[Thảo luận] Tại sao có thể vượt xe trên đoạn "cong sang trái", mà tuyệt đối không vượt ở đoạn "cong sang phải"?

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tại sao có thể vượt xe trên đoạn đường "cong sang trái",
Nhưng tuyệt đối không bao giờ được vượt xe trên đoạn đường "cong sang phải"?

Bẩm các kụ mợ,

Mặc dù trong Luật Gtđb 2008 hiện hành không có quy định "cấm vượt xe trên đoạn đường cua (hoặc cong)",
(Xin xem trích luật tại Tiếp 1... bên dưới)

Nhưng, trước khi quyết định vượt xe trên đoạn đường cong, nơi không có biển cấm vượt hoặc vạch liền màu vàng, tại sao chúng ta phải lưu ý đến chiều cong của đoạn cua đó, là "cong sang trái" hay "cong sang phải"?

Cụ thể hơn:

Tại sao chúng ta có thể vượt xe trên đoạn đường "cong sang trái",
Nhưng tuyệt đối không bao giờ được vượt xe trên đoạn đường "cong sang phải"?


Lý do là: do Tầm nhìn về phía trước trên 2 loại đường cong này hoàn toàn khác nhau;
Thời gian xe về làn của mình sau khi vượt cũng khác nhau.


Từ đó dẫn đến kết quả là
Khi lưu thông trên đoạn "cong sang trái" thì tầm nhìn vượt xe của lái xe tốt hơn, thời gian đánh lái chéo để về làn cũng nhanh hơn, nên trong nhiều trường hợp lái xe có thể có đủ tầm nhìn vượt xe, đủ điều kiện an toàn để vượt xe trên đoạn cua "cong sang trái" (Xin xem Hình #1, và xem chi tiết tại còm #20,còm #21)

Còn khi lưu thông trên đoạn "cong sang phải", lái xe không bao giờ có đủ tầm nhìn về phía trước, cũng không có đủ thời gian để về làn mình nếu vượt xe, chạy càng nhanh càng dễ bị lực li tâm ném xe văng ra khỏi đường (Xin xem Hình #2, và xem chi tiết tại còm #23).


==============

Hình minh hoạ:

Hình #1:
Cùng một đoạn cong như trong hình này, nhưng với xe màu Vàng thì đó là đoạn "cong sang trái",
nên xe Vàng có đủ tầm nhìn toàn cảnh đoạn đường phía trước mặt để vượt xe an toàn rồi nhanh chóng về làn mình, như trong hình minh hoạ.

63C9C9EF-0E4A-4D19-B8D1-C13D59C3D07C.jpeg


... Nhưng với xe trên chiều ngược lại (là xe màu Đỏ), thì đó là đoạn "cong sang phải", không bao giờ có đủ tầm nhìn về phía trước, cũng không có đủ thời gian để về làn mình khi đang vượt, như hình minh hoạ này.

Vì thế, lái xe có kinh nghiệm sẽ không bao giờ vượt xe tại những đoạn "cong sang phải".
Với họ, đoạn "cong sang phải" là đoạn cua của những kẻ vượt ẩu, nên họ luôn phải quan sát và đề phòng.

003AC4DD-21A2-4051-8F0B-BC419137145C.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 1...)

Cấm vượt nơi đường cong?
Luật hiện hành "KHÔNG cấm vượt xe trên đường cong".

1- Trong Luật hiện hành không có quy định "cấm vượt xe trên đoạn đường cua (hoặc cong)", các kụ mợ ạ. Cụ thể:…

Cụ thể, tại Điểm c), Khoản 5, Điều 14 Luật Gtđb 2008 chỉ quy định "không được vượt xe trong trường hợp đường vòng".
Đường vòng là gì, thì Luật không giải thích, không định nghĩa.
Nhưng không thể vì thế mà đánh đồng đoạn cua, đoạn cong là đường vòng được. (xin xem Hình #3)

2- Trong khi đó, Công ước Viên lại quy định hoàn toàn khác với Luật Gtđb 2008 về nội dung này.
Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 11 Công ước Viên 1968 về Gtđb chỉ "cấm vượt xe tại (…) nơi đường gấp khúc có tầm nhìn không đủ".
CƯV không hề cấm vượt xe trên đoạn đường gấp khúc (đường vòng) nói chung. (xin xem Hình #4)

3- Trong QC41/2016 chỉ có một câu duy nhất này có sử dụng chữ "Vòng" với nghĩa "đường vòng" đã được Luật Gtđb 2008 đề cập. (Xin xem Hình #5)

Theo QC41/2016, không phải đoạn đường cong nào cũng bị cấm vượt xe. Trên cùng một đoạn đường cong có thể có đoạn cấm vượt, bên cạnh đó là đoạn không cấm vượt.
Cấm vượt hay không cấm vượt - điều này phụ thuộc vào tầm nhìn vượt xe có đủ an toàn hay không.
Nếu tầm nhìn đủ an toàn thì không cấm vượt. Nếu tầm nhìn không đủ an toàn thì cấm vượt, và bắt buộc phải có kẻ vạch cấm vượt xe tại đoạn đường cong bị cấm vượt.
Trong hình minh hoạ này đoạn nằm ngay giữa đỉnh cua là đoạn không cấm vượt xe.(xin xem Hình #6)

4- Chỉ dẫn xác định vùng cấm vượt: điểm bắt đầu vùng cấm vượt, điểm kết thúc vùng cấm vượt (xin xem Hình 7)



===============

Hình minh hoạ:

Hình #3: Luật Gtđb 2008 chỉ quy định "không được vượt xe trong trường hợp đường vòng"




Hình #4: CƯV chỉ "cấm vượt xe tại (…) nơi đường gấp khúc có tầm nhìn không đủ". CƯV không hề cấm vượt xe trên đoạn đường gấp khúc (đường vòng) nói chung.




Hình #5: Trong QC41/2016 chỉ có một câu duy nhất này có sử dụng chữ "Vòng" với nghĩa "đường vòng" đã được Luật Gtđb 2008 đề cập




Hình #6: Theo QC41/2016, không phải đoạn đường cong nào cũng bị cấm vượt xe. Trong hình minh hoạ này đoạn nằm ngay giữa đỉnh cua là đoạn không cấm vượt xe.





Hình #7: QC41/2016 nêu chỉ dẫn xác định vùng cấm vượt: điểm bắt đầu vùng cấm vượt, điểm kết thúc vùng cấm vượt.

 
Chỉnh sửa cuối:

echnikj

Xe container
Biển số
OF-448979
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
5,104
Động cơ
259,892 Mã lực
Nơi ở
Ngay đây
Tại sao có thể vượt xe trên đoạn đường "cong sang trái",
Nhưng tuyệt đối không bao giờ được vượt xe trên đoạn đường "cong sang phải"?

Bẩm các kụ mợ,

Mặc dù trong Luật Gtđb 2008 hiện hành không có quy định "cấm vượt xe trên đoạn đường cua (hoặc cong)",
(Xin xem trích luật tại Tiếp 1... bên dưới)

Nhưng, trước khi quyết định vượt xe trên đoạn đường cong, nơi không có biển cấm vượt hoặc vạch liền màu vàng, tại sao chúng ta phải lưu ý đến chiều cong của đoạn cua đó, là "cong sang trái" hay "cong sang phải"?

Cụ thể hơn:

Tại sao chúng ta có thể vượt xe trên đoạn đường "cong sang trái",
Nhưng tuyệt đối không bao giờ được vượt xe trên đoạn đường "cong sang phải"?



Lý do là: do Tầm nhìn về phía trước trên 2 loại đường cong này hoàn toàn khác nhau;
Thời gian xe về làn của mình sau khi vượt cũng khác nhau.

Từ đó dẫn đến kết quả là
Khi lưu thông trên đoạn "cong sang trái" thì tầm nhìn vượt xe của lái xe tốt hơn, thời gian đánh lái chéo để về làn cũng nhanh hơn, nên trong nhiều trường hợp lái xe có thể có đủ điều kiện để vượt xe trên đoạn cua "cong sang trái" (Xin xem Hình #1)

Còn khi lưu thông trên đoạn "cong sang phải", lái xe không bao giờ có đủ tầm nhìn về phía trước, cũng không có đủ thời gian để về làn mình khi đang vượt (Xin xem Hình #2).


==============

Hình minh hoạ:

Hình #1:
Cùng một đoạn cong như trong hình này, nhưng với xe màu Vàng thì đó là đoạn "cong sang trái",
nên xe Vàng có đủ tầm nhìn toàn cảnh đoạn đường phía trước mặt để vượt xe an toàn rồi nhanh chóng về làn mình, như trong hình minh hoạ.



... Nhưng với xe trên chiều ngược lại (là xe màu Đỏ), thì đó là đoạn "cong sang phải", không bao giờ có đủ tầm nhìn về phía trước, cũng không có đủ thời gian để về làn mình khi đang vượt, như hình minh hoạ này.

Vì thế, lái xe có kinh nghiệm sẽ không bao giờ vượt xe tại những đoạn "cong sang phải".
Với họ, đoạn "cong sang phải" là đoạn cua của những kẻ vượt ẩu, nên họ luôn phải quan sát và đề phòng.

Cụ đặt câu hỏi ở tít, rồi trả lời luôn thì mọi người lấy gì nữa để chém.
Các cung đường thì GTCC cũng vẽ cho phép vượt khi cong trái, như đường 6 khi cong trái thì 1 bên nét đứt 1 bên nét liền tức là chỉ cho ông cong trái chém vạch.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vượt xe cong trái hay cong phải còn tùy thuộc vào sườn núi. Nếu cong sang trái mà vách núi bên trái thì cũng toi nếu gặp xe ngược chiều.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
- Một số kụ mợ vẫn mặc định với suy nghĩ sai "luật cấm vượt xe trên đoạn đường cong".
Theo nhà cháu, Nếu vẫn nghĩ như vậy là tự mình đánh mất sự cảnh giác đề phòng, sẽ bị bất ngờ khi bất chợt đối mặt với các xe khác vượt nhau trên đoạn đường cong. Từ đó có thể tạo ra các tình huống nguy hiểm cho chính mình.

- Một số kụ mợ khác thì cho rằng "có thể luật ko cấm nhưng vượt xe ở đoạn cong là quá nguy hiểm".
Tuy nhiên, suy nghĩ như vậy cũng chưa hoàn toàn chính xác.
Vì, an toàn hay không chủ yếu là ở kỹ năng vượt xe, kỹ năng phán đoán tình huống để tránh xe vượt ẩu. Nếu kỹ năng kém thì vượt xe ở đoạn đường thẳng cũng vẫn có thể gây tai nạn cho xe ngược chiều, kụ ạ. Hơn nữa, lái xe có kinh nghiệm thì không bao giờ vượt xe trên đoạn cua sang phải như này, vì luôn không đủ tầm nhìn.
.
 

hienzm

Xe tăng
Biển số
OF-127106
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
1,668
Động cơ
974,330 Mã lực
Luật cho phép, điều kiện tầm nhìn thuận lợi, nhưng xe yếu và cùi thì em cũng chả vượt đâu :)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ đặt câu hỏi ở tít, rồi trả lời luôn thì mọi người lấy gì nữa để chém.
Các cung đường thì GTCC cũng vẽ cho phép vượt khi cong trái, như đường 6 khi cong trái thì 1 bên nét đứt 1 bên nét liền tức là chỉ cho ông cong trái chém vạch.
Nhà cháu nghe có câu "Hải phòng là không lòng vòng", nên trả lời luôn để xxx Hải phòng biết luôn, không phải động não suy nghĩ, tránh việc cố tình bắt lỗi sai luật, kụ ạ.

Nhiều kụ OF ở Hải phòng bức xúc về việc xxx Hải phòng thường xuyên bắt phạt lái xe lỗi "vượt xe trên đoạn đường cong" trên Quốc lộ 5,
- bất kể thực tế QL5 có giải phân cách giữa, và có hơn 2 làn xe cho mỗi chiều di chuyển, nên không có hành vi vượt xe, mà chỉ có hành vi "xe trên làn này chạy nhanh hơn xe trên làn kia",
- bất kể luật hiện hành không cấm phương tiện vượt nhau trên đường cong.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vượt xe cong trái hay cong phải còn tùy thuộc vào sườn núi. Nếu cong sang trái mà vách núi bên trái thì cũng toi nếu gặp xe ngược chiều.
Nhà cháu thấy, đoạn cong sang trái mà vách núi bên trái như kụ nói, nhưng nếu có tầm nhìn tốt (đường không quá nhỏ), nếu xe mình khoẻ, về số đạp ga 4-5 giây cắt cua trái cắt mặt xe cùng chiều, rồi về ngay được làn mình, thì kể cả có xe ngược chiều thì cũng không khó khăn lắm. Nhất là khi xe ngược chiều đang chở nặng, đang leo dốc, kụ ạ.

Ví dụ: Đường đèo Bảo Lộc khá dài, ngoằn ngèo. Hướng lên thì nhiều contenơ chở nặng, chạy ì ạch. Hướng xuống thì xe tải thùng dài chở hàng nông sản dập dìu.
Nhà cháu thường thấy xe con đi trên dèo Bảo lộc tranh thủ vượt ngay tại khúc cua trái. Hầu như không có xe nào bò theo xe cont, xe tải để qua đèo.

Còn QL14 đi Kontum thì cắt cua trên đường cong sang trái có vách núi, đồi thông bên trái để vượt cũng là bình thường, kụ ạ.
 

Binhhuong

Xe đạp
Biển số
OF-628620
Ngày cấp bằng
2/4/19
Số km
36
Động cơ
113,260 Mã lực
Mình sẽ giảm tốc những tình huống thế này bác chủ ei
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu thấy, đoạn cong sang trái mà vách núi bên trái như kụ nói, nhưng nếu có tầm nhìn tốt (đường không quá nhỏ), nếu xe mình khoẻ, về số đạp ga 4-5 giây cắt cua trái cắt mặt xe cùng chiều, rồi về ngay được làn mình, thì kể cả có xe ngược chiều thì cũng không khó khăn lắm. Nhất là khi xe ngược chiều đang chở nặng, đang leo dốc, kụ ạ.

Ví dụ: Đường đèo Bảo Lộc khá dài, ngoằn ngèo. Hướng lên thì nhiều contenơ chở nặng, chạy ì ạch. Hướng xuống thì xe tải thùng dài chở hàng nông sản dập dìu.
Nhà cháu thường thấy xe con đi trên dèo Bảo lộc tranh thủ vượt ngay tại khúc cua trái. Hầu như không có xe nào bò theo xe cont, xe tải để qua đèo.

Còn QL14 đi Kontum thì cắt cua trên đường cong sang trái có vách núi, đồi thông bên trái để vượt cũng là bình thường, kụ ạ.
Đã cong sang trái và vách núi bên trái thì lấy đâu ra tầm nhìn ? Đường đèo núi chứ có phải đường quốc lộ đồng bằng hay cao tốc đâu. Tranh thủ vượt công, đôi khi gặp thằng xe máy đi ngược phóng nhanh là phang luôn đấy.
Hãy cầm lái thực tế , cảm nhận rồi hãy phát biểu.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đã cong sang trái và vách núi bên trái thì lấy đâu ra tầm nhìn ? Đường đèo núi chứ có phải đường quốc lộ đồng bằng hay cao tốc đâu. Tranh thủ vượt công, đôi khi gặp thằng xe máy đi ngược phóng nhanh là phang luôn đấy.
Hãy cầm lái thực tế , cảm nhận rồi hãy phát biểu.
Nhà cháu nhờ các kụ mợ khác cùng cho ý kiến về đoạn chữ đậm ở trên. Nhất là các kụ mợ hay lái xe trên Quốc lộ chạy qua vùng đèo núi.

Còn ý kiến nhà cháu là, hiện nay các tuyến QL có rất nhiều đoạn đường đèo núi cong sang trái (có vách núi bên trái) được nổ mìn phá đá, bạt núi kè taluy, mở rộng mặt đường, kẻ vạch chia làn xe... với mục đích tăng tầm nhìn. Nhiều đường đèo núi bây giờ không còn chật hẹp, khuất tầm nhìn như cách nay 15-20 năm trước.
Đèo Hải Vân, Đèo Bảo Lộc, Đèo Lò Xo... là một vài ví dụ.

P/s: không biết vì sao kụ lại cho rằng nhà cháu không "cầm lái thực tế, cảm nhận mà đã phát biểu" kụ nhỉ?
Chắc nhiều kụ OF biết rằng nhà cháu vẫn chạy xe hàng ngày, và đã cầm bằng D cách nay hơn chục năm rồi, xuyên Việt thì cũng 3-4 lần. Cầm vô lăng từ Sài gòn lên Lũng cú 2 lần, lên Bản Giốc, Cao bằng, Bắc cạn, Lạng sơn, Điện biên... cũng vài lần rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu nhờ các kụ mợ khác cùng cho ý kiến về đoạn chữ đậm ở trên. Nhất là các kụ mợ hay lái xe trên Quốc lộ chạy qua vùng đèo núi.

Còn ý kiến nhà cháu là, hiện nay các tuyến QL có rất nhiều đoạn đường đèo núi cong sang trái (có vách núi bên trái) được nổ mìn phá đá, bạt núi kè taluy, mở rộng mặt đường, kẻ vạch chia làn xe... với mục đích tăng tầm nhìn. Nhiều đường đèo núi bây giờ không còn chật hẹp, khuất tầm nhìn như cách nay 15-20 năm trước.
Đèo Hải Vân, Đèo Bảo Lộc, Đèo Lò Xo... là một vài ví dụ.

P/s: không biết vì sao kụ lại cho rằng nhà cháu không "cầm lái thực tế, cảm nhận mà đã phát biểu" kụ nhỉ?
Chắc nhiều kụ OF biết rằng nhà cháu vẫn chạy xe hàng ngày, và đã cầm bằng D cách nay hơn chục năm rồi, xuyên Việt thì cũng 3-4 lần. Cầm vô lăng từ Sài gòn lên Lũng cú 2 lần, lên Bản Giốc, Cao bằng, Bắc cạn, Lạng sơn, Điện biên... cũng vài lần rồi.
Nếu đã có tầm nhìn thì đâu còn gọi là khúc cua có sườn núi che chắn ?
Nếu có thể vượt được thì gọi là liều, xác suất va chạm là có. Hoặc có thể cố gắng vượt khi còn cách dốc 1 khoảng, đủ để ta vượt trước khi chạm tới điểm khuất tầm nhìn. Các con đèo trên đường 6 mà vượt khúc cua bị che khuất bởi sườn núi thì ít người dám làm lắm.
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,484
Động cơ
2,095,087 Mã lực
Tại sao có thể vượt xe trên đoạn đường "cong sang trái",
Nhưng tuyệt đối không bao giờ được vượt xe trên đoạn đường "cong sang phải"?

Bẩm các kụ mợ,

Mặc dù trong Luật Gtđb 2008 hiện hành không có quy định "cấm vượt xe trên đoạn đường cua (hoặc cong)",
(Xin xem trích luật tại Tiếp 1... bên dưới)

Nhưng, trước khi quyết định vượt xe trên đoạn đường cong, nơi không có biển cấm vượt hoặc vạch liền màu vàng, tại sao chúng ta phải lưu ý đến chiều cong của đoạn cua đó, là "cong sang trái" hay "cong sang phải"?

Cụ thể hơn:

Tại sao chúng ta có thể vượt xe trên đoạn đường "cong sang trái",
Nhưng tuyệt đối không bao giờ được vượt xe trên đoạn đường "cong sang phải"?



Lý do là: do Tầm nhìn về phía trước trên 2 loại đường cong này hoàn toàn khác nhau;
Thời gian xe về làn của mình sau khi vượt cũng khác nhau.

Từ đó dẫn đến kết quả là
Khi lưu thông trên đoạn "cong sang trái" thì tầm nhìn vượt xe của lái xe tốt hơn, thời gian đánh lái chéo để về làn cũng nhanh hơn, nên trong nhiều trường hợp lái xe có thể có đủ điều kiện để vượt xe trên đoạn cua "cong sang trái" (Xin xem Hình #1)

Còn khi lưu thông trên đoạn "cong sang phải", lái xe không bao giờ có đủ tầm nhìn về phía trước, cũng không có đủ thời gian để về làn mình khi đang vượt (Xin xem Hình #2).


==============

Hình minh hoạ:

Hình #1:
Cùng một đoạn cong như trong hình này, nhưng với xe màu Vàng thì đó là đoạn "cong sang trái",
nên xe Vàng có đủ tầm nhìn toàn cảnh đoạn đường phía trước mặt để vượt xe an toàn rồi nhanh chóng về làn mình, như trong hình minh hoạ.



... Nhưng với xe trên chiều ngược lại (là xe màu Đỏ), thì đó là đoạn "cong sang phải", không bao giờ có đủ tầm nhìn về phía trước, cũng không có đủ thời gian để về làn mình khi đang vượt, như hình minh hoạ này.

Vì thế, lái xe có kinh nghiệm sẽ không bao giờ vượt xe tại những đoạn "cong sang phải".
Với họ, đoạn "cong sang phải" là đoạn cua của những kẻ vượt ẩu, nên họ luôn phải quan sát và đề phòng.

Cong sang trái thì vượt còn nhìn thấy ngược chiều. Cong sang phải khó thấy ngc chiều dễ tai nạn
 

cổ cồn xanh

Xe tăng
Biển số
OF-391301
Ngày cấp bằng
9/11/15
Số km
1,644
Động cơ
253,302 Mã lực
Cháu chỉ nhìn biển, vạch và điều kiện thực tế mà thôi chứ nhớ một mớ luật thế này hại não lắm. Đường cong thì hiển nhiên là khuất tầm nhìn, kể cả thẳng mà sát mit xe to cũng chả quan sát được gì. Nên cháu chỉ vượt ở nơi không biển cấm vượt, không vạch liền, tầm quan sát đủ an toàn. Chả lẽ đi đường vùng cao lại toàn đường cong nên phải rèn kỹ năng vượt chỗ khúc cua?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nếu đã có tầm nhìn thì đâu còn gọi là khúc cua có sườn núi che chắn ?
Nếu có thể vượt được thì gọi là liều, xác suất va chạm là có. Hoặc có thể cố gắng vượt khi còn cách dốc 1 khoảng, đủ để ta vượt trước khi chạm tới điểm khuất tầm nhìn. Các con đèo trên đường 6 mà vượt khúc cua bị che khuất bởi sườn núi thì ít người dám làm lắm.
Ấy chết, kụ nghĩ mà không viết ra, khiến nhà cháu chưa hiểu đúng ý kụ.
Ý kụ muốn nói là "khúc cua có sườn núi che chắn, có điểm khuất tầm nhìn". Thế mà kụ không chịu viết chữ "che chắn" ra.

Nhà cháu đồng ý với kụ. Nếu khúc cua rẽ trái có sườn núi che chắn khuất tầm nhìn phía trước, thì nhất quyết không được vượt xe.

Như nhà cháu nói từ các còm bên trên, chỉ được vượt xe tại khúc cua rẽ sang trái khi có đủ tầm nhìn vượt xe, khi các đièu kiện an toàn khác đảm bảo, khi xe các kụ khoẻ, và khi các kụ tự tin sẽ thực hiện vượt xe an toàn.
Nếu không đủ các yếu tố trên thì đừng nên vượt.
Nhưng xin cũng đừng chủ quan cho rằng tại những khúc cua sẽ không có ai vượt xe, để rồi mất cảnh giác, không dự liệu trước, bị bất ngờ dẫn đến mất an toàn cho chính các kụ mợ trong trường hợp các kụ mợ gặp xe khác vượt tại khúc đường cua.
.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ví dụ khúc cua thế này, nếu có con xe phía trước, liệu có ai dám vượt ? Hay là chỉ mấy ông xe khách đã uống thuốc liều ?

 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ví dụ khúc cua thế này, nếu có con xe phía trước, liệu có ai dám vượt ? Hay là chỉ mấy ông xe khách đã uống thuốc liều ?

Xin cảm ơn kụ. Hình minh hoạ của kụ có nhiều chi tiết thú vị.

Nhà cháu muốn nhờ các kụ mợ cùng phân tích giúp các chi tiết sau về tấm hình, các kụ mợ nhé.

1- Tại sao đoạn cua sang trái gấp như này mà Sở Gtvt không kẻ vạch liền, hoặc vạch bên liền bên đứt, mà lại kẻ vạch đứt ở tim đường?

2- Vạch đứt kẻ giữa tim đường trong hình này có những ý nghĩa gì?

3- Có thể vượt xe an toàn tại đoạn cua sang trái này hay không? Nếu có, thì vượt như thế nào?
.
(Nhà cháu thêm 1 con xe màu xanh và 1 con xe tải chạy phía trước xe có cam hành trình cho phong phú nội dung)

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong lúc chờ các kụ mợ phân tích tấm hình kụ Anhtho úp lên, nhà cháu xin gợi ý có thể tìm câu trả lời từ Hình #6 tại còm 2 ở trên.

Hình #6 đó như thế này:

 

Xenarava

Xe máy
Biển số
OF-612617
Ngày cấp bằng
29/1/19
Số km
98
Động cơ
120,190 Mã lực
Tuổi
54
Đi theo chỉ dẫn thôi. Nhà cháu vẫn thường vừa đèn và còn để ra báo hiệu
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,692
Động cơ
630,573 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin nhảy cóc, trả lời luôn câu hỏi 3, nêu trong còm #17 ở trên.

3- Có thể vượt xe an toàn tại đoạn cua sang trái này hay không? Nếu có, thì vượt như thế nào?

Trả lời:
- Tuỳ theo tầm nhìn vượt xe cụ thể tại khúc cua đó mà ta biết được có thể vượt xe an toàn hay không.

- Vị trí có thể vượt xe: thường là ngay tại đỉnh của vòng cua sẽ là vùng được phép vượt xe (xem đoạn vạch kẻ đứt trong hình G.7, tức là Hình #6 đã gợi ý ở còm #18 ngay bên trên.

- Chiều dài đoạn đường vượt xe: nếu góc cua được xây dựng theo thiết kế, có kẻ vạch đúng quy định, đúng thiết kế kỹ thuật, chiều dài tầm nhìn vượt xe (cũng là chiều dài đoạn có thể vượt xe) được xác định theo Bảng G.1, tức là theo Bảng nêu tại Hình #7 trong còm #2 của bài viết này.
Với vận tốc tối đa cho phép 40km/h thì sẽ có một đoạn đường dài 140m có tầm nhìn thoáng ở ngay đỉnh của vòng cua, để chúng ta thực hiện vượt xe.

- Đoạn đường có thể vượt xe bắt đầu từ đâu?

Theo Hình #6 nêu trên, đoạn đường có thể vượt xe bắt đầu ngay sau khi đoạn đường có tầm nhìn bị che khuất kết thúc.
Nếu trên Hình #6 thì đoạn đường có thể vượt xe bắt đầu từ vị trí vạch kép vàng một liền một đứt kết thúc.
Nếu nhìn trên hình do kụ Anhtho úp (như hình minh hoạ dưới đây), đoạn đường có thể vượt có khả năng sẽ bắt đầu từ vị trí bức tường bê tông kết thúc (là bức tường kè núi ở bên trái đường).

Vậy có thể thực hiện vượt xe trên đoạn đường cong sang bên trái này như thế nào?

Nhà cháu sẽ úp hình giải thích việc vượt xe này sớm, các kụ mợ nhé.
.

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top