- Biển số
- OF-327829
- Ngày cấp bằng
- 20/7/14
- Số km
- 17,737
- Động cơ
- 434,776 Mã lực
Nghe cụ tả giống đi xe bus công cộng mua vé tháng và trả từng chuyến, theo em là hợp lý. Xe bus cũng như điện, luôn hướng đến vận hành thường xuyên cho đỡ tốn chi phí khởi động lại và kiểm soát lượng tài nguyên nước, than, xăng... đã tốn phí trước cả mớ. Do vậy hộ tiêu thụ cũng thể hiện tính bền vững và mức độ tiêu thụ lâu dài sẽ có lợi cho bên cung cấp hơn thay vì đơn lẻ khó kiểm soát dù mức thu cho từng cuộc, từng chuyến đơn lẻ có rất cao.Nếu ở VN là không đơn giản, nhưng ở Đức lại là đơn giản ( hoặc có thể cũng phức tạp nhưng nó tính toán khoa học sao cho đơn giản ) với trường hợp đỉnh tải, lúc này vai trò hợp tác trong liên minh châu Âu lại phát huy tác dụng, vì nó nối mạng với mấy nước lân bang để điều hòa hệ thống.
Em đã viết rất chi tiết ở trên, mà có vẻ cụ vẫn chưa hiểu. Hợp đồng giữa nhà cung cấp và nhà phân phối nó được xây dựng bởi những nhà khoa học giỏi và những luật sư giỏi làm sao để hai bên phải ràng buộc vào nhau trên cơ sở phải đảm bảo cho việc cung cấp điện được thông suốt và an toàn. Nếu nhà phân phối nào không đáp ứng được các điều khoản trong hợp đồng thì dĩ nhiên là không có cửa tham gia.
Đức lâu lâu ( hình như cách nay hai năm ) nó cũng có khuyến mãi khi dư điện đó thôi, giá rẻ xuống vào đêm hay ngày lễ ( lễ hay chủ nhật cấm được làm ồn ảnh hưởng tới hàng xóm ). Ở Đức, đã ký hợp đồng mua điện là phải chấp nhận trả trước, tất cả các nhà phân phối đều thống nhất như thế và được văn bản hóa bằng luật pháp. Cho nên mới không có chuyện thích trả trước, hay thích trả sau như cụ nói ở VN. Đó chính là yếu tố quyết định sự ổn định của mạng lưới, chứ không sợ phập phù hay rã lưới như cụ nói ở trên. Mỗi hộ tiêu dùng bắt buộc phải có một tài khoản. Và tài khoản lúc nào cũng phải có tiền vào thời điểm nó rút ( thời điểm nào nó rút thì nó đã ghi trong hợp đồng ). nếu đến ngày nó rút tiền, tài khoản rỗng, nó sẽ gửi thư cảnh cáo và phạt một ít tiền kèm theo. Vài lần cảnh cáo là nó hủy hợp đồng đơn phương và người bị hủy phải bồi thường hợp đồng. Ở Đức nó không thả gà ra đuổi mà nắm quyền điều khiển gà bằng công cụ tiền và luật.
Chỉnh sửa cuối: