Hồ chứa ngoài nhiệm vụ cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt nó còn nhiệm vụ quan trọng nữa là cắt lũ các cụ à. Đồng bằng Bắc Bộ của ta ngày xưa luôn luôn bị đe dọa bởi thảm họa lũ lụt, nên phải đắp đê nhưng thường xuyên vỡ đê. Từ khi có hệ hồ chứa thủy điện trên Sông Đà, Sông Hồng thì Hà Nội mới yên tâm.... Các cụ có biết Ninh Bình chính là vùng phân lũ của Hà Nội không? Ngày xưa thời Pháp cài sẵn thuốc nổ vào các của van của cái đập gì ấy e quên mất tên, để khi xảy ra thảm họa sẽ phá cho nước đổ về Ninh Bình để bảo vệ Hà Nội... Mới đây thôi hình như năm 2016 2017 gì ấy, suýt tí nữa phải làm cái việc ấy, cụ TTg đã phải đi thuyền trên sông Đáy để quan sát, sẵn sàng đưa ra quyết định khó khăn...
Ngoài ra, hồ chứa còn có nhiệm vụ đảm bảo dòng chảy môi trường, để đến mùa khô có nước xả ra chống xâm nhập mặn bảo vệ đất nông nghiệp. Nhiệm vụ này cũng quan trọng không kém. Chính vì Trung Quốc họ làm các đập siêu to khổng lồ giữ nước ở thượng nguồn Lan Thương - Mekong mà năm nào đồng bằng Sông Cửu Long của mình ở hạ nguồn cũng bị xâm nhập mặn..
Những hồ chứa lớn như HCN Ka Pét này đều là dạng công trình đa mục tiêu có các nhiệm vụ quan trọng như trên, ở Bình Thuận thì đang bị sa mạc hóa, không có cái hồ chứa ấy đôi ba chục năm sau biến đổi khí hậu mùa lũ thì tàn phá mùa hạn thì chết khô, đất Bình Thuận con người không thể sinh sống được...
Còn về quy định bây giờ thì mất rừng phải đền bồi lại rừng, mất 1ha rừng sản xuất thì phải trồng lại 1ha rừng sx, mất 1ha rừng phòng hộ đền bồi lại 3ha. Muốn làm hồ chứa thì phải xong thủ tục trồng rừng thay thế trước, xác định rõ khu vực nào sẽ trồng rừng để đền bồi, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế xong, nộp tiền cho quỹ phát triển rừng để họ trồng thay thế thì mới được triển khai tiếp dự án...