[Thảo luận] Tại sao có thể vượt xe trên đoạn "cong sang trái", mà tuyệt đối không vượt ở đoạn "cong sang phải"?

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
cẩn tắc vô áy náy bản thân em thì dù xe thế nào cũng cứ hết cua đoạn thẳng vượt cũng không ảnh hưởng gì.
Kể cả khi đã quyết không bao giờ vượt nơi đoạn cua, nhưng
nếu hiểu rõ sự khác nhau giữa cua sang trái và cua sang phải, biết được vì sao hay gặp xe cố vượt ở chỗ cua, thì
mỗi khi đối diện với xe đang cố vượt tại đoạn cua, các kụ sẽ chủ động xử lí từng tình huống cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho chính mình.
.
 

Phoco.com

Xe buýt
Biển số
OF-410836
Ngày cấp bằng
16/3/16
Số km
510
Động cơ
229,148 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Hà nội
Hay quá, e chấm cái tối về đọc tiếp ạ.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,141
Động cơ
400,796 Mã lực
Thật ra nếu xe đi trước người ta phối hợp tốt (giảm tốc độ, ra hiệu bằng xi nhan là phía trước ok đó, vượt đi) thì vượt cũng được. Còn không thì tốt nhất là phải rõ tầm nhìn. Kể cả bò sau người ta một đoạn lâu lâu cũng được, đến đoạn nào rõ hẳn tầm nhìn rồi hãy vượt.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thật ra nếu xe đi trước người ta phối hợp tốt (giảm tốc độ, ra hiệu bằng xi nhan là phía trước ok đó, vượt đi) thì vượt cũng được. Còn không thì tốt nhất là phải rõ tầm nhìn...
Đúng thế, kụ ạ. Nhất là lái xe trong miền Nam nhà cháu hay thấy mọi người giúp nhau kiểu như kụ nói lắm.

Kể cả bò sau người ta một đoạn lâu lâu cũng được, đến đoạn nào rõ hẳn tầm nhìn rồi hãy vượt.
Điều kụ nói thường đúng với đường đồng bằng, trung du, nơi có địa hình bằng phẳng để làm những đoạn đường thẳng, rộng cho xe vượt nhau.

Còn với các cung đường đèo núi thì khó.
- Nhiều cung đường đèo rất dài, từ 10 đến 30 km.
- Đường đèo núi thường có độ dốc lớn, xe tải chở nặng toàn phải bò số thấp, dắt theo một đoàn dài lê thê đằng sau.
- Đường đèo núi toàn ngoằn ngoèo gấp khúc, ôm theo địa hình. hầu như không thể làm được các đoạn đường thẳng cho xe vượt nhau.

Vì thế, khi đi trên cung đường đèo, thường phương tiện chỉ có cơ hội vượt nhau tại các khúc cua, là nơi được mở ta luy tăng tầm nhìn để vượt xe an toàn.
Chứ không thể chối bỏ giải pháp vượt xe tại khúc cua, để lẽo đẽo bám sau xe chở nặng rùa bò 30km/h khi qua cung đèo dài 10-30km được đâu, kụ ơi.

Cũng vì thế, đến gần đoạn cua sang phải, mình nên mở rộng cua và chuẩn bị tâm lí nhường từ xa cho xe ngược chiều vượt ẩu, vượt cố" khi đi trên cung đường đèo, các kụ mợ ạ.


Ví dụ:

/Trích
Một trong số đó là đèo Lò Xo, dài khoảng 20 km, thuộc địa phận tỉnh Kon tum và đèo Violak, dài 11 km, thuộc địa phận tỉnh Quảng ngãi.
Ngoài ra, ở miền Nam còn có 4 đèo nổi tiếng khác, được mệnh danh là "Tứ đại cung đèo miền Nam". Đó là đèo Omega dài 33 km nằm trên Tỉnh Lộ 723, Đèo Bảo Lộc dài 10 km (có 108 khúc cua) nằm trên QL20, đèo Ngoạn Mục dài 20 km nằm trên QL27, đèo Gia Bắc dài 10 km trên QL28.
Hết trích/
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hay quá, e chấm cái tối về đọc tiếp ạ.
Cảm ơn kụ.

Bài nhà cháu viết thường dài (cho đủ ý), câu văn chi tiết (giải thích để các kụ lái mới dễ hiểu), nhiều hình ảnh minh hoạ (để dễ hình dung) lại hay trích luật (để các kụ mợ cùng phản biện)… nói chung là khó đọc và mất thời gian.

Vì thế, khi thấy bài viết được các kụ mợ hào hứng, nhẫn nại đọc, lại nhiệt tình viết còm tương tác như thế này nhà cháu phấn khởi lắm lắm.

.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu mong các kụ mợ ghi nhớ "sự khác nhau rất quan trọng" này khi lưu thông qua cua "cong sang trái" và "cong sang phải", do ảnh hưởng của lực ly tâm, dù đó là khi các kụ tránh xe ngược chiều hay các kụ vượt xe.

Đó là:

- Khi mượn làn trên cua "cong sang trái": xe càng đi nhanh thì thời gian về làn mình cũng càng nhanh, vượt xe càng dễ (như xe màu Trắng trong hình).

- Khi mượn làn trên cua "cong sang phải": xe càng đi nhanh thì thời gian về làn mình lại càng lâu, càng khó. Nhiều khi còn dễ bị xuống ruộng, bị đâm vào xe ngược chiều như chơi (như xe màu Đỏ trong hình)

Khi mình tránh xe ngược chiều đang vượt cũng vậy.
Trên đoạn cua "cong sang phải", nếu xe mình vào cua càng nhanh, mình càng dễ bị lực li tâm kéo văng sang trái, dễ bị va vào xe ngược chiều đang vượt xe.

==============

Hình minh hoạ: Sự khác nhau do lực ly tâm gây ra khi ôm cua "cong sang trái" và "cong sang phải"





Clip minh hoạ:
Trên đoạn "cua sang phải", xe phóng càng nhanh thì lực ly tâm càng lớn.
Lực ly tâm này có xu hướng kéo xe văng khỏi tim đường, chắn ngang làn xe ngược chiều. Thậm chí xe thân dài như contenơ có thể bị kéo văng khỏi mặt đường nếu đường ướt, độ bám lốp xe với mặt đường kém.

Nếu đường khô, lực bám mặt đường cao, lực ly tâm lớn có thể khiến xe nghiêng, thậm chí làm lật xe.


 
Chỉnh sửa cuối:

meoden812

Xe đạp
Biển số
OF-160460
Ngày cấp bằng
12/10/12
Số km
11
Động cơ
349,310 Mã lực
Cảm ơn bác chủ thớt. Thông tin rất bổ ích.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vừa viết xong còm trên thì đọc báo thấy tin tai nạn ở Sơn La lúc 6h sáng nay.
Xe contenơ vào đoạn cua sang phải, chắc do chạy nhanh quá bị lực li tâm kéo sang trái chiếm hết làn xe ngược chiều.
Xe khách biển số Lào đang phóng nhanh theo chiều ngược lại, tránh cũng không kịp...

Link: http://xunghe24h.com/1-18-99923-dau-xe-khach-nat-bet-sau-cu-tong-kinh-hoang-vao-container-hanh-khach-la-het-keu-cuu.html?fbclid=IwAR32fxsx4l1m4i9hr6mw65QWPNOojPrB9CtedXuDQBa3ijDJcD8ZsSUFSmM

Hình minh hoạ:




 

Phoco.com

Xe buýt
Biển số
OF-410836
Ngày cấp bằng
16/3/16
Số km
510
Động cơ
229,148 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Hà nội
Cảm ơn kụ.

Bài nhà cháu viết thường dài (cho đủ ý), câu văn chi tiết (giải thích để các kụ lái mới dễ hiểu), nhiều hình ảnh minh hoạ (để dễ hình dung) lại hay trích luật (để các kụ mợ cùng phản biện)… nói chung là khó đọc và mất thời gian.

Vì thế, khi thấy bài viết được các kụ mợ hào hứng, nhẫn nại đọc, lại nhiệt tình viết còm tương tác như thế này nhà cháu phấn khởi lắm lắm.

.
Dạ! Thực ra e cũng biết cụ từ lâu ( biết danh nhưng không biết mặt),e biết cụ là 1 người rất am tường về luật gt và kinh nghiệm lái xe cũng rất sâu, e cũng biết cụ còn có 1 page về luật gt nhưng cụ bỏ nó mấy năm không sờ đến, ( hj, nick này của e tuy mới nhưng e sinh hoạt trên dđ này cũng hơn chục năm rồi ).
Chính vì vậy thớt nào của cụ e cũng đọc, suy ngẫm và rất trân trọng cụ đấy ợ.
Tks cụ ! Xin chúc cụ sức khỏe và thi thoảng đóng góp những bài viết bổ ích về luật gtđb cho dđ ợ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ở còm #46 nhà cháu đã viết như sau: Trên đoạn cua "cong sang phải", nếu xe mình vào cua càng nhanh, mình càng dễ bị lực li tâm kéo văng sang trái, dễ bị va vào xe ngược chiều đang vượt xe".

Nhà cháu xin nói về tai nạn tại Clip #2 (úp ở còm #35) để minh hoạ cho nhận định này.

Đó là tai nạn giữa một bên là xe tải đang vượt xe contenơ trên đoạn cong sang Trái (theo chiều đi của xe tải)
với xe con đang vào đoạn cong sang bên Phải (theo chiều đi của xe con).

Tai nạn này xảy ra trong vòng 4 giây, không phải vì xe con vượt nơi đường cong, mà vì bác tài xe con "thiếu kỹ thuật" cần thiết khi phải tránh xe tải đang vượt trên đường cong.

Nếu bác tài xe con biết kỹ thuật vào cua "cong sang phải" để tránh xe tải đang vượt, thì tai nạn này đã không xảy ra.

Tại 4 còm tiếp theo
nhà cháu xin phân tích kỹ hơn về kỹ thuật vào cua "cong sang phải" mà bác lái xe con này còn thiếu, các kụ mợ nhé.

=============

Hình minh hoạ: Tai nạn xảy ra do xe con thiếu kỹ năng vào cua "cong sang phải" khi phía trước có xe vượt nhau.




Kết quả là đi hết một bên thành xe bên tài.





Clip #2 (Úp lại): Xe tải cabin màu trắng này mất 9 giây để vượt qua xe cont, từ 14:04:08 (ấn còi báo bắt đầu vượt) đến 14:04:17 (về làn xong)

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Dạ! Thực ra e cũng biết cụ từ lâu ( biết danh nhưng không biết mặt),e biết cụ là 1 người rất am tường về luật gt và kinh nghiệm lái xe cũng rất sâu, e cũng biết cụ còn có 1 page về luật gt nhưng cụ bỏ nó mấy năm không sờ đến, ( hj, nick này của e tuy mới nhưng e sinh hoạt trên dđ này cũng hơn chục năm rồi ).
Chính vì vậy thớt nào của cụ e cũng đọc, suy ngẫm và rất trân trọng cụ đấy ợ.
Tks cụ ! Xin chúc cụ sức khỏe và thi thoảng đóng góp những bài viết bổ ích về luật gtđb cho dđ ợ.
Hì hì, xin cảm ơn kụ đã động viên nhà cháu nhé.
Ở phố cổ có bánh giò Nga Béo. Hồi trước nhà cháu hay mua bánh chưng tết ở đấy, kụ ạ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Để có thể phân tích hành vi bác tài xe con tránh xe vượt nhau trong Clip #2 (úp tại còm #50 ở trên), xem đúng-sai ở chỗ nào, rồi rút kinh nghiệm cho chính mình, chúng ta hãy cùng xem xét một số thao tác quan trong của xe con khi đi qua đường "cong sang Phải", của xe tải khi vượt tại đường "cong sang Trái" nhé.

Khi vào cua "cong sang phải", để tránh xe đang vượt được an toàn, xe con phải chủ động điều chỉnh cách vào cua cho phù hợp với cách vượt của xe ngược chiều.

=============

Hình minh hoạ:

Hình #A (minh hoạ cho tình huống xe con tránh xe vượt nhau trong Clip #2): Khi đường thoáng, thường chúng ta sẽ ôm cua tròn để qua đường cong (cua sang Phải với xe con), theo nét màu đỏ này. Nhiều kụ thích áp dụng mở cua tròn sát vạch tim đường để có tầm nhìn thoáng hơn.



Hình #B (minh hoạ cho tình huống xe con tránh xe vượt nhau trong Clip #2): Khi đường thoáng, xe tải sẽ lấn làn chiều ngược lại để vượt xe (cua sang Trái với xe tải), không cần vội vàng về làn.




Hình #C (minh hoạ cho tình huống xe con tránh xe vượt nhau trong Clip #2):

Khi 2 xe đồng thời đi vào cua, nếu cứ giữ nguyên cách đi như bình thường trong 2 hình bên trên, hai xe sẽ đâm vào nhau, vì quỹ đạo của chúng cắt chéo nhau (đường mũi tên màu đỏ cắt chéo qua đường mũi tên màu vàng).

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Xe con điều chỉnh cách vào cua như thế nào để tránh xe ngược chiều đang vượt xe khác? (xem Clip #2 úp tại còm #50 ở trên)

Cách 1: Xe con đi bám sát lề phải, giữ đều ga (như trong Hình #D bên dưới).
Đi kiểu này không an toàn, vì quỹ đạo xe con vẫn bị xe tải đang vượt cắt ngang.
Xe con hay bị xe tải ép vào lề, không còn đất dự phòng bên phải để thoát thân, dễ bị va quệt.

Cách 2:Xe con bám sát lề phải, giảm bớt ga, có thể đệm phanh nếu cần, chờ đến khi xe tải đã vượt qua xe cùng chiều, đang về làn bên phải thì xe con mới tăng tốc đi tiếp (như trong Hình #E bên dưới).

Cách này hợp lý hơn cách 1, nhưng vẫn còn nguy cơ bị va vào đít xe tải, do lái xe con không lường hết rủi ro xe bị văng vào xe ngược chiều do lực ly tâm gây ra khi xe con tăng tốc ôm cua.
Tai nạn trong Clip #2 ở còm #50 đã xảy ra vì nguyên nhân lực li tâm làm văng đuôi xe con vào thành xe tải.

Cách 3: xe con mở cua, ước lượng để chọn điểm F (điểm tròn màu xanh trong hình), là v9j trí mình sẽ mở cua, sau đó trả lái để xe đi thẳng. Trong trường hợp này, thành xe con song song với thành xe tải đang về làn (như trong Hình #G bên dưới), nên khó xảy ra cọ quẹt với nhau.

Xe con đi thẳng như này không gây ra lực li tâm, nên có thể tăng tốc khi xe con giữ thẳng lái đi song song với xe tải. Tốc độ cao giúp xe nhanh chóng thoát được vùng nguy hiểm.


AAE0A33B-7C14-495D-BFA2-E736F3BBF078.jpeg




=============
Hình minh hoạ:

Hình #D (minh hoạ cho tình huống xe con tránh xe vượt nhau trong Clip #2 ở còm #50): xe con đi sát lề phải, giữ đều ga.



Hình #E (minh hoạ cho tình huống xe con tránh xe vượt nhau trong Clip #2): xe con có nguy cơ bị lực li tâm kéo văng vào đuôi xe tải ngược chiều.



Hình #G (minh hoạ cho tình huống xe con tránh xe vượt nhau trong Clip #2 ở còm #50): Xe con chọn trước điểm F (là điểm màu xanh trong hình), mở cua rồi trả lái cho xe đi thẳng, thành xe con song song với thành xe tải đang về làn.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Để có thể chọn đúng điểm F để mở cua, bẻ lái sang phải rồi trả lái đi thẳng trên cua "cong sang phải" sao cho nhịp nhàng với xe tải đang vượt, chúng ta hãy xem qua cách xe tải, xe khách thường vượt xe khác trên đoạn cua sang trái của họ như thế nào.

Cách xe tải, xe khách thường vào cua trên đoạn cong sang Trái

Cách 1: Khi đường thoáng, xe tải sẽ lấn làn chiều ngược lại để vào cua hoặc vượt xe (cua sang Trái với xe tải), không vội về làn (như trong Hình B cho Clip #2)

Cách 2: Khi gặp xe ngược chiều, xe tải xe khách sẽ mở lái sang trái một chút, rồi trả lái tăng ga lao thẳng về làn. Khi gần đến mép đường bên phải thì đánh lái sang trái để "cất đuôi", tránh bị xe ngược chiều va vào đuôi. (Xem Hình F cho Clip #2)
(Trường hợp thấy xe con ngược chiều đang bám sát lề phải để tránh, xe tải xe khách sẽ căn theo xe con ngược chiều, lấn làn trái & ép xe con để thoát cua như nêu tại Cách 1 ở trên. Xe con bị ép, tức tối cho rằng xe tải vượt ẩu, mà không biết rằng đó là hậu quả từ cách đi "rất cẩn thận" của mình gây ra).

Vì thế, dựa vào cách tránh của xe tải, như đã nêu ở trên, xe con cần chủ động chọn trước "điểm F để ép xe ngược chiều về làn của nó", để sớm mở cua + bẻ lái sang phải" để xe mình vào vị trí song song với thành xe tải khi xe tải tăng tốc về làn, đồng thời hướng đi của xe mình cũng phải song song với lề đường để có thể đạp ga tăng tốc thoát khỏi xe tải nhanh nhất.

(tên là điểm F, vì nếu xe con chọn điểm F trước, thì có thể "ép" ngược lại xe tải xe khách, không để họ được tự do lấn trái ép xe con một cách quá đáng nữa).

=============

Hình minh hoạ:

Hình B cho Clip #2: Khi đường thoáng, xe tải sẽ lấn làn chiều ngược lại để vào cua hoặc vượt xe, không vội về làn.




Hình F cho Clip #2: Gặp xe ngược chiều, xe tải mở lái + trả thẳng lái tăng ga đi lao về làn + cất đuôi.



Hình G cho Clip #2: xe con cần chọn trước "điểm F để ép xe ngược chiều về làn", để "mở cua + bẻ lái sang phải" và có điểm G để núp trong trường hợp bị xe kia ép.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Minh hoạ tóm tắt cách 2 xe ngược chiều tăng tốc chạy song song nhau + đánh lái sang trái để cất đuôi trên đoạn đường cong

1- Lực li tâm - sát thủ giấu mặt":
Trên đoạn cua "cong sang Trái", xe vào cua càng nhanh thời gian về làn càng nhanh.
Trên đoạn cua "cong sang Phải", xe vào cua càng nhanh, càng dễ bị lực li tâm kéo văng sang trái, xe dễ bị va vào xe ngược chiều hoặc trượt ra khỏi đường.

2- Nếu chúng ta muốn vượt xe khác trên đoạn "cong sang Trái" - chúng ta có thể làm theo các bước giống như xe tải trong hình G, H, I dưới đây.

3- Nếu chúng ta quyết không bao giờ vượt nơi đường cong, chúng ta vẫn cần biết cách thao tác giống như xe con trong Hình G, H, I để tránh bị lực li tâm kéo sang trái gây va quệt với xe ngược chiều đang vượt trên đoạn đường cong.

Giải thích chi tiết hơn: xin xem tại 3 còm #46, các còm #53, #54, #55 ở trên.

Xin chúc các kụ mợ ngày Chủ nhật an lành, nhiều niềm vui bên gia đình và người thân yêu nhé.


==============

Hình minh hoạ: Sự khác nhau do lực ly tâm gây ra khi ôm cua "cong sang trái" và "cong sang phải"



Hình G cho Clip #2 Cả 2 xe chọn điểm F, là điểm ô tô con sẽ mở cua + đánh lái sang phải rồi trả thẳng lái để đi thẳng




Hình H cho Clip #2: Xe con và xe tải cùng tăng tốc chạy thẳng (giữ thẳng lái), song song với nhau.




Hình I cho Clip #2: Khi 2 xe chạy ngang nhau, xe con nhắm vào góc đuôi bên tài của xe tải, xe tải nhắm góc đuôi bên tài của xe con, lấy đó làm cọc tiêu để đánh lái nhẹ sang trái mà tránh cọc tiêu đó để cất đuôi xe mình. Sau đó chỉnh nhẹ lái để đi thẳng theo cung đường.

 
Chỉnh sửa cuối:

calvin17

Xe máy
Biển số
OF-363268
Ngày cấp bằng
16/4/15
Số km
50
Động cơ
258,044 Mã lực
Xem những bài phân tích chi tiết của cụ thật là bổ ích
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong hình là chiếc xe tải nặng đang ôm cua trên đoạn đường cong sang bên Phải.
Tư phía sau xe tải nặng đó, một xe tải đông lạnh đang chuẩn bị chuyển sang làn ngược chiều, tăng tốc để vượt.

Nhưng, trên xe xuôi chiều không ai nhìn thấy chiếc xe tải chuẩn bị vượt xe.
Và tài xế chiếc xe tải kia cũng không hề thấy chiếc xe con có cam hành trình cũng đang vào cua, không biết rằng mình sắp đâm vào xe ngược chiều.

Hầu hết đoạn cua sang Phải đều không có đủ tầm nhìn và điều kiện an toàn để vượt xe - Đây chính là đặc điểm nguy hiểm của các đoạn cua sang phải, khiến cho mọi hành vi vượt xe có thể kết thúc bằng một tai nạn thảm khốc.

Clip #3:



=============

Hình minh hoạ:

Khuất sau chiếc xe tải trong hình là chiếc xe đông lạnh sắp gây tai hoạ...


 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin dùng 4 bức đồ hoạ sau đây để minh hoạ ý kiến "Tại sao vượt xe trên đoạn cua sang Phải (như trong Clip #3) luôn tiềm ẩn tai nạn thảm khốc".

1- Vận tốc vào cua càng cao - xe càng khó về làn, càng dễ đấu đầu với xe ngược chiều.


Tại Hình A cho Clip #3 mô tả 3 tình huống xe vào cua, với 3 vạch kẻ tượng trưng cho 3 quỹ đạo khác nhau, tương ứng với 3 mức tốc độ của xe khi vào cua.
- Vạch màu xanh da trời: tương ứng với vận tốc trung bình khi xe vào cua.
Vào cua với vận tốc trung bình, sau khi mở cua lái xe có thể điều khiển xe về làn xuôi chiều theo ý muốn.

- Vạch màu xanh nước biển: tương ứng với vận tốc cao khi xe vào cua.
Vào cua với vận tốc cao, xe bị lực li tâm kéo sang làn ngược chiều. Lái xe gặp khó khăn để cho xe về làn xuôi chiều.

- Vạch màu đỏ: tương ứng với vận tốc rất cao khi xe vào cua.
Vào cua với vận tốc rất cao, toàn bộ xe bị văng hẳn sang làn ngược chiều, có nguy cơ cọ quẹt vào hộ lan bên trái đường.
Lái xe không thể cho xe về làn xuôi chiều, mà phải chạy trên làn ngược chiều một đoạn rất dài.

2-Quãng đường vượt xe dài hơn - Thời gian vượt xe kéo dài - Phải tăng tốc cho kịp

Tại Hình B cho Clip #3 mô tả tình huống xe chuyển làn để vượt xe khác tại đoạn cua sang Phải.
Do làn xe bên trái có bán kính cong lớn hơn so với làn xe bên phải, vosi cùng một góc cua, chiều dài làn xe bên trái luôn lớn hơn chiều dài làn xe bên phải.
Do đó, xe đang lưu thông trên làn bên trái bắt buộc phải tăng tốc độ lên rất cao mới có thể bắt kịp và vượt qua được xe trên làn bên phải.
Tốc độ rất cao dẫn đến lực ly tâm rất lớn, khiến xe vượt (xe màu đỏ) luôn bị lực li tâm kéo văng sang làn ngược chiều. Lái xe không thể đánh lái để về ngay được làn xuôi chiều (xe phải đi theo vạch màu đỏ).


3- Tầm nhìn vượt xe bị xe phía trước che khuất hoàn toàn. Khi thấy nhau thì không kịp gì nữa (xin xem Clip #3 tại còm #58 ở trên).

Khi vượt xe trên đoạn cua sang Phải, tầm nhìn hoàn toàn không có, cả 2 xe đều không nhìn thấy nhau.
Tốc độ vượt xe rất cao, lực li tâm rất lớn khiến cho xe không không thể về làn xuôi chiều như ý muốn.
Khi thấy xe ngược chiều thì phanh không kịp, đánh lái tránh cũng không được (Xem Hình C, Hình D cho Clip #3).

Vì thế, khi xe tăng tốc vượt tù mù trên đoạn "cong sang phải" như vậy, nếu có xe ngược chiều xuất hiện, thì việc 2 xe đấu đầu nhau là một kết quả tất yếu.

Trên đây là những lý giải cho ý kiến "Tuyệt đối không vượt xe ở đoạn đường "cong sang Phải"


==============

Hình minh hoạ:

Hình A cho Clip #3: Vận tốc vào cua càng cao - xe càng khó về làn




Hình B cho Clip #3: Xe vượt bắt buộc phải tăng tốc độ rất cao mới có thể bắt kịp và vượt qua được xe bị vượt.




Hình C cho Clip #3 Tầm nhìn vượt xe bị che khuất hoàn toàn. Xe vượt và xe ngược chiều đều không thể nhìn thấy nhau (xe bồn ngược chiều nằm ngoài vùng quan sát màu xanh của xe đang vượt).




Hình D cho Clip #3: Do lực li tâm quá lớn, khi nhìn thấy xe ngược chiều thì đánh lái tránh không được, phanh cũng không kịp.



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,744
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
"Những điều nên tránh khi lái xe vào cua"

Mong các kụ mợ lưu ý, khi lưu thông qua đoạn đường cua chúng ta không thực hiện các thao tác dưới đây, các kụ mợ ạ.

1- Tránh Không cho xe mình chạy trên làn bên trái song song với xe khác (nhất là xe tải, xe công) đang chạy nhanh trên làn bên phải của đoạn cua sang phải.
Nếu đi song song như vậy có thể gặp nguy hiểm do xe trên làn bên phải bị lực li tâm kéo sang làn bên trái gây va quệt, hoặc xe làn bên phải không thể mở cua sang trái, phải ghì lái dẫn đến lật xe.
Nếu 2 xe đều chạy chậm song song trên 2 làn xe như vậy sẽ gây cản trở giao thông.

2- Tuyệt đối "không điền vào chỗ trống" ở bên phải một xe contenơ, xe tải đang cắt cua để đi vào đoạn cua sang trái.

3- Chỉ mở rộng cua tại nơi có vạch đứt hoặc nơi không có vạch. Nơi có vạch liền thì chỉ đi sát bên phải vạch liền và giảm tốc độ, không đè lên vạch liền.

......

Các kụ mợ vui lòng bổ sung vào danh sách "những điều nên tránh khi lái xe vào cua" này nhé.

Xin cảm ơn các kụ mợ nhiều.
.
 
Chỉnh sửa cuối:

RONGDEN1008

Xe hơi
Biển số
OF-428645
Ngày cấp bằng
9/6/16
Số km
115
Động cơ
216,592 Mã lực
Tuổi
38
Em không biết cong hay không. cứ đoạn nào khuất tầm nhìn, có xác suất xảy ra tình huống bất ngờ như ngã ba, ngã tư hoặc có quy định không được vượt là e không có vượt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top