Ở Đức thì lưới điện cũng có liên kết với Tây Âu, nên cũng có thể qua đó bù phụ tải, ngoài ra họ còn bù phụ tải bằng điện khí đốt công suất lớn, trong một biểu đồ đồ điện thì được phân tích và họ đã có sự tương đối đồng nhất của việc sử dụng điện theo từng ngày và từng giờ rồi. Việc đó hạn chế việc rã lưới rất nhiều, tuy nhiên cũng đã có lần xảy ra, ở nước nào cũng vậy đã từng xảy ra. Ở Đức các nhà máy điện của các tập đoàn lớn, ngoài ra đường dây cũng độc lập, và bán lẻ cũng độc lập. Họ vẫn vận hành tốt. Cũng cần phải nói thêm về nhiệt điện, nhiệt điện ở Đức hiện đại, những nhà máy sau này không còn xả thẳng CO2 ra môi trường. Mà CO2 được hoá lỏng và bơm xuống các tầng đất đá ở dưới sâu. Đức đến năm 2030 theo thỏa thuận với các tập đoàn năng lượng sẽ không còn các lò phản ứng hạt nhân nữa.Việc cụ đưa ra nghe đơn giản nhưng thực tế thì ko phải thế cụ ạ (hay do em chưa được biết). Nhu cầu điện mang tính tức thời và việc bổ sung đỉnh tải ko chỉ mang tính dịch vụ mà còn là an toàn cho hệ thống điện để ko bị rã lưới. Với Vn thì điều độ tính toán và quyết định rất nhanh cho nhà máy nào hòa lưới vì nhiệm vụ của họ chỉ là ko rã lưới. Còn khi tư nhân tham gia nhiều vào phân phối thì họ cần tính đến kinh tế để quyết định, và việc này sẽ rất mất thời gian chứ ko thể nhanh như ở Vn.
Hơn nữa, để nhiều nhà phân phối thì giá điện sẽ ko đồng nhất, và như vậy sẽ có nhà mở chương trình "khuyến mại chào hè" là 1 cơ số sẽ chuyển sang nhà kia và khiến cho nhu cầu - sản lượng điện cần mua thay đổi liên tục. Cụ nói về việc dùng điện theo kiểu cào thẻ điện thoại, em thấy việc này có thể làm nếu dùng công tơ điện tử kèm mạch ngắt điều khiển từ xa nhưng người ta sẽ yêu cầu dùng "thuê bao trả sau" vì ko muốn vứt sẵn tiền vào tài khoản cũng như ko muốn cứ phải xem công tơ mỗi ngày.