- Người Campuchia ở nông thôn cực kỳ dễ mến và thật thà, họ mua sắm rất ít khi kỳ kèo trả giá, ai làm ăn uy tín thì họ sẽ làm ăn lâu dài luôn, ví dụ có đợt máy mình gặt lúa không kịp nên mình có kêu máy của thằng bạn qua gặt của chú kia, nhưng chú đó nhất định không chịu thuê máy người khác vì sợ mất uy tín với tui, đến khi tui gọi điện thoại giải thích thì chú mới chịu cho máy khác gặt lúa
- Riêng cá nhân tôi cảm thấy nếu ai là người Vn muốn lập nghiệp ở Cam thì nên lập nghiệp ở nông thôn sẽ dễ hơn vì dân ở đây ôn hòa, dân Pnompenh, Sihanoukville đa phần ghét người Việt (chủ yếu là mấy khứa sinh viên tham gia mấy đảng chống nhà Hunsen và mấy cháu nhỏ sinh từ 1990 trở về sau), chưa kể tình hình ở mấy thành phố bên này khá bất ổn, trộm cướp ngày càng nhiều hơn, và những nghề bạn có thể khởi nghiệp là bán thuốc tây, lập nông trại, sửa máy, riêng bên này mua thuốc tây uống cực kỳ khó tìm được quầy thuốc chưa kể chất lượng thuốc thì không tốt như Vn, nên nếu có qua thì mình khuyên nên mua sẵn thuốc từ Vn qua
- Còn về vấn đề người Việt sống vất vả trên biển hồ thì đa phần họ đều di cư từ Vn sang giai đoạn 80-90, họ đa phần là người Việt nhưng có gốc gác Campuchia sống ở mấy tỉnh miền Tây như sóc trăng, trà vinh (bạn để ý kỹ sẽ thấy họ có nhiều nét rất giống đồng bào Khmer ở miền tây) sau khi Polpot sụp đổ họ muốn hồi hương nên chuyển qua đó ở, chưa kể ở thời điểm đó cá, mắm ở biển hồ Campuchia cực kỳ nhiều và trù phú hơn cả miền tây luôn (lúc đó thì việc di cư từ miền tây sang đây lập nghiệp là hoàn toàn đúng), nhưng sau này khi lượng cá giảm và chính phủ Cam quản lý chặt việc đánh cá thì đâm ra họ mất việc và không biết làm gì khác, còn một nhóm Việt kiều campuchia nữa (đa phần là người việt như mình) qua đây thường buôn bán và sống thành một cộng đồng tập thể, ở Pnompenh có hẳn một khu chợ người Vn luôn, nhóm việt kiều thứ 3 sang đây bắt đầu từ những năm 2000 trở về đây, đa phần họ sang đây làm công cho các ông chủ người Việt có nhà xưởng hoặc làm cho các ông chủ người TQ, nhóm còn lại thì buôn bán tự do vài tháng thì về lại Vn lấy hàng rồi đi buôn bán tiếp
- Việc qua lại giữa 2 nước cũng khá thuận tiện, thường các xã ở biên giới 2 nước (xã nào có kết nghĩa qua lại) thì dân mấy xã đó chỉ cần xuất CCCD là được, còn dân xứ khác thì vẫn phải làm thủ tục như quy định
- Người Cam họ làm việc lúc trời nắng cực khỏe, bởi vậy khi tới mùa thu hoạch củ mì, mía, sắn dây hay vác lúa thì mấy tay láy buôn thường mướn dân Cam làm, dân Cam khi bán nông sản thì họ thích bán cho mấy thương láy An Giang và Tây Ninh nhất vì họ đa phần nói tiếng Campuchia rất giỏi và trả tiền liền chứ không hẹn trả sau, khi giao dịch thì họ thích được trả bằng đô la Mỹ hơn đồng Riel
- Ở trên bàn ngoại giao hoặc trên báo có thể căng thẳng chứ riêng bộ đội biên phòng hai nước đa phần khá thân thiện với nhau và hầu như không bên nào muốn xung đột, tôi còn thường xuyên thấy họ giao lưu thể thao, ca hát, chúc tết nhau không khác gì anh em bằng hữu thực sự, bộ đội bên mình cũng thường xuyên qua mấy xã biên giới để khám bệnh, gắn đèn mặt trời giúp họ, lâu lâu có mấy ca bệnh nặng cần chuyển tuyến xuống Chợ Rẫy thì bên mình còn giúp họ chở người bệnh đi nhanh nhất có thể, mấy anh Cam thì cũng hay cho mình mấy thùng bia Angkor, khô, mắm để cảm ơn (bia này uống ngon cực)
- Riêng về hệ thống phòng thủ biên giới thì các bạn hoàn toàn có thể yên tâm, đồn, chốt biên phòng bên mình hơn họ về cả số lượng lẫn công tác hậu cần mình cũng tốt hơn, phía bên nước bạn đa số đường tuần tra biên giới vẫn còn đường đất và đến tận năm ngoái mới có lứơi điện (khu vực quanh Tây Ninh) và lưới điện đó cũng do mình hỗ trợ kéo qua
- Hệ thống cơ quan nhà nước của họ gọn và ít thủ tục hơn mình (đặc biệt là việc sở hữu xe oto hay nhập khẩu xe từ nước khác), quan chức bên này có lương cao hơn mức trung bình cả nước nhưng bên này tham nhũng hơn Vn rất nhiều và bộ máy làm việc kém hiệu quả, riêng cứ tới sinh nhật mấy ông cảnh sát trưởng hay quan chức địa phương thì một dàn siêu xe của mấy ông đại gia lũ lượt kéo nhau đem quà tới chúc mừng
- Bên này giới giang hồ có máu mặt thì phải gọi tên chú Út Tráng Long An, chú này nắm trùm gần như các dịch vụ đá gà bên này, ai dân chơi thứ thiệt hoặc hỏi các chú lớn tuổi hay qua Cam làm ăn thì sẽ biết chú này, do chú này ít lên mạng xã hội nên nhiều bạn không biết