- Biển số
- OF-722679
- Ngày cấp bằng
- 29/3/20
- Số km
- 792
- Động cơ
- 85,073 Mã lực
Xe này chắc có từ sau năm 1990 hả bác?
Xe này chắc có từ sau năm 1990 hả bác?
Có mấy bến bus khác nữa: Lò Đúc (nhưng đậu ở Phan Chu Trinh), Hàng Vôi, Chợ Gạo,Xe buýt tháng trước năm 80 k chạy trong các tuyến phố nội thành, chỉ chạy từ các bến xe, phía nam là bến kim Liên phía bắc là bến nứa,phía tây là bến Kim Mã, giá vé tháng là 2đ,lượt là 5hào
Chỗ này em đoán là Chợ Mơ khoảng 1930: đứng cuối đường ray nhìn ngược về phố BM bây giờ, phố bé ( vì trên khu Nguyễn Công Trứ là nghĩa địa Tây, Chợ Giời là nghĩa địa ta, sát đê), Chợ Mơ ở sau bên phải (không nhìn thấy), ray còn mới, tàu thì cũ...
Việt Nam thì chỉ cãi ngang là giỏi, có cái quy hoạch ga tàu điện metro đặt cạnh bờ hồ mà gần 10 năm rồi chưa chốt xong, lđ lại muốn an toàn nên cứ kệ cho cãi nhau, cũng chẳng chốt. Nên tiến độ cũng rùa bò.Quan trọng là tiền thôi cụ chứ có làm cái gì ra hồn đâu. Cụ sang bên khựa thôi, ngay Vân Nam mà nhìn hệ thống đg xá của nó với giao thông của nó về mình chán luôn. Chưa nói sang bên châu Âu hay Mỹ.
Chết đều, không phải do đâm mà thường do nhảy tàu bị tai nạn.Em không biết ai chết vì tàu điện
Vậy là cụ Ngao sang bên Tiệp làm ăn đến khi nghỉ hưu mới về VN ah? Cụ có nhiều tư liệu quý tiếp tục chia sẽ cho anh, em, bạn, cháu,... để mở mang thêm kiến thức,Sai nốt
Tuyến Bưởi-Bờ Hồ - Bạch Mai giá 1 hào. Từ Bưởi - Bờ Hồ 5 xu, từ Bờ Hồ - Bạch Mai (chợ Mơ) là 5 xu (em đi thường xuyên)
Tuyến Yên Phụ-Vọng (chứ không có Bờ Hồ-Vọng nhé), chắc chắn 100% vì năm 1969 em học ở Bến nứa phải nhảy tàu đi ăn cơm ở Yên Phụ
Từ Yên Phụ (chỗ gần đèn xanh đỏ bây giờ) nó men theo bờ đê đến đầu phố Hàng Than thì quặt phải xuống → đến Tháp nước Hàng Đậu giao cắt với tuyến Bưởi-Bạch Mai → chạy đến phố Hàng Cót → Đường Thành → tới phố Hàng Bông thì rẽ phải (đi nhờ đường Bờ Hồ - Hà Đông một đoạn) đến cuối phố Hàng Bông thì nó rẽ chếch trái theo đường riêng của mình, qua rạp chiếu bóng đến phố Lê Duẩn (phố này với Nguyễn Thái Học hình chữ V) → rẽ trái theo đường Lê Duẩn và chạy đến gần Ngã Tư Vọng rồi quay đầu ở đây. Như vậy ở đoạn ngắn cuối phố Hàng Bông, ông ét tàu phải xuống bẻ ghi 2 lần và chuyển cần điện 2 lần
(chiều về của nó ngược Hàng Than gặp hôm trời mưa bánh kêu ken két, ì ạch mới leo được, trẻ con rất thích chỗ này để tập nhảy tàu)
Tàu điện chẹt người là bình thường, đủ tình huống:
1. khi cắt ngang đầu nó
2. đứng bám ở cửa, trượt chân ngã vật ra, cho chân vào bánh,
3. nhảy tàu để xuống trước ga đỗ, trượt chân (hạng này thì nhiều)
4. đi xe đạp bánh kẹt vào ray xe lửa (ray đơn nhưng có miếng lưỡi gà bên cạnh mỏng, thỉnh thoảng phải dọn cát chỗ khe này)
5. xe đạp bỗng dưng ngã vào bánh xe điện
Em có một ông bạn tên là Bảo (nếu còn sống thì cũng trên 80 tuổi), làm ở Viện Nhiệt đới, Viện Khoa học Việt Nam chỗ Nghĩa Đô. Ông có thằng con trai tên là Hồng Lĩnh, sinh khoảng 1972 (chính xác em không nhớ), Năm 1978 ông Bảo lai cháu đến cửa rạp Tháng Tám thì xe đạp đổ ra, thằng bé rơi vào bánh tàu, cắt cụt một chân với một tay. Vợ chồng buồn lắm chạy đôn đáo.
Nhân dịp Năm Thiếu Nhi Quốc tế 1980, ông ấy mạnh dạn xin nhà nước giúp đỡ để ông đưa cháu đi nối chân tay giả. Sau đó bằng cách nào, năm 1983 vợ ông đưa được thằng bé sang Nga
Anh Bảo sang Tiệp thực tập sinh một năm sau (khoảng 1981-82, cùng chỗ em) rồi quay về Việt Nam và cho vợ đi cùng sang Tiệp làm công nhân ở hãng CKD. Anh chị ấy thỉnh thoảng sang Nga thăm cháu. Rồi chuyến thăm thưa dần, rồi cháu không nói được tiếng Việt nữa. Năm 1996, em tình cờ đi cùng nhóm người Việt Nam đến thăm và tài trợ từ thiện trại này. Không ngờ gặp Hồng Lĩnh, người mà bố mẹ cậu bé quen biết em. Thằng bé (lúc này là thanh niên rồi, em quen gọi thế) nhớ bố mẹ lắm, chỉ nói được tiếng Nga. Biết chuyện, em giúp đỡ nó bằng cách viết thư nhờ một người Tiệp tìm anh chị ấy ở Praha để thông báo. Nhưng không thấy, sau rồi em biết ông bà Bảo trở về Việt Nam, có gửi quà sang cho thằng bé (lâu rồi em nhớ thế). Thằng bé trong tâm trạng u uất, lấy một cô gái Nga cũng tàn tật cùng trại. Hai vợ chồng ông bà Nguyễn Minh Cần (chồng Việt, vợ Nga) thương thằng bé này lắm, thỉnh thoảng vào thăm.
(em vừa xoá một loạt ảnh cậu bé Hồng Lĩnh)
Cụ Ngao mà có cái ảnh sơ đồ các tuyến tàu điện HN những năm 197x-198x thì em rót rượu mời cụ say thì thôi. Em nhớ ngày xưa cái sơ đồ đó rất phổ biến, ở bến Bờ Hồ có cái biển in sơ đồ đó.Sai nốt
Tuyến Bưởi-Bờ Hồ - Bạch Mai giá 1 hào. Từ Bưởi - Bờ Hồ 5 xu, từ Bờ Hồ - Bạch Mai (chợ Mơ) là 5 xu (em đi thường xuyên)
Tuyến Yên Phụ-Vọng (chứ không có Bờ Hồ-Vọng nhé), chắc chắn 100% vì năm 1969 em học ở Bến nứa phải nhảy tàu đi ăn cơm ở Yên Phụ
Từ Yên Phụ (chỗ gần đèn xanh đỏ bây giờ) nó men theo bờ đê đến đầu phố Hàng Than thì quặt phải xuống → đến Tháp nước Hàng Đậu giao cắt với tuyến Bưởi-Bạch Mai → chạy đến phố Hàng Cót → Đường Thành → tới phố Hàng Bông thì rẽ phải (đi nhờ đường Bờ Hồ - Hà Đông một đoạn) đến cuối phố Hàng Bông thì nó rẽ chếch trái theo đường riêng của mình, qua rạp chiếu bóng đến phố Lê Duẩn (phố này với Nguyễn Thái Học hình chữ V) → rẽ trái theo đường Lê Duẩn và chạy đến gần Ngã Tư Vọng rồi quay đầu ở đây. Như vậy ở đoạn ngắn cuối phố Hàng Bông, ông ét tàu phải xuống bẻ ghi 2 lần và chuyển cần điện 2 lần
(chiều về của nó ngược Hàng Than gặp hôm trời mưa bánh kêu ken két, ì ạch mới leo được, trẻ con rất thích chỗ này để tập nhảy tàu)
Tàu điện chẹt người là bình thường, đủ tình huống:
1. khi cắt ngang đầu nó
2. đứng bám ở cửa, trượt chân ngã vật ra, cho chân vào bánh,
3. nhảy tàu để xuống trước ga đỗ, trượt chân (hạng này thì nhiều)
4. đi xe đạp bánh kẹt vào ray xe lửa (ray đơn nhưng có miếng lưỡi gà bên cạnh mỏng, thỉnh thoảng phải dọn cát chỗ khe này)
5. xe đạp bỗng dưng ngã vào bánh xe điện
Em có một ông bạn tên là Bảo (nếu còn sống thì cũng trên 80 tuổi), làm ở Viện Nhiệt đới, Viện Khoa học Việt Nam chỗ Nghĩa Đô. Ông có thằng con trai tên là Hồng Lĩnh, sinh khoảng 1972 (chính xác em không nhớ), Năm 1978 ông Bảo lai cháu đến cửa rạp Tháng Tám thì xe đạp đổ ra, thằng bé rơi vào bánh tàu, cắt cụt một chân với một tay. Vợ chồng buồn lắm chạy đôn đáo.
Nhân dịp Năm Thiếu Nhi Quốc tế 1980, ông ấy mạnh dạn xin nhà nước giúp đỡ để ông đưa cháu đi nối chân tay giả. Sau đó bằng cách nào, năm 1983 vợ ông đưa được thằng bé sang Nga
Anh Bảo sang Tiệp thực tập sinh một năm sau (khoảng 1981-82, cùng chỗ em) rồi quay về Việt Nam và cho vợ đi cùng sang Tiệp làm công nhân ở hãng CKD. Anh chị ấy thỉnh thoảng sang Nga thăm cháu. Rồi chuyến thăm thưa dần, rồi cháu không nói được tiếng Việt nữa. Năm 1996, em tình cờ đi cùng nhóm người Việt Nam đến thăm và tài trợ từ thiện trại này. Không ngờ gặp Hồng Lĩnh, người mà bố mẹ cậu bé quen biết em. Thằng bé (lúc này là thanh niên rồi, em quen gọi thế) nhớ bố mẹ lắm, chỉ nói được tiếng Nga. Biết chuyện, em giúp đỡ nó bằng cách viết thư nhờ một người Tiệp tìm anh chị ấy ở Praha để thông báo. Nhưng không thấy, sau rồi em biết ông bà Bảo trở về Việt Nam, có gửi quà sang cho thằng bé (lâu rồi em nhớ thế). Thằng bé trong tâm trạng u uất, lấy một cô gái Nga cũng tàn tật cùng trại. Hai vợ chồng ông bà Nguyễn Minh Cần (chồng Việt, vợ Nga) thương thằng bé này lắm, thỉnh thoảng vào thăm.
(em vừa xoá một loạt ảnh cậu bé Hồng Lĩnh)
Không có tuyến nào đi tới tận Đuôi cá nha.Về tàu điện có ông anh vẫn khẳng định có tuyến đi đến Đuôi Cá, em tra các thông tin thì chỉ đến chợ Mơ or phố Vọng. Có cụ nào ở mạn Đuôi Cá xác nhận giùm em thông tin trên nhé, thanks
giá có bác nào còn đồng 1 hào nữaTôi sinh ra ở Hà Nội nhưng chuyển vào sinh sống ở SG cuối năm 1975, do cuộc sống nên ít có điều kiện ra HN, thấm thoắt đã gần 45 năm rồi, qua báo chí thấy HN đang đầu tư nhiều tuyến tàu điện ngầm, chợt nhớ lại tàu điện hồi đó.
Hồi bé tôi sống ở khu tập thể đường sắt, mỗi ngày nhảy tàu điện đi học (tôi nhớ là từ bến xe Kim Liên đến bệnh viện Bạch Mai thì phải)
Nhân thể rảnh rỗi, lượm lặt mấy tấm ảnh trên mạng để chia sẻ cho cccm (do lượm lặt nên có thể có một số ảnh chụp sau năm 1975, cccm thông cảm)
View attachment 4581495
View attachment 4581498
View attachment 4581502
View attachment 4581503
View attachment 4581505
View attachment 4581506
Thằng bạn em cũng bị cụt chân !Cái chỗ thắp hương ở tường Văn Miếu là điểm tiếp giáp 2 tuyến Cầu Giấy-Bờ Hồ và Hà Đông-Bờ Hồ, có ô nhảy tầu chết tự nhiên giờ hương khói. Cụt chân thì nhiều.
Nhảy kiểu này toi ngay, bọn em không bao giờ nhảyBổ ngược chứ không phải bổ ngửa, tức là nhảy ngược (mặt quay lại phía sau).
Tuyến đấy xuống tận Hà Đông chỗ lốp Dân chủ ạ . Đi 2 toa đến nhà máy Công cụ (Royal) hay Dụng cụ cắt e không nhớ rõ, rồi nối thêm 1 toa.Đúng rồi. Còn có tuyến Bờ Hồ Cầu Mới vé không dấu nên bọn bạn hay gọi Cau moi Đi Bo Ho, hay có tuyến Bờ Hồ đi Thụy Khuê nữa...
Nhảy kiểu đấy phải mấy ông thanh niên mà ở toa cuối hay lúc nó cua thì mới đỡ được !Nhảy kiểu này toi ngay, bọn em không bao giờ nhảy
Cuối là chỗ KS Sông Nhuệ bây giờ chứ cụ, gọi là Bờ Hồ - Hà Đông, xưa chúng em hay nhảy tàu ra Bờ Hồ rồi chuyển tàu để đi chợ Đồng Xuân mua cá chọiTuyến đấy xuống tận Hà Đông chỗ lốp Dân chủ ạ . Đi 2 toa đến nhà máy Công cụ (Royal) hay Dụng cụ cắt e không nhớ rõ, rồi nối thêm 1 toa.
Chỗ nhà máy Công cụ số 1 (giờ là Royal city) có trạm xe điện, để cắt, nối toa, chuyển rayTuyến đấy xuống tận Hà Đông chỗ lốp Dân chủ ạ . Đi 2 toa đến nhà máy Công cụ (Royal) hay Dụng cụ cắt e không nhớ rõ, rồi nối thêm 1 toa.
gớm có vẹo gì để pháBên mình thì mấy ông quy hoạch ị k cần bô mà. Bên tàu ở hàng châu nó còn giữ được gần như nguyên bản cái biệt thự của quan từ thời nguyên mông.bên mỹ thì vẫn dùng cột điện bằng gỗ dọc đường từ lasvegat đi l.a. Châu Âu thì trừ Ba Lan và đức do chiến tranh phá hoại nhiều quá còn các nước khác cơ bản vẫn giữ được kiến trúc cũ
thời xe chạy khoánNhảy kiểu này toi ngay, bọn em không bao giờ nhảy
Em nhớ là phải mấy trăm mét nữa mới đến Nhuệ ! Nó chỉ ngang bến xe Hà Đông chỗ Lốp Dân chủ .Cuối là chỗ KS Sông Nhuệ bây giờ chứ cụ, gọi là Bờ Hồ - Hà Đông, xưa chúng em hay nhảy tàu ra Bờ Hồ rồi chuyển tàu để đi chợ Đồng Xuân mua cá chọi