- Biển số
- OF-322221
- Ngày cấp bằng
- 4/6/14
- Số km
- 232
- Động cơ
- 290,940 Mã lực
Lên trên cho các cụ tập làm văn em hóng
VÃI CỤ, bác cảm ơn cháu ))))))))Đây là bài viết của em ợ :
Mùa xuân năm 1994
Ngày mùng 2 Tết lần đầu tiên về quê người yêu ra mắt ở huyện Châu Thành - Đồng Tháp, tâm trạng em đan trộn hồi hộp lẫn âu lo. Gớm, họ hàng nhà người yêu đông như kiến cỏ : 8 người dì, 4 người cậu, 6 người chú, 2 người cô cùng hàng lô hàng lốc con cháu.
Ngày Tết miền Nam sau những màn chào đón, thăm hỏi luôn là những bàn tiệc đã dựng sẵn với những món ăn truyền thống : Gà luộc lá chanh chấm muối ớt, chả lụa bánh mì, tôm càng xanh nướng, cá tra nấu canh chua, khổ qua hầm cá thác lác, thịt kho tàu, dưa hành chua ... và tất nhiên không bao giờ thiếu 1 thứ đó là rượu
Rượu Đồng Tháp nhạt chứ không đậm đà và nặng đô như những xứ khác nhưng với những người chưa hề lâm trận bao giờ như em thì chỉ cần ngửi thấy mùi là đã muốn say. Dù muốn dù không thì "nhập gia phải tùy tục". Chén rượu ngày xuân của người miền Nam luôn chứa đựng nhiều tình cảm, tâm tình của những người con tứ phương trời quần tụ lại trong những ngày này. Và em cũng thế, cũng phải hòa mình vào những tình cảm ấy qua men rượu.
Ngồi chung bàn với 7 người anh của người yêu (người yêu của em là con gái duy nhất trong gia đình 8 anh em) em phải chịu cảnh "ra mắt" mà muốn rớt nước mắt các cụ ợ. Trên bàn rượu có 3 cái ly (loại ly uống nước trà), 1 ly do "chủ xị" cầm tài, 1 ly xoay vòng và 1 ly tình cảm "đá bổng đá bỏ". Chính vì cái ly tình cảm đá bổng ấy mới làm chết em đấy. Vì là người lần đầu tiên xuất hiện nên em luôn nhận được sự quan tâm chào đón của mọi người và chính vì thế cái ly tình cảm nó làm việc hết công suất và em cũng nhanh chóng "ngu" luôn. Kỷ niệm em không thể nào quên được là khi ông bố vợ tương lai sang bàn của em mời rượu. Tất nhiên, em là người được quan tâm nhất. Sau những câu chúc Tết, ông cầm ly rượu đưa em. Không biết do sợ quá hay sao nên em bị liệu trả lời ông bố vợ : " Bác cám ơn cháu". Các cụ thấy có chết không
Đó là kỷ niệm không bao giờ quên của em. Còn các cụ thì sao ợ
Có ai ngồi kế bên lau mặt không cụEm thì đến nhà vợ uống rượu xong hai cha vợ con rễ đi hát karaO(m)ke. Haha vui lắm
Cụ có thể ngắt dòng xuống câu được không, em hoa hết mắtCụ thông cảm. Vì ngày đầu năm em cũng hơi bận ... tiếp khách Nào là bạn bè, khách hàng v.v... với cả núi công việc ngày đầu năm Nên mạch văn của em có hơi bị gián đoạn tí
Có chấm phẩy là tốt rồi cụ ơi, có cụ viết mà e đọc xong còn tý đứt hơi cơ màCụ có thể ngắt dòng xuống câu được không, em hoa hết mắt
Em xin phép xuống dòng rồi mới đọc tiếpTiếp theo chuyện "Đi hỏi vợ cho thằng Út"
Mấy anh em giờ đây đã tập trung đầy đủ vào vị trí của mình. Như thường lệ, anh Hai lại đứng lên phát biểu khai mạc :”A hèm, Mấy em trật tự nghe anh Hai nói nè. Được sự chấp thuận và chỉ đạo của má, hôm nay, anh Hai đãi mấy em tại tư gia nhân dịp ngày Tết giữa năm, mùng 5 tháng 5. Thứ nhất, anh em ta họp mặt xum vầy với nhau ăn Tết. Thứ Hai, ngày mai anh em ta sẽ nghỉ nhậu để dưỡng sức và lo chuẩn bị cho đám nói của thằng Út vào ngày mùng 7 tới. Do đó, anh tuyên bố, buổi nhậu hôm nay, anh cho phép mấy em được chìm xuồng tại chỗ. Vỗ tay”. Cả bàn nhậu vỗ tay rào rào theo hiệu lệnh của anh Hai và tiệc nhậu bắt đầu khai cuộc.
Ly rượu nhanh chóng xuất phát từ chỗ anh Hai chạy đi khắp bàn. Sau khi phổ biến, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người về công tác chuẩn bị đám dạm ngỏ của thằng Út, anh Hai tâm tư :”Tụi nhỏ bây giờ sướng thiệt, thích con nào, lên tiếng là gia đình đồng ý liền, chả bù cho anh với thằng Ba ngày xưa, ông bà đặt đâu, con cháu ngồi đó”. Mấy ông anh vợ đều thấu hiểu hoàn cảnh của nhau nên không thắc mắc câu nói của anh Hai, chỉ có em là thằng rể nên thực sự có chút mơ hồ. Anh Hai như hiểu được tâm trạng đó của em, anh nhìn em giải thích :”Hồi đó, ba mình (bố vợ em) quanh năm đi làm trên SG, một năm chỉ về nhà có vài lần nên mọi việc trong nhà, đều do ông nội quyết định.
Khi mấy anh đến tuổi lấy vợ, ông nội đích thân đi coi mắt, rồi ra lệnh cưới là phải cưới, hổng ai dám cãi lời. Mà tiêu chuẩn về con dâu của mấy ông bà ngày xưa “ngặt” lắm. Tướng tá phải cao ráo, to con càng tốt, vòng 1,2 không quan trọng chỉ quan trọng vòng 3. Ông bà xưa quan niệm, vòng 3 càng lớn thì con cái càng nhiều. Tiêu chuẩn tiếp theo là phải giỏi tề gia nội trợ, đức hạnh, còn nhan sắc bị rơi xuống hàng thứ yếu. Bời vậy mới thấm câu “thân trai mười hai bến nước, đẹp nhờ, xấu chịu”. Bàn nhậu đang lắng đọng với dòng tâm sự của anh Hai, bỗng dậy lên tiếng cười rần rần sau câu thơ minh họa của ổng. Anh Tư tính hay bắt bẽ, đứng lên cãi liền :”Hồi xưa ông bà nói thân gái mười hai bến nước chứ ai nói thân trai đâu anh, trong nhờ đục chịu chứ xấu đẹp gì ở đây, ha ha. Anh chế thơ ông bà quá anh Hai ơi.”. Anh Hai cười khà khà, nói :”Thì mai mốt anh già, anh cũng thành ông bà. Mấy em ghi lại câu này của anh, để mai mốt cho mấy đứa nhỏ học nghen, ha ha”. … (còn tiếp)
Em rất cám ơn sự góp ý của mợ Dê Tuy nhiên, việc xuống dòng của mợ không xét đến câu nói của ông anh Hai nên đã làm gián đoạn đi tính liên tục của nó . Để trích dẫn các câu nói em đều bỏ nó trong dấu "" ngoặc kép.Em xin phép xuống dòng rồi mới đọc tiếp
Khi nói chuyện trước khi chốt hạ câu cuối hoặc vào vấn đề chính người ta thường dừng lại vài giây để mọi người chú ý . Em không cố ý sửa bút cụ chỉ là em xuống dòng đọc cho đỡ hoa mắtEm rất cám ơn sự góp ý của mợ Dê Tuy nhiên, việc xuống dòng của mợ không xét đến câu nói của ông anh Hai nên đã làm gián đoạn đi tính liên tục của nó . Để trích dẫn các câu nói em đều bỏ nó trong dấu "" ngoặc kép.
Sở dĩ em ít khi xuống dòng vì không muốn làm tốn tài nguyên của diễn đàn. Nhưng việc đọc chậm, theo từng dấu chấm, dấu phẩy sẽ giúp ta cảm nhận tốt hơn câu chuyện của người kể chứ không cần thiết phải xuống hàng - gạch đầu dòng. Trân trọng