[Funland] Tại sao Nhật vẫn thất bại giấc mơ hàng không ?

Laborghini

Xe tải
Biển số
OF-301415
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
252
Động cơ
309,076 Mã lực
Tại em thấy nhiều cụ thần tượng Jap quá, có tiền làm hết tự tôn chết đói mất :D
Bọn Tây nó chửi Nhật là đồ ăn cắp là đồ copy( thời điểm đó) nhưng dân Nhật nó cãi, không phải chúng tôi tiếp thu và học hỏi tinh hoa thế giới.
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,528
Động cơ
100,994 Mã lực
Website
songiang.vn
Cụ nhầm rồi, chỉ vì họ mải kiếm tiền thôi, trong các linh kiện của Airbus có cả linh kiện di Mitsubishi chế tạo đấy. Người Nhật họ có cái tự tôn rất cao, cái gì người khác làm tốt rồi họ không làm lại, họ làm thứ khác mới hơn. Máy bay Mitsubishi và Honda thừa sức làm. Chẳng qua họ đang quá thuận lợi từ việc kiếm tiền và chưa có thứ mới mẻ thôi.
Cụ nói vô lí vừa phải thôi chứ, toàn kiểu suy luận vô căn cứ. Nếu ko muốn làm thì có thể chấp nhận nhưng tiêu tốn tới 9 tỉ đô làm gì. Đã xác định không làm thì không được tiêu tiền, sao lại đi ném tiền qua cửa sổ như vậy
 

Nguyễn XD

Xe đạp
Biển số
OF-822086
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
25
Động cơ
357 Mã lực
Tuổi
43
Thằng nào chả muốn làm. Thế giới có mỗi 2 hãng boeing và airbus thành ra độc quyền ăn ngập mặt luôn. 1, là ko đủ trình làm, 2, là bọn Tây đặt các rào chắn kĩ thuật k cho thằng khác nhảy vào chia phần với chúng nó. Nên có thể sắp tới Nga Tàu sẽ có máy bay nhưng sẽ chỉ bay được trong nước chứ bọn Tây sẽ k công nhận. Nhiều ng thần thánh Nhật quá, cái gì k làm được cũng bào chữa là do k muốn làm chứ k phải k làm được
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,528
Động cơ
100,994 Mã lực
Website
songiang.vn
Công nghệ thiết kế và chế tạo máy bay thì Nhật chả kém ai. Thế chiến 2 có sự tham chiến với số lượng lớn máy bay cùng tàu sân bay lớn nhất thế giới của Nhật là bằng chứng cho điều đó.
Sản xuất máy bay thương mại lại là câu chuyện khác hẳn. Để sản xuất một chiếc máy bay cần huy động lượng rất lớn tiền vốn đầu tư. Thời gian từ thiết kế, mô hình hóa cho đến chế tạo và thử nghiêm kéo dài, bao gồm ko dưới 25 bước. Khả năng thu hồi vốn rất khó do máy bay là mặt hàng đặc biệt, ko dễ thuyết phục khách hàng tin tưởng và đặt cọc…Ngoài ra cũng phải cân nhắc đến khả năng cạnh tranh với các hãng lớn như Airbus và Boeing là rất thấp, nếu ko nói là không thể. Cả châu Âu gộp lại cũng chỉ có mỗi Airbus, chứ Đức Anh Pháp Ý...có sản xuất riêng từng nước được đâu.
Nó cũng ko khác gì nói nền công nghiệp VN ko sx nổi ốc vít. Đấy là nói về sx thương mại, vì ốc vít VN sx nếu có chất lượng tương đương thì giá lại cao hơn nhập từ nước khác.
Mà tự dưng có rất nhiều thớt chê Nhật trong khi họ là nước châu Á duy nhất trong G7, còn chúng ta là ...VN :))
Chỉ vì họ thất bại trong vụ này mà chê họ thì không hẳn là đúng đâu, nói họ tụt hậu cũng không hẳn. Nhiều cụ chê là do tâm lí hả hê thôi, kiểu như một ông giàu hay một ông học giỏi mà thất bại trong một sự vụ nào đó thì các ông khác thích lắm, vì nó giỏi hơn mình mà nó thất bại. Tuy nhiên rõ ràng là lĩnh vực hàng không và tên lửa là sở đoản của nhật thì phải. E theo dõi ngay cả lĩnh vưcj tên lửa nhật thử nghiệm rất nhiều lần cũng bị hỏng. Cụ nói có ý e không đồng tình là tại sao họ theo đuỏii dự án này rất lâu dài nhưng không thành công, cụ nói do thiếu tiền e thì nghĩ ngược lại là do những vướng mắc về mặt kĩ thuật. Kĩ sư nhật không thể giải quyết được những vấn đề đặt ra.
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,528
Động cơ
100,994 Mã lực
Website
songiang.vn
Thằng nào chả muốn làm. Thế giới có mỗi 2 hãng boeing và airbus thành ra độc quyền ăn ngập mặt luôn. 1, là ko đủ trình làm, 2, là bọn Tây đặt các rào chắn kĩ thuật k cho thằng khác nhảy vào chia phần với chúng nó. Nên có thể sắp tới Nga Tàu sẽ có máy bay nhưng sẽ chỉ bay được trong nước chứ bọn Tây sẽ k công nhận. Nhiều ng thần thánh Nhật quá, cái gì k làm được cũng bào chữa là do k muốn làm chứ k phải k làm được
E đồng ý với cụ, đừng thần thánh cũng đừng hạ thấp người ta khi thất bại. Trình độ của họ rất cao, nhưng không phải cái gì cũng muốn là làm được.
 

buidoimiennui

Xe điện
Biển số
OF-8489
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
2,428
Động cơ
550,062 Mã lực
Nơi ở
Miền núi
Lại tư tưởng cáo chê nho xanh.
Việc Nhật cung cấp nhiều linh kiện trong Airbus đâu phủ nhận được việc Nhật rất muốn làm dòng máy bay dân dụng thương mại đâu. Và thực sự là họ đã bỏ ra hơn 9 tỷ đô để nghiên cứu phát triển nhưng rồi cuối cùng là tèo téo teo, nói họ không muốn làm là tầm bậy. Rất muốn nhưng theo không được.
Kết luận gì thì phải đưa lý do, còn ko thì lại võ đoán thôi cụ. Chứ
Cụ nói vô lí vừa phải thôi chứ, toàn kiểu suy luận vô căn cứ. Nếu ko muốn làm thì có thể chấp nhận nhưng tiêu tốn tới 9 tỉ đô làm gì. Đã xác định không làm thì không được tiêu tiền, sao lại đi ném tiền qua cửa sổ như vậy
Tầm như họ đâu thể như VN, họ bỏ 9 tỷ thì phải thu lại cái gì chứ, có thể họ chuyển hướng 9 tỷ đó qua cái khác, chúng ta người ngoài sao nắm rõ tình hình, nhưng cũng đâu thể cho rằng họ không thể làm được, trong khi đầy thứ Mỹ phải học họ.
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Góp thêm một chút thông tin cho hội nghị:

1. GDP thực trên đầu người (không phải danh nghĩa) của Hàn đã chính thức vượt Nhật từ 2018, và Đài Loan vượt Nhật thì từ 2009:

Về GDP danh nghĩa (chưa tính yếu tố lạm phát) thì dự kiến 2027 Hàn cũng sẽ vượt Nhật.

2. Nhật và Hàn đều đang là những quốc gia có tỷ lệ tăng dân số âm (Nhật -0,5% còn Hàn -0,2%), đất nước ngày một già hoá. Đài Loan vẫn duy trì tăng dân số dương dù thấp (trên 0,1%/năm)

3. Thu nhập đầu người của Nhật 3 năm gần đây giảm đều hàng năm và dự báo tiếp tục giảm những năm tới, Hàn vẫn tăng đều trừ năm Covid 2020. Đài Loan thì luôn tăng đều bất chấp đại dịch.

4. Thu nhập của sinh viên ra trường tại Hàn giờ cao hơn Nhật 60%:

Nguyên nhân là gì mời các cụ bàn tiếp, nhưng nhìn bên ngoài thì Nhật ngày càng già yếu, sức vươn kém dần. Hàn tuy không trẻ nhưng sức vươn mạnh hơn nhiều, vẫn còn tương lai. Đài Loan thì tràn trề sức sống, hứa hẹn những cú nhảy vọt lớn.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,868
Động cơ
514,134 Mã lực
Chỉ vì họ thất bại trong vụ này mà chê họ thì không hẳn là đúng đâu, nói họ tụt hậu cũng không hẳn. Nhiều cụ chê là do tâm lí hả hê thôi, kiểu như một ông giàu hay một ông học giỏi mà thất bại trong một sự vụ nào đó thì các ông khác thích lắm, vì nó giỏi hơn mình mà nó thất bại. Tuy nhiên rõ ràng là lĩnh vực hàng không và tên lửa là sở đoản của nhật thì phải. E theo dõi ngay cả lĩnh vưcj tên lửa nhật thử nghiệm rất nhiều lần cũng bị hỏng. Cụ nói có ý e không đồng tình là tại sao họ theo đuỏii dự án này rất lâu dài nhưng không thành công, cụ nói do thiếu tiền e thì nghĩ ngược lại là do những vướng mắc về mặt kĩ thuật. Kĩ sư nhật không thể giải quyết được những vấn đề đặt ra.
Vẫn là yếu tố con người
Cty Nhật nó nhiều yếu điểm như thế này, làm sao người tài phát triển, người ngoại quốc tài năng 0 cống hiến được, cty dần thui chột là điều dễ hiểu
TK trước 80, lực lượng ld Nhật là số 1: Về tài năng, sức trẻ.. TT thế giới với các cty châu Á gần như Nhật là số 1 . Cạnh tranh dễ, nền tảng KH sơ khai. Dễ làm , dễ PT. Các nước NiCK châu Á đi theo mô hình Nhật đều thành công.
Cái gì cũng có thịnh suy, nước Anh ngày xưa là công xưởng Tg- giờ nền SX còn những gì?
Ko có gì là mãi mãi, Nhật giờ đây là 1 nước buồn chán, tẻ nhạt với chính dân Nhật - lấy gì làm động lực phát triển ?
II. Hạn chế của các công ty Nhật
1. Rất khó tăng lương

Gần như 100% các công ty Nhật đều có bảng lương chung cho từng cấp bậc và quy định rõ ràng về thời gian xét tăng lương, cấp dưới cứ thế mà tuân thủ, không bao giờ có chuyện họ tăng lương đột xuất chỉ vì bạn làm việc quá xuất sắc. Cho dù bạn có chuyển việc (nhưng vẫn làm trong môi trường công ty Nhật) thì tình trạng cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.

2. Cơ hội thăng tiến thấp
Các vị trí cấp cao trong công ty Nhật đều được mặc định là dành cho người Nhật, kể cả khi trình độ tiếng Nhật của bạn tương đương với người bản địa và bạn đã gắn bó với công ty nhiều năm liền thì bạn cũng có rất ít cơ hội thăng tiến. Tóm lại, nếu bạn chấp nhận làm việc cho công ty Nhật nghĩa là bạn chấp nhận “lương tăng chứ chức không tăng”.

3. Cứng nhắc và bảo thủ
uu-diem-va-han-che-khi-lam-viec-cho-cong-ty-nhat-2


Nếu bạn thuộc tuýp người thích sáng tạo và nuôi giấc mơ “thay đổi thế giới” thì hãy quên khái niệm ấy đi khi bạn bước chân vào công ty Nhật. Người Nhật thích sự ổn định, rất ngại mạo hiểm và kiên quyết giữ vững lập trường của mình. Dù bạn có đề bạt lên cấp trên hàng ngàn ý kiến hay ho, được họ tích cực lắng nghe thì cũng đừng vội mừng, khả năng những ý tưởng của bạn được thực hiện gần như là con số 0. Hãy làm quen với sự cứng nhắc của sếp Nhật nếu bạn muốn làm việc lâu dài.

4. Mất nhiều thời gian để ra quyết định
Dù ở Nhật hay ở Việt Nam thì thủ tục làm việc của các công ty Nhật vẫn không có nhiều thay đổi. Một đề xuất muốn được thông qua phải qua nhiều bước xét duyệt từ nhiều cấp lãnh đạo, thời gian xét duyệt có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần… gây lãng phí thời gian và đôi khi bỏ lỡ những thời cơ tốt. Với người Nhật thì đây là sự tôn trọng đối với cấp trên nhưng với người Việt thì quá trình này có thể gây cảm giác phiền phức và chán nản.

5. Không hay thể hiện cảm xúc
Nếu như người Việt thường trao đổi trong giờ làm để tương tác với nhau hoặc tìm nguồn cảm hứng, niềm vui trong công việc thì người Nhật chỉ giữ duy nhất một khuôn mặt nghiêm túc. Họ cũng không hay thể hiện cảm xúc mà chỉ tập trung vào màn hình làm việc. Điều này vô tình khiến những người xung quanh cảm thấy ngột ngạt và áp lực. Tuy nhiên, họ cũng là những người hòa đồng và rất hết mình trong các cuộc vui sau giờ làm việc.

6. Phân biệt rõ giữa sếp và nhân viên
Văn hóa Nhật có sự phân biệt rõ ràng giữa sếp và nhân viên, cấp dưới thường gập người, tỏ ra khúm núm và nghe lệnh cấp trên (trong khi sếp và nhân viên Việt Nam lại không câu nệ điều đó). Tôn trọng nét văn hóa riêng của từng quốc gia, các sếp Nhật không bắt buộc nhân viên Việt phải làm điều tương tự, tuy nhiên, họ có lẽ sẽ không thực sự hài lòng nếu bạn thể hiện sự thân thiết đồng cấp trong môi trường công sở.
 

Laborghini

Xe tải
Biển số
OF-301415
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
252
Động cơ
309,076 Mã lực
Kết luận gì thì phải đưa lý do, còn ko thì lại võ đoán thôi cụ. Chứ

Tầm như họ đâu thể như VN, họ bỏ 9 tỷ thì phải thu lại cái gì chứ, có thể họ chuyển hướng 9 tỷ đó qua cái khác, chúng ta người ngoài sao nắm rõ tình hình, nhưng cũng đâu thể cho rằng họ không thể làm được, trong khi đầy thứ Mỹ phải học họ.
Thì cụ cũng võ đoán thôi phải không nào( hay cụ muốn nói là cụ là văn đoán?)
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,528
Động cơ
100,994 Mã lực
Website
songiang.vn
Kết luận gì thì phải đưa lý do, còn ko thì lại võ đoán thôi cụ. Chứ

Tầm như họ đâu thể như VN, họ bỏ 9 tỷ thì phải thu lại cái gì chứ, có thể họ chuyển hướng 9 tỷ đó qua cái khác, chúng ta người ngoài sao nắm rõ tình hình, nhưng cũng đâu thể cho rằng họ không thể làm được, trong khi đầy thứ Mỹ phải học họ.
Mỹ đầy thứ phải học nhật điều đó đúng nhưng không đồng nghĩa với cái gì nhật cũng hơn mỹ. Đầy thứ mỹ hơn nhật và nhật cũng phải học mỹ, cụ không thể lấy dẫn chứng theo kieur đó được. Ngày xưa cụ đi học có thể môn nào đó cụ đứng đầu lớp nhưng có môn khác thằng khác nó lại hơn cụ. Nên cụ không thể nói tao học giỏi nhất môn lí thì nhâtd thiêtd tao cũng giỏi nhất môn văn, trong trường hợp nhật cũng vậy. Việc dự án ko thành công là đièu rõ ràng, còn sau này họ vãn có thể thành công nhưng đó là chuyện tương lai, còn họ chuyển hướng hay gì đó cũng không ther nói là họ ko muốn làm đc
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,643
Động cơ
480,211 Mã lực
Góp thêm một chút thông tin cho hội nghị:

1. GDP thực trên đầu người (không phải danh nghĩa) của Hàn đã chính thức vượt Nhật từ 2018, và Đài Loan vượt Nhật thì từ 2009:

Về GDP danh nghĩa (chưa tính yếu tố lạm phát) thì dự kiến 2027 Hàn cũng sẽ vượt Nhật.

2. Nhật và Hàn đều đang là những quốc gia có tỷ lệ tăng dân số âm (Nhật -0,5% còn Hàn -0,2%), đất nước ngày một già hoá. Đài Loan vẫn duy trì tăng dân số dương dù thấp (trên 0,1%/năm)

3. Thu nhập đầu người của Nhật 3 năm gần đây giảm đều hàng năm và dự báo tiếp tục giảm những năm tới, Hàn vẫn tăng đều trừ năm Covid 2020. Đài Loan thì luôn tăng đều bất chấp đại dịch.

4. Thu nhập của sinh viên ra trường tại Hàn giờ cao hơn Nhật 60%:

Nguyên nhân là gì mời các cụ bàn tiếp, nhưng nhìn bên ngoài thì Nhật ngày càng già yếu, sức vươn kém dần. Hàn tuy không trẻ nhưng sức vươn mạnh hơn nhiều, vẫn còn tương lai. Đài Loan thì tràn trề sức sống, hứa hẹn những cú nhảy vọt lớn.
Để đánh giá sự phát triển của Nhật giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II, các Cụ phải nhìn vào cách tổ chức sản xuất và động lực.
Sau chiến tranh thế giới thứ II nước Nhật bị tàn phá và động lực khôi phục vị thế của họ rất mạnh, đó là một động lực rất mạnh.
Bên cạnh đó, nước Nhật là nước tiên phong trong việc áp dụng mô hình sản xuất "Quản lý chất lượng tổng thể" mà nó là tiền thân để sau này ra đời ISO..Chính nhờ mô hình này nền kinh tế của Nhật vươn lên rất mạnh. Khi nước Nhật thành công với mô hình này thì các nước khác bắt đầu học theo và sự vượt trội của nền sản xuất của Nhật bắt đầu giảm dần thế mạnh.
Nói về sản xuất nói chung, các Cụ phải thấy Tây lông nó rất cáo già trong vụ bản quyền và các hàng rào kỹ thuật,
Không đâu xa, hãy nhìn vào việc sản xuất máy bay dân dụng của Nga, trước khi Liên xô tan vỡ, việc sản xuất máy bay dân dụng của họ cũng rất mạnh, nhưng khi xóa bỏ Liên xô thì công nghiệp sản xuất máy bay dân dụng của họ về gần như bằng không. Một lý do rất quan trọng là động cơ của họ không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường của Phương Tây.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu, việc nghiên cứu, phát triển ra được một cái động cơ đáp ứng yêu cầu của Phương Tây đã khó, nhưng còn khó hơn khi đưa nó vào thương mại hóa. Các hãng như Boeing, Airbus chắc chắn không chịu ngồi yên khi miếng bánh của họ bị chia xẻ.
Xét về năng lực, Nhật dư sức làm máy bay, nhưng làm ra bán cho ai? Cạnh tranh thế nào thì lại là một bài toán quá khó
 

sontung89

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-84405
Ngày cấp bằng
6/2/11
Số km
1,356
Động cơ
426,063 Mã lực
Nơi ở
9/49 ngõ 465 Đội Cấn
Theo e thì họ ngừng dự án là vì lý do kinh tế chứ không phải lý do kỹ thuật. Nhiều nước có thể SX máy bay thương mại chứ chả cứ gì EU và US, nhất là Nga, nhưng họ không làm hoặc cố làm nhưng không thành công ở hiệu quả kinh tế.
Chính là vì lối ra có vẻ ko sáng nên họ dừng vì sẽ ko hiệu quả
 

xe365

Xe buýt
Biển số
OF-820707
Ngày cấp bằng
11/10/22
Số km
692
Động cơ
13,675 Mã lực
Công nghệ thiết kế và chế tạo máy bay thì Nhật chả kém ai. Thế chiến 2 có sự tham chiến với số lượng lớn máy bay cùng tàu sân bay lớn nhất thế giới của Nhật là bằng chứng cho điều đó.
Sản xuất máy bay thương mại lại là câu chuyện khác hẳn. Để sản xuất một chiếc máy bay cần huy động lượng rất lớn tiền vốn đầu tư. Thời gian từ thiết kế, mô hình hóa cho đến chế tạo và thử nghiêm kéo dài, bao gồm ko dưới 25 bước. Khả năng thu hồi vốn rất khó do máy bay là mặt hàng đặc biệt, ko dễ thuyết phục khách hàng tin tưởng và đặt cọc…Ngoài ra cũng phải cân nhắc đến khả năng cạnh tranh với các hãng lớn như Airbus và Boeing là rất thấp, nếu ko nói là không thể. Cả châu Âu gộp lại cũng chỉ có mỗi Airbus, chứ Đức Anh Pháp Ý...có sản xuất riêng từng nước được đâu.
Nó cũng ko khác gì nói nền công nghiệp VN ko sx nổi ốc vít. Đấy là nói về sx thương mại, vì ốc vít VN sx nếu có chất lượng tương đương thì giá lại cao hơn nhập từ nước khác.
Mà tự dưng có rất nhiều thớt chê Nhật trong khi họ là nước châu Á duy nhất trong G7, còn chúng ta là ...VN :))
Cụ khó tính hầy! Ta có thể nghèo về vật chất nhưng không nghèo về thời gian nhá. Lôi chuyện nhà người ta ra 8 tí thôi mà ;))
Gìn giữ nét văn hóa làng xã cho thế hệ mai sau khỏi mai một, còn chuyện kiếm tiền làm giàu đất nước thì để bọn trẻ chúng nó làm chớ :))
 

Laborghini

Xe tải
Biển số
OF-301415
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
252
Động cơ
309,076 Mã lực
Để đánh giá sự phát triển của Nhật giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II, các Cụ phải nhìn vào cách tổ chức sản xuất và động lực.
Sau chiến tranh thế giới thứ II nước Nhật bị tàn phá và động lực khôi phục vị thế của họ rất mạnh, đó là một động lực rất mạnh.
Bên cạnh đó, nước Nhật là nước tiên phong trong việc áp dụng mô hình sản xuất "Quản lý chất lượng tổng thể" mà nó là tiền thân để sau này ra đời ISO..Chính nhờ mô hình này nền kinh tế của Nhật vươn lên rất mạnh. Khi nước Nhật thành công với mô hình này thì các nước khác bắt đầu học theo và sự vượt trội của nền sản xuất của Nhật bắt đầu giảm dần thế mạnh.
Nói về sản xuất nói chung, các Cụ phải thấy Tây lông nó rất cáo già trong vụ bản quyền và các hàng rào kỹ thuật,
Không đâu xa, hãy nhìn vào việc sản xuất máy bay dân dụng của Nga, trước khi Liên xô tan vỡ, việc sản xuất máy bay dân dụng của họ cũng rất mạnh, nhưng khi xóa bỏ Liên xô thì công nghiệp sản xuất máy bay dân dụng của họ về gần như bằng không. Một lý do rất quan trọng là động cơ của họ không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường của Phương Tây.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu, việc nghiên cứu, phát triển ra được một cái động cơ đáp ứng yêu cầu của Phương Tây đã khó, nhưng còn khó hơn khi đưa nó vào thương mại hóa. Các hãng như Boeing, Airbus chắc chắn không chịu ngồi yên khi miếng bánh của họ bị chia xẻ.
Xét về năng lực, Nhật dư sức làm máy bay, nhưng làm ra bán cho ai? Cạnh tranh thế nào thì lại là một bài toán quá khó
Em thì thấy sau thế chiến 2, thời kì khôi phục kinh tế Nhật đặc biệt là trong giai đoạn thế giới gọi là hiện tượng thần kì Nhật Bản đó Nhật gặt hái được thành công là:
1. Nhật dù bại trận nhưng nó có cái nền móng KHKT tương đối cao, dân có trình độ cao.
2.Sự trợ giúp của Âu Mỹ.
3.Nhân dân Nhật hăng say lao động cần cù( người ta gọi là làm quên ăn đúng nghĩa, làm quần quật có khi ngày 16 tiếng) với tinh thần tự tôn dân tộc cao ngất.
4. Tận dụng lợi thế của người đi sau(/thoải mái copy làm nhái, làm giả mà không tốn tiền cho nghiên cứu nhiều.)
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
mtisubishi ở nhật làm rất nhiều ngành như chế tạo vũ khí, vũ trụ hàng không, công nghiệp nặng (nhà máy điện hạt nhân...), đóng tầu, chế tạo ô tô hay dân dụng. Mặc dù rất nổi tiếng về điện hạt nhân nhưng nhật chưa xuất khẩu hay chế tạo 1 nhà máy nào ngoài nhật (thua hàn quốc), điều này cho thấy sự nhậy bén của giới kinh doanh cũng như quan hệ chính trị.
 

KoenigseggPigani

Xe tăng
Biển số
OF-790663
Ngày cấp bằng
17/9/21
Số km
1,256
Động cơ
46,840 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Quận Cầu Giấy
E thấy bảo Nhật Đức bị Mỹ "cấm" làm máy bay, làm gì cug phải dc Mỹ đồng ý
Chứ Nhật năm 194x nó vả Trân Châu cảng vậy mà ko biết làm mb nghe cũng vô lý
Hay BMW vốn hãng sx máy bay, bị ép sang làm ô tô lái êm như máy bay🤣
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,010
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Thực tế ngay ở VN ta, thì giờ những em những cháu dưới 30 tuổi đã không còn khái niệm hàng Nhật là tốt, nước Nhật là cường quốc nữa
Các cháu càng nhỏ hơn, ý thức về hàng hóa Nhật càng mờ nhạt hơn.

Đội này lớn lên, sẽ xả bỏ hoàn toàn tâm lý hàng Nhật là nhất, kể cả hàng cũ hàng bãi của cả hơn một thế hệ người Việt hiện tại.
 

Laborghini

Xe tải
Biển số
OF-301415
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
252
Động cơ
309,076 Mã lực
Thực tế ngay ở VN ta, thì giờ những em những cháu dưới 30 tuổi đã không còn khái niệm hàng Nhật là tốt, nước Nhật là cường quốc nữa
Các cháu càng nhỏ hơn, ý thức về hàng hóa Nhật càng mờ nhạt hơn.

Đội này lớn lên, sẽ xả bỏ hoàn toàn tâm lý hàng Nhật là nhất, kể cả hàng cũ hàng bãi của cả hơn một thế hệ người Việt hiện tại.
Cái này em công nhận đúng. Bọn trẻ giờ chúng nó có tiền thì săn lùng hàng Âu Mỹ nó mua, còn không( ít) tiền thì ngậm ngùi chấp nhận mua hàng Tàu, Hàn xài.
Bởi vậy em mới nói hàng Nhật giờ nó lương ương( dù chất lượng vẫn đỉnh)/ nhưng phân khúc cao thì cạnh tranh không nổi hàng Âu, Mỹ. Phân cấp thấp thì Tàu , Hàn nó bóp.
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
Cái này em công nhận đúng. Bọn trẻ giờ chúng nó có tiền thì săn lùng hàng Âu Mỹ nó mua, còn không( ít) tiền thì ngậm ngùi chấp nhận mua hàng Tàu, Hàn xài.
Bởi vậy em mới nói hàng Nhật giờ nó lương ương( dù chất lượng vẫn đỉnh)/ nhưng phân khúc cao thì cạnh tranh không nổi hàng Âu, Mỹ. Phân cấp thấp thì Tàu , Hàn nó bóp.
cụ nói đấy là về hàng tiêu dùng thôi, hàng G7 nói chung và hàng nhật nói riêng trong công nghiệp nó là cái j đấy rất khác so với hày china hay hàn. Cụ nào làm trong lĩnh vực nhiệt điện xem mấy cái nhà máy nhật làm với tàu làm xem có khác ko?
 

Laborghini

Xe tải
Biển số
OF-301415
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
252
Động cơ
309,076 Mã lực
cụ nói đấy là về hàng tiêu dùng thôi, hàng G7 nói chung và hàng nhật nói riêng trong công nghiệp nó là cái j đấy rất khác so với hày china hay hàn. Cụ nào làm trong lĩnh vực nhiệt điện xem mấy cái nhà máy nhật làm với tàu làm xem có khác ko?
Vâng, hàng tiêu dùng cũng là hàng đúng không cụ. Nó có doanh số hằng năm rất lớn mà. Đánh mất thị trường này là cũng chấp nhận mất lợi nhuận mà mấy năm trước đang kiếm ăn ngon.
Về Nhiệt điện thì Nhật em nghĩ rồi cũng không khá khẩm hơn được nữa.
Nhật mạnh về nhiệt điện than, cơ mà hiện tại G7 nó đã thống nhất cam kết không cấp tín dụng lẫn thiết bị cho nhà máy nhiệt điện chạy than mới nữa rồi. Còn nhiệt điện chạy khí , hay LNG em thấy đa số dùng hàng Mỹ, Đức.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top