[Funland] Tại sao chữ phó trong chức danh cứ phải kèm theo chữ trưởng nhỉ?

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,442
Động cơ
114,470 Mã lực
Phó trưởng nghe nó vẫn sang hơn Phó không :))
 

buihai

Xe tăng
Biển số
OF-13711
Ngày cấp bằng
4/3/08
Số km
1,071
Động cơ
529,493 Mã lực
Phó trưởng nghe nó vẫn sang hơn Phó không :))
Theo em hiểu thì gọi đúng phải là "Phó trưởng" hoặc "Phó gì gì đấy"

Gọi tắt Phó không thì không đúng về mặt ngữ nghĩa.

Phó trưởng phòng, Phó trưởng ban, Phó Giám đốc....
 

HeoCoiGB

Xe hơi
Biển số
OF-391621
Ngày cấp bằng
11/11/15
Số km
118
Động cơ
-122,154 Mã lực
Thích thêm chữ trưởng nó mới oai
 

tqhai

Xe tải
Biển số
OF-210108
Ngày cấp bằng
14/9/13
Số km
328
Động cơ
342,653 Mã lực
hay PHÓ với PHÒ giống nhau (phò trợ chứ không phải phò phạch)
Từ điển Hán Việt vốn không có chữ "Phò" nghĩa là "giúp".

Có hai cách lý giải nguồn gốc chữ "Phò".

Thứ nhất là từ chữ này:

Chữ này vốn đọc là "Phụ", nghĩa là con ngựa đóng kèm bên xe (dễ thấy trong chữ Phụ này có bộ Mã 马).

Thời Hán, có một chức quan gọi là "Phụ mã đô úy", cùng với "Phụng xa đô úy" và "Kỵ đô úy" hợp thành "Tam đô úy", phụ trách việc di chuyển của Hoàng đế, từ chuyện lên xe ngựa, ngồi xe ngựa cho đến chuyện đánh xe. Nôm na là như lái xe của lãnh đạo thời hiện đại.

Vì chức vụ này vừa quan trọng, vừa nhạy cảm, nên thường được giao cho con rể của hoàng đế đảm nhiệm. Qua các đời Ngụy Tấn, Lục triều, Dần dần tất cả con rể hoàng đế đều được phong thêm tước Phụ mã đô úy, tuy nhiên cũng không phải tất cả Phụ mã đô úy đều là con rể hoàng đế. Đến thời Đường mới bắt đầu quy định rằng Phụ mã đô úy đều cho con rể hoàng đế đảm nhiệm, Đường thư bắt đầu trực tiếp dùng từ "Phụ mã" để chỉ con rể hoàng đế. Từ đó về sau con rể hoàng đế được gọi là "Phụ mã", đến đời nhà Thanh gọi là "Ngạch phù".

Tuy nhiên qua thời gian, cách đọc ở Việt Nam có thay đổi, âm U biến thành O nên chữ này được đọc là Phò mã. Dần dà mọi người hiểu "Phò" thành "giúp".

Thứ hai là từ chữ "Phù", , nghĩa là "nâng đỡ, giúp đỡ". Cũng theo quy luật biến âm U-O thì "phù" hoàn toàn có thể biến thành "phò". Nhưng chữ "phù" mang nét nghĩa nâng đỡ nhiều hơn, theo hướng kẻ mạnh/bề trên nâng đỡ kẻ yếu/bề dưới. Còn chữ "phò" trong tiếng Việt rõ ràng mang nghĩa người dưới đi theo giúp người trên, nên phương án 1, tức là biến âm từ chữ "Phụ" trong "Phụ mã đô úy" sang nghe có vẻ có lý hơn.
 
Biển số
OF-621889
Ngày cấp bằng
8/3/19
Số km
79
Động cơ
97,112 Mã lực
Tuổi
48
Thích thêm chữ trưởng nó mới oai
Không phải là để oai, mà thêm chữ Trưởng để đúng với bản chất của chức danh đó.
Tuy nhiên, văn nói thì có thể bỏ từ Trưởng đi, ví dụ văn viết là "Phó Tổng cuc trưởng" thì văn nói có thể dùng "Tổng cục phó" :)
(đó là em đang trao đổi nghiêm túc, còn có bác thích FUN theo kiểu OF thì CHỊU :))
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,144
Động cơ
1,152,764 Mã lực
Vậy là có 2 chữ phó:

Phó 傅 theo nghĩa giúp.

Phó 副 theo nghĩa phụ, hạng thấp hơn.
Có nhiều chữ Phó với tự hình và ý nghĩa khác nhau cụ ạ.

Ví dụ: chữ Phó 付 trong "giao phó"; chữ Phó 傅 (nghĩa là giám hộ, kèm cặp) trong "Thái phó" (một trong Tam công); Phó 副 (nghĩa là phụ trợ, phụ tá) trong "Phó tướng", "Phó hiệu trưởng"; hay Phó 赴 (nghĩa là đi đến, đến nơi) trong "phó hội",...
 

tqhai

Xe tải
Biển số
OF-210108
Ngày cấp bằng
14/9/13
Số km
328
Động cơ
342,653 Mã lực
Là chữ Phó 副 này ạ, nghĩa là Thứ hai, phụ trợ, phụ tá. Như 副使 - Phó sứ (sau Chánh sứ) hay 副將 - Phó tướng, 副校长 - Phó Hiệu trưởng.
À vâng đúng rồi ạ, đúng là chữ Phó 副 này ạ.
 

longphúc

Xe tăng
Biển số
OF-761989
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
1,571
Động cơ
16,192 Mã lực
Trước làm gì có,chả hiểu sao 2 chục năm gần đây lại gọi vậy
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,982
Động cơ
1,252,270 Mã lực
Từ điển Hán Việt vốn không có chữ "Phò" nghĩa là "giúp".

Có hai cách lý giải nguồn gốc chữ "Phò".

Thứ nhất là từ chữ này:

Chữ này vốn đọc là "Phụ", nghĩa là con ngựa đóng kèm bên xe (dễ thấy trong chữ Phụ này có bộ Mã 马).

Thời Hán, có một chức quan gọi là "Phụ mã đô úy", cùng với "Phụng xa đô úy" và "Kỵ đô úy" hợp thành "Tam đô úy", phụ trách việc di chuyển của Hoàng đế, từ chuyện lên xe ngựa, ngồi xe ngựa cho đến chuyện đánh xe. Nôm na là như lái xe của lãnh đạo thời hiện đại.

Vì chức vụ này vừa quan trọng, vừa nhạy cảm, nên thường được giao cho con rể của hoàng đế đảm nhiệm. Qua các đời Ngụy Tấn, Lục triều, Dần dần tất cả con rể hoàng đế đều được phong thêm tước Phụ mã đô úy, tuy nhiên cũng không phải tất cả Phụ mã đô úy đều là con rể hoàng đế. Đến thời Đường mới bắt đầu quy định rằng Phụ mã đô úy đều cho con rể hoàng đế đảm nhiệm, Đường thư bắt đầu trực tiếp dùng từ "Phụ mã" để chỉ con rể hoàng đế. Từ đó về sau con rể hoàng đế được gọi là "Phụ mã", đến đời nhà Thanh gọi là "Ngạch phù".

Tuy nhiên qua thời gian, cách đọc ở Việt Nam có thay đổi, âm U biến thành O nên chữ này được đọc là Phò mã. Dần dà mọi người hiểu "Phò" thành "giúp".

Thứ hai là từ chữ "Phù", , nghĩa là "nâng đỡ, giúp đỡ". Cũng theo quy luật biến âm U-O thì "phù" hoàn toàn có thể biến thành "phò". Nhưng chữ "phù" mang nét nghĩa nâng đỡ nhiều hơn, theo hướng kẻ mạnh/bề trên nâng đỡ kẻ yếu/bề dưới. Còn chữ "phò" trong tiếng Việt rõ ràng mang nghĩa người dưới đi theo giúp người trên, nên phương án 1, tức là biến âm từ chữ "Phụ" trong "Phụ mã đô úy" sang nghe có vẻ có lý hơn.
Có lẽ lý giải của cụ chuẩn.
Giờ thì em lại đoán là chữ Phù thành chữ Phò là do kỵ húy nào đó, cấm dùng chữ Phù nên đổi thành chữ Phò.
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
4,157
Động cơ
457,182 Mã lực
Ghép chữ đọc hiểu là được.
Giống như quy luật ghép CON/CÁI với 1 đồ vật nào đó. VD: Con dao, cái kéo.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,982
Động cơ
1,252,270 Mã lực
Ghép chữ đọc hiểu là được.
Giống như quy luật ghép CON/CÁI với 1 đồ vật nào đó. VD: Con dao, cái kéo.
cái nào động thì là con cái nào tĩnh thì là cái hả cụ: cc vs cl
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
4,157
Động cơ
457,182 Mã lực
cái nào động thì là con cái nào tĩnh thì là cái hả cụ: cc vs cl
Em không nghĩ là lằng nhằng thế. Vì có những lúc, hoặc rất nhiều lúc tĩnh lại thành động, động lại trở nên tĩnh. Như ngày xưa các cụ hay nói: Bắt gặp cảnh "trai trên gái dưới". Nhưng giờ tuyền ngược lại thì sao ?
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,631
Động cơ
403,451 Mã lực
cháu để ý thì các công ty tập đoàn họ chỉ gọi phó ban, nhưng khi có giám đốc ban thì họ phải gọi là phó giám đốc ban chứ ko gọi là phó ban ạ!
Bây giờ cty có 2 người cũng có thể gọi là tập đoàn :D . Cty có chả có nhân viên vẫn là Tổng Giám đốc
 

tuxedomatna

Xe tải
Biển số
OF-664278
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
213
Động cơ
119,350 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Hà Nội
Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy QS Tỉnh, cái phó này mới hay đấy.
 

ina

Xe điện
Biển số
OF-4777
Ngày cấp bằng
16/5/07
Số km
2,402
Động cơ
1,073,113 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân
Kiểu như thu Giá với thu Phí của các trạm BOT ấy mà. :))
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,430
Động cơ
704,182 Mã lực
Phó kém thì phải chịu chứ từ xưa tới giờ em toàn làm phó mà chả thằng trưởng nào bắt nạt đc em vì em cứ nói thẳng: bác giao mảng việc cho tôi, mảng nào cũng đc nhưng tôi sẽ chủ động trong mảng việc của tôi và báo cáo cấp trên kèm thông tin đầy đủ tới bác. Rồi từ đó em cứ tự túc hoàn toàn, kể cả từ nhận người, đào tạo, phân nhóm đến quan hệ các nơi trong ngoài trên dưới để trôi việc là được. Đứa nào ổn ổn em giới thiệu sang mảng việc của trưởng là vui cả đôi bên. Nhưng khi nào vướng quá em lại lôi trưởng vào xử lý cho có trách nhiệm và che chắn cho em là ổn :D
Phó báo cáo cấp trên là báo cáo ai không phải là báo cáo trưởng à? Cấp trên chỗ em nó chỉ nghe mỗi trưởng thôi báo cáo thôi, khi nào trưởng nó trốn hay nó vắng thì phó mới sang báo cáo thay. Phó lại được cả nhận người nữa thì trưởng là bù nhìn ạ? Chỗ cụ hình như cơ chế hoạt động rất đặc biệt?
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,900
Động cơ
502,406 Mã lực
Phó báo cáo cấp trên là báo cáo ai không phải là báo cáo trưởng à? Cấp trên chỗ em nó chỉ nghe mỗi trưởng thôi báo cáo thôi, khi nào trưởng nó trốn hay nó vắng thì phó mới sang báo cáo thay. Phó lại được cả nhận người nữa thì trưởng là bù nhìn ạ? Chỗ cụ hình như cơ chế hoạt động rất đặc biệt?
Vâng, mọi nơi hầu hết đều như cụ nói nhưng cũng tùy thuộc vào mình nữa mà. Cứ xử lý ngay từ trước khi bổ nhiệm thì mọi thứ sẽ dần được như mình mong muốn thôi cụ.
 

papa2nhoc

Xe tải
Biển số
OF-558159
Ngày cấp bằng
13/3/18
Số km
231
Động cơ
153,823 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bảo sao ở nhà vợ em gọi em là Phó Phu nhân, thì rõ phu nhân là vợ em, còn em là Phó Phu nhân có nghĩa em là người giúp việc cho vợ em.

=> Đùa con mụ vk thâm nho thật, điên tiết quá tí về phải đập cho 1 trận mới được.

Uầy!
Cụ mạnh miệng gớm nhẩy. Em chịu.
Em sợ cụ về nhà mà nói thế thật khéo mai lại đi bằng cáng đấy chứ!
(À mà không phải đâu, em nói em đấy).
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,914
Động cơ
-157,263 Mã lực
Có nhiều chữ Phó với tự hình và ý nghĩa khác nhau cụ ạ.

Ví dụ: chữ Phó 付 trong "giao phó"; chữ Phó 傅 (nghĩa là giám hộ, kèm cặp) trong "Thái phó" (một trong Tam công); Phó 副 (nghĩa là phụ trợ, phụ tá) trong "Phó tướng", "Phó hiệu trưởng"; hay Phó 赴 (nghĩa là đi đến, đến nơi) trong "phó hội",...
Vâng cụ. Em vừa thử gõ thấy ra mấy chữ cụ gợi ý. À, còn chữ phó trong cáo phó. Tự dưng em học thêm được vài chữ.

Screenshot_2023-07-28-17-32-26-225_com.eup.hanzii.jpg
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,914
Động cơ
-157,263 Mã lực
Từ điển Hán Việt vốn không có chữ "Phò" nghĩa là "giúp".

Có hai cách lý giải nguồn gốc chữ "Phò".

Thứ nhất là từ chữ này:

Chữ này vốn đọc là "Phụ", nghĩa là con ngựa đóng kèm bên xe (dễ thấy trong chữ Phụ này có bộ Mã 马).

Thời Hán, có một chức quan gọi là "Phụ mã đô úy", cùng với "Phụng xa đô úy" và "Kỵ đô úy" hợp thành "Tam đô úy", phụ trách việc di chuyển của Hoàng đế, từ chuyện lên xe ngựa, ngồi xe ngựa cho đến chuyện đánh xe. Nôm na là như lái xe của lãnh đạo thời hiện đại.

Vì chức vụ này vừa quan trọng, vừa nhạy cảm, nên thường được giao cho con rể của hoàng đế đảm nhiệm. Qua các đời Ngụy Tấn, Lục triều, Dần dần tất cả con rể hoàng đế đều được phong thêm tước Phụ mã đô úy, tuy nhiên cũng không phải tất cả Phụ mã đô úy đều là con rể hoàng đế. Đến thời Đường mới bắt đầu quy định rằng Phụ mã đô úy đều cho con rể hoàng đế đảm nhiệm, Đường thư bắt đầu trực tiếp dùng từ "Phụ mã" để chỉ con rể hoàng đế. Từ đó về sau con rể hoàng đế được gọi là "Phụ mã", đến đời nhà Thanh gọi là "Ngạch phù".

Tuy nhiên qua thời gian, cách đọc ở Việt Nam có thay đổi, âm U biến thành O nên chữ này được đọc là Phò mã. Dần dà mọi người hiểu "Phò" thành "giúp".

Thứ hai là từ chữ "Phù", , nghĩa là "nâng đỡ, giúp đỡ". Cũng theo quy luật biến âm U-O thì "phù" hoàn toàn có thể biến thành "phò". Nhưng chữ "phù" mang nét nghĩa nâng đỡ nhiều hơn, theo hướng kẻ mạnh/bề trên nâng đỡ kẻ yếu/bề dưới. Còn chữ "phò" trong tiếng Việt rõ ràng mang nghĩa người dưới đi theo giúp người trên, nên phương án 1, tức là biến âm từ chữ "Phụ" trong "Phụ mã đô úy" sang nghe có vẻ có lý hơn.
Chữ phò mã hay quá. Em nãy thử gõ chữ phù, vô tình ra chữ này, liệu có liên quan tới phò mã ko cụ?

Screenshot_2023-07-28-17-35-33-962_com.eup.hanzii-edit.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top