Luật pháp k phải cái gì bất biến, nó chỉ là 1 biểu hiện (hình thức) của tương quan lực lượng (bản chất) ở thời điểm đó, và được các bên chấp nhận làm theo. Khi tương quan lực lượng thay đổi thì luật k còn được nữa. Ví dụ như Mỹ có bất tuân luật pháp quốc tế (như hiện xảy ra) thì cũng k ai làm gì được cả, hoặc khi anh đủ mạnh có thể sửa đổi luật theo hướng có lợi cho mình. Bản chất thay đổi thì hình thức phải thay đổi cho phù hợp, không có chuyện bản chất thay đổi theo hình thức.
Và với các tập đoàn nước ngoài vào 1 nước cũng vậy, nếu họ đủ mạnh về kinh tế sẽ thao túng được chính trị, và dĩ nhiên thao túng cả luật pháp, hoặc dưới dạng k tuân, hoặc tìm cách thay đổi luật theo hướng có lợi cho mình.
Nuoc nào khi tiếp nhận đầu tư cũng đòi hãng đầu tư phải...phải... nhưng k có nghĩa nó thành hiện thực, cái này tùy thuộc vào điều kiên và tương quan lực lượng. Khi VN tiếp nhận ngành công nghiệp ô tô nước ngoài vào, cũng đòi họ sau bao năm phải chuyển giao công nghệ này nọ, nhưng cuối cùng không ai trong số họ làm cả. TQ thì lại ép được họ phải chuyển giao, đó là do tương quan lực lượng khác nhau.
Cái duy nhất may ra ép được, đó là yêu cầu họ xây cơ sở hạ tầng, đường xá, nhà cửa. Nhưng những cái này k phải là bí kíp công nghệ, k thể là con gà đẻ trứng vàng, tạo ra sức mạnh kinh tế và quyền lực chính trị được. Chưa kể, khi xây những cái này, thì k chỉ lợi cho nước sở tại, mà còn lợi cho chính họ nữa, nhất là khâu phân phối vận chuyển. Ngay đến thực dân Pháp, Anh, khi đi xâm lược thuộc địa, họ cũng xây nhiều cơ sở hạ tầng ở những nước đó, để phục vụ cho chính họ chứ sao, chứ không đời nào họ chuyển giao bí kíp công nghệ cả