- Biển số
- OF-583996
- Ngày cấp bằng
- 8/8/18
- Số km
- 294
- Động cơ
- 139,549 Mã lực
Em thì toàn học cô giáo Thảo, nên mấy môn cụ nói em chịu!
Mặc dù em công nhận là tiếng Anh ở các trường phổ thông đa số còn chưa tốt, nhưng đấy là góc nhìn từ cá nhân cụ thôi. Em thấy trình độ của giáo viên ngoại ngữ ở các trường bây giờ đã cao hơn hồi em đi học, và em tin trình độ giáo viên ngoại ngữ ở các trường phổ thông sẽ còn tiến bộ hơn nữa trong tương lai. Em nhớ hồi học phổ thông thì lượng kiến thức tiếng Anh em học được trong trường và ở trung tâm ngoại ngữ là tương đương, có thể do em may mắn gặp được các thầy cô dậy tốt. Toán Lí Hoá thì em ko đi học thêm buổi nào, mấy thậy dậy em trong trường là trùm dậy thêm rồi nên ko cần học ngoài làm gì cho mệt (các thầy cũng ko dấu bài & nói thẳng nếu học đc trong trg thì ko cần học thêm làm gì cho mệt, học thêm chỉ dành cho bạn nào cần bổ sung kiến thức và/hoặc cần người thúc vào đ ít mới học). Em vẫn nhớ thậy dậy hoá lớp 12 khen em học tốt, & sau đó đẻ con còn đặt tên con giống tên em (chắc chắn ko phải đặt theo tên em rồi, nhưng ít nhất em yên tâm là thầy ko ghét em )Em thì không có cảm giác gì với thầy, cô dạy Toán, Lý, Hóa 3 năm cấp 3. Vì toàn bộ kiến thức 3 môn này được học ở lò luyện. Thậm chí nếu nhà trường bỏ 3 môn này ở trường thì kết quả học Toán, lý, hóa còn tốt hơn nữa (có thêm thời gian tự luyện).
Thời bây giờ đến lượt giáo viên dạy Anh. Các con học tiếng Anh tốt thường học ở Trung tâm hoặc các nguồn khác. Việc học tiếng Anh ở trường là mất thì giờ vô ích.
Nên chăng cho các con có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cao hơn mức ở trường được miễn học môn đó ở trường để có thêm thời gian tự học cho mục tiêu cao hơn.
Học phổ thông có trò kiểm tra miệng khá cân não. Từ năm lớp 11 em ngộ ra 1 điều là cần học thuộc 1 lần & xung phong lên bảng, sau đó cả kì ko cần học nữa vì mỗi đứa chỉ có cơ hội 1 lần được kiểm tra miệng trong 1 kì học thôi. Sau khi em chia sẻ điều này cho bọn cùng lớp thì bọn em phải chia nhau tuần này thằng A lên bảng môn X, tuần sau thằng B...Đọc chi tiết cụ chủ thớt cay cú vì giơ tay mà không được phát biểu em buồn cười quá
Em nhớ ngày xưa giờ trả bài (nhất là mấy môn khoai như Sử, Địa,..) ông nào cũng ngồi im thin thít không dám ngẩng mặt lên vì sợ bị gọi trúng
Trường hợp lớp em khác cụ chủ. Xưa cô chỉ thích các bạn nhà khá giả, có điều kiện, dù học lực tụi này tầm phào. Em 0 nói cô nhận quà bánh hay lợi lộc j từ phụ huynh, mà có hay 0 em cũng 0 biết, nhưng cô rất quan tâm hội đó. Thậm chí đi dã ngoại qua đêm cũng xếp cho hội đó ở phòng nghỉ tốt hơn, bọn em ít thân cô nên ở khu tồi, cửa kính vỡ, giữa đêm hè mất điện, muỗi đốt như trấu... Buồn cười cái là chính khu nghỉ của hội đấy bị mất cắp đồ (1 đứa lấy, sau truy ra được nhưng cô và phụ huynh giữ kín). Sau ra trường em cảm ơn cô 1 tiếng rồi thôi 0 bao giờ đến thăm nữa. Giờ đã hơn 10 năm rồi.Em thấy cụ chủ đúng là hài. Không hiểu cụ chủ bây giờ làm nghề gì và có bao giờ hướng dẫn người mới vào nghề không?
Nếu có, cụ thử đặt vào trường hợp cụ hướng dẫn mãi mà có một ai đó mãi không làm được, trong khi các người khác thì thực hiện trong nháy mắt.
Chắc lúc này cụ sẽ kiên nhẫn hướng dẫn với tấm lòng bao la để phát triển một nhân tài chắc?
Nói thiệt nếu em có quyền em phân loại học sinh ngay từ cấp 1. Ai không học được em chuyển qua hẳn môi trường chỉ múa, hát, thể dục (trong khi văn hóa chỉ cần đọc thông viết thạo với công trừ nhân chia là xong). Xong cấp 1 cho qua môi trường vừa học vừa làm. Những người này khi lớn lên nếu muốn có kiến thức thật sự, họ sẽ tự quyết định việc học của họ.
Em thì học dở, nhưng em chấp nhận như vậy. Mình không thể học bằng người khác thì không thể đòi hỏi nhiều hơn. May là qua cấp 3, em phải tự lực kinh khủng mói khá hơn được.
Tuy nhiên, em cũng công nhận một điều là việc học ở mình rất áp lực. Không phải áp lực vì chương trình học mà áp lực vì cơm áo gạo tiền. Cộng với việc những ai học tập giỏi không được xã hội "công nhận", làm cho những người đang theo học không thấy động lực để học tập. Chính những việc này làm đa số học sinh mình rất thụ động (dù bây giờ kiến thức đầy trên mạng).
Mấy năm trước, em có đi làm cho một công ty. Trong đó, em gặp một số bạn trẻ từ Singapore qua. Tuy chỉ đang học trung cấp nghề, nhưng họ lập trình giỏi (khác hẳn với nhiều sinh viên ngành CNTT của mình). Học cũng nói, ở họ chương trình học cũng áp lực chứ không đơn giản.
Chốt lại... rất nhiều nguyên nhân mà giáo dục của mình mới ra nông nỗi này.
Chửi giáo viên thì ra cái gì?
Có mà đầy, học sinh chuyên chọn thậm chí giải QG tuyển thẳng DH mà tăng ca ngay năm một. Tư duy PH với ĐH nó khác nhau nhiều lắm, hết PT không biết self-reset thì lên ĐH ăn quả đắng ngay.Bác cho cháu hỏi : học sinh trường chuyên, lớp chọn (mà bác đã từng biết), có ai là sinh viên tệ nhất trường đại học không ạ ?
Cháu chưa bao giờ học trường chuyên, lớp chọn, nên không rõ các bạn ấy học thế nào.
Cụ ơi. Cho em hỏi tại sao quân tử lại KHÔNG GIÚP NGƯỜI GIÀU VẬY???Chào cc, em xin chia sẻ đôi điều tâm sự của em về các giáo viên dạy lớp chọn từ cấp 1, 2, 3 ở Việt Nam. Đặc biệt là các giáo viên dạy TOÁN LÝ HOÁ ANH ở cấp 3. Tình trạng chung của các giáo viên này là gì ?
-Họ là những giáo viên có nghiệp vụ tốt nhất.
-Họ là những giáo viên có ý thức về phát triển nghề nghiệp nhất.
---->nhưng họ lại dùng cái đó để có uy tín bằng việc BỒI DƯỜNG HỌC SINH GIỎI ĐẠT GIẢI HS GIỎI TỈNH để DẠY THÊM, ĐỂ NÂNG BẬC LƯƠNG NHANH, chứ không phải để phát triển cho học sinh.
Xin kể về kinh nghiệm của em khi học lớp chọn ở 2 trường cấp 3, 1 ở nông thôn, 1 ở thành phố, em đều được học lớp chọn. Tình trạng là các thầy TOÁN LÝ HOÁ, chỉ chăm bẵm cho hs của họ, còn các em khác trong lớp họ coi như bỏ qua, rất ít quan tâm. Dạy lớp chọn đã thế, huống chi dạy các em thường mất gốc ? Một bài toán đơn giản, họ cũng gọi học sinh giỏi của họ....
Đáng lẽ như KHỔNG TỬ nói : QUÂN TỬ CHỈ GIÚP NGƯỜI NGHÈO CHỨ KHÔNG GIÚP NGƯỜI GIÀU. Học sinh giỏi chúng nó học vãi cả ra, không hiểu bọn họ cứ chắm chúi vào đó làm gì, trong khi rất, rất nhiều học sinh khác cần sự trợ giúp.
Nên cc đừng chửi em là không trọng thầy cô nhé. EM KHÔNG HỀ CÓ SỰ TÔN TRỌNG NÀO DÀNH CHO 6 CÔ THẦY DẠY TOÁN LÝ HOÁ EM SUỐT 3 NĂM CẤP 3.
Cái nghèo, cái đói phải chăng đã làm họ hèn như vậy ? không ra cái thằng người nữa ?
CÒN CÁC CÔ THẦY ĐẠI HỌC CUẢ EM, EM TUYỆT ĐỐI TÔN TRỌNG. KỂ CẢ CÔ LÀM VĂN THƯ. HỌ ĐÃ GIÚP ĐỠ, QUAN TÂM EM KHÔNG VỤ LỢI, VẬT CHẤT HAY GÌ CẢ KHI EM LÀ SINH VIÊN TỆ NHẤT TRƯỜNG.
Chắc nhét chữ vào mồm Khổng TửCụ ơi. Cho em hỏi tại sao quân tử lại KHÔNG GIÚP NGƯỜI GIÀU VẬY???
Nhất trí với cụHôm nay 20-11 mà các cụ, nhất tự vi sư bán tự vi sư
Vâng. 1 tư duy lệch lạc như vậy mà cụ ấy cũng nêu ra để áp dụng.Chắc nhét chữ vào mồm Khổng Tử
Mà có thật thế thì lời của một lão Tàu sống cách đây mấy nghìn năm thì không tin được
Sếp bác chém cũng ác. Những năm 6x mà được học bổng đi nước ngoài cũng đếch phải do học giỏi, chỉ là khá khá + cái khác.Đây cũng chính là cách nghĩ mà sếp cũ của em đã dạy em. Sếp cũ của em là Tiến sỹ nước ngoài về, hồi Đại học cũng được học bổng đi học ở nước ngoài. Thời những năm 6 mấy đi học nước ngoài là oách lắm và đếm trên đầu ngón tay thôi. Sếp em nói: ở lớp nhiều đứa nói thày cô giảng không hiểu, kêu thày cô dốt, nhưng bác thấy thày cô giỏi, vì đơn giản là bác tự học là chính, họ chỉ là người hướng dẫn thôi, nên với bác thày cô nào cũng giỏi cả.
Giáo viên thế này ai chả thích, cụ nhỉNgon còn giáo viên hay không, không phải việc của em
Vẻ đẹp tự nhiên bao h nó cũng ăn đứt nhân tạo, những đường nét dao kéo luôn khiến mình hụt hấng và mất hứngNgon còn giáo viên hay không, không phải việc của em