- Biển số
- OF-129793
- Ngày cấp bằng
- 7/2/12
- Số km
- 7,484
- Động cơ
- 111,496 Mã lực
Phó trưởng nghe nó vẫn sang hơn Phó không
Theo em hiểu thì gọi đúng phải là "Phó trưởng" hoặc "Phó gì gì đấy"Phó trưởng nghe nó vẫn sang hơn Phó không
Từ điển Hán Việt vốn không có chữ "Phò" nghĩa là "giúp".hay PHÓ với PHÒ giống nhau (phò trợ chứ không phải phò phạch)
Không phải là để oai, mà thêm chữ Trưởng để đúng với bản chất của chức danh đó.Thích thêm chữ trưởng nó mới oai
Có nhiều chữ Phó với tự hình và ý nghĩa khác nhau cụ ạ.Vậy là có 2 chữ phó:
Phó 傅 theo nghĩa giúp.
Phó 副 theo nghĩa phụ, hạng thấp hơn.
À vâng đúng rồi ạ, đúng là chữ Phó 副 này ạ.Là chữ Phó 副 này ạ, nghĩa là Thứ hai, phụ trợ, phụ tá. Như 副使 - Phó sứ (sau Chánh sứ) hay 副將 - Phó tướng, 副校长 - Phó Hiệu trưởng.
Có lẽ lý giải của cụ chuẩn.Từ điển Hán Việt vốn không có chữ "Phò" nghĩa là "giúp".
Có hai cách lý giải nguồn gốc chữ "Phò".
Thứ nhất là từ chữ này: 驸
Chữ này vốn đọc là "Phụ", nghĩa là con ngựa đóng kèm bên xe (dễ thấy trong chữ Phụ này có bộ Mã 马).
Thời Hán, có một chức quan gọi là "Phụ mã đô úy", cùng với "Phụng xa đô úy" và "Kỵ đô úy" hợp thành "Tam đô úy", phụ trách việc di chuyển của Hoàng đế, từ chuyện lên xe ngựa, ngồi xe ngựa cho đến chuyện đánh xe. Nôm na là như lái xe của lãnh đạo thời hiện đại.
Vì chức vụ này vừa quan trọng, vừa nhạy cảm, nên thường được giao cho con rể của hoàng đế đảm nhiệm. Qua các đời Ngụy Tấn, Lục triều, Dần dần tất cả con rể hoàng đế đều được phong thêm tước Phụ mã đô úy, tuy nhiên cũng không phải tất cả Phụ mã đô úy đều là con rể hoàng đế. Đến thời Đường mới bắt đầu quy định rằng Phụ mã đô úy đều cho con rể hoàng đế đảm nhiệm, Đường thư bắt đầu trực tiếp dùng từ "Phụ mã" để chỉ con rể hoàng đế. Từ đó về sau con rể hoàng đế được gọi là "Phụ mã", đến đời nhà Thanh gọi là "Ngạch phù".
Tuy nhiên qua thời gian, cách đọc ở Việt Nam có thay đổi, âm U biến thành O nên chữ này được đọc là Phò mã. Dần dà mọi người hiểu "Phò" thành "giúp".
Thứ hai là từ chữ "Phù", 扶, nghĩa là "nâng đỡ, giúp đỡ". Cũng theo quy luật biến âm U-O thì "phù" hoàn toàn có thể biến thành "phò". Nhưng chữ "phù" 扶 mang nét nghĩa nâng đỡ nhiều hơn, theo hướng kẻ mạnh/bề trên nâng đỡ kẻ yếu/bề dưới. Còn chữ "phò" trong tiếng Việt rõ ràng mang nghĩa người dưới đi theo giúp người trên, nên phương án 1, tức là biến âm từ chữ "Phụ" 驸 trong "Phụ mã đô úy" sang nghe có vẻ có lý hơn.
cái nào động thì là con cái nào tĩnh thì là cái hả cụ: cc vs clGhép chữ đọc hiểu là được.
Giống như quy luật ghép CON/CÁI với 1 đồ vật nào đó. VD: Con dao, cái kéo.
Em không nghĩ là lằng nhằng thế. Vì có những lúc, hoặc rất nhiều lúc tĩnh lại thành động, động lại trở nên tĩnh. Như ngày xưa các cụ hay nói: Bắt gặp cảnh "trai trên gái dưới". Nhưng giờ tuyền ngược lại thì sao ?cái nào động thì là con cái nào tĩnh thì là cái hả cụ: cc vs cl
Bây giờ cty có 2 người cũng có thể gọi là tập đoàn . Cty có chả có nhân viên vẫn là Tổng Giám đốccháu để ý thì các công ty tập đoàn họ chỉ gọi phó ban, nhưng khi có giám đốc ban thì họ phải gọi là phó giám đốc ban chứ ko gọi là phó ban ạ!
Phó báo cáo cấp trên là báo cáo ai không phải là báo cáo trưởng à? Cấp trên chỗ em nó chỉ nghe mỗi trưởng thôi báo cáo thôi, khi nào trưởng nó trốn hay nó vắng thì phó mới sang báo cáo thay. Phó lại được cả nhận người nữa thì trưởng là bù nhìn ạ? Chỗ cụ hình như cơ chế hoạt động rất đặc biệt?Phó kém thì phải chịu chứ từ xưa tới giờ em toàn làm phó mà chả thằng trưởng nào bắt nạt đc em vì em cứ nói thẳng: bác giao mảng việc cho tôi, mảng nào cũng đc nhưng tôi sẽ chủ động trong mảng việc của tôi và báo cáo cấp trên kèm thông tin đầy đủ tới bác. Rồi từ đó em cứ tự túc hoàn toàn, kể cả từ nhận người, đào tạo, phân nhóm đến quan hệ các nơi trong ngoài trên dưới để trôi việc là được. Đứa nào ổn ổn em giới thiệu sang mảng việc của trưởng là vui cả đôi bên. Nhưng khi nào vướng quá em lại lôi trưởng vào xử lý cho có trách nhiệm và che chắn cho em là ổn
Vâng, mọi nơi hầu hết đều như cụ nói nhưng cũng tùy thuộc vào mình nữa mà. Cứ xử lý ngay từ trước khi bổ nhiệm thì mọi thứ sẽ dần được như mình mong muốn thôi cụ.Phó báo cáo cấp trên là báo cáo ai không phải là báo cáo trưởng à? Cấp trên chỗ em nó chỉ nghe mỗi trưởng thôi báo cáo thôi, khi nào trưởng nó trốn hay nó vắng thì phó mới sang báo cáo thay. Phó lại được cả nhận người nữa thì trưởng là bù nhìn ạ? Chỗ cụ hình như cơ chế hoạt động rất đặc biệt?
Uầy!Bảo sao ở nhà vợ em gọi em là Phó Phu nhân, thì rõ phu nhân là vợ em, còn em là Phó Phu nhân có nghĩa em là người giúp việc cho vợ em.
=> Đùa con mụ vk thâm nho thật, điên tiết quá tí về phải đập cho 1 trận mới được.
Vâng cụ. Em vừa thử gõ thấy ra mấy chữ cụ gợi ý. À, còn chữ phó trong cáo phó. Tự dưng em học thêm được vài chữ.Có nhiều chữ Phó với tự hình và ý nghĩa khác nhau cụ ạ.
Ví dụ: chữ Phó 付 trong "giao phó"; chữ Phó 傅 (nghĩa là giám hộ, kèm cặp) trong "Thái phó" (một trong Tam công); Phó 副 (nghĩa là phụ trợ, phụ tá) trong "Phó tướng", "Phó hiệu trưởng"; hay Phó 赴 (nghĩa là đi đến, đến nơi) trong "phó hội",...
Chữ phò mã hay quá. Em nãy thử gõ chữ phù, vô tình ra chữ này, liệu có liên quan tới phò mã ko cụ?Từ điển Hán Việt vốn không có chữ "Phò" nghĩa là "giúp".
Có hai cách lý giải nguồn gốc chữ "Phò".
Thứ nhất là từ chữ này: 驸
Chữ này vốn đọc là "Phụ", nghĩa là con ngựa đóng kèm bên xe (dễ thấy trong chữ Phụ này có bộ Mã 马).
Thời Hán, có một chức quan gọi là "Phụ mã đô úy", cùng với "Phụng xa đô úy" và "Kỵ đô úy" hợp thành "Tam đô úy", phụ trách việc di chuyển của Hoàng đế, từ chuyện lên xe ngựa, ngồi xe ngựa cho đến chuyện đánh xe. Nôm na là như lái xe của lãnh đạo thời hiện đại.
Vì chức vụ này vừa quan trọng, vừa nhạy cảm, nên thường được giao cho con rể của hoàng đế đảm nhiệm. Qua các đời Ngụy Tấn, Lục triều, Dần dần tất cả con rể hoàng đế đều được phong thêm tước Phụ mã đô úy, tuy nhiên cũng không phải tất cả Phụ mã đô úy đều là con rể hoàng đế. Đến thời Đường mới bắt đầu quy định rằng Phụ mã đô úy đều cho con rể hoàng đế đảm nhiệm, Đường thư bắt đầu trực tiếp dùng từ "Phụ mã" để chỉ con rể hoàng đế. Từ đó về sau con rể hoàng đế được gọi là "Phụ mã", đến đời nhà Thanh gọi là "Ngạch phù".
Tuy nhiên qua thời gian, cách đọc ở Việt Nam có thay đổi, âm U biến thành O nên chữ này được đọc là Phò mã. Dần dà mọi người hiểu "Phò" thành "giúp".
Thứ hai là từ chữ "Phù", 扶, nghĩa là "nâng đỡ, giúp đỡ". Cũng theo quy luật biến âm U-O thì "phù" hoàn toàn có thể biến thành "phò". Nhưng chữ "phù" 扶 mang nét nghĩa nâng đỡ nhiều hơn, theo hướng kẻ mạnh/bề trên nâng đỡ kẻ yếu/bề dưới. Còn chữ "phò" trong tiếng Việt rõ ràng mang nghĩa người dưới đi theo giúp người trên, nên phương án 1, tức là biến âm từ chữ "Phụ" 驸 trong "Phụ mã đô úy" sang nghe có vẻ có lý hơn.