhớ, không bao giờ bị muộn học. Chỉ có một lần, tàu đến đoạn tránh phố Nguyễn Thái Học thì có sự cố sao đấy không nhớ nữa, tôi đang đi bộ về nhà thì Bố nhìn thấy khi cũng đang trên đường đi làm về. Thế là không phải đi bộ.
Hồi mới hòa bình, rất ít khi trục trặc vì mất điện hay trật bánh như khoảng những năm 80 sau này. Tôi hỏi. Một ông bán vé giải thích là đường ray và dây điện dùng lâu quá, mòn vẹt hết rồi nên hay trật bánh, đứt dây. Sau này, đọc “Đi dọc đi ngang Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Tiến mới biết dây điện, đường ray sử dụng từ năm 1900, gần một thế kỉ rồi còn gì !
Những phố Hàng Đào, Hàng Ngang vốn đã hẹp, mỗi khi tàu điện hỏng dừng lại, chẳng còn lối nào mà đi, nhất là khi có cái xe ô tô. Có lẽ vì thế người ta mới cho phá dỡ hết đường xe điện. Không biết làm thế là đúng hay sai. Hôm xem Euro 2012 trên ti vi thấy cảnh Ba Lan vẫn còn những chuyến tàu điện kiểu như thế chạy trên đường phố.

Vài kỉ niệm ghi lại theo lối “nhớ gì ghi nấy” dành cho những người thích biết về quá khứ.

(ÔNG GIÁO LÀNG - Ngày 28-04-2014)

***

Cuối bến Cầu Giấy
Tháng 7 năm 1954
711F91FC-0513-4A98-8022-F814EB3AFBA9.jpeg
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Có bài viết của cụ Dương Đình Giao trên FB khá chi tiết, nhà cháu copy về để các cụ tham khảo, biết thêm về:
TÀU ĐIỆN HÀ NỘI

Tác giả: Duong Dinh Giao

Đến năm 1955, Hà Nội có 5 tuyến tàu điện, trong đó 4 tuyến chạy qua Bờ Hồ là Bờ Hồ - Cầu Giấy, Bờ Hồ - Hà Đông, Bờ Hồ - Chợ Bưởi, Bờ Hồ - Chợ Mơ, và 1 tuyến không qua Bờ Hồ là Yên Phụ - Bệnh viện Bạch Mai.

Từ Chợ Bưởi đến Chợ Mơ thực ra vẫn chỉ là một chuyến tàu ấy. Từ Bưởi, tàu chạy qua đường Thuỵ Khuê, qua Quán Thánh rồi vào Hàng Giấy, qua Chợ Đồng Xuân, Hàng Ngang hàng Đào đến Bờ Hồ, rồi sau đó theo đường Đinh Tiên Hoàng, qua Hàng Bài, phố Huế, phố Bạch Mai, đến điểm cuối cùng là Chợ Mơ.
Tàu Cầu Giấy và Bưởi - Chợ Mơ thường có 2 toa. Tàu Hà Đông đưòng xa hơn, đông khách nên có 3 toa.
Riêng tàu Yên Phụ - Bệnh viện Bạch Mai chỉ có 1 toa. Tàu xuất phát từ Yên Phụ, đi theo đường đê, rẽ xuống dốc Hàng Than qua Hàng Cót, đến phố Bát Đàn thì đi vào đường Phùng Hưng, rẽ vào Hàng Bông, qua Cửa Nam rồi chạy dọc phố Hàng Lọng (bây giờ là phố Lê Duẩn), thẳng xuống Bệnh viện Bạch Mai. Tàu này thường vắng vì lúc ấy, đến đầu phố Khâm Thiên đã là ngoại ô rồi. Trường Đại học Bách khoa bây giờ xây dựng khoảng những năm 60 thế kỉ trước trên đất một nghĩa trang, chôn cất những người chết ở bệnh viện Bạch Mai.
Hai tuyến Cầu Giấy và Hà Đông có một đoạn dài đi chung đường : từ Bờ Hồ, qua Hàng Gai, Hàng Bông rẽ vào Nguyễn Thái Học, đến hết Văn Miếu thì tàu Hà Đông rẽ vào phố Hàng Bột (bây giờ là phố Tôn Đức Thắng), còn tàu Cầu Giấy đi thẳng, theo đường Nguyễn Thái Học, qua Kim Mã về Cầu Giấy.
Mỗi lần tàu Hà Đông đến đây, một người bán vé phải xuống tàu dùng một thanh sắt “bẻ ghi” để tàu chuyển hướng rẽ sang Hàng Bột. Nếu không, tàu sẽ chạy thẳng về Cầu Giấy. Chỗ "bẻ ghi" chính là nơi người ta hay hương khói ở góc Nguyễn Thái Học và Hàng Bột bây giờ. Chuyện “hương khói” này là cũng mới có gần đây.
Cuối mỗi ngày, các tàu đều về Sở Xe điện ở phố Thuỵ Khuê. Trừ đường Hà Đông xa nhất, thì ở Cầu Mới (chỗ gần Nhà máy Trung qui mô), một đoạn đường xe điện có lợp mái ngói. Đó là nơi chuyến tàu đầu tiên của mỗi ngày trên đường Bờ Hồ - Hà Đông đỗ qua đêm để đến sáng, vào Hà Đông cho sớm.
Hàng ngày, từ rất sớm, chuyến đầu tiên đã phải từ Thuỵ Khuê chạy về các hướng để khoảng năm giờ rưỡi là xuất phát về Bờ Hồ.
Tàu Cầu Giấy - Bờ Hồ cứ khoảng 1 giờ có một chuyến. Có 3 tàu chạy tuyến này. Các tàu tránh nhau ở Ngọc Khánh, Nguyễn Thái Học hoặc Cửa Nam (gần nhà An-pô). Tàu đỗ ở các điểm Voi Phục, Qua-dơ-măng (croisement - chỗ tránh tàu, bây giờ là khoảng nhà số 400 - 450 phốKim Mã), bến xe ô-tô Kim Mã, Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Thái Học (quãng nhà 58 - 60 nay), An-pô, Hàng Bông (ngã tư với Hàng Da và Quán Sứ), và điểm cuối là Bờ Hồ. Mỗi tàu có 2 toa. Toa sau thường chở hàng hoá, chủ yếu là rau từ Láng ra các chợ ở Hà Nội.
Vào buổi sáng đi học, chưa rõ mặt người, đứng chờ tàu, hương của đủ các thứ rau thơm, rau mùi, tía tô, kinh giới, húng chó nức mũi. Mỗi khi tàu đến, các bà các chị giúp nhau đưa rau lên tàu. It khi thấy to tiếng vì toàn người làng cả. Toa đầu đồng thời là đầu kéo, chia làm 2 khoang. Một khoang nhỏ ở đầu, hai bên lối đi , mỗi bên có 2 cái ghế có đệm quay mặt vào nhau như toa xe hoả, ngồi được 8 người. Đây là chỗ ngồi hạng sang, giá vé đăt hơn 2 xu. Phần lớn toa có hai hàng ghế gỗ chạy dọc lối đi. Đây là hạng bình thường. Lúc ấy giá đi suốt từ Cầu Giấy ra Bờ Hồ là 6 xu. Nửa đường đến Kim Mã là 4 xu.
Những người đi thường xuyên (học sinh đi học, viên chức đi làm thì mua “các”, tức là vé tuần). “Các” là một tấm bìa màu hồng bằng độ bàn tay người lớn, giữa để ghi tên tuổi người sử dụng. Mép trên có 6 ô, mép dưới có 6 ô. Mỗi lần đi tàu, người bán vé lấy bút chì gạch chéo vào một ô. Như vậy nếu có ngày đi nhiều hơn thì những ngày sau phải mua vé. Cả tuần, đi về 12 lượt mất có 4 hào tám xu (nếu mua vé hàng ngày thì mất 7 hào 2 xu). Muốn mua “các”, ngày thứ bảy phải ra Bờ Hồ.
Trụ sở làm việc của Sở Xe điện là cái nhà 2 tầng chỗ bây giờ là nhà “Hàm Cá mập”. Đây là nơi những người bán vé sau mỗi chuyến về nộp tiền, nhận vé mới, … Mỗi tuần, tôi được 5 hào mua “các” thì còn 2 xu, ăn lạc rang.
Trên mỗi toa có một người bán vé, mang một cặp vé bằng da. Trong đó có nhiều tập vé, mỗi vé độ bằng 2 đốt ngón tay. Thỉnh thoảng, có người kiểm tra vé. Ông này đi khắp các tuyến. Cứ đến chỗ các tàu tránh nhau lại chuyển sang tàu khác. Ông ấy mang theo một tập vé, cứ lặng lẽ làm việc, hỏi vé từng người, nếu ai chưa mua, ông ấy xé cho một vé rồi thu tiền. Hết toa nọ đến toa kia, không cần tàu đỗ, ông ấy vẫn chuyển toa được. Có khi chẳng thấy ông ấy nói câu nào. Không biết khi phát hiện có người chưa mua vé thì người bán vé có bị làm sao không, nhưng tôi chưa thấy ông này quát nạt hay nặng lời với ai, kể cả hành khách chưa có vé ...
Khi tới bến cuối, người bán vé toa trên phải làm thêm một việc. Đó là giúp người lái tàu chuyển hướng. Sau khi làm việc này xong, họ vào hàng nước ngồi nghỉ, Khoảng 20 phút lại đi tiếp. Hàng ngày đi học tôi thường phải dạy sớm để đi chuyến tàu đầu tiên, vì 6 giờ rưỡi đã vào học rồi. Muốn đi được chuyến này phải dạy từ khoảng 4 giờ rưỡi. Mùa rét thì ngại vô cùng. Nhưng rồi cũng quen. Không cần đồng hồ báo thức, vì cứ vào giờ ấy, những người bán rau đã gánh hàng lên chờ tàu để đi vào các chợ trong thành phố. Phần lớn là phụ nữ, họ vừa đi vừa nói chuyện râm ran, khua guốc lóc cóc trên đường nhựa. Ban đầu tôi thấy các bà đi chợ còn mặc áo tứ thân. Mỗi sáng thứ hai, Ông tôi ra cơ quan cũng phải đi chuyến tàu này. Cứ mỗi lần đi cùng, Ông đều cho vào cửa hàng cháo lòng tiết canh của bà Trại trên Cầu Giấy ăn sáng.
Nếu có việc đi vào những giờ khác, cũng không cần lên Cầu Giấy ngồi chờ. Cứ ở nhà, khi nào nghe tiếng bánh xe rít trên đường ray mới cần đi. Đó là tiếng bánh xe phát ra khi tàu vào khúc quanh chỗ Voi Phục. Những năm ấy còn rất vắng vẻ. Từ Hà Nội ra, đến phố Núi Trúc bây giờ đã là ngoại ô rồi. Từ đó về đến Cầu Giấy chỉ có 3, 4 cái nhà : một cái nhà gạch ở góc phố Ngọc Khánh bây giờ. (Phố Ngọc Khánh vốn chỉ là một con đường làng lát gạch rộng chừng 40 phân), một quán nước dưới gốc đa cổ thụ ở khoảng chỗ bãi đỗ xe, một nhà làm nước mắm đoạn Trung tâm văn hóa Nga. Thế thôi ! Hai bên toàn là ruộng rau muống. Trường Lê Duẩn bây giờ, lúc ấy còn là cái nghĩa trang. Trong nghĩa trang có mấy cây thông cổ thụ. Vài năm sau, khi đã lớn, đi học bằng xe đạp, mỗi lần họp hành buổi tối về muộn, qua đây, nghe tiếng thông reo mà rợn tóc gáy. Vào khoảng năm 1962, 1963, nghĩa trang này mới chuyển đi để xây dựng một bãi chiếu bóng ngoài trời. Khoảng 20 năm sau, ông Lê Duẩn được Giải thưởng hòa bình quốc tế Lê-Nin, ủng hộ số tiền giải thưởng để xây dựng cái trường mang tên Lê Duẩn này.
Phố Cầu Giấy lúc ấy cũng hầu hết là nhà lá, chỉ có vài cái nhà gạch một tầng. Tối đến chỉ có mấy ngọn đèn dầu le lói. Còn từ Cầu Giấy về đến nhà tôi bây giờ chỉ có 3 nhà. Đầu tiên là nhà cụ Tú Mỡ (bạn với Ông Bà tôi, chúng tôi quen gọi là ông Hiếu), tiếp theo là nhà hai tầng biệt thự Song An cũ của Ông Bà tôi, rồi đến nhà tôi ở, cũng vẫn là trên đất của Ông Bà. Xuống phía dưới có chùa Chu Tiên khuất bên trong, sau đó là nhà hộ sinh chỗ góc phố Chùa Nền bây giờ, rồi đến nhà Đỏ. Từ đó suốt đến Ngã Tư Sở hình như không còn cái nhà nào nữa. Hai bên đường toàn ruộng rau. Khoảng nhá nhem tối là không có một bóng người đi lại.
Đi tàu điện như thế nhưng tôi nhớ, không bao giờ bị muộn học. Chỉ có một lần, tàu đến đoạn tránh phố Nguyễn Thái Học thì có sự cố sao đấy không nhớ nữa, tôi đang đi bộ về nhà thì Bố nhìn thấy khi cũng đang trên đường đi làm về. Thế là không phải đi bộ.
Hồi mới hòa bình, rất ít khi trục trặc vì mất điện hay trật bánh như khoảng những năm 80 sau này. Tôi hỏi. Một ông bán vé giải thích là đường ray và dây điện dùng lâu quá, mòn vẹt hết rồi nên hay trật bánh, đứt dây. Sau này, đọc “Đi dọc đi ngang Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Tiến mới biết dây điện, đường ray sử dụng từ năm 1900, gần một thế kỉ rồi còn gì !
Những phố Hàng Đào, Hàng Ngang vốn đã hẹp, mỗi khi tàu điện hỏng dừng lại, chẳng còn lối nào mà đi, nhất là khi có cái xe ô tô. Có lẽ vì thế người ta mới cho phá dỡ hết đường xe điện. Không biết làm thế là đúng hay sai. Hôm xem Euro 2012 trên ti vi thấy cảnh Ba Lan vẫn còn những chuyến tàu điện kiểu như thế chạy trên đường phố.

Vài kỉ niệm ghi lại theo lối “nhớ gì ghi nấy” dành cho những người thích biết về quá khứ.

(ÔNG GIÁO LÀNG - Ngày 28-04-2014)

***

Cuối bến Cầu Giấy
Tháng 7 năm 1954
711F91FC-0513-4A98-8022-F814EB3AFBA9.jpeg
Xe điện chạy tuyến Yên Phụ - Bệnh viện Bạch mai như cụ này nói, có mấy chỗ không đúng:
1. Bến cuối của nó là Vọng (ngã tư Vọng), cách BV Bạch mai gần 500m. Gọi là tuyến Yên Phụ -Vọng
2. Vì BV Bạch mai phía nằm gần với tuyến đường xe lửa song song đường Giải phóng, nên đường xe điện nằm chạy gần sát mép, bên kia đường Giải phóng, từ ga CV Lê nin, bắt đầu chạy men mép đường Giải phóng: qua ngã tư Kim liên, ngang qua cổng trường ĐHBK đến tân Ngã tư Vọng.
3. Tàu tuyến này cũng 2 toa xe (1 đầu máy và 1 toa xe), nhưng khi đỗ ga CV Lê nin, thường cắt lại 1 toa, chỉ còn 1 toa chạy về Ngã tư Vọng.
 

lhduong2002

Xe tăng
Biển số
OF-75296
Ngày cấp bằng
13/10/10
Số km
1,842
Động cơ
440,429 Mã lực
Nơi ở
Định công xã, Xóm trại thôn
Tàu này có bao giờ đâm chết người đi bộ không các cụ cao tuổi?
Đâm chết thì thi thoảng, còn cán cụt chân thì hơi bị nhiều. Nhà em ở ngay cạnh dốc La Pho nên em biết, này xưa em đi học CVA thỉnh thoảng vẫn nhảy tầu điện đi học. Còn đội nhà ở Bưởi trở về phía trường CVA nhảy tầu đi học thường xuyên và khi bị nhảy lỗi thường hay đút chân vào gầm tầu là đương nhiên. E chỉ nhớ một lần đoạn giữa CA phường Thuỵ Khuê và dốc La Pho có một thanh niên bị tâm thần đi giữa đường tầu điện, quãng đó hơi cua nên gần đến nơi lái tầu mới phát hiện ra. Leng keng nhưng người kia ko tránh nên bị tầu cán chết, hồi đó em học cuối cấp 1 nên còn nhớ mang máng.
 

Anhmphap

Xe hơi
Biển số
OF-746920
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
116
Động cơ
57,533 Mã lực
Chỗ gần nhà em có 1 thằng chết vì nhẩy tầu điện, bị đứt ngón chân cái mà để nhiễm trùng không cứu nổi.
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,122
Động cơ
2,091,631 Mã lực

thanh3515

Xe hơi
Biển số
OF-299651
Ngày cấp bằng
25/11/13
Số km
111
Động cơ
309,410 Mã lực
Em không biết ai chết vì tàu điện

chết thi ít nhưng mất chân thì nhiều lắm cụ ạ ,.. nhẩy tầu diện nhẩy trượt , bị tàu cán mất chân luôn ,, còn rơi dép bị bánh sắt cắt đôi dép , thì ông anh em cũng bị ,
đu boong tàu điện bơ hồ , khà khà ,
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top