- Biển số
- OF-434944
- Ngày cấp bằng
- 6/7/16
- Số km
- 350
- Động cơ
- 216,430 Mã lực
- Tuổi
- 35
Có tiền thì nên đi nhưng có đi có về! Đi dể phtrien ban than và ve gop ik cho đất nước kho thi VN chảy máu chất xám hết ><
Học cái gì mà nó không được bảo vệ bởi biên giới và luật lệ của nước sở tại thì căn bản là cụ sẽ phải cạnh tranh với cả bọn ở nước khác nữa, mệt hơn nhiều. Nói chung thì các nước phát triển nó rất dễ hút người sang sống và làm việc, nên nếu có opening mở ra mà lại ko đòi hỏi chứng chỉ hành nghề gì cụ thể thì tội gì người ta không apply sang... lúc đấy cơ hội của cụ sẽ nhỏ đi. Cụ đã bỏ mấy củ ra cho con đi học thì theo em mục đích là phải ở lại, mà ở lại thì ít nhất phải học cái gì để mình có lợi thế hơn cái bọn ko đầu tư mấy củ đi học. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng ở mức căn bản nhất thì phải như thế.Nhiều thông tin hay quá! Cụ Mode giải thích thêm hộ em chỗ này sao phải tránh với ạ!
Nói thêm, đi làm công ty hoặc hảng xưỡng ăn lương thì thường cuối năm khai thuế sẽ lấy được tiền về ( vì đã đóng tạm thu trước rồi), số tiền này tụi em thường dùng để nghỉ mát hoặc sửa chữa nhà.
Em chém bừa mà cũng suýt trúng cụ nhềCụ dã man còn hơn con ngan! Thu nhập như cụ chủ thớt em đồ là nộp thuế khoảng 10% đã là nhiều roài. Để cho người ta còn sống với chứ cụ!
Đồng ý với suy nghĩ của cụ là mua nhà trả góp thì cũng như đi thuê. Tiền hàng tháng là như nhau. Sau n năm thì cái nhà là của mình.Cụ này tính chán nhỉ? cụ đi thuê cái nhà cũng mất đúng tầm tiền cụ trả bank hàng tháng. Trong khi mua nhà cụ chỉ khác chỗ cụ phải down một khoản tiền vào, sau đó nhà đó nó sẽ thành của cụ. Dân Việt ở nước ngoài đa số đầu tư vào nhà cửa, vì chắc cú hơn vì giá nhà luôn luôn có xu hướng lên, trong khi đầu tư vào cổ phiếu thì đòi hỏi phải có am hiểu về lĩnh vực tài chính. Chứ ở nước ngoài hiếm khi họ để tiền chết trong bank như Việt Nam vì lãi suất so với lạm phát thì không sinh lời nhiều.
Vấn đề tính thuế thu nhập cụ minhngoc61 chia sẻ em thấy đây là một vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi nhưng ít người lao động, đặc biệt người Việt để ý đến. Bên này việc khai thuế hoàn toàn làm qua mạng, nên chỉ cần điền trên mạng rồi photo ra vất đến chỗ làm là xong. Hàng năm sở thuế họ luôn có một danh sách các mức thu nhập và % thuế đánh cho từng mức thu nhập đó. Cái này cực quan trọng để control giờ làm thêm của mình cũng như đàm phán mức lương khi kí hợp đồng. Vì chỉ cần chênh nhau khoảng 1000€ là cụ phải áp dụng một mức thuế cao hơn trong khi lợi lại chả được bao nhiêu. Em ví dụ đơn cử như với mức thu nhập trước thuế một năm là 15000€, thì thuế nó đánh là 11,8%, lương tháng sau thuế sẽ là 1200€. Trong khi nếu làm quá 1000€, tức là 16000€ trước thuế một năm thì thuế đánh lại là 13,2% và thu sau thuế là 1280€, nghĩa là chỉ chênh nhau có 80€ một tháng nhưng phải các cụ phải làm thêm hơn 66 giờ. Hơn nữa bên này mọi chi phí như ăn học của con cái, khám bệnh đều đánh theo thu nhập, người thu nhập càng cao thì càng nhận được ít sự trợ giá của nhà nước và phải trả nhiều tiền hơn. Thế nên một người có mức lương 40000€ sống chưa chắc đã thoải mái bằng người có mức lương chỉ từ 30000-35000€.
Còn thuế vay mua nhà mà chỉ co 3,75% một năm em thấy là khá rẻ. Bên em phải có sự trợ giá của nhà nước mới được cái lãi suất ưu đãi đó trong vòng 10 năm, sau 10 năm phải trả theo marginal rate của nhà băng. Thông thương lãi suất của bank chỉ khoảng 2-2,5% một tháng, nhưng phải trả thêm lãi liên ngân hàng euribor thì nó cũng đội lên 4%. Tụi làm tín dụng ngân hàng hay bán xe nó luôn muốn cho dân nước ngoài vay, vì nó biết đội này là toàn khách hàng tiềm năng (tiền mặt nhiều và thường các thành viên trong gia đình hay hỗ trợ nhau). Nhưng vấn đề nằm ở chỗ thủ tục nó bị ràng buộc bởi pháp luật nên nó bắt buộc phải làm chặt. Hồi em mua con xe của em là em mới đi làm được có 4 tháng (vừa hết thời gian thử việc), dựa vào tín dụng của em thì em không mua nổi một con xe khoảng 10000€ chứ đừng nói 20000€. Nhưng cuối cùng thằng sale nó tư vấn cho em chỉ 5 phút sau em lái con xe đó về, mà em không hề down một đồng nào. Toàn bộ tiền down cũng như tiền mua xe là em vay ngân hàng hết, nhưng vay từ hai ngân hàng khác nhau .
Em chĩ thuôc loại bình thường ở bên này thôi bác ạ, không phải là ngon lành. Ngon lành bên Mỹ này thì phải có tiền triệu, nhà ở trên đồi, hoặc sát bãi biển. Nhà em ở nhỏ xíu , xe em đi cũng là mua trả góp, còn lâu mới mới thuôc về mình . Em không biết gì vê nước úc nên không biết khuyên bác học ngành gì, chỉ biết khuyên chung chung là học ngành gì mã xã hội Úc cần, càng khó học, càng ít người chịu học thì càng tốt, vì ít cạnh tranh trong việc kiếm việc làm. Em học Medical Engineer do vậy kiếm việc làm cũng không khó ở bang Cali này.Cụ Minhngoc cho em hỏi cụ sang đó năm cụ bao nhiêu tuổi? Quá trình học hành bên đó thế nào mà 10 năm cụ đã ngon lành vậy? Em 41 tuổi sang Úc giờ cũng băn khoăn k biết học lại cái gì hay làm tay chân cho nhanh? Em là dân xây dựng ở VN
Dù có mua cả thành phố thì cũng không được coi là công dân Mỹ đâu bác. Có thể xin được thẻ xanh hay không thì em không biết....Theo luật Di trú Mỹ thì muốn thành công dân Mỹ, trước hết bác phải có thẻ xanh, sau đó cư trú trên đất Mỹ đũ thời gian qui định, tuân thủ luật pháp Mỹ, có tư cách tốt, phải qua kỳ thi nhập tịch, phải làm lể tuyên thệ trước quốc kỳ Mỹ thì mới trở thành công dân MỸ.Sao ko thấy cụ / mợ nào nói về cụ Phạm Đình Nguyên - Cafe PhinDeli nhỉ? Trường hợp tự kinh doanh như cụ ý hoặc gần giống cụ ý thì có được coi là công dân Mẽo ko nhỉ, cần những điều kiện ntn? Các cụ khai sáng em với.
Em có ông bạn cùng sang học, lấy 1 cô vợ người Đức.Rủi ro trong đầu tư nhà đất là có, tuy nhiên phần đông người Việt ở nước ngoài họ mua nhà xuất phát từ nhu cầu sử dụng...
Cụ cứ đi bình an là tốt rồi, đi càng nhiều càng tốt. Để ik với chất xám ở nhà bọn em lo.Có tiền thì nên đi nhưng có đi có về! Đi dể phtrien ban than và ve gop ik cho đất nước kho thi VN chảy máu chất xám hết ><
cụ viết hay quá , em xin nghiên cứu còm này của cụHọc cái gì mà nó không được bảo vệ bởi biên giới và luật lệ của nước sở tại thì căn bản là cụ sẽ phải cạnh tranh với cả bọn ở nước khác nữa, mệt hơn nhiều. Nói chung thì các nước phát triển nó rất dễ hút người sang sống và làm việc, nên nếu có opening mở ra mà lại ko đòi hỏi chứng chỉ hành nghề gì cụ thể thì tội gì người ta không apply sang... lúc đấy cơ hội của cụ sẽ nhỏ đi. Cụ đã bỏ mấy củ ra cho con đi học thì theo em mục đích là phải ở lại, mà ở lại thì ít nhất phải học cái gì để mình có lợi thế hơn cái bọn ko đầu tư mấy củ đi học. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng ở mức căn bản nhất thì phải như thế.
Thực ra cứ nói là Tây nó coi trọng tài tiếc không coi trọng bằng cấp này kia nhưng có một thực tế là luật pháp của chúng nó chặt vô cùng, muốn làm cái gì cũng phải có license chứ ko phải cứ nhảy vào là làm. Nói đơn giản như ở bên Úc nó như thế này: Ví dụ có bằng kĩ sư về điện, hay thậm chí bằng tiến sĩ về điện, dạy bọn kĩ sư điện trong trường đại học... nhưng muốn sửa hộ bạn cái công tắc đèn thì lại ko được, mời ông đi học và thực tập lại nghề thợ điện vài năm đã. Còn ông có kiến thức cao siêu về điện, ok cho ông tự sửa điện ở nhà ông thôi chứ động vào nhà hàng xóm là ko được. Tương tự cụ có thể là bác sĩ cực giỏi ở VN (giỏi thật, mổ nhiều quen tay vững hơn bác sĩ Tây), nhưng sang đây thì nó tống đi học lại hàng năm trời trước khi nó cho cụ cầm lại dao mổ... như vậy nghề thợ điện hay bác sĩ ở Úc sẽ đỡ bị áp lực từ bên ngoài hơn.
Nhưng cũng có những cái nghề nó ko bị cản bởi những cái luật pháp và chứng chỉ của nước sở tại như thế. Cụ có thể học nghề IT ở VN nhưng nhảy vào làm ở những công ty lớn nhất của Úc cũng được, hoặc tốt nghiệp tiến sĩ ở VN nhưng cũng có thể nhảy vào làm giáo sư ở trường Đại học xịn nhất của nó cũng được, miễn là giỏi nổi bật trong cái lĩnh vực cụ làm là có thể đẩy bật mấy thằng bằng cấp Úc đấy mình, kể cả bản xứ ra đường... chứ còn bác sĩ giỏi nhất VN cũng ko cạnh tranh nổi với một thằng bác sĩ mới xong nội trú của Úc, ở Úc, mà ko phải là vì lý do chuyên môn và tay nghề.
Đấy là nói chuyện chọn ngành học thôi, còn tất nhiên thằng giỏi thì bao giờ nó cũng có ngoại lệ. Nhưng ở đời căn bản là ko nên make exception, tức là không bao giờ nên giả thiết mình là ngoại lệ mà cứ tuân theo con số, xác suất, thống kê... nếu mình là ngoại lệ thì càng may, còn ko thì dù sao cũng có sự chuẩn bị nhất định.
Xã hội ****** nó có những cái rất hay và cả những cái rất vớ vẩn, nhưng mà nó ở dưới những cái lớp màu đơn giản bên ngoài như kiểu nhà cửa đẹp đẽ hoa quả thức ăn xe cộ, đi hay ở nó chỉ là sự lựa chọn cá nhân (và dựa trên những trải nghiệm cá nhân, ko có công thức nào đúng cho mọi trường hợp) nhưng điều kiện đầu tiên là phải CÓ sự lựa chọn cái đã. Thực tế thì cụ gì (Acca gì đấy) bị block nick nói nhiều cái mình thấy là đúng, tất nhiên các cụ giật dẹo ở VN thì đi được thì phải phắn đi ngay là đúng rồi. Tuy nhiên các cụ căn bản cũng có có tiền có sự nghiệp ở VN thì nên có thông tin nhiều chiều để cân nhắc và chọn cách đi (nếu đi) cho nó phù hợp và cân bằng với hoàn cảnh và tính cách của mình.
Mua nhà ở Đức chỉ nên với những người có thu nhập đóng thuế đàng hoàng, công ăn việc làm ổn định không có tư tưởng "ăn" nhờ xã hội Đức, chứ thực ra nhiều người Việt ở Đức rất giàu, ngang hay hơn cỡ trung lưu ở VN, như các chủ nhà hàng họ vẫn không mua nhà, vì đâu đó họ vẫn "ăn" hoặc có ý định quay trở lại "ăn" xã hội, báo thu nhập rất thấp, điển hình là ở Muechnen tình trạng vợ chồng bình thường nhưng ly dị trên giấy tờ rất nhiều, vì ở đó thuê nhà đắt, khi ly dị thì chồng đi làm phải nuôi con, nhưng chồng đi làm chui báo lương rất thấp mà thu nhập rất cao, vợ ở nhà nuôi con nên xã hội thuê nhà cho, chồng đăng ký hộ khẩu "Anmeldung" nhà một người bạn nhưng lại ở nhà vợ cũ "chui" không mất tiền thuê nhà, đáng ra vợ chồng yên ấm thì đi làm và thuê nhà hết hơn nghìn oi, nay ly dị "ăn" ra được hơn nghìn oi thử hỏi ai dại gì mà đi mua nhà, chỉ có cụ nào làm ổn định không xác định về "ăn" bám nữa thì mua nhà, như công nhân của BMW chẳng hạn. Cụ nào đang ở Muenchen con phầm cho cháu cái xem hiện trạng có như thế nữa không? Thời cháu ở đó lính của cháu làm cho Lafer nhiều nguời như vậy.Em có ông bạn cùng sang học, lấy 1 cô vợ người Đức.
Ông bà già vợ đã về hưu và cũng có tiền định cho cô ấy 1 căn hộ. Họ đã đi xem, nhưng chính cô ấy quyết định không mua sau khi cân nhắc chi phí giữa thuê và sở hữu nhà. Nghe như vậy thì khá lạ với người Việt!
Chả cần phải ở München , mà tình trạng này diễn ra ở khắp nước Đức , không chỉ người Việt mình , mà hầu hết dân ngoại quốc sống ở Đức đều làm vậy . Ở Berlin chuyện này mới khủng .Cụ nào đang ở Muenchen con phầm cho cháu cái xem hiện trạng có như thế nữa không? Thời cháu ở đó lính của cháu làm cho Lafer nhiều nguời như vậy.
Trình độ ko có, tiếng ko có thì khổ là đúng rồi cụ.Em tin là trẻ con học hoặc nghe lỏm từ người lớn, em gặp nhiều trẻ con Mỹ gốc Việt hoặc Ấn độ, khi đã định cư học tập ở Mẽo thì luôn tỏ thái độ không nhận nguồn gốc từ VN hoặc Ấn, trong khi bọn Khựa thì nó sẵn sàng nhận tao gốc người TQ.
Mẽo thì em ở Cali, Texas, Chicago, Miami.. thì công nhận là ở Cali nhiều n Việt, sập xệ (so với Mẽo), lộn xộn hơn, nhiều người nghèo và vô gia cư, đã có lần em lên xe bus và mua ggúp 1 ông ng Việt 1 cái vé vì không có tiền!
Cuộc sông của n gốc Việt ở Mẽo thì ko hề đơn giản, xin đc cv đỡ vất vả tí thì không đơn giản, 1 số ít người làm những cv văn phòng, bác sỹ, kỹ sư, ... còn đa phần là cắt cỏ, nail, ....
Em nói thật là cuộc sống ở Mẽo chả sướng tí nào, quá buồn!
Bác về VN nếu chuyển đến gửi tiền ở nhà băng của họ, thì tư vấn rất nhiệt tính, mọi thủ tục cũng rất nhanh...... Em đặt giờ qua mạng, mang passport đến, ngân hàng mà em mở tài khoản mới nó lo mọi thủ tục cho em: từ việc chuyển toàn bộ các khoản nợ, tiết kiệm đến việc liên hệ với ngân hàng cũ để đóng thẻ, cắt toàn bộ dịch vụ, rồi thông báo tài khoản mới đến chỗ làm...etc mất đúng nửa tiếng đọc và kí giấy tờ, công nhận bọn 4 bản nó làm nhanh gọn và khoa học. Thế nên nếu để lãi ngắn hạn thì sẽ linh động thay đổi nhà băng để hưởng lãi suất thấp hơn.
Refinance: Chuyển khoản vay mua nhà từ ngân hàng này sang ngân hàng kia, căn bản cần có (i) một thằng định giá nhà, (ii) một thằng luật sư check cái loại giấy tờ liên quan đến nhà... nếu làm sai thì ngân hàng vỡ mồm (định giá sai, giấy tờ kiểm tra thiếu hay nhầm lẫn...)Bác về VN nếu chuyển đến gửi tiền ở nhà băng của họ, thì tư vấn rất nhiệt tính, mọi thủ tục cũng rất nhanh...
Nếu muốn, có thể gọi họ đến nhà làm, chẳng phải đến nhà băng làm gì!
Bà xã em nhiều lần chuyển tiền mà không ở nhà thì chỉ cần gọi điện, thủ tục làm sau!
Mấy lần các cô nhân viên đến nhà băng thiếu hay sai giấy tờ, chỉ cần gọi điện, họ vẫn giải quyết, thủ tục hợp lý hoá sau...!
Bác kia đang nói về chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, chắc bác ấy cũng chẳng rút hết tiền mặt về để mang đến ngân hàng kia!Deposit: Bỏ tiền vào ngân hàng, nếu làm tại nhà thì căn bản cần có (i) một nhân viên biết viết và đọc chính tả, (ii) một thằng bảo vệ có mang súng... nếu có gì sai sót thì ngân hàng cũng ko sao vì tiền mang về rồi, gọi khách hàng lên sửa là xong...