[Funland] Tất tần tật về Dự án hồ Ka Pét - Bình Thuận

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,981
Động cơ
366,335 Mã lực
Tuổi
125
Theo bài báo trên vnexpress (https://vnexpress.net/vi-sao-binh-thuan-chua-nop-bao-cao-tac-dong-moi-truong-du-an-ho-ka-pet-4650640.html) thì có 2 phương án là:
Ông Thành khẳng định đơn vị tư vấn đã nghiên cứu rất kỹ toàn bộ vùng này và chỉ có hai nơi đủ điều kiện xây hồ.

Đầu tiên là vị trí cách đập dâng Hàm Cần khoảng 4 km về phía thượng lưu, sát cầu Bà Bích - điểm hợp lưu của hai nhánh suối Bom Bi và sông Ka Pét. Đây là nơi có khả năng tạo hồ chứa ở thượng lưu, thuận lợi cho xây đập ngăn sông dài 550 m, cao 32 m, lưu vực sinh thủy lên đến 136 km2, nguồn nước dồi dào.

Tuy nhiên, vị trí này sẽ gây ngập 127 ha canh tác của dân xã Mỹ Thạnh, cầu Bà Bích và 3,5 km quốc lộ 1 - Mỹ Thạnh. Do đó dự án cần làm đường tránh dài 7,5 km ven lòng hồ phía đông. Ngoài ra, 620 ha đất rừng cũng bị ngập (trong đó có 25 ha rừng đặc dụng, còn lại là rừng sản xuất). Phương án này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.

Vì vậy tỉnh đã chọn phương án hai - cách vị trí phương án đầu 5 km về phía thượng lưu. Đây là điểm hợp lưu giữa hai nhánh sông với lưu vực 95,5 km2. Tính toán chiều dài đập giảm còn 179 m, cao 28,5 m. Ưu điểm phương án này là không gây ngập 127 ha đất canh tác của dân, cầu Bà Bích cũng như quốc lộ 1. Cách làm này chi phí thấp hơn, không phải đền bù đất nông nghiệp và làm đường tránh. Tuy nhiên, nhược điểm là gây ngập 619 ha đất rừng.

Kapet_lake.png

Nhìn bản đồ này thì hồ Ka Pét phương án đã lựa chọn của tỉnh Bình Thuận có diện tích lưu vực hồ Ka Pét 95 km2 (gồm chi lưu hữu ngạn với diện tích lưu vực = 69,5 km2 và chi lưu giữa với diện tích lưu vực = 25,5 km2, số liệu lấy theo DTM) là hợp lý hơn so với phương án lui xuống phía nam khoảng 5 km về phía gần với đập Hàm Cần (diện tích lưu vực hồ theo phương án này là 136 km2, do ngoài phần thu từ chi lưu hữu ngạn và chi lưu giữa thì còn thêm chi lưu thứ ba ở tả ngạn có diện tích lưu vực không quá 41 km2 = 136 - 95) như các lý do mà ông Nguyễn Công Thành (Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng miền Trung, đơn vị chuyên môn tư vấn cho tỉnh Bình Thuận) đã nói trên đây.
IMG_2736.jpeg

cụ nghiên cứu đi rồi báo lên QH được thưởng đó. Em nhường cụ suất này nhé.
Cái báo cáo là dựa trên tiêu chí tận dụng tự nhiên để giảm thiểu chi phí nhé.
Còn đẻ cải tạo đất, đem lại lợi ích lớn hơn thì thiếu gì. Mà làm lớn cụ đừng nghĩ tủn mủn bỏ vốn nhỏ nhe.
Xưa nay em chưa thấy đứa nào thây miếng mà từ bỏ để làm lợi ích cho cộng đòng cả, nên em sẽ từ chối lĩnh thưởng hư danh, để chọn nuôi con cái và hưởng thụ. Nếu là em thì cái nào ra miếng là em làm keke
Cụ slaz8 chỉ ra phương án dịch hồ sang phía đông như hình trên đây so với phương án tỉnh Bình Thuận chọn là không hợp lý, bởi khi đó nó chỉ thu được nước từ chi lưu phía tả ngạn vì giữa chi lưu tả ngạn và chi lưu giữa có dãy đồi núi nằm ở cao độ 260-400 m chia tách hai chi lưu này, dung tích của hồ (nằm ở cao độ ~100 m) theo phương án này sẽ nhỏ, bởi tính theo diện tích lưu vực thì hồ này chỉ thu được nước từ một phần trong 41 km2 diện tích lưu vực của chi lưu tả ngạn (~43% diện tích lưu vực của hồ mà tỉnh Bình Thuận chọn). Với giả định lượng mưa phân bố đều trong toàn khu vực này thì dung tích hồ theo phương án này sẽ không quá 20-22 triệu m3, không đáp ứng được các mục tiêu cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân dụng đề ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Theo bài báo trên vnexpress (https://vnexpress.net/vi-sao-binh-thuan-chua-nop-bao-cao-tac-dong-moi-truong-du-an-ho-ka-pet-4650640.html) thì có 2 phương án là:
Ông Thành khẳng định đơn vị tư vấn đã nghiên cứu rất kỹ toàn bộ vùng này và chỉ có hai nơi đủ điều kiện xây hồ.

Đầu tiên là vị trí cách đập dâng Hàm Cần khoảng 4 km về phía thượng lưu, sát cầu Bà Bích - điểm hợp lưu của hai nhánh suối Bom Bi và sông Ka Pét. Đây là nơi có khả năng tạo hồ chứa ở thượng lưu, thuận lợi cho xây đập ngăn sông dài 550 m, cao 32 m, lưu vực sinh thủy lên đến 136 km2, nguồn nước dồi dào.

Tuy nhiên, vị trí này sẽ gây ngập 127 ha canh tác của dân xã Mỹ Thạnh, cầu Bà Bích và 3,5 km quốc lộ 1 - Mỹ Thạnh. Do đó dự án cần làm đường tránh dài 7,5 km ven lòng hồ phía đông. Ngoài ra, 620 ha đất rừng cũng bị ngập (trong đó có 25 ha rừng đặc dụng, còn lại là rừng sản xuất). Phương án này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.

Vì vậy tỉnh đã chọn phương án hai - cách vị trí phương án đầu 5 km về phía thượng lưu. Đây là điểm hợp lưu giữa hai nhánh sông với lưu vực 95,5 km2. Tính toán chiều dài đập giảm còn 179 m, cao 28,5 m. Ưu điểm phương án này là không gây ngập 127 ha đất canh tác của dân, cầu Bà Bích cũng như quốc lộ 1. Cách làm này chi phí thấp hơn, không phải đền bù đất nông nghiệp và làm đường tránh. Tuy nhiên, nhược điểm là gây ngập 619 ha đất rừng.

View attachment 8069250
Nhìn bản đồ này thì hồ Ka Pét phương án đã lựa chọn của tỉnh Bình Thuận có diện tích lưu vực hồ Ka Pét 95 km2 (gồm chi lưu hữu ngạn với diện tích lưu vực = 69,5 km2 và chi lưu giữa với diện tích lưu vực = 25,5 km2, số liệu lấy theo DTM) là hợp lý hơn so với phương án lui xuống phía nam khoảng 5 km về phía gần với đập Hàm Cần (diện tích lưu vực hồ theo phương án này là 136 km2, do ngoài phần thu từ chi lưu hữu ngạn và chi lưu giữa thì còn thêm chi lưu thứ ba ở tả ngạn có diện tích lưu vực không quá 41 km2 = 136 - 95) như các lý do mà ông Nguyễn Công Thành (Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng miền Trung, đơn vị chuyên môn tư vấn cho tỉnh Bình Thuận) đã nói trên đây.

Cụ slaz8 chỉ ra phương án dịch hồ sang phía đông như hình trên đây so với phương án tỉnh Bình Thuận chọn là không hợp lý, bởi khi đó nó chỉ thu được nước từ chi lưu phía tả ngạn vì giữa chi lưu tả ngạn và chi lưu giữa có dãy đồi núi nằm ở cao độ 260-400 m chia tách hai chi lưu này, dung tích của hồ (nằm ở cao độ ~100 m) theo phương án này sẽ nhỏ, bởi tính theo diện tích lưu vực thì hồ này chỉ thu được nước từ một phần trong 41 km2 diện tích lưu vực của chi lưu tả ngạn (~43% diện tích lưu vực của hồ mà tỉnh Bình Thuận chọn). Với giả định lượng mưa phân bố đều trong toàn khu vực này thì dung tích hồ theo phương án này sẽ không quá 20-22 triệu m3, không đáp ứng được các mục tiêu cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân dụng đề ra.
Đây là những cách trả lời chuẩn mực. Đầy đủ các thông tin cần bàn
Dù em chưa đồng ý với đáp án vì chưa xác nhận đày đủ thông tin. Nhưng em vẫn phải kính cụ 1 ly về phong thái.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Chính phủ hỗ trợ Bình thuận nhiều đấy cụ ạ. Thu ngân sách nội địa Bình thuận 1 năm gần 10 ngàn tỉ nhưng chi những gần 15 ngàn tỉ. 5 ngàn tỉ đó là Trung ương hỗ trợ.

Bây giờ làm cái hồ chứa nước đáng lẽ 900 tỉ thì nảy ra chỗ khác mất thêm 4 ngàn tỉ và bảo Trung ương hỗ trợ với lý do bảo vệ 160 héc ta rừng không phải là khu bảo tồn hay rừng đầu nguồn. Có mà Trung ương bợp tai.
Sao cái nguồn rừng của cụ lúc 620 ha mà h nhỏ lại thế. Tranh luận trên này toàn thông tin 1 chiều, không có nguồn tin cậy để tham khảo. Nên nếu bọn lều muốn dắt mũi đám đông thì rất dê.
Đến như em muốn tìm hiẻu cũng tháy nguồn thông tin rất hạn chế. Đáng lý những dự án kiểu này. 1 khi đã có các ý kiến trái chiều( cư tạm cho là không trung thực đi) thì phải có một trang thông tin công khai cho mọi người tìm hiểu . Chứ thong qua các bài báo bảo kieu "cái này là đúng. Chủ trương này là hay. Số liệu này là chuẩn ..." thì dân khó tin lắm. Vì đã quá quen với các dạng thông tin 1 chiều này rồi
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực

coindesar

Xe buýt
Biển số
OF-553591
Ngày cấp bằng
6/2/18
Số km
861
Động cơ
165,674 Mã lực
Sau một bài báo quăng xương là các kỹ sư thủy lợi online mọc như nấm sau mưa 🤣 Mở google map, làm vài cái click chuột, khoanh đỏ bản đồ và bắt đầu cãi sống cãi chết là vị trí này mới phù hợp, không ảnh hưởng đến rừng, hự hự.
Có chuyên môn thì hẵng phản biện các anh nhé.
 

Két Già

Xe tải
Biển số
OF-710031
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
264
Động cơ
106,614 Mã lực
Tuổi
41
Cụ ko phân biệt đc rồi. Đây là dự án của tỉnh, nghĩa là tiền chi từ ngân sách tỉnh. Bình thuận là tỉnh rất nghèo, sắp xếp được 900 tỉ trong 2 năm là cố gắng lớn rồi.

Nếu so sánh với Hà nội thì hàng năm HN đã phải nộp đi hơn 60% thu ngân sách, chỉ đc giữ lại có hơn 30%. Cho nên HN có làm 13 hay 130km đg trên cao thì cũng là sau khi đã chi viện rất nhiều cho các tỉnh khác. Chẳng nhẽ HN phải dốc cạn túi thì cụ mới vừa lòng?
chi thế là xứng đáng vì kết quả tốt mà.
Có chỗ em không hiểu lắm, Chính phủ không hỗ trợ tỉnh nghèo sao nhỉ? nhất là cá dự án lớn thế này, vì thủy lợi và bảo vệ rừng là nhiệm vụ chung của cả nước mà? Sao mỗi mình HN phải chỉ? TP HCM, Đặc Khu GDP cao như QN và nhièu tỉnh khác không hộ trợ à cụ?
cái đoạn giải ngân này em không hiểu
Dự án này hình như NSTW cũng bơm về ~65% , tỉnh tự chủ ~ 35% mà các cụ.
 

minhtree

Xe tải
Biển số
OF-47950
Ngày cấp bằng
3/10/09
Số km
317
Động cơ
968,234 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ có chuyên môn về thuỷ lợi thì đọc cái chương sơ bộ tính toán cân bằng nước của báo cáo DTM đi cụ. Hồ điều tiết năm, Wđến= Wđi, nhưng ko thấy tính đến W của La Ngà 3 bổ sung.

Chẳng sách giáo trình thuỷ lợi nào có định nghĩa lưu vực chính và lưu vực phụ cụ à. Cũng không có chuyện có hoặc không có hồ La Ngà 3. Công trình quan trọng quốc gia nhóm A của Bộ Nông nghiệp PTNT mà dám nói là nó sẽ không có.

Rồi cụ cuốn xuống xem báo cáo thẩm định của hội đồng thẩm định nhà nước. Bộ Nông nghiệp PTNT (cơ quan chủ quản dự án La Ngà 3) đề nghị không giao Bộ dự thảo tờ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư của Chính phủ, hội đồng không đồng ý.
Em đã bảo cụ phải đọc kỹ. Ngay đơn vị cụ còn nhầm thì nói làm gì. 1 cái là dung tích m3, 1 cái là lưu lượng m3/năm. Nếu cụ học thủy lợi mà còn nhầm thế thì chẳng còn gì để nói cả.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
385
Động cơ
34,607 Mã lực
Tuổi
32
Em đã bảo cụ phải đọc kỹ. Ngay đơn vị cụ còn nhầm thì nói làm gì. 1 cái là dung tích m3, 1 cái là lưu lượng m3/năm. Nếu cụ học thủy lợi mà còn nhầm thế thì chẳng còn gì để nói cả.
W là tổng lượng nước đến, đi. Đơn vị của nó là mét khối. Có phải lưu lượng Q đâu mà mét khối/ năm. Cậu này mới học năm nhất chưa qua đại cương, chưa học đến thuỷ văn công trình tính toán cân bằng nước bài toán cắt lũ à. Sai bét tè lè nhè mà cũng đi phát biểu, bắt bẻ.

 
Chỉnh sửa cuối:

uây tầu

Xe tải
Biển số
OF-344577
Ngày cấp bằng
28/11/14
Số km
475
Động cơ
286,005 Mã lực
Cụ có chuyên môn về thuỷ lợi thì đọc cái chương sơ bộ tính toán cân bằng nước của báo cáo DTM đi cụ. Hồ điều tiết năm, Wđến= Wđi, nhưng ko thấy tính đến W của La Ngà 3 bổ sung.

Chẳng sách giáo trình thuỷ lợi nào có định nghĩa lưu vực chính và lưu vực phụ cụ à. Cũng không có chuyện có hoặc không có hồ La Ngà 3. Công trình quan trọng quốc gia nhóm A của Bộ Nông nghiệp PTNT mà dám nói là nó sẽ không có.

Rồi cụ cuốn xuống xem báo cáo thẩm định của hội đồng thẩm định nhà nước. Bộ Nông nghiệp PTNT (cơ quan chủ quản dự án La Ngà 3) đề nghị không giao Bộ dự thảo tờ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư của Chính phủ, hội đồng không đồng ý.
Vì là hồ trung chuyển nên lưu lượng từ La Ngà 3 đến bao nhiêu thì Ka Két xả đi bấy nhiêu. Do đó trong tính toán cân bằng hồ chứa không cần kể đến lưu lượng của La Ngà 3 chảy vào là chính xác.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
26,042
Động cơ
1,266,440 Mã lực
W là tổng lượng nước đến, đi. Đơn vị của nó là mét khối. Có phải lưu lượng Q đâu mà mét khối/ năm. Cậu này mới học năm nhất chưa qua đại cương, chưa học đến thuỷ văn công trình tính toán cân bằng nước bài toán cắt lũ à. Sai bét tè lè nhè mà cũng đi phát biểu, bắt bẻ.

Em sắp sinh viên thủy lợi tại chức rón rén hỏi: sao w không có thời gian?????

Tổng lượng dòng chảy W (m3): Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một khoảng thời gian T.
 

minhtree

Xe tải
Biển số
OF-47950
Ngày cấp bằng
3/10/09
Số km
317
Động cơ
968,234 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đã nói cụ phải đọc kỹ. Dung tích hồ (m3) và lượng nước cấp từ La Ngà 3 (m3/năm). Khuyên thành thật cụ nếu k chuyên ngành thì tài liệu nên để các cụ có chuyên môn bàn luận. Còn nếu cụ học thủy lợi thật thì em không hiểu sao cụ ra được trường.
 

minhtree

Xe tải
Biển số
OF-47950
Ngày cấp bằng
3/10/09
Số km
317
Động cơ
968,234 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em sắp sinh viên thủy lợi tại chức rón rén hỏi: sao w không có thời gian?????

Tổng lượng dòng chảy W (m3): Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một khoảng thời gian T.
Thôi cụ ạ. Cán bộ Google nên nói nhiều họ không hiểu đâu. Dung tích với lưu lượng họ cũng nghĩ như nhau. 1 cái là dung tích hồ (m3) và 1 cái là lưu lượng được cấp bổ sung từ La Ngà (m3/năm) mà còn không phân biệt được thì tranh luận làm gì cho mất thời gian.
 

mandarhy

Xe tải
Biển số
OF-60680
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
379
Động cơ
443,130 Mã lực
Theo bài báo trên vnexpress (https://vnexpress.net/vi-sao-binh-thuan-chua-nop-bao-cao-tac-dong-moi-truong-du-an-ho-ka-pet-4650640.html) thì có 2 phương án là:
Ông Thành khẳng định đơn vị tư vấn đã nghiên cứu rất kỹ toàn bộ vùng này và chỉ có hai nơi đủ điều kiện xây hồ.

Đầu tiên là vị trí cách đập dâng Hàm Cần khoảng 4 km về phía thượng lưu, sát cầu Bà Bích - điểm hợp lưu của hai nhánh suối Bom Bi và sông Ka Pét. Đây là nơi có khả năng tạo hồ chứa ở thượng lưu, thuận lợi cho xây đập ngăn sông dài 550 m, cao 32 m, lưu vực sinh thủy lên đến 136 km2, nguồn nước dồi dào.

Tuy nhiên, vị trí này sẽ gây ngập 127 ha canh tác của dân xã Mỹ Thạnh, cầu Bà Bích và 3,5 km quốc lộ 1 - Mỹ Thạnh. Do đó dự án cần làm đường tránh dài 7,5 km ven lòng hồ phía đông. Ngoài ra, 620 ha đất rừng cũng bị ngập (trong đó có 25 ha rừng đặc dụng, còn lại là rừng sản xuất). Phương án này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.

Vì vậy tỉnh đã chọn phương án hai - cách vị trí phương án đầu 5 km về phía thượng lưu. Đây là điểm hợp lưu giữa hai nhánh sông với lưu vực 95,5 km2. Tính toán chiều dài đập giảm còn 179 m, cao 28,5 m. Ưu điểm phương án này là không gây ngập 127 ha đất canh tác của dân, cầu Bà Bích cũng như quốc lộ 1. Cách làm này chi phí thấp hơn, không phải đền bù đất nông nghiệp và làm đường tránh. Tuy nhiên, nhược điểm là gây ngập 619 ha đất rừng.

View attachment 8069250
Nhìn bản đồ này thì hồ Ka Pét phương án đã lựa chọn của tỉnh Bình Thuận có diện tích lưu vực hồ Ka Pét 95 km2 (gồm chi lưu hữu ngạn với diện tích lưu vực = 69,5 km2 và chi lưu giữa với diện tích lưu vực = 25,5 km2, số liệu lấy theo DTM) là hợp lý hơn so với phương án lui xuống phía nam khoảng 5 km về phía gần với đập Hàm Cần (diện tích lưu vực hồ theo phương án này là 136 km2, do ngoài phần thu từ chi lưu hữu ngạn và chi lưu giữa thì còn thêm chi lưu thứ ba ở tả ngạn có diện tích lưu vực không quá 41 km2 = 136 - 95) như các lý do mà ông Nguyễn Công Thành (Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng miền Trung, đơn vị chuyên môn tư vấn cho tỉnh Bình Thuận) đã nói trên đây.

Cụ slaz8 chỉ ra phương án dịch hồ sang phía đông như hình trên đây so với phương án tỉnh Bình Thuận chọn là không hợp lý, bởi khi đó nó chỉ thu được nước từ chi lưu phía tả ngạn vì giữa chi lưu tả ngạn và chi lưu giữa có dãy đồi núi nằm ở cao độ 260-400 m chia tách hai chi lưu này, dung tích của hồ (nằm ở cao độ ~100 m) theo phương án này sẽ nhỏ, bởi tính theo diện tích lưu vực thì hồ này chỉ thu được nước từ một phần trong 41 km2 diện tích lưu vực của chi lưu tả ngạn (~43% diện tích lưu vực của hồ mà tỉnh Bình Thuận chọn). Với giả định lượng mưa phân bố đều trong toàn khu vực này thì dung tích hồ theo phương án này sẽ không quá 20-22 triệu m3, không đáp ứng được các mục tiêu cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân dụng đề ra.
Cảm ơn cụ thông tin cụ thể, dễ hiểu để em được thông suốt ạ. Tuy nhiên em có một vài thắc mắc như sau:

1. Lựa chọn làm lọc nước ngọt từ nước biển có trở ngại gì? DA lọc này em nghĩ có thể tiếp cận vốn vay, viện trợ quốc tế nên tự chủ NS để chi phí chỉ là 1 phần thôi.

2. Người di chuyển được nhưng rừng không di chuyển được. Nếu 2 PA về hồ như cụ nêu thì em chọn PA 1. Việc đền bù đất nông nghiệp cằn cỗi, KV thiếu nước sang KV khác tương lai được đảm bảo về các điều kiện SH, nếu ko có chủ trương của CQ thì dân cũng tự đi. Sao ko lên thành chính sách để thu hút lòng dân địa phương?

3. Phá bỏ 600ha rừng phải trồng lại gấp 3, trong những năm đầu phải chăm sóc kỹ, tưới nước đủ, vậy nước đâu để chăm mới khu rừng trồng mới để cây phát triển nhanh, tốt, hay bỏ mặc để cây khô, cằn ạ? Hay DN nộp tiền trồng cho NS là xong ạ?

Mấy thắc mắc này em hỏi chắc cũng sẽ có cụ nói ngu, nhưng thôi, ko biết thì em cũng khó chịu mà chẳng biết hỏi ai ạ. Mong được các cụ có hiểu biết giải đáp ạ.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
26,042
Động cơ
1,266,440 Mã lực
Tuy nhiên em có một vài thắc mắc như sau:

1. Lựa chọn làm lọc nước ngọt từ nước biển có trở ngại gì? DA lọc này em nghĩ có thể tiếp cận vốn vay, viện trợ quốc tế nên tự chủ NS để chi phí chỉ là 1 phần thôi.
Cái này để các anh bộ đội ngoài Trường Sa hỏi mới đúng chứ nhỉ
 

binhduongdriver

Xe buýt
Biển số
OF-405180
Ngày cấp bằng
17/2/16
Số km
514
Động cơ
250,107 Mã lực
2 hồ này cách nhau 27km và nằm ở 2 phía núi khác nhau, phục vụ cho 2 khu vực khác nhau. Nên chả liên quan gì cụ ạ

View attachment 8069074
Nó liên quan ở chỗ : Đưa dự án vào làm để kiếm chác xong thì kệ cha mục đích chính của nó, lãnh đạo BT bao đời có vấn đề rồi mà.
 

deverlex

Xe tăng
Biển số
OF-695123
Ngày cấp bằng
18/8/19
Số km
1,006
Động cơ
136,535 Mã lực
Cái mà cụ chắc chắn, thì lại chả chắc chắn tý nào.

Cao trình mực nước dâng hồ La Ngà 3 là 162m
Nguồn: https://tuoitre.vn/ho-thuy-loi-khung-gan-10-000-ti-dong-15-nam-tren-giay-202104240815003.htm
View attachment 8069036
Cao trình mực nước dâng hồ Ka Pét là 136m
Nguồn: ĐTM

Mà để khỏi phải tranh luận thêm, em trích luôn mục đích dự án hồ Ka Pét từ ĐTM cho cụ đọc

View attachment 8069030
Cung cấp cho cụ, nước lấy từ sông La Ngà, điểm dẫn nước là 300m cơ cụ ạ
1694137659693.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top