Ở góc độ cộng đồng, 1 việc gì đó có lợi hay đáp ứng sở thích 1 nhóm, nhưng ảnh hưởng đến nhóm còn lại là ko được rồi. Sinh ra chức năng quản lý xã hội của nhà nước là để cân bằng, tránh các việc này.
Mức độ phát triển kt-xh, tư duy, tính cách, ... có sự khác biệt giữa VN và nước khác nên cũng ko so sánh được tại sao các nước khác thế mà mình thế.
Những người phản đối vụ LBM rồi Di sản vừa rồi cũng đa dạng chứ ko gộp chung thành 1 được. Có người đi làm, bị chặn đường nhỡ việc thật. Có người chỉ là đi chơi, đi uống cafe. Có người chẳng đi đâu cả, nhưng thấy việc nó ngứa mắt. Thậm chí có người vốn ác cảm sẵn với dân chạy bộ, cho là rửng mỡ, sống ảo, phản khoa học, ... đương nhiên là càng ghét vụ làm tắc đường.
Ở góc độ ngược lại, dân chạy bộ cũng rất đa dạng. Cụ nào gộp tất cả những người tham gia giải vào chung 1 rọ là chạy để cúng facebook, check in, làm màu, có ảnh và huy hiệu finish để khoe,... cũng là vội vã, thiếu kinh nghiệm sống.
Coi người tham gia giải là khách hàng, BTC là người bán hàng, thì địa điểm tổ chức giải quyết định việc bán được hàng hay ko. Giải tổ chức ở Hà Nội thì sẽ có nhiều khách hàng từ các nơi, TP Hồ Chí Minh, thậm chí cả ở nước ngoài bay về, các giải trail của topas cũng vậy, cứ phải Sapa, Mộc Châu, Pù Luông,... Chứ nếu giải tổ chức ở khu CN bỏ hoang hẻo lánh, 1 xã đồng bằng nào đó như cả nghìn xã khác, thì sẽ rất ít người tham gia.
Nói tổng quát là như vậy, còn cá nhân em cũng ko ủng hộ việc tổ chức giải trong nội đô Hà Nội. Cùng lắm thì 1 năm 1 lần, mang tính chất biểu tượng với tên Hà Nội Marathon, như kiểu Boston, các ngân hàng có thể là nhà tài trợ vàng bạc gì đó chứ ko được tự làm.