Không phải cứ hợp đồng rạch ròi là đủ, mà còn cần có trình độ của người ký và thực hiện hợp đồng. Ở người Việt, cái tư duy tiểu nông nó ăn vào máu rồi, không dễ mà sửa được ngay, một phần vì trình độ kém, ít học hành (Người Việt (ở tầm vĩ mô) không thực sự tôn trọng giáo dục như người Tàu, người Triều Tiên, người Nhật, cái này nhiều sách từ thời các cụ như Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố... cũng đã nói rồi) từ đời ông bà cha mẹ ở nông thôn không có học và cũng không tôn trọng học vấn, trong nhà không có nổi một quyển sách nên hay ăn nói kiểu cảm tính, vô bằng vô cứ, đến đời mình may ra có cái bằng đại học, nhưng để thay đổi cách tư duy thì đời con mình cũng phải học đại học, cháu mình cũng phải đại học thì may ra đến đời cháu mới thay đổi được cách tư duy tiểu nông.
Nhà em các cụ trong ngành luật, em đọc sách luật từ bé (đọc chơi thôi, trong nhà lúc đó có sách gì thì đọc sách đó, vì sách luật chất đầy trong nhà), đến khi lớn lên đi làm thì cũng làm rất nhiều về hợp đồng. Đến lúc làm việc mới thấy, nhiều cụ quả thật là hợp đồng viết rất logic và rành rành ra đấy nhưng không hiểu (hay cố tình không hiểu) và thích cãi cùn, hiểu theo những cách hiểu rất buồn cười và phi logic. Người ta hay nói những người đó là dân kỹ thuật thuần túy, nhưng theo em không phải. Đó là sự thiếu khả năng tư duy logic, nhiều khả năng bắt nguồn từ gia đình (có lẽ là ông bà bố mẹ đều là nông dân hoặc đã thoát ly nhưng ít học, hay nói năng kiểu cảm tính chứ không dựa vào lý lẽ, bằng chứng, sách vở… nên đến đời này dù có học đại học nhưng cũng vẫn chưa thay đổi được). Những người đó kể cả làm kỹ thuật thuần túy cũng khó mà giỏi được.
Những gia đình mà ông bà bố mẹ đã có học thức, có chức sắc hoặc kinh doanh lớn, có địa vị một chút thì (nói chung) thế hệ sau cũng hiểu biết hơn và cách tư duy cũng logic hơn.