Chỉ vì họ thất bại trong vụ này mà chê họ thì không hẳn là đúng đâu, nói họ tụt hậu cũng không hẳn. Nhiều cụ chê là do tâm lí hả hê thôi, kiểu như một ông giàu hay một ông học giỏi mà thất bại trong một sự vụ nào đó thì các ông khác thích lắm, vì nó giỏi hơn mình mà nó thất bại. Tuy nhiên rõ ràng là lĩnh vực hàng không và tên lửa là sở đoản của nhật thì phải. E theo dõi ngay cả lĩnh vưcj tên lửa nhật thử nghiệm rất nhiều lần cũng bị hỏng. Cụ nói có ý e không đồng tình là tại sao họ theo đuỏii dự án này rất lâu dài nhưng không thành công, cụ nói do thiếu tiền e thì nghĩ ngược lại là do những vướng mắc về mặt kĩ thuật. Kĩ sư nhật không thể giải quyết được những vấn đề đặt ra.
Vẫn là yếu tố con người
Cty Nhật nó nhiều yếu điểm như thế này, làm sao người tài phát triển, người ngoại quốc tài năng 0 cống hiến được, cty dần thui chột là điều dễ hiểu
TK trước 80, lực lượng ld Nhật là số 1: Về tài năng, sức trẻ.. TT thế giới với các cty châu Á gần như Nhật là số 1 . Cạnh tranh dễ, nền tảng KH sơ khai. Dễ làm , dễ PT. Các nước NiCK châu Á đi theo mô hình Nhật đều thành công.
Cái gì cũng có thịnh suy, nước Anh ngày xưa là công xưởng Tg- giờ nền SX còn những gì?
Ko có gì là mãi mãi, Nhật giờ đây là 1 nước buồn chán, tẻ nhạt với chính dân Nhật - lấy gì làm động lực phát triển ?
II. Hạn chế của các công ty Nhật
1. Rất khó tăng lương
Gần như 100% các công ty Nhật đều có bảng lương chung cho từng cấp bậc và quy định rõ ràng về thời gian xét tăng lương, cấp dưới cứ thế mà tuân thủ, không bao giờ có chuyện họ tăng lương đột xuất chỉ vì bạn làm việc quá xuất sắc. Cho dù bạn có chuyển việc (nhưng vẫn làm trong môi trường công ty Nhật) thì tình trạng cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.
2. Cơ hội thăng tiến thấp
Các vị trí cấp cao trong công ty Nhật đều được mặc định là dành cho người Nhật, kể cả khi trình độ tiếng Nhật của bạn tương đương với người bản địa và bạn đã gắn bó với công ty nhiều năm liền thì bạn cũng có rất ít cơ hội thăng tiến. Tóm lại, nếu bạn chấp nhận làm việc cho công ty Nhật nghĩa là bạn chấp nhận “lương tăng chứ chức không tăng”.
3. Cứng nhắc và bảo thủ
Nếu bạn thuộc tuýp người thích sáng tạo và nuôi giấc mơ “thay đổi thế giới” thì hãy quên khái niệm ấy đi khi bạn bước chân vào công ty Nhật. Người Nhật thích sự ổn định, rất ngại mạo hiểm và kiên quyết giữ vững lập trường của mình. Dù bạn có đề bạt lên cấp trên hàng ngàn ý kiến hay ho, được họ tích cực lắng nghe thì cũng đừng vội mừng, khả năng những ý tưởng của bạn được thực hiện gần như là con số 0. Hãy làm quen với sự cứng nhắc của sếp Nhật nếu bạn muốn làm việc lâu dài.
4. Mất nhiều thời gian để ra quyết định
Dù ở Nhật hay ở Việt Nam thì thủ tục làm việc của các công ty Nhật vẫn không có nhiều thay đổi. Một đề xuất muốn được thông qua phải qua nhiều bước xét duyệt từ nhiều cấp lãnh đạo, thời gian xét duyệt có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần… gây lãng phí thời gian và đôi khi bỏ lỡ những thời cơ tốt. Với người Nhật thì đây là sự tôn trọng đối với cấp trên nhưng với người Việt thì quá trình này có thể gây cảm giác phiền phức và chán nản.
5. Không hay thể hiện cảm xúc
Nếu như người Việt thường trao đổi trong giờ làm để tương tác với nhau hoặc tìm nguồn cảm hứng, niềm vui trong công việc thì người Nhật chỉ giữ duy nhất một khuôn mặt nghiêm túc. Họ cũng không hay thể hiện cảm xúc mà chỉ tập trung vào màn hình làm việc. Điều này vô tình khiến những người xung quanh cảm thấy ngột ngạt và áp lực. Tuy nhiên, họ cũng là những người hòa đồng và rất hết mình trong các cuộc vui sau giờ làm việc.
6. Phân biệt rõ giữa sếp và nhân viên
Văn hóa Nhật có sự phân biệt rõ ràng giữa sếp và nhân viên, cấp dưới thường gập người, tỏ ra khúm núm và nghe lệnh cấp trên (trong khi sếp và nhân viên Việt Nam lại không câu nệ điều đó). Tôn trọng nét văn hóa riêng của từng quốc gia, các sếp Nhật không bắt buộc nhân viên Việt phải làm điều tương tự, tuy nhiên, họ có lẽ sẽ không thực sự hài lòng nếu bạn thể hiện sự thân thiết đồng cấp trong môi trường công sở.