Trong cái xã hội này thì tôi post bài này chỉ là chia sẻ cá nhân. Và tôi biết xã hội này nhiều người như tôi,k phải (bợm nhậu) . Nhưng nền văn hóa làng xã nó như vậy. Luật như vậy,thì để trọn vẹn cá nhân tôi đi xe đạp và nếu ( đen) như các bác ofer vẫn nói thì cũng bị phạt,hay tổn hại ở mức thấp nhất. Và vẫn giữ được tình cảm họ hàng,bạn bè.
Tuy nhiên thì tôi cũng mong nhiều bác nói đạo đức,thượng tôn pháp luật,hay tiền nhiều ...nên nghĩ,và còm khi không cơ cồn trong hơi thở hoặc trong máu.
Chúc bác kỳ lễ vui vẻ,bình an.
Tôi rất đồng ý với bác ạ. Nói chung xã hội mỗi người 1 góc nhìn, thượng tôn pháp luật được thì tốt quá rồi. Tuy nhiên pháp luật cũng nên phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước. Ở giai đoạn này thì nên để 1 ngưỡng dưới phù hợp (có căn cứ khoa học) và tăng mức phạt tiền ở mức trên, thậm trí xử lý hình sự, với lái xe kinh doanh vận tải thì mức 0. như vậy sẽ hài hòa lợi ích của các bên : từ người quản lý đến người dân và doanh nghiệp liên quan đến kinh doanh ăn uống, sx đồ uống (các doanh nghiệp này cũng đóng thuế và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động). xin đưa ra 1 góc nhìn riêng của cá nhân thôi :
- năm 2018 (trước khi có NĐ 100, trước coivd) : số người chết do TNGT là 8,071. tỉ lệ liên quan đến đồ uống có cồn là 36%. tạm tính 2,908 người chết liên quan đến đồ uống có cồn
- năm 2018 cả nước có hơn 114,000 người chết vì ung thư, cao gấp 39 lần số người chết vì TNGT liên quan đồ uống có cồn.
- năm 2018, số người chết vì tai nạn lao động là 1,039 người.
- Ai cũng biết sử dụng rượu bia nhiều có hại cho SK (có thể cũng gây ra ung thư). Nhưng sử dụng hợp lý thì cũng có lợi cho SK.
- Nhiều bác cho rằng rượu bia có hại cho SK. nhưng thực phẩm, cho dù là bổ béo, mà ăn nhiều cũng có hại không kém rượu bia. rất nhiều loại bệnh mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, gút ... liên quan đến thực phẩm
- nguyên nhân số ca ung thư tăng hàng năm là do đâu ? ô nhiễm không khí, nguồn nước, thực phẩm. thậm trí ngta vì lợi nhuận còn bỏ hóa chất vào thực phẩm để đầu độc đồng bào. vậy nguồn lực (cả con người, tài chính, truyền thông) phân bổ để bảo vệ môi trường, đấu tranh chống thực phẩm bẩn là bao nhiêu, như thế nào, không thấy xuất hiện nhiều trên báo ? một năm phạt bao nhiêu nhà máy xả thải trái phép ra môi trường ? phạt, bắt đi tù bao nhiêu người sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn ? mà thổi nồng độ cồn thì xuất hiện dày đặc trên báo chí ? nào là hóa trang mật phục ngay gần quán nhậu như bắt gián điệp, nào là gọi người bị thổi cồn là "Ma Men" dù nhiều người trong số đó chỉ hơn ngưỡng 0 một chút. Sao không ai gọi những người trực tiếp và gián tiếp đưa thực phẩm bẩn ra thị trường là "kẻ giết người" ? Tôi nghĩ nên nhìn mọi việc ở góc độ phù hợp, phân bổ nguồn lực xã hội phù hợp cho nhiều mục đích, chứ không nên làm quá lên như cái vụ thổi cồn này.
- nói chung chúng ta đều trưởng thành, tùy sức, tùy lượng, tùy hoàn cảnh, ai uống được đến đâu thì uống. ai muốn từ chối thì cứ từ chối, không cần phải bảo là nhờ có cái 100 thì mới có cớ từ chối.
- Tôi thì không nhậu nhiều, luật ra rồi thì phải chấp hành, đi nhậu thường về nhà cất xe rồi bắt grap đi. nhưng cái ngưỡng 0 này thực sự nó như cái gì đó lơ lửng trên đầu. Đồng ý đã uống thì không lái, nhưng không lái là bao nhiêu lâu ? ai giám chắc 1 lúc nào đó lại không đến lượt mình bị dính dù đã rất cẩn thận rồi. Buổi trưa chủ nhật uống 1 lon, đi ngủ hơn 2 tiếng, chiều đưa đón con đi học hoặc đi thăm họ hàng, liệu có chắc thổi sẽ hết không. haizz. và còn nhiều trường hợp nữa. mặc dù mình đã rất hạn chế chỉ rồi chỉ dám 1 lon bia thôi.
Tôi không làm việc gì liên quan đến kinh doanh, sx đồ uống. tôi không cổ súy nhậu nhẹt. tôi chỉ muốn đưa ra 1 góc nhìn của 1 cá nhân muốn chia sẻ với các cụ thôi ạ.