Hồi em ở bên Campuchia thì đất nước này có 4 thế mạnh về kinh tế:
- Lúa gạo
- Cá Biển Hồ
- Cây cao su
- Khai thác gỗ
Trải qua hơn 40 năm phát triển chắc họ cũng vẫn phải dựa vào 4 thế mạnh đó. Năm ngoái có thời gian khá dài sang làm việc bên đó thì thấy họ phát triển khá nhanh, nhất là thành phố Phnom Penh. Ở đó 10 năm thuộc từng góc phố, bờ tường mà khi quay lại phải định hình khá lâu mới nhận ra những khu vực cũ.
Em cập nhật từ thông tin của cụ tí nhé:
- Lúa gạo: Phát triển mạnh- một số doanh nghiệp sang mua gạo VN về chế biến- đóng gói- xuất khẩu
- Cá Biển Hồ: đánh bắt không bền vững- cá ít dần- Tháng 11/2023 em qua Biển hồ sau đợt mưa rào hàng chục người dân ra quăng chài mà chả được mấy cá- Nhiều người Việt ở Biền hồ trước dụa vào tôm cá- nay cuộc sống khó khăn
- Cây cao su: Đang phát triển
- Khai thác gỗ: Tài nguyên gỗ dần cạn kiệt, người dân ven rừng phá rừng trồng Điều và sắn- 90% hạt điều ở Cam thu hoạch xong bán cho cty Việt Nam- lơij nhuận thấp
Mấy cái như cụ Angkorwat nói là cách đây nhiều năm, bây giờ tình hình đã thay đổi. Chủ yếu ở 3 điểm: dân số Cam tăng nhanh (từ 4 triệu năm 1980 lên gần 17 triệu năm 2022), một số tài nguyên dần cạn (rõ nhất là cá sông Mekong và gỗ quý), và hình dung thu nhập của người dân đã khác xa mấy chục năm trước.
1. Lúa gạo: Vẫn là nguồn thu nhập quan trọng của người nông dân Cam. Ở mảng này Cam có 1 lợi thế là sự nâng đỡ từ EU cho các nước rất nghèo (GDP đầu người dưới 2 ngàn đô/năm), nên gạo Cam xuất sang EU tương đối dễ và được giá. Tuy nhiên Cam trồng lúa vẫn như vài trăm năm trước: giống 6 tháng, 1 năm 1 vụ, năng suất khoảng 2,5-3 tấn/ha, nên nuôi ăn thì được nhưng tiền kiếm không bao nhiêu.
2. Cả Biển Hồ: đã gần như cạn kiệt. Do đánh bắt quá đà và xây nhiều đập trên thượng nguồn.
3. Cao su: Những năm vừa rồi giá cao su tự nhiên rất thấp, Việt nam còn lao đao đừng nói Cam.
4. Gỗ quý: đã gần cạn.
Mấy năm gần đây có nhiều nhà đầu ******* Cam mở xưởng may, tận dụng giá lao động rẻ và ưu đãi cho nước rất nghèo. Ngoài ra thì trong nông nghiệp, Cam có 1 mảng quan trọng là trồng xuất sang Việt nam (lúa gạo, điều, hoa quả), tuy nhiên chủ phần lớn là người Việt chứ không phải người Cam.
Việt nam có ý đồ nhưng không đủ lực để o bế về kinh tế cho Cam nên từ gần chục năm nay Cam đã tìm chỗ dựa kinh tế ở Trung quốc. Tất cả những phát triển bề ngoài ở Cam những năm gần đây (đường xá, cao ốc, các công trình lớn vv) đều là đầu tư hoặc trợ giúp từ Trung quốc, không phải nội lực của Cam.