Nhà cháu gốc quê thôi! Mãi sau giải phóng Thủ đô thì ô cụ nhà cháu đc phân nhà ở HN mới về. Nhà cháu cách phở Thìn Bờ Hồ chỉ vài chục m, dân hàng phố cùng nhau nên biết nhau rõ, bản thân nhà cháu học cùng 2 con ô Thìn hồi cấp 1 ( con cái nhà ô Thìn này học khá dốt nên toàn đúp. )
Từ nhà cháu nhìn ra phở Thìn (ảnh vừa chụp lúc tối):
Nhà cháu đọc thớt này, có 1 số comment về phở Thìn Bờ Hồ này, tuy nhiên vẫn chưa chính xác đầy đủ.
Phở Thìn Bờ Hồ thực sự nổi tiếng từ thời bao cấp. Những năm chiến tranh (1964-1975) thời đó để đc ăn bát phở thì thuộc diện xa xỉ, chỉ có con nhà giàu (gốc gác tư sản, tiểu tư sản) thỉnh thoảng mới xơi, còn con nhà công chức chỉ có ốm đau mới đc bồi dưỡng. Thời đó thực phẩm,nhất là thịt bò là khá hiếm hoi.
Thời thịnh vượng nhất của phở Thìn Bờ Hồ kéo dài khoảng 20 năm ( 1976- 1996) thời này ô Thìn trực tiếp bán hàng. Ô Thìn dáng người gầy ốm nhưng khá khoẻ mạnh, ô này bán hàng rất khéo,ô vừa đập thịt bò mỏng bẹt trên thớt, mắt thì liếc ra ngoài, miệng liến thoắng pha trò, nịnh thực khách. Những câu pha trò của ô như học thuộc lòng, nhai đi nhai lại suốt năm tháng. Thực khách thời bao cấp thì không có nhiều, phần lớn là khách quen nên ô Thìn rất nhớ khách. Có lẽ vì những câu nói hài hài dẻo như kẹo kéo và nhớ khách cộng với chất lượng phở làm lên tên tuổi của quán. Đầu năm 9x khi HN mở cửa đón khách Tây lông du lịch thì cuốn cẩm nang về ẩm thực đã có tên quán phở Thìn.
Giai đoạn này thì ô Thìn đã bắt đầu già yếu, thỉnh thoảng mới đứng bán, phần lớn là các con trai ô bán. Ô Thìn đâu như có 8-9 người con, con trai có 5 ng, con gái thì nhà cháu biết chính xác 3 ng. Ô con trưởng tên Hoà,tiếp đến là 1 bác mà nha cháu quên mất tên ( hình như bác này vào SG mở quán phở),sau bác này là bác Đạt, hội nhà cháu vẫn gọi là Đạt vẩu. Bác Đạt vẩu này hiện đang bán ở Lê văn Hưu, thuộc khuôn viên biệt thự cổ số 2 Lò Đúc. Sau bác Đạt vẩu này là bác Dũng Thìn(bắt đầu từ bác này thì các con ô Thìn đều có tên đệm sau là thìn), bác Dũng này thuê nhà ở Ô ích Khiêm mở quán,sau này mở đường Trần Phú thì quán này nằm đúng trục đường nên bị giải toả. Hiện bác Dũng thìn đã về chầu ô bà ô vải sau khi bị ung thư. Tiếp đến là Chiến thìn (học cùng nhà cháu) bán ở Hàng Tre năm 94-95 cho đến nay. Sau Chiến Thìn là Nhàn thìn, 1 dạo thuê ở Hàn Thuyên, bán đc vài năm thì bỏ. Kế đến là 2 đứa con gái út, 1 đưa vào SG bán cùng ô anh, đứa còn lại lấy chồng cũng nối nghiệp bố.
Các con ô Thìn, ko biết có phải nhiễm khói bụi than đá hay không mà bây giờ rất yếu. Ô Hoà con trưởng tiếp quản gia nghiệp của bố ở ngõ Đ T H bây giờ nằm bệt giường để cho vợ cầm trịch. Ô Đạt vẩu cũng vây, đau ốm liên miên.
Như nhà cháu đã còm, giai đoạn thịnh vượng của phở Thìn Bờ Hồ 1976- 1996 là lúc ô Thìn trực tiếp đứng bán. Sau khi ko còn sức nữa ô chuyển giao cho các con ô làm, hàng ngày ô Thìn chỉ đứng ngoài ngõ đón khách, buổi chiều thì sang hồ hóng mát hưởng khí vườn hoa trong lành. Nhà cháu ko nhớ chính xác ô Thìn mất năm nào, chỉ nhớ khi đó phố Đ T Hoàng vẫn là đường 2 chiều và trong 1 buổi nha nhem tối, ô Thìn lững thững đi bộ qua đường thì bị xe máy đi từ Hàng Dầu lên, tông phải ô ấy. Hôm sau ô Thìn về chín suối vì trấn thương sọ não.
Kể từ khi ô Thìn mất thì thương hiệu này bắt đầu xuống dốc. Bây giờ tuy vẫn có khách quen và khách du lịch vãng lai nhưng nhìn chung là thưa thớt, mặc dù chất lượng tg gần đây đang phục hồi.