Cao Cầu
là người phủ
Khai Phong. Cha đẻ là Cao Đôn Phục, có hai anh em. Ông có bốn người con trai đều có danh tiếng.
Tên tuổi của Cao Cầu có ghi chép trong
Huy chủ hậu lục (揮麈後錄) của Vương Minh Thanh thời Nam Tống. Theo đó, thuở nhỏ ông là người ở của
Tô Đông Pha và chuyên việc chép sách. Sau theo Khu mật đô thừa chỉ
Vương Tiển (王銑) hay
Vương Sân (王詵), tức Vương Tấn Khanh, bạn thơ phú họa của Tô Đông Pha. Do Đoan vương (sau này là
Tống Huy Tông) và Vương Tấn Khanh có quan hệ thân thiết
[1] nên Cao Cầu có cơ hội tiếp xúc với Đoan vương.
Khi Đoan vương lên ngôi, ông cùng đại tướng
Lưu Trọng Vũ (劉仲武) lo liệu công việc vùng biên ải, sau lại cùng
Lâm Sư (林攄) đi sứ
nhà Liêu. Khi về được cất nhắc làm quan coi quản việc ba quân với chức
thái úy.
Sau khi Huy Tông thoái vị, Cao Cầu bị thất sủng. Ngày 14 tháng 5 (âm lịch) năm 1126, chết vì bệnh.
Trong tiểu thuyết
Thủy hử, Cao Cầu là một nhân vật thủ đoạn, nhờ đá cầu giỏi nên được hoàng đế nhà Tống khi đó là Tống Huy Tông trọng dụng, có quyền hành lớn trong triều, cuối cùng được phong chức thái úy trong triều đình
nhà Tống. Cao Cầu là người có nhiều thù oán với
Lâm Xung,
Dương Chí, và rất nhiều hảo hán khác.
Cao Cầu trong tác phẩm
Thủy hử thể hiện rất mưu mẹo, giảo quyệt. Do không phải dễ dàng từ một kẻ đá cầu trở thành Thái úy nên hình tượng nhân vật Cao Cầu đã thể hiện hết mọi tính cách của một viên quan tham lam và tàn bạ
Trương Thúc Dạ
Tống Giang khởi nghĩa ở Hà Sóc, cướp bóc 10 quận, quan quân không dám chống lại. Giang đánh tiếng sắp đến, Thúc Dạ sai gián điệp dò xét, biết nghĩa quân ở bờ biển cướp hơn 10 thuyền lớn để chở những thứ giành được. Vì thế mộ ngàn tử sĩ, đặt mai phục gần thành và bên bờ biển, rồi sai khinh binh dẫn dụ nghĩa quân. Đợi nghĩa quân vào sâu, phục binh bên bờ biển nổi lửa đốt thuyền, phục binh gần thành đổ ra đánh, nghĩa quân không còn lòng dạ chống lại. Phó thủ lĩnh nghĩa quân bị bắt, Tống Giang bèn hàng. Được gia Trực học sĩ, dời sang Tế Nam phủ. Nghĩa quân Sơn Đông bất ngờ kéo đến, Thúc Dạ nhắm chừng không thể dẹp nổi, bèn tìm kế trì hoãn. Thúc Dạ lấy giấy xá miễn cũ, sai lính đưa thư gởi đến quận; nghĩa quân nghe được, bắt đầu bỏ đi. Thúc Dạ bày tiệc trên tiếu môn
[2], ra vẻ nhàn hạ, sai các viên lại tuyên cáo lệnh xá miễn. Nghĩa quân nghi hoặc dùng dằng, đến chiều chưa quyết. Thúc Dạ phát 5000 quân, nhân lúc nghĩa quân uể oải mà tấn công, nghĩa quân tan chạy, quan quân đuổi chém được mấy ngàn thủ cấp. Nhờ công được tiến Long Đồ các Trực học sĩ, Tri Thanh Châu.
Đồng Quán
trong tác phẩm
Thủy hử của
Thi Nại Am và
La Quán Trung được mô tả là một gian thần, cùng phe với
Cao Cầu,
Sái Kinh và
Dương Tiễn luôn có mưu đồ cướp đoạt công lao và làm hại các anh hùng
Lương Sơn Bạc.
Khi
Tống Huy Tông có chủ trương chiêu an
Tống Giang, Đồng Quán cùng ý kiến với Cao Cầu, phản đối chiêu an, do đó khi Tống Huy Tông thu nhận cho các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc đầu hàng, Đồng Quán và Cao Cầu rất thù ghét họ.
Trong trận chinh chiến dẹp
Phương Lạp,
Hậu Thủy hử hư cấu việc Tống Giang và các anh hùng Lương Sơn Bạc là người đi tiên phong, cướp thành giết địch, còn Đồng Quán chỉ dẫn hậu quân theo sau để nhận thành quả, rồi trở về được phong chức. Trên thực tế, Đồng Quán có nhiều công lao chinh chiến trong việc dẹp Phương Lạp
[12].
Tại hồi cuối cùng, khi
Tống Giang,
Lư Tuấn Nghĩa cùng các thủ lĩnh Lương Sơn còn sống sót trở về được phong chức, Đồng Quán đồng mưu với 3 người vu cáo họ có mưu đồ làm phản. Huy Tông tỏ ra nghi ngờ, Đồng Quán cùng 3 đại thần sai thủ hạ bỏ độc vào đồ ăn uống mà Huy Tông ban cho
Tống Giang,
Lư Tuấn Nghĩa để sát hại họ. Kết quả kéo theo cái chết của
Lý Quỳ,
Ngô Dụng và
Hoa Vinh. Khi vụ việc bị phát giác do Tống Giang hiện hồn báo mộng cho Huy Tông, Đồng Quán và mấy người cùng phe đổ trách nhiệm cho người hầu trực tiếp bỏ thuốc độc cho Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa và ám hại người này. Đồng Quán, Cao Cầu, Sái Kinh và Dương Tiễn chỉ bị Huy Tông trách mắng qua loa không bị trị tội.
Tống Huy Tông và Sự Kiên Tĩnh Khang các cụ tự Wiki
Xem để thấy giá trị văn học của Truyện Thuỷ Hử . Tư tưởng Nho Khổng " Trung Quân Ái Quốc " , Quan hệ xã hội thời Phong Kiến , Tinh Anh em Huynh Đệ Xã Hội . Về giá trị lịch sử có gì đâu .
Giải Trí thôi ạ trăn trở làm gì.