Cái hội chứng cụ nói là "Auto- Brewery Syndrome" đúng không ạ, y khoa nói là hiếm vì họ chỉ nghiên cứu những người bị "say" khi không uống, còn đầy người không bị say nhưng vẫn có nồng độ cồn trong máu. Em chẳng tin người không uống mà có cồn là hiếm vì ngay cả SIBO cực kỳ phố biến mà Y khoa vẫn nói là "hiếm", bản chất là có test ngoài XH đâu mà biết, ngay cả nước Mỹ cũng có test được SIBO đâu.
Tuy nhiên, ý của em không phải là cái hội chứng kia, mà rất nhiều lý do chằng liên quan đến uống vẫn có cồn trong máu, cái này khoa học họ đã chỉ ra rồi, chính vì vậy các nước phát triển họ vẫn chấp nhận độ cồn ở mức nhất định. Ngay cả uống thuốc chữa bệnh cũng bị dính cồn trong máu cơ mà...https://www.sandlawnd.com/products-that-can-raise-blood-alcohol-content/#:~:text=There's%20a%20chance%20a%20Breathalyzer,into%20energy%2C%20it%20produces%20ketones.
Phạt nặng khi uống rượu lái xe là đúng, tuy nhiên áp từ con số 0 là phản khoa học... Em hoàn toàn đồng tình với một ý kiến của một DB đại để là: Làm luật dựa trên khoa học, được minh chứng chứ đừng dựa trên cảm tính.
Em liên tục comments về vấn đề từ phạt hành chính có thể thành hình sự, hoặc từ hình sự lên tội hình sự nặng hơn do áp con số 0 này. Hàng triệu người có thể tối hôm trước uống rượu, hoặc uống thuốc có cồn ngày hôm sau có thể gây tai nạn (có thể không liên quan đến rượu), khi đó câu chuyện rất oan uổng.
Em chưa thấy DB nào nêu ra điều này, còn em chỉ quan tâm đến việc phản khoa học khi áp mức 0 tuyệt đối.
Em đã đọc cái link cụ gửi.
Em đồ cụ thiếu hụt sự hiểu biết về nồng độ cồn trong hơi thở, và nồng độ cồn trong máu, nên cụ sử dụng 2 khái niệm này một cách lẫn lộn.
Có 3 ví dụ chính trong link cụ đưa:
1. Diet Drink mà cụ hiểu là nước ngọt. Trong link cụ cũng nói rõ, diet Drink (nước ngọt) bình thường ko gây cồn trong hơi thở, nhưng Mix Diet Drink ( rượu rum pha với nước ngọt) làm tăng noingf độ cồn trong hơi thở so với rượu rum đơn thuần. Như vậy ý tưởng uống nước ngọt gây cồn trong hơi thở là ko có cơ sở. Nồng độ cồn đo được là của rượu rum, ko phải của nước ngọt
2. Ketones: đây là dẫn xuất của aldehyde, có thể gây kích hoạt lầm máy đo cồn trong hơi thở trong một vào trường hợp. Nhưng cụ nói nó làm tăng cồn trong máu là một khái niệm sai lầm hoàn toàn. XN cồn trong máu khác biệt hoàn toàn với cồn trong hơi thở, nên khái niệm người có ketones cao gây tai nạn rồi bị quy kết uống rượu lái xe là không thể xảy ra. XN máu tách bạch hoàn toàn giữa ketones và alcohol, nên ko có chuyện bị lẫn lộn. Ketones ko phải hoạt chất thường thấy ở người bình thường. Chỉ gặp ở người bị DTD type 1 ko kiểm soát, hoặc Type 2 thời kỳ cuối, với biến chứng nặng nề, ở cụ già 60 70 nằm một chỗ.
Đây là đối tượng với bệnh cảnh đặc bieetj, ko phải là điều phải đem ra làm đại diện cho phàn đa dân chúng lái xe hằng ngày.
Đặc biệt với bệnh cảnh ketones máu cao, là người bệnh dễ rơi vào tình cảnh lú lẫn, hôn mê, tử vong bất chợt. Ketones gây hại cho não bộ chẳng kém gì alcohol. Em cho là những người này còn ko nên lái xe, chỉ riêng với tình trạng ketones huyết, chứ ko cần liên quan gì đến rượu.
3. Thuốc có chứa alcohol, đây là cụ uống alcohol đích thực nên ko có sự khác biệt với rượu trong máu. Nhưng cụ quên rằng, alcohol dưới dạng tá dược trong thuốc, luôn ở dưới dạng hàn lượng rất nhỏ, cực kỳ nhỏ so với bia rượu mà cụ uống hằng ngày. Liều thông thường của thuốc có tá dược alcohol/ dẫn xuất alcohol 5%, chỉ là 5-10 ml, so với 330ml ở một lon bia thông thường. Phải có sự phù hợp giữa lượng thuốc cụ uống và nồng độ cồn trong máu, chứ ko phải cứ đổ thừa cồn cao do thuốc bừa bãi như thế.
4. Uống rượu đêm hôm trước, hôm sau lái xe vẫn bị phạt. Cái này là đúng, và em ủng hộ tuyệt đối. Không thể viện dẫn lý do rằng tôi uống từ tối hôm trước nên hôm nay tôi chắc chắn tỉnh táo, không bị cồn ảnh hưởng đc.
Một lon bia gan thường mất 1 giờ để chuyển hoá, nhưng 3 lon mất tới 5h, 7h. uống chén chú chén anh đến xỉn thì 12h, 24h hay 48h còn chưa chuyển hoá hết. Xin đừng mượn lý do tôi uống từ tối hôm qua nên hôm nay tôi đc quyền lái xe, ko đc phạt.
Em chẳng thấy cái sự phản khoa học nó ở đâu khi áp dụng 0% như cụ nói