[Funland] Tại sao Nhật vẫn thất bại giấc mơ hàng không ?

Húp sụp sụp

Xe điện
Biển số
OF-792017
Ngày cấp bằng
1/10/21
Số km
3,141
Động cơ
97,463 Mã lực
Nhất là dv MD thì giá cao, hầu hết gái đẹp thì lao vào lĩnh vực này hết vì thu nhập cao lại sướng 😁
Còn lại gái ngoan toàn xấu mù lại khó tính, bên cạnh đó lại pt BBTD vừa xinh vừa ngoan, mua về dùng chán thì đổi gu mà ko dính dáng đến các thủ tục ly hôn, chia ts lằng nhằng.... vì thế đ.ô Nhật ngày càng ít lập gđ :-s
Quả in đậm cụ hóng hớt hay là đang trải nghiệm :-?
 

Húp sụp sụp

Xe điện
Biển số
OF-792017
Ngày cấp bằng
1/10/21
Số km
3,141
Động cơ
97,463 Mã lực
Máy bay thương mại nó cần độ an toàn cao nên các hãng hàng không họ không thể làm chuột bạch dc
Tỷ như nhật đưa máy bay cho vietjet chở khách giá 0đ thì chẳng ai giám đi trừ tết nguyên đán may ra có đội công nhân đi bừa từ sg ra hn :)
 

tung3tvn

Xe tải
Biển số
OF-2520
Ngày cấp bằng
25/11/06
Số km
204
Động cơ
554,583 Mã lực
có lẽ máy bay do Mit sx có giá thành cao quá, ko có hi vọng cạnh tranh đc với Boeing, Airbus nên quyết định dừng phát triển luôn cho đỡ thêm thương đau
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Vâng, hàng tiêu dùng cũng là hàng đúng không cụ. Nó có doanh số hằng năm rất lớn mà. Đánh mất thị trường này là cũng chấp nhận mất lợi nhuận mà mấy năm trước đang kiếm ăn ngon.
Về Nhiệt điện thì Nhật em nghĩ rồi cũng không khá khẩm hơn được nữa.
Nhật mạnh về nhiệt điện than, cơ mà hiện tại G7 nó đã thống nhất cam kết không cấp tín dụng lẫn thiết bị cho nhà máy nhiệt điện chạy than mới nữa rồi. Còn nhiệt điện chạy khí , hay LNG em thấy đa số dùng hàng Mỹ, Đức.
Nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Phú Mỹ 1, xài thiết bị của hãng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) Nhật, dùng 3 máy tua bin khí loại 701F (mỗi máy 701F công suất 250MW), 3 lò thu hồi nhiệt HRSG và 1 tua bin hơi, cho tổng công suất 1090MW, là nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp công suất lớn nhất ở VN.
Trung tâm điện lực Ô Môn, có 4 nhà máy, trong đó Nhà máy O môn 1 công suất 660MW nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, thiết bị MHI Nhật.
Các dự án NM Ô môn III và IV đang xúc tiến, cũng thiết bị Nhật. Nhà máy Ô Môn II đầu tư dạng BOT của hãng Nhật Marubeni.
Đường dây 220kV (4 mạch) Phú Mỹ - Nhà bè - Phú lâm, đường dây 220kV Phú Mỹ - Cai lậy đều thiết bị Nhật: dây cáp nhôm lõi thép dẫn điện, dây chống sét lõi cáp quang, sứ cách điện... các cột vượt sông Nhà bè, sông Lòng tàu, sông Thị vải đều là cột 4 mạch dây duy nhất ở VN, cao 189m cao nhất hệ thống điện VN, các cột (6 cột) vượt sông này đều chế tạo tại Nhật (vi thanh thép L tiết diện lớn, và có máy uốn dập tại Nhật).
Các trạm biền áp dung lượng lớn như Trạm 220kV Phú mỹ, Trạm 220KV Nhà bé, Trạm 220kV Cai lậy đều dùng máy biến áp Toshiba loại 250MVA và Hitachi 250MVA.
Đường dây 500kV và trạm 500kV Phú Mỹ - Nhà bè - Phú lâm là loại 2 mạch duy nhất tại VN, toàn bộ thiết bị Nhật, gồm dây, sứ và phụ kiện; đường dây 500kV này chạy song song đường dây 220kV Phú mỹ - Nhà bè- Phú lâm
Chỉ có các cột đỡ 500kV, cột góc 500kV là chế tại xưởng Huyndai Đông anh (máy của Hàn chỉ dập thanh thép làm loại cột nhỏ hơn cột vượt sông. Còn 6 cột vượt sông làm tại Nhật vỉ cao 189m, do thanh thép L rất lớn (cỡ 2 tờ A4) chỉ hãng Nhật mới uốn/dập được thép L này.
Ở các trạm 500kV Phú Mỹ, 500kV Nhà bé đều dùng các máy biến áp dung lượng lớn cũng của Toshiba. Mỗi máy biến áp 500kV này dung lượng 600MVA, được ghép từ 3 cục máy biến áp 1 pha, cục máy 1 pha có dung lượng 200MVA.
 
Chỉnh sửa cuối:

Laborghini

Xe tải
Biển số
OF-301415
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
247
Động cơ
309,076 Mã lực
Nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Phú Mỹ 1, xài thiết bị của hãng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) Nhật, dùng 3 máy tua bin khí loại 701F (mỗi máy 701F công suất 250MW), 3 lò thu hồi nhiệt HRSG và 1 tua bin hơi, cho tổng công suất 1090MW, là nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp công suất lớn nhất ở VN.
Trung tâm điện lực Ô Môn, có 4 nhà máy, trong đó Nhà máy O môn 1 công suất 660MW nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, thiết bị MHI Nhật.
Các dự án NM Ô môn III và IV đang xúc tiến, cũng thiết bị Nhật. Nhà máy Ô Môn II đầu tư dạng BOT của hãng Nhật Marubeni
Em nói nó không mạnh thôi mà cụ!
Còn mấy nhà máy cụ nêu chắc toàn dùng vốn ODA của Nhật cụ nhỉ!
Chứ em thấy nếu không phải vốn ODA thì Nhật khó ăn bọn Đức, Mỹ lắm. Chưa kể sau này LNG nó còn gắn với nguồn cung LNG nữa.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
có lẽ máy bay do Mit sx có giá thành cao quá, ko có hi vọng cạnh tranh đc với Boeing, Airbus nên quyết định dừng phát triển luôn cho đỡ thêm thương đau
Mit nó định sx máy bay chở khách thương mại để cạnh tranh với Bombardier và Embraer thôi mà còn chưa nổi kìa, không thể với tới Boeing và Airbus đâu.
Mà cũng đã thất bại rồi còn đâu.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Vâng

Các em các cháu còn nhỏ nó chưa có ấn tượng về hàng Nhật là tốt nhất, là ngon nhất (ừ thì còn nhỏ lên chỉ tiếp xúc với hàng tiêu dùng thôi ) khi lớn lên, làm việc nó sẽ không có cái nhìn ngưỡng mộ hàng Nhật, người Nhật như các chú các bác bây giờ. Đến lúc ấy, sự lựa chọn của các em các cháu nó khách quan hơn.

Chả thể mà, người Nhật sang VN ta, ngoài việc lobby các cấp, họ còn tuyên truyền cả trên báo chí, các học sinh sinh viên, nhất là khối kỹ thuật. Đúng kiểu nhồi sọ ấy.

Cái này em công nhận đúng. Bọn trẻ giờ chúng nó có tiền thì săn lùng hàng Âu Mỹ nó mua, còn không( ít) tiền thì ngậm ngùi chấp nhận mua hàng Tàu, Hàn xài.
Bởi vậy em mới nói hàng Nhật giờ nó lương ương( dù chất lượng vẫn đỉnh)/ nhưng phân khúc cao thì cạnh tranh không nổi hàng Âu, Mỹ. Phân cấp thấp thì Tàu , Hàn nó bóp.
cụ nói đấy là về hàng tiêu dùng thôi, hàng G7 nói chung và hàng nhật nói riêng trong công nghiệp nó là cái j đấy rất khác so với hày china hay hàn. Cụ nào làm trong lĩnh vực nhiệt điện xem mấy cái nhà máy nhật làm với tàu làm xem có khác ko?
Vâng, hàng tiêu dùng cũng là hàng đúng không cụ. Nó có doanh số hằng năm rất lớn mà. Đánh mất thị trường này là cũng chấp nhận mất lợi nhuận mà mấy năm trước đang kiếm ăn ngon.
Về Nhiệt điện thì Nhật em nghĩ rồi cũng không khá khẩm hơn được nữa.
Nhật mạnh về nhiệt điện than, cơ mà hiện tại G7 nó đã thống nhất cam kết không cấp tín dụng lẫn thiết bị cho nhà máy nhiệt điện chạy than mới nữa rồi. Còn nhiệt điện chạy khí , hay LNG em thấy đa số dùng hàng Mỹ, Đức.
Mit nó định sx máy bay chở khách thương mại để cạnh tranh với Bombardier và Embraer thôi mà còn chưa nổi kìa, không thể với tới Boeing và Airbus đâu.
Mà cũng đã thất bại rồi còn đâu.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Em nói nó không mạnh thôi mà cụ!
Còn mấy nhà máy cụ nêu chắc toàn dùng vốn ODA của Nhật cụ nhỉ!
Chứ em thấy nếu không phải vốn ODA thì Nhật khó ăn bọn Đức, Mỹ lắm. Chưa kể sau này LNG nó còn gắn với nguồn cung LNG nữa.
Nhật cho vay ODA khoảng 100 tỷ JPY từ 1995, mãi 2005 mới tiêu hết số tiền này vào một loạt các dự án nhà máy điện tại Phú Mỹ, đường dây tải điện 220kV, 500kV tại khu vực phía Nam. Và một loạt lưới 110kV và các trạm biến áp 110kV quanh TP. HCM, cũng xong từ thời 199x.
Ở trên, còn thiếu đường dây 220kV Nhà bé - Tao đàn, giải quyết triệt để cấp điện cho TP HCM. Đường dây này đặc biệt là dùng 8km cáp ngầm 220kV hãng Fujikura Nhật (cáp ngầm 220kV dài 8km duy nhất tại VN) đi từ quận 4 vào trung tâm TP HCM tại công viên Tao đàn, xây dựng trạm biên áp 220kV/110kV Tao đàn cũng đặc biệt là trạm biến áp có thiết bị bọc kín (GIS), và nằm trong tòa nhà. Lưới 110kV đi ngầm đến các trạm 110kV khác của TP HCM. Vốn ODA Nhật, thiết bị Nhật.
 

Laborghini

Xe tải
Biển số
OF-301415
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
247
Động cơ
309,076 Mã lực
Nhật cho vay ODA khoảng 100 tỷ JPY từ 1995, mãi 2005 mới tiêu hết số tiền này vào một loạt các dự án nhà máy điện tại Phú Mỹ, đường dây tải điện 220kV, 500kV tại khu vực phía Nam. Và một loạt lưới 110kV và các trạm biến áp 110kV quanh TP. HCM, cũng xong từ thời 199x.
Ở trên, còn thiếu đường dây 220kV Nhà bé - Tao đàn, giải quyết triệt để cấp điện cho TP HCM. Đường dây này đặc biệt là dùng 8km cáp ngầm 220kV hãng Fujikura Nhật (cáp ngầm 220kV dài 8km duy nhất tại VN) đi từ quận 4 vào trung tâm TP HCM tại công viên Tao đàn, xây dựng trạm biên áp 220kV/110kV Tao đàn cũng đặc biệt là trạm biến áp có thiết bị bọc kín (GIS), và nằm trong tòa nhà. Lưới 110kV đi ngầm đến các trạm 110kV khác của TP HCM. Vốn ODA Nhật, thiết bị Nhật.
Vâng, vậy so với G7( đặc biệt là Mỹ, Đức) thì hàng công nghiệp nặng nói chung nhiệt điện khí nói riêng của Nhật chỉ còn có tính cạnh tranh nhờ vốn ODA thôi cụ nhỉ!?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,501
Động cơ
408,540 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Sự thất bại của Mitsubishi's SpaceJet khiến giấc mơ hàng không của Nhật Bản tan thành mây khói (và virus corona không đáng trách)...
Trải qua 6 lần trì hoãn, hơn 10 năm phát triển và tiêu tốn hơn 9 tỷ USD. Mitsubishi đã tuyên bố chương trình phát triển dòng máy bay thương mại đã "đóng băng".

Thế là, dù đã cố gắng để bắt kịp Bombardier ( của Canada ) và Embraer ( của Brazil) để cho ra đời dòng máy bay thương mại cỡ <100 khách của Nhật đã thất bại.


Tôi có linh cảm, Nhật đang dần tụt hậu mọi lĩnh vực....:D
Vậy nếu cụ bảo người ta ko sx được thì lý do là tại sao, chứ đừng vì ko thấy sản phẩm mà bảo người ta ko sx được. :))
Theo e thì họ ngừng dự án là vì lý do kinh tế chứ không phải lý do kỹ thuật. Nhiều nước có thể SX máy bay thương mại chứ chả cứ gì EU và US, nhất là Nga, nhưng họ không làm hoặc cố làm nhưng không thành công ở hiệu quả kinh tế.
Về
Kết luận gì thì phải đưa lý do, còn ko thì lại võ đoán thôi cụ. Chứ
Tầm như họ đâu thể như VN, họ bỏ 9 tỷ thì phải thu lại cái gì chứ, có thể họ chuyển hướng 9 tỷ đó qua cái khác, chúng ta người ngoài sao nắm rõ tình hình, nhưng cũng đâu thể cho rằng họ không thể làm được, trong khi đầy thứ Mỹ phải học họ.
Về con máy bay SpaceJet này của Mitsubishi, có mấy thông tin hầu các cụ:

1. Người Nhật từ lâu vẫn rất muốn chen chân vào lĩnh vực hàng không. Hàng không quân sự thì Nhật bị cấm do hệ quả từ WW2, nhưng hàng không dân sự thì không. Các công ty Nhật (Kawasaki, Mitsubishi, Hitachi...) từ lâu đã sản xuất linh kiện máy bay, thậm chí tàu vũ trụ. Nhưng với việc thiết kế/chế tạo một mẫu máy bay hoàn chỉnh thì Nhật gặp vấn đề.

2. Nhật đã từng thiết kế và sản xuất rất nhiều máy bay trước 1945, nhưng sau 1945 cho đến nay, Nhật chỉ thành công với 1 mẫu duy nhất là con NAMC YS-11. Đó, hơi đáng buồn, lại là máy bay phản lực cánh quạt:

JapanJet1.jpg

Mẫu NAMC YS-11 đã ngừng sản xuất năm 1974.

3. Từ 1974 trở đi là 1 thời gian dài im lặng. Có lẽ người Nhật nhận ra rằng việc tự mình thiết kế/sản xuất nguyên 1 mẫu máy bay như Boeing hay MDD là quá sức với họ. Chỉ từ khoảng 2005, khi chứng kiến sự bùng nổ của giao thông hàng không, đặc biệt vùng Châu Á - Thái bình dương, Nhật, cụ thể là Mitsubishi, lại bắt đầu lại với máy bay chở khách.

4. Người Nhật biết rằng nếu đối đầu thì họ sẽ không có cơ hội nào trước Boeing và Airbus nên họ đã chọn đối thủ nhẹ ký hơn là Embraer Braxin. Vì vậy, họ đã đưa ra concept máy bay chở khách thân hẹp chỉ có 70-90 chỗ ngồi. Tương ứng với đó là mẫu Embraer E175-2. Boeing và Airbus không có mẫu nào tương tự.

5. Mẫu máy bay của Mitsubishi đầu tiên có tên RegionalJet, sau đó đổi thành SpaceJet. Về động cơ, đầu tiên Mitsubishi cố gắng tử nghiệm với động cơ thuần Nhật của IHI nhưng không đạt, sau đó chuyển sang dùng động cơ Pratt & Wittney PW-1000.
(Không chỉ máy bay nói chung mà người Nhật còn hết sức chật vật với động cơ máy bay. Hiện tại, Nhật còn 1 công ty duy nhất theo đuổi việc chế tạo động cơ máy bay là IHI, nhưng hàng chục năm vẫn chưa chế tạo được mẫu động cơ nào có thể cạnh tranh với RR hoặc GE. Mấy năm trước dịch covid, IHI đã dồn hết sức chế tạo động cơ cho B737 và A320 nhưng không xong).
(Lát nữa tôi tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
6,092
Động cơ
552,300 Mã lực
Nhất Mỹ nhì Âu.
Nền kinh tế Mỹ đứng đầu thế giới đã hơn 1 thế kỷ, đừng so với nó làm gì nên ko tính cụ nhé.
Châu Âu với Anh Đức Pháp Ý, cụ tính để Nhật chọi cả châu Âu à :)).
Theo cụ thì ở châu Á, Nhật ko còn là tấm gương, và ko phải là niềm tự hào nữa à. Nước nào thay thế vị trí của Nhật ở châu Á hả cụ?
Tương lai rất gần là hàng xóm to tướng phía Bắc nhà mình.
Dù rất ko mong muốn nhưng rõ ràng nó đang từng bước làm được.
 
  • Vodka
Reactions: 202

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,323
Động cơ
214,839 Mã lực
hay tại làm ra ko hiệu quả, ko cạnh tranh dc, TQ cũng ước mơ làm máy bay 919 gì đó, dự án cả 20 năm rồi
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,585
Động cơ
566,615 Mã lực
Em 3 đời xe toàn Toy và em nói luôn Nhật bảo thủ số 2 ko ai bảo thủ số 1. Đến năm 2021 xe gần 3 tỏi mới được trang bị cái chìa khoá start stop, trong khi hãng khác nó trang bị lâu rồi. Nội thất gần như thay đổi rất ít, tư duy thế bảo sao chả hụt hơi.
Thế mà mấy con lăn cu đơ với Lx600 còn phải chờ cả năm mới được nhận xe.
Nhật đang và sẽ yếu dần vì có lẽ họ đạt được điểm cực thịnh rồi, tuy nhiên nền tảng của họ vẫn tương đối mạnh.
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
Nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Phú Mỹ 1, xài thiết bị của hãng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) Nhật, dùng 3 máy tua bin khí loại 701F (mỗi máy 701F công suất 250MW), 3 lò thu hồi nhiệt HRSG và 1 tua bin hơi, cho tổng công suất 1090MW, là nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp công suất lớn nhất ở VN.
Trung tâm điện lực Ô Môn, có 4 nhà máy, trong đó Nhà máy O môn 1 công suất 660MW nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, thiết bị MHI Nhật.
Các dự án NM Ô môn III và IV đang xúc tiến, cũng thiết bị Nhật. Nhà máy Ô Môn II đầu tư dạng BOT của hãng Nhật Marubeni.
Đường dây 220kV (4 mạch) Phú Mỹ - Nhà bè - Phú lâm, đường dây 220kV Phú Mỹ - Cai lậy đều thiết bị Nhật: dây cáp nhôm lõi thép dẫn điện, dây chống sét lõi cáp quang, sứ cách điện... các cột vượt sông Nhà bè, sông Lòng tàu, sông Thị vải đều là cột 4 mạch dây duy nhất ở VN, cao 189m cao nhất hệ thống điện VN, các cột (6 cột) vượt sông này đều chế tạo tại Nhật (vi thanh thép L tiết diện lớn, và có máy uốn dập tại Nhật).
Các trạm biền áp dung lượng lớn như Trạm 220kV Phú mỹ, Trạm 220KV Nhà bé, Trạm 220kV Cai lậy đều dùng máy biến áp Toshiba loại 250MVA và Hitachi 250MVA.
Đường dây 500kV và trạm 500kV Phú Mỹ - Nhà bè - Phú lâm là loại 2 mạch duy nhất tại VN, toàn bộ thiết bị Nhật, gồm dây, sứ và phụ kiện; đường dây 500kV này chạy song song đường dây 220kV Phú mỹ - Nhà bè- Phú lâm
Chỉ có các cột đỡ 500kV, cột góc 500kV là chế tại xưởng Huyndai Đông anh (máy của Hàn chỉ dập thanh thép làm loại cột nhỏ hơn cột vượt sông. Còn 6 cột vượt sông làm tại Nhật vỉ cao 189m, do thanh thép L rất lớn (cỡ 2 tờ A4) chỉ hãng Nhật mới uốn/dập được thép L này.
Ở các trạm 500kV Phú Mỹ, 500kV Nhà bé đều dùng các máy biến áp dung lượng lớn cũng của Toshiba. Mỗi máy biến áp 500kV này dung lượng 600MVA, được ghép từ 3 cục máy biến áp 1 pha, cục máy 1 pha có dung lượng 200MVA.
cụ làm trong ngành điện sao rành thế ah, em chỉ góp ý chút là marubeni nó kiểu đội thu xếp tài chính làm dự án chứ ko phải nhà sản xuất. Tuabin khí thì Nhật vẫn xếp sau GE, Siemens cụ ah, gần đây nhất có DEC của TQ làm đc tuabin có công suất lớn nhưng mới trong phạm vi trong nước thôi.
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,482
Động cơ
2,093,275 Mã lực
Thế mà mấy con lăn cu đơ với Lx600 còn phải chờ cả năm mới được nhận xe.
Nhật đang và sẽ yếu dần vì có lẽ họ đạt được điểm cực thịnh rồi, tuy nhiên nền tảng của họ vẫn tương đối mạnh.
Chờ vì sx đc ít. Cơ bản là Nhật phát huy hết khả năng và điều kiện thuận lợi rồi.
 

thanhhava

Xe buýt
Biển số
OF-775852
Ngày cấp bằng
29/4/21
Số km
648
Động cơ
43,849 Mã lực
Đúng rồi. Trước thời kỳ Trung Quốc làm nhái thì Nhật Bản là thủ phủ của hàng nhái trên thế giới.
Nhưng được cái là Nhật làm nhái còn kỳ công, làm tốt ngang ngửa thậm chí là tốt hơn cả hàng real. Sau này mới bị Trung Quốc soán ngôi vụ làm hàng nhái này. Các cụ có thể nghía qua bài báo bên dưới

Làm nhái ngang ngửa hoặc tốt hơn hàng thật thì tự tin làm thương hiệu riêng chứ cần gì nhái.
Em hóng máy bay Nhật nhái Boeing, Airbus tốt hơn hàng thật 🤣
 

buidoimiennui

Xe điện
Biển số
OF-8489
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
2,145
Động cơ
550,062 Mã lực
Nơi ở
Miền núi
Về

Về con máy bay SpaceJet này của Mitsubishi, có mấy thông tin hầu các cụ:

1. Người Nhật từ lâu vẫn rất muốn chen chân vào lĩnh vực hàng không. Hàng không quân sự thì Nhật bị cấm do hệ quả từ WW2, nhưng hàng không dân sự thì không. Các công ty Nhật (Kawasaki, Mitsubishi, Hitachi...) từ lâu đã sản xuất linh kiện máy bay, thậm chí tàu vũ trụ. Nhưng với việc thiết kế/chế tạo một mẫu máy bay hoàn chỉnh thì Nhật gặp vấn đề.

2. Nhật đã từng thiết kế và sản xuất rất nhiều máy bay trước 1945, nhưng sau 1945 cho đến nay, Nhật chỉ thành công với 1 mẫu duy nhất là con NAMC YS-11. Đó, hơi đáng buồn, lại là máy bay phản lực cánh quạt:

JapanJet1.jpg

Mẫu NAMC YS-11 đã ngừng sản xuất năm 1974.

3. Từ 1974 trở đi là 1 thời gian dài im lặng. Có lẽ người Nhật nhận ra rằng việc tự mình thiết kế/sản xuất nguyên 1 mẫu máy bay như Boeing hay MDD là quá sức với họ. Chỉ từ khoảng 2005, khi chứng kiến sự bùng nổ của giao thông hàng không, đặc biệt vùng Châu Á - Thái bình dương, Nhật, cụ thể là Mitsubishi, lại bắt đầu lại với máy bay chở khách.

4. Người Nhật biết rằng nếu đối đầu thì họ sẽ không có cơ hội nào trước Boeing và Airbus nên họ đã chọn đối thủ nhẹ ký hơn là Embraer Braxin. Vì vậy, họ đã đưa ra concept máy bay chở khách thân hẹp chỉ có 70-90 chỗ ngồi. Tương ứng với đó là mẫu Embraer E175-2. Boeing và Airbus không có mẫu nào tương tự.

5. Mẫu máy bay của Mitsubishi đầu tiên có tên RegionalJet, sau đó đổi thành SpaceJet. Về động cơ, đầu tiên Mitsubishi cố gắng tử nghiệm với động cơ thuần Nhật của IHI nhưng không đạt, sau đó chuyển sang dùng động cơ Pratt & Wittney PW-1000.
(Không chỉ máy bay nói chung mà người Nhật còn hết sức chật vật với động cơ máy bay. Hiện tại, Nhật còn 1 công ty duy nhất theo đuổi việc chế tạo động cơ máy bay là IHI, nhưng hàng chục năm vẫn chưa chế tạo được mẫu động cơ nào có thể cạnh tranh với RR hoặc GE. Mấy năm trước dịch covid, IHI đã dồn hết sức chế tạo động cơ cho B737 và A320 nhưng không xong).
(Lát nữa tôi tiếp)
Cả Airbus và Boeing đều đi mua động cơ từ bên khác cả, nếu Mitsubishi đi mua động cơ thì cũng bình thường mà cụ.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Vâng, vậy so với G7( đặc biệt là Mỹ, Đức) thì hàng công nghiệp nặng nói chung nhiệt điện khí nói riêng của Nhật chỉ còn có tính cạnh tranh nhờ vốn ODA thôi cụ nhỉ!?
Vốn ODA cho ngành điện phìa Nam còn dự án Hàm thuận-Đa Mi, với 2 nhà máy thủy điện Hàm Thuận 300MW và Đa Mi 175MW, cũng khá lớn, kèm theo đường dây 220kV và trạm biến áp 220kV của dự án Hàm thuận Đa mi nối lưới hệ thống quốc gia. Có thêm mở rộng nâng công suất (thực chất là cải tạo lại từ 160MW lên 240MW) thủy điện Đa Nhim mà Nhật xây từ hồi 1961-1964, theo dạng đền bù chiến tranh.
Nhật rót vốn và thiết bị vào ngành điện, là cần thiết cho cơ sở hạ tầng vào thời điểm các năm 199x, không có vốn ODA thì lấy nguồn nào? WB hay ADB? không thể nhiều bằng vốn ODA Nhật được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top