Quá trình chuyển giao công nghệ bước đầu tiên bao giờ cũng là đào tạo cán bộ kỹ thuật, sau đó mới đến chuyển giao tài liệu, máy móc thiết bị, sơ đồ lắp đặt và các thành phần khác của công nghệ. Mỗi năm LX đào tạo cho VN gần 1000 sinh viên kỹ thuật và khoảng 500-600 thực tập sinh + nghiên cứu sinh kỹ thuật. LX đào tạo rất nhiều ngành kỹ thuật tiên tiến cho VN, kể cả ngành năng lượng nguyên tử cũng đã có hàng trăm cán bộ khoa học được đào tạo bài bản ở LX. Nhiều sinh viên thi đỗ điểm cao vào ĐHBK và ĐH Mỏ Địa chất cũng đã được sang LX học về luyện kim đen và luyện kim màu. Việt Nam khi ấy có thành lập 1 Bộ gọi là Bộ cơ khí luyện kim và cũng có kế hoạch phát triển mảng này. Nhưng sau LX bất ngờ sập nên nhiều kế hoạch bị bỏ dở, đám tốt nghiệp các ngành kỹ thuật ở LX về khó phát huy được hết, thậm chí nhiều người không có đất để ứng dụng kiến thức nên chuyển sang kinh doanh hoặc chuyển sang nghề khác. Nhiều người dân kinh doanh như Vượng, Vỹ, Sơn cá rán, Trương Gia Bình, Quang Massan… tốt nghiệp bằng đỏ ngành kỹ thuật ở LX. Hàng xóm em có 1 thằng di học ngành năng lượng nguyên tử về lại vào nhà nước làm ngành khí tượng thủy văn, giờ lên sếp ở Tổng cục khí tượng thủy văn