[ATGT] Tại sao có thể vượt xe trên đoạn "cong sang trái", mà tuyệt đối không vượt ở đoạn "cong sang phải"?

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Thật ra nếu xe đi trước người ta phối hợp tốt (giảm tốc độ, ra hiệu bằng xi nhan là phía trước ok đó, vượt đi) thì vượt cũng được. Còn không thì tốt nhất là phải rõ tầm nhìn. Kể cả bò sau người ta một đoạn lâu lâu cũng được, đến đoạn nào rõ hẳn tầm nhìn rồi hãy vượt.
Tôi bị 1 lần rồi, chú xe tải đi trước xi nhan phải để nhường đường, "phía trước ok đó, vượt đi", tôi vượt lên, đúng lúc nó lại xi nhan trái, vì vừa có 1 xe xuất hiện.
May cho tôi là vẫn nhìn xi nhan của nó và kịp lùi lại. Hoàn toàn may mắn thôi.

Thế nên, kể cả lái xe trước nó xi nhan phải, cũng phải đợi 1 chút, nghiêng ngó cho nó kỹ.
2 chút cũng được.

Bù lại, khi ai đó xi nhan nhường đường cho mình, "phía trước ok đó, vượt đi", tôi luôn giơ tay / nháy đèn cảm ơn sau khi đi qua.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Rất nhiều đoạn trên quốc lộ "cong sang trái", có tầm nhìn vượt xe an toàn, xe tải còn vượt nhau ngon như này.

Tại sao một số kụ chạy xe con cứ lăn tăn bàn lùi "đường cong nhất quyết không vượt" thế nhỉ?

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Dù muốn hay không, khi lưu thông trên đường ở VN, chúng ta sẽ luôn gặp rất nhiều phương tiện vượt nhau tại các đoạn cua, dù có thoáng tầm nhìn hay không.

Vì vậy, khi đi vào các đoạn cua, đặc biệt tại các "cua sang trái" (như trong clip này), chúng ta cần chấp nhận thực tế "sau mỗi khúc cua có thể có chiếc xe đang vượt ẩu" (vượt xe trên đoạn xe họ cua sang phải), để sớm phát hiện dấu hiệu xe vượt nhau.

Nếu có thể, mình hãy chủ động nhường đường từ xa để họ biết và tăng tốc, vượt xe an toàn.

 
Chỉnh sửa cuối:

Vũ Điệp

Xe điện
Biển số
OF-378595
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
3,024
Động cơ
272,135 Mã lực
Nhà cháu thấy, đoạn cong sang trái mà vách núi bên trái như kụ nói, nhưng nếu có tầm nhìn tốt (đường không quá nhỏ), nếu xe mình khoẻ, về số đạp ga 4-5 giây cắt cua trái cắt mặt xe cùng chiều, rồi về ngay được làn mình, thì kể cả có xe ngược chiều thì cũng không khó khăn lắm. Nhất là khi xe ngược chiều đang chở nặng, đang leo dốc, kụ ạ.

Ví dụ: Đường đèo Bảo Lộc khá dài, ngoằn ngèo. Hướng lên thì nhiều contenơ chở nặng, chạy ì ạch. Hướng xuống thì xe tải thùng dài chở hàng nông sản dập dìu.
Nhà cháu thường thấy xe con đi trên dèo Bảo lộc tranh thủ vượt ngay tại khúc cua trái. Hầu như không có xe nào bò theo xe cont, xe tải để qua đèo.

Còn QL14 đi Kontum thì cắt cua trên đường cong sang trái có vách núi, đồi thông bên trái để vượt cũng là bình thường, kụ ạ.
theo kinh nghiệm bản thân thì đoạn đường cong ko l ên vượt các xe cồng kềnh đặc biệt là đi vào vùng bụng của khúc cua!
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,853
Động cơ
544,800 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Tại sao có thể vượt xe trên đoạn đường "cong sang trái",
Nhưng tuyệt đối không bao giờ được vượt xe trên đoạn đường "cong sang phải"?

Bẩm các kụ mợ,

Mặc dù trong Luật Gtđb 2008 hiện hành không có quy định "cấm vượt xe trên đoạn đường cua (hoặc cong)",
(Xin xem trích luật tại Tiếp 1... bên dưới)

Nhưng, trước khi quyết định vượt xe trên đoạn đường cong, nơi không có biển cấm vượt hoặc vạch liền màu vàng, tại sao chúng ta phải lưu ý đến chiều cong của đoạn cua đó, là "cong sang trái" hay "cong sang phải"?

Cụ thể hơn:

Tại sao chúng ta có thể vượt xe trên đoạn đường "cong sang trái",
Nhưng tuyệt đối không bao giờ được vượt xe trên đoạn đường "cong sang phải"?



Lý do là: do Tầm nhìn về phía trước trên 2 loại đường cong này hoàn toàn khác nhau;
Thời gian xe về làn của mình sau khi vượt cũng khác nhau.

Từ đó dẫn đến kết quả là
Khi lưu thông trên đoạn "cong sang trái" thì tầm nhìn vượt xe của lái xe tốt hơn, thời gian đánh lái chéo để về làn cũng nhanh hơn, nên trong nhiều trường hợp lái xe có thể có đủ tầm nhìn vượt xe, đủ điều kiện an toàn để vượt xe trên đoạn cua "cong sang trái" (Xin xem Hình #1, và xem chi tiết tại còm #20,còm #21)

Còn khi lưu thông trên đoạn "cong sang phải", lái xe không bao giờ có đủ tầm nhìn về phía trước, cũng không có đủ thời gian để về làn mình nếu vượt xe, chạy càng nhanh càng dễ bị lực li tâm ném xe văng ra khỏi đường (Xin xem Hình #2, và xem chi tiết tại còm #23).


==============

Hình minh hoạ:

Hình #1:
Cùng một đoạn cong như trong hình này, nhưng với xe màu Vàng thì đó là đoạn "cong sang trái",
nên xe Vàng có đủ tầm nhìn toàn cảnh đoạn đường phía trước mặt để vượt xe an toàn rồi nhanh chóng về làn mình, như trong hình minh hoạ.



... Nhưng với xe trên chiều ngược lại (là xe màu Đỏ), thì đó là đoạn "cong sang phải", không bao giờ có đủ tầm nhìn về phía trước, cũng không có đủ thời gian để về làn mình khi đang vượt, như hình minh hoạ này.

Vì thế, lái xe có kinh nghiệm sẽ không bao giờ vượt xe tại những đoạn "cong sang phải".
Với họ, đoạn "cong sang phải" là đoạn cua của những kẻ vượt ẩu, nên họ luôn phải quan sát và đề phòng.

Kể cả đoạn đường thẳng nhưng tầm nhìn hạn chế do đường dốc lên làm hạn chế tầm nhìn.
 

Giảm tốc

Xe hơi
Biển số
OF-78587
Ngày cấp bằng
22/11/10
Số km
105
Động cơ
421,212 Mã lực
Cong trái hay phải đều phải thoáng tầm nhìn là được. Em đi xe k bao giờ vượt đường cong nếu k nhìn được khoảng trống phía trước đủ an toàn.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trước khi vào cua uốn sang phải khuất tầm nhìn, xe con nên mở cua, lấn làn ngược chiều để quan sát và chiếm pole (vị trí F trong hình) đồng thời tạo điểm tránh cho mình, khi cần (điểm G trong hình).
Nếu cứ chủ quan ôm sát lề phải, hoặc chủ quan cho rằng mình đang chạy đúng luật trên làn xuôi chiều của mình rồi phóng nhanh, không cần mở cua để quan sát phía trước thì nguy hiểm lắm.
Khi gặp xe cont, xe siêu trường hoặc xe khách vượt nhau lấn làn cắt cua thì mình sẽ bị động, xảy ra va chạm chỉ là vấn đề thời gian sớm hay muộn mà thôi.

P/S: chỉ mở rộng cua tại nơi có vạch đứt hoặc nơi không có vạch. Nơi có vạch liền thì chỉ đi sát bên phải vạch liền và giảm tốc độ, không đè lên vạch liền.


D9074169-7B74-461B-877D-4A96DBC51D6A.jpeg



Trên thực tế, đã và đang xảy ra không ít vụ tai nạn khi xe con không mở cua để quan sát, bị rúc vào bụng xe contenơ trên đoạn cua trên đèo, do không xử lý kịp (mà cũng không còn đường nào để thoát nữa) khi bất ngờ gặp contenơ đang lấn hết làn ngược chiều để cắt cua, như trong hình của kụ Văn Sơn đăng trên Group OF

305619A4-8497-4165-A1AE-41665382FD59.jpeg


443D0926-F06E-4A34-9902-F026951507BC.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Trên thực tế, đã và đang xảy ra không ít vụ tai nạn khi xe con không mở cua để quan sát, bị rúc vào bụng xe contenơ trên đoạn cua trên đèo, do không xử lý kịp (mà cũng không còn đường nào để thoát nữa) khi bất ngờ gặp contenơ đang lấn hết làn ngược chiều để cắt cua, như trong hình của kụ Văn Sơn đăng trên Group OF

305619A4-8497-4165-A1AE-41665382FD59.jpeg
Vụ này thì cứ đè nghiến ông container ra mà thịt chứ còn gì nữa bác.
Vì cái xe con kia hoàn toàn có khả năng chẳng vượt ai cả, đơn giản là đi đúng phần đường của hắn thôi.
 

Hp007hp

Xe buýt
Biển số
OF-409895
Ngày cấp bằng
11/3/16
Số km
860
Động cơ
549,855 Mã lực
Cao tốc Ba ức - Nam, đoạn La Sơn (Huế) - Tuý Loan (Đà nẵng) sắp thông xe, dài 77 km.

Đây là hình ảnh một số khúc cua không cấm vượt xe, có trên cao tốc này.




Em đồng ý với cụ là vượt cong phải nguy hiểm hơn vượt cong trái, cong phải nhiều hạn chế như cụ nói: lực ly tâm, tầm nhìn và cả quãng đường vượt.
Nhưng kinh nghiệm này chỉ có tác dụng ở Việt Nam khi đường mình thiếu an toàn hiện nay. Hy vọng sau này các lái xe không phải học những mẹo này, cứ tuân thủ luật, biển báo, chỉ dẫn. Trong các quy trình quy phạm thiết kế đường luôn có quy định tính toán tầm nhìn khi có đường cong theo tốc độ, khi cần phải dẹp bỏ chướng ngại vật để đảm bảo, khi không bỏ được chướng ngại vật phải hạn chế tốc độ, chỉ dẫn giao thông ... Thực tế thì nhiều nơi không làm (thường viện lý do thiếu kinh phí). Như cái ảnh cụ anhtho đưa lên mà không có vạch liền đến chịu. Đến khi nào quy trách nhiệm cho GĐ Sở GT chịu trách nhiệm cho việc này thì các tài xế mới yên tâm được.
 

Hp007hp

Xe buýt
Biển số
OF-409895
Ngày cấp bằng
11/3/16
Số km
860
Động cơ
549,855 Mã lực
Cong trái hay phải đều phải thoáng tầm nhìn là được. Em đi xe k bao giờ vượt đường cong nếu k nhìn được khoảng trống phía trước đủ an toàn.
Bản thân cong phải tầm nhìn đã bị xe trước che khuất phần lớn rồi cụ. Nên nói tránh vượt đoạn cong, trong trường hợp muốn vượt thì hãy chọn đoạn cong trái. Tương đương với nó là mình vào cong phải rất dễ gặp xe vượt ngược chiều.
Túm lại đau đầu khi bản thân con đường thiếu độ an toàn :)
 

giangdang1

Xe buýt
Biển số
OF-192008
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
530
Động cơ
334,105 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói!
Trước khi vào cua uốn sang phải khuất tầm nhìn, xe con nên mở cua, lấn làn ngược chiều để quan sát và chiếm pole (vị trí F trong hình) đồng thời tạo điểm tránh cho mình, khi cần (điểm G trong hình).
Nếu cứ chủ quan ôm sát lề phải, hoặc chủ quan cho rằng mình đang chạy đúng luật trên làn xuôi chiều của mình rồi phóng nhanh, không cần mở cua để quan sát phía trước thì nguy hiểm lắm.
Khi gặp xe cont, xe siêu trường hoặc xe khách vượt nhau lấn làn cắt cua thì mình sẽ bị động, xảy ra va chạm chỉ là vấn đề thời gian sớm hay muộn mà thôi.


D9074169-7B74-461B-877D-4A96DBC51D6A.jpeg



Trên thực tế, đã và đang xảy ra không ít vụ tai nạn khi xe con không mở cua để quan sát, bị rúc vào bụng xe contenơ trên đoạn cua trên đèo, do không xử lý kịp (mà cũng không còn đường nào để thoát nữa) khi bất ngờ gặp contenơ đang lấn hết làn ngược chiều để cắt cua, như trong hình của kụ Văn Sơn đăng trên Group OF

305619A4-8497-4165-A1AE-41665382FD59.jpeg


443D0926-F06E-4A34-9902-F026951507BC.jpeg

Cụ dạy chỗ cháu tô màu như thế này thì nguy hiểm quá. Trước hết phải đi đúng làn đường, phần đường của mình đã!
 

minhsol

Xe hơi
Biển số
OF-545290
Ngày cấp bằng
11/12/17
Số km
105
Động cơ
161,610 Mã lực
Tuổi
36
Em nghĩ nguyên nhân chính là do vấn đề tầm nhìn khi vượt.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ dạy chỗ cháu tô màu như thế này thì nguy hiểm quá. Trước hết phải đi đúng làn đường, phần đường của mình đã!
Tại đoạn đường có vạch kẻ tim đường đứt khúc, Luật cho phép "xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía".
Trong trường hợp này, việc mở cua hoàn toàn đúng luật, có tác dụng tăng tầm quan sát, tăng an toàn cho phương tiện, tránh tai nạn xảy ra do yếu tố bất ngờ.
Vì thế, nó cần được khuyến khích áp dụng, kụ ạ.

Trích luật:

4A937606-E153-4AC9-8F7F-62F124A9C2C7.jpeg
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Clip Minh hoạ:
Khi xe vượt nhau trên đoạn đường "cong sang phải" tính theo chiều xe lưu thông, cũng như khi xe mình tránh xe ngược chiều đang vượt cũng vậy.
Trên đoạn cua "cong sang phải", nếu xe vào cua càng nhanh, càng dễ bị lực li tâm kéo văng sang trái, dễ bị va vào xe ngược chiều, thậm chí là lật xe.



Trong clip này, xe con ngược chiều vượt xe máy ở đoạn cua sang phải. Do bị lực li tâm kéo văng sang làn ngược chiều, xe con không thể về làn. Xe tải cũng bất ngờ không thể tránh.
Kết quả bác xe con đâm vào xe tải, chân lạnh toát. Xe tải gãy bánh trước, lao xuống ruộng.

Bác xe tải, nếu biết xe vượt nhau trên đoạn cua sang phải sẽ cần đoạn đường dài hơn để về được làn của họ (do tác động của lực li tâm làm văng xe) mà chủ động ngớt ga, phanh từ xa, chủ động nhường làn mình cho xe ngược chiều có chỗ mà cua về làn, thì có thể tránh bị đâm như trong clip này.
Khi trời tối, chói mắt không nhìn thấy xe ngược chiều, có hiểu biết để dự đoán tình huống mà phòng xa như vậy hoàn toàn không thừa chút nào.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hỏi:
1- Tại sao trên đoạn đường cua lại có "Đuôi Chuột" "Đuôi Rắn"?

2- "Đuôi Chuột" và "Đuôi Rắn" khác nhau thế nào?

Trả lời:
1- "Đuôi Chuột" và "Đuôi Rắn" là thuật ngữ cá nhân nhà cháu dùng để nhận xét ngắn gọn về đoạn cua trước mặt.
- Gặp "Đuôi Chuột" - Không vượt.
- Gặp "Đuôi Rắn" - Vượt ngon.

2- "Đuôi chuột" và "Đuôi Rắn" khác nhau chỗ nào?

- "Đuôi Chuột" thì cụt ngủn, cong vút, chót đuôi nhọn, hai lề trái & phải ăn chéo và cắt nhau tại 1 điểm, là nơi mặt đường bị che khuất, lái xe không nhìn thấy đường nữa.
Khúc cua ngoặt càng gắt thì "Đuôi Chuột" càng bị cong, càng bị ngắn (xem Hình #1, Hình #2)

- "Đuôi rắn" thì dài, rộng, chót đuôi không nhọn (do 2 mép đường bên trái và bên phải chạy song song nhau). Đuôi rắn càng dài, càng rộng, thì tầm nhìn vượt xe càng xa, vượt càng dễ (xem Hình #3)

=============

Hình minh hoạ:

Hình #1: Thấy "Đuôi Chuột" trước mặt - Không nên vượt, vì đường cua gắt, tầm nhìn vượt xe không có.

3BCF9B13-330B-4F93-8527-9CF67E8DFD90.jpeg


Hình #2: "Đuôi Chuột" này còn bé hơn, chứng tỏ khúc cua còn gắt hơn so với Hình #1. Gặp "Đuôi Chuột" vừa bé, vừa cong vút như này, chứng tỏ đoạn cua rất gắt. Tuyệt đối không vượt xe tại đoạn "Đuôi Chuột" này.

BD397476-EAA3-4840-A5C7-0FD5B31CA636.jpeg


Hình #3: Gặp "Đuôi Rắn" vừa dài, vừa mập, không thót nhọn như này (thấy 2 mép đường bên Trái và bên Phải chạy song song nhau, không tụ chéo thành một điểm nhọn như ở 2 hình bên trên), chứng tỏ cua không gắt, tầm nhìn phía trước có thể đủ để vượt xe an toàn.

E0452FFD-55DF-49AC-AB67-2AD8FF2E2770.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

nnquynh

Xe tải
Biển số
OF-358285
Ngày cấp bằng
15/3/15
Số km
262
Động cơ
262,998 Mã lực
Các cụ tranh luận ghê thật. Không chỉ cong sang phải, cong sang trái, mà lại còn cả đuôi chuột và đuôi rắn nữa. Không biết nếu tiếp tục còn những khái niệm gì nữa. Về lý thuyết có lẽ các cụ có lý lắm. Có một vài cụ nói là chẳng cần biết cong sang đâu, mà chỉ khi nhìn thấy cả đoạn đường phía trước mình sẽ vượt không có xe đang lưu thông có thể ảnh hưởng đến an toàn của mình thì mới vượt. Tôi thấy hầu hết các lái xe đều làm thế, ít ai khi chuẩn bị vượt lại tính xem đoạn này cong sang đâu cả (cong sang đâu mà khuất núi khuất cây không có tầm nhìn đủ xa thì cũng như nhau cả thôi, có cụ đã nói trên kia rồi).
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Các cụ tranh luận ghê thật. Không chỉ cong sang phải, cong sang trái, mà lại còn cả đuôi chuột và đuôi rắn nữa. Không biết nếu tiếp tục còn những khái niệm gì nữa. Về lý thuyết có lẽ các cụ có lý lắm. Có một vài cụ nói là chẳng cần biết cong sang đâu, mà chỉ khi nhìn thấy cả đoạn đường phía trước mình sẽ vượt không có xe đang lưu thông có thể ảnh hưởng đến an toàn của mình thì mới vượt. Tôi thấy hầu hết các lái xe đều làm thế, ít ai khi chuẩn bị vượt lại tính xem đoạn này cong sang đâu cả (cong sang đâu mà khuất núi khuất cây không có tầm nhìn đủ xa thì cũng như nhau cả thôi, có cụ đã nói trên kia rồi).
Vô tư như bác xe tải, không vượt ở nơi đường cong, nên không cần quan tâm cua sang trái hay sang phải khác nhau thế nào, cho đến khi gặp chiếc xe ngược chiều vượt ẩu, không thể về làn.

Ngại suy nghĩ, thích đơn giản, nên đời không cho thanh thản, cccm ạ.


Úp lại phần giải thích:

Trong clip trên, xe con ngược chiều vượt xe máy ở đoạn cua sang phải. Do bị lực li tâm kéo văng sang làn ngược chiều, xe con không thể về làn. Xe tải cũng bất ngờ không thể tránh.
Kết quả bác xe con đâm vào xe tải, chân lạnh toát. Xe tải gãy bánh trước, lao xuống ruộng.

Bác xe tải, nếu biết xe vượt nhau trên đoạn cua sang phải sẽ cần đoạn đường dài hơn để về được làn của họ (do tác động của lực li tâm làm văng xe) mà chủ động ngớt ga, phanh từ xa, chủ động nhường làn mình cho xe ngược chiều có chỗ mà cua về làn, thì có thể tránh bị đâm như trong clip này.
Khi trời tối, chói mắt không nhìn thấy xe ngược chiều, có hiểu biết về lực tác động khi xe ôm cua để dự đoán tình huống mà phòng xa, giữ an toàn cho mình, hoàn toàn không thừa chút nào.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top